Niềm An Lạc của Sự Không Mong Cầu

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Niềm An Lạc của Sự Không Mong Cầu

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Niềm An Lạc của Sự Không Mong Cầu

Hòa Thượng Tuyên Hóa

(Herein Lies The Treasure Trove, vol. 1 p. 97 - 98)




Càng biết ít chuyện, bạn sẽ bớt nhiều phiền nảo

Càng giao thiệp rộng, càng nhiều thị phi.


Phần lớn người ta mong được học rộng hiểu nhiều, thế nhưng người tu đạo thì chỉ cầu “Sự Không Biết”. Tại sao? Vì khi quý vị biết ít về chuyện đời thế gian chừng nào thì sẽ càng bớt những rắc-rối chừng đó. Hơn nữa, càng quen biết giao thiệp rộng, quý vị sẽ gặp nhiều thị phi. Cho dù lúc đầu tuy không có chuyện gì cả, nhưng rồi sau này sẽ sanh sự. Bởi thế, những người tìm học thức thì mong có được kiến thức uyên bác, trong khi hành giả tu đạo chỉ mong “Sự Không Biết”.

Không biết có nghĩa là:


Lớn thành kẻ khờ, bạn là bậc vĩ nhân

Học đến trở thành ngốc, đây là người hiếm có.



Khi lớn lên nếu quý vi có thể trở thành tên nhà quê khờ khờ khạo khạo, thì đó mới thật là sự hiểu biết sắc sảo. Cho nên có câu tương truyền: “Đại Trí Huệ như kẻ khờ, Đại Biện Tài như gã nhà quê”. Các bậc thật sự có đại biện tài thì hầu như rất ít nói, đôi lúc chỉ nói một vài câu, nhưng những gì họ nói làm cho mọi người đều cứng lưỡi. “Học đến trở thành ngốc, đây là người hiếm có”. Khi quý vị nghiên cứu học đạo đến tột điểm, đến lúc như cảm thấy mình ngu si ngớ ngẩn, thì ngay lúc ấy phép lạ có thể xảy ra, các cảnh giới đặc biệt có thề xuất hiện. Lại có câu :


Khi tâm không cầu mong, vạn sự vô quái ngại


Đúng vậy, trong khi tu hành, quý vị không nên có cái tâm cầu được thành Phật, Bồ tát, hoặc chứng quả A la hán, hay được đại trí huệ, giác ngộ thành đạo. Đừng cầu mong gì cả. Ngay trong lúc có tâm niệm cầu mong thì tức là có chướng ngại, quý vị đang vô sự lại kiếm chuyện cho sanh sự. Khi tu hành thì chỉ lo chú trọng dụng công, ngày đêm đều tinh tấn tu hành, bình dị như chuyện ăn cơm, mặc áo, đi ngũ, lòng không ý niệm mong cầu. Phải dụng công như thế, ngày cũng vậy, đêm cũng vậy, bất biến tùy duyên, tùy duyên bất biến. Đến khi quý vị tu đến tột điểm, cho dù không câù giác ngộ, quý vị sẽ được giác ngộ, cho dù không câù thành Phật, quý vị sẽ thành Phật. Cho dù không muốn làm Bồ tát, quý vị sẽ chứng quả thập điạ. Cho nên, có tu thì có đắc, kết quả tự nhiên sẽ đến. Không cần cầu. Tâm mong cầu chỉ là lòng tham, vẩn còn là vọng tưởng.


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Niềm An Lạc của Sự Không Mong Cầu

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

CUNG KÍNH KINH ĐIỂN



Cung Kính Kinh Điển



Chúng ta là người nghiên cứu Phật pháp, cần phải biết làm thế nào để cất giữ kinh sách cho đúng cách.

Thí dụ tam tạng mười hai bộ và tất cả kinh điển, bất luận là bộ nào, nên xem tất cả kinh điển quan trọng hơn sinh mạng của chúng ta. Chúng ta nên xem tất cả kinh điển đều quý trọng hơn bất cứ trân châu bảo ngọc.

Trong Kinh Kim Cang có nói: “Nơi nào có Kinh, là nơi đó có Phật.” Vì thế kinh điển là pháp thân của Phật.

Ấn tống kinh sách, duyệt xem hoặc đọc tụng kinh điển với lòng thành kính, đều có thể khởi sanh vô lượng trí huệ.

Nếu như đối với kinh điển có lòng bất kính, thì có thể làm cho chúng ta đọa lạc không như ý. Nơi để kinh sách cần phải chú ý các sự việc đuợc lược thuyết như sau:



• Kinh Phật là pháp bảo, như kim chỉ nam, dạy chúng sanh các pháp ly khổ đắc lạc, nên cần phải cung kính quý trọng, nếu có hư hoặc rách, cần nên sửa chửa, không đuợc đốt hoặc vứt bỏ. Nơi nào có kinh điển thì nơi đó có long thiên hộ trì, nếu làm hư hoại hoặc bỏ bừa bãi, thì sẽ bị tội lổi vô lượng.

• Kinh Phật nên để phía trên các loại sách vở khác. Đối với các bộ sách Kinh, Luật, Luận cũng phải đuợc sắp xếp theo thứ tự như sau: Kinh Phật với phần chánh văn để trên, sau đó là các sách chú giải kinh Phật, các sách Phật học, ngôn luận của thánh hiền, sách về giáo hóa, sau cùng là các loại sách thế gian.

• Không đuợc tô vẽ trên kinh sách, không đuợc vừa nói chuyện, vừa ăn uống, vừa đọc kinh sách.

• Nên cung kính kinh sách bằng cách để chỗ thanh tịnh cao ráo.

Không đuợc tùy tiện ném lên giường, để trên ghế ngồi, để trên bàn ngắn hoặc nhỏ hơn kinh sách, và để nơi không sạch sẽ.

• Nếu như mang trên tay hoặc để trong túi xách, không đuợc mang thấp hơn eo, không đuợc cặp dưới nách.

• Trên bàn đọc kinh sách không đuợc để đồ lặt vặt. Không đuợc nằm, ngồi ngã ngữa khi đọc kinh sách. Tay dơ không đuợc sờ vào kinh sách.

Không đuợc dùng miệng thổi bụi bậm trên kinh, nên dùng vải sạch hoặc giấy sạch lau chùi.

Nếu phòng đọc sách và phòng ngũ cùng chung một căn (nếu như độc thân), khi ngũ nên dùng vải sạch (hoặc khăn sạch) đậy kinh sách lại, rồi để về phía đầu nằm. [Xin lưu ý: nếu có gia đinh thì không đuợc để kinh sách trong phòng.]

Nơi nào để kinh điển là nơi đó không đuợc có những hành vi ô uế.

• Nếu đọc giữa chừng, nên lấy giấy ngăn làm dấu. Không đuợc xếp trang, xếp góc, hoặc mở ra úp xuống.

• Xem kinh nên chuyên tâm, nếu như khởi tạp niệm, nên đậy kinh điển lại, giữ tịnh niệm rồi mới tiếp tục xem.

Nếu không còn đọc nửa, thì nên chuyển tặng cho người khác, giúp lưu truyền kinh sách.

• Không đuợc đọc kinh sách trong phòng vệ sinh.

• Không đuợc thấm nước miếng khi lật trang kinh.



Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách