Xá Lợi của Đại Sư Tuyên Hóa

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Xá Lợi của Đại Sư Tuyên Hóa

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Hòa-Thượng Tuyên-Hóa không phải là một Tăng sĩ Việt-Nam, nhưng Ngài là người tu Phật giáo, vừa tu Thiền vừa Niệm Phật tức Thiền Tịnh Song Tu, khi lâm chung để lại Xá-Lợi nên chúng tôi nêu danh Ngài ở đây.

Ngài được sanh ra tại đất Mãn-Châu tức vùng Đông Bắc nước Trung-Hoa. Từ nhỏ Ngài đã có tâm tu, muốn xuất gia nhưng thân mẫu Ngài muốn khi bà chết hãy đi tu. Từ đó mỗi ngày Ngài lạy Phật, cha mẹ, trời đất.v.v... sáng 837 lạy, chiều 837 lạy.

Năm 19 tuổi mẹ chết, Ngài liền xuống tóc xuất gia. Rồi Ngài về nơi mộ mẹ cất túp lều tranh nhỏ, thủ hiếu ba năm. Suốt ngày Ngài tọa Thiền, tụng Kinh điển Đại Thừa và xưng niệm danh-hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật.

Nhiều lần Ngài ngồi Thiền rồi nhập định liên tiếp nhiều tuần lễ. Một đêm nọ dân chúng quanh vùng hốt hoảng thấy nơi túp lều của Ngài hừng hực lửa đỏ. Họ tưởng lều Ngài cháy, nhưng đến nơi thì căn lều vẫn nguyên vẹn và lặng yên, còn Ngài thì đang nhập định.
Hình ảnh
Có lần Ngài đang tọa Thiền thì thấy Lục Tổ Huệ-Năng đến viếng dạy rằng "Tương lai Ngài sẽ đến Mỹ Quốc để độ sinh." Sau đó Ngài đi về hướng Nam nước Tàu, đến chùa Nam-Hoa, nơi Lục Tổ Huệ-Năng còn để lại nhục thân. Nơi ây Ngài gặp Hòa-Thượng Hư-Vân lúc ấy đã 109 tuổi, mà Ngài thì chỉ mới 28 tuổi. Đại lão Hòa-Thượng Hư-Vân ấn chứng Sở đắc của Ngài. Từ đó Ngài là thị giả của Hòa-Thượng Hư-Vân. Rồi Ngài chánh thức thành Tổ thứ chín của Thiền Tông Quy Ngưỡng và trở thành Viện Trưởng Viện Giới Luật của chùa Nam-Hoa.

Ngài chuyên ăn ngọ và ngủ ngồi.

Năm 1946, Ngài rời chùa Nam-Hoa sang Hong-Kong lập chùa giảng đạo. Năm 1962 Ngài sang Hoa-Kỳ thực hiện lời dạy của Lục Tổ Huệ-Năng.

Ngài đem chánh-pháp đến Bắc Mỹ, xây dựng nhiều chùa ở Hoa-Kỳ và Canada. Nhiều chùa của Hòa-Thượng Tuyên-Hóa có tầm vóc quốc tế như Vạn Phật Thánh Thành, Pháp Giới Thánh Thành. Ngài còn lập trường dạy chữ cấp Tiểu-Học và Trung-Học.

Sau cuộc lưu vong vĩ đại chưa từng có trên thế giới của mấy triệu người Việt-Nam, quí vị Tăng Ni Việt-Nam được kể là người đem Phật Giáo đến cho toàn thế giới; nhưng không ai quên được Hòa-Thượng Tuyên-Hóa, vì chính Ngài là người đơn thân độc mã đến Úc Châu và Mỹ Châu trước người Việt-Nam chúng ta, đúng như lời báo trước của Lục Tổ Huệ-Năng.

Ngài viên tịch tại Los Angeles ngày 7 tháng 6 năm 1995, đại thọ 77 tuổi. Lễ nhập quan cử hành tại Long Beach Thánh Tự vào 12 tháng 6 và Kim quan được cung thỉnh về Vạn Phật Thánh Thành vào 16-6-95. Thừa di-huấn của Ngài, tứ chúng đệ tử tại các đạo tràng đều chuyên tâm trì tụng Kinh Hoa-Nghiêm và Niệm Phật suốt 49 ngày.

Khi xuất gia Ngài theo Thiền Tông, nhưng từ lúc đến chùa Nam-Hoa, Ngài áp dụng Thiền-Tịnh Song Tu như Hòa-Thượng Hư-Vân. Ba mươi ba năm sống trên đất Mỹ, Ngài giảng Kinh Lăng-Nghiêm trong 96 ngày, rồi các Kinh Bát-Nhã Tâm-Kinh, Địa-Tạng, Pháp-Hoa, Pháp-Bảo Đàn và Hoa-Nghiêm Kinh.

Lễ Trà Tỳ được cử hành vào ngày 28/7/95, tức hơn 50 ngày sau khi Ngài viên tịch, tại Vạn-Phật Thánh Thành. Bồ-Tát Tuyên-Hóa đã lưu lại nhiều Xá-Lợi.

Trước khi tịch Ngài đã di giáo: "Khi tôi đến, tôi không có gì cả; Khi tôi đi tôi vẫn không có gì cả. Tôi không muốn để lại dấu vết gì trên thế gian. Tôi từ hư không đến. Tôi sẽ trở về hư không!" Vì vậy tất cả tro cốt của Ngài được rải khắp địa phận Vạn-Phật Thánh Thành bằng khinh khí cầu. Trừ những viên Xá-Lợi được chia thờ ở các Chùa!

Tịnh Hải


--------------------------------------------------------------------------------
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Xá Lợi của Đại Sư Tuyên Hóa

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn ... 1%BB%A3ng)

http://www.dharmasite.net/propagating_v.htm

Hòa Thượng Tuyên Hóa Cống Hiến Ðời Mình

Hoằng Dương Phật Pháp


In Memory of the Venerable Master Hsủan Hua, Volume One.

Hoài Niệm Cố Hòa Thượng Tuyên Hóa, Tập Một

Ban Biên Tập Hội Phiên Dịch Kinh Sách biên soạn

Burlingame, CA: Buddhist Text Translation Society, 1995.

Tôn Giả La Thập vì bảy vị Phật mà dịch kinh, độ vạn dân thoát khổ hải.

Ðại Sư Huyền Trang thay bá tánh cầu Pháp, khiến chúng sanh đến lạc bang.




Thời nay, văn minh vật chất của nhân loại phát triển cao độ và cuộc sống vật chất xa hoa của con người thật xưa nay chưa từng có. Song, nếu nhìn xem cảnh tượng của thế gian, chỉ thấy khổ nạn của chúng sanh càng thêm tăng trưởng. Nơi nơi đều xảy ra nạn chiến tranh, đói khát, hạn hán, cùng bao thiên tai họa hoạn. Các quốc gia trên thế giới phung phí biết bao nhiêu tài nguyên thiên nhiên cùng sáng tạo những phương thức mới mẻ hầu mong đối đầu với những vấn đề phức tạp trong xã hội, nhưng thật chỉ giải quyết tạm thời, mà không có cách gì để giải trừ cội gốc khổ đau của nhân loại. Hòa Thượng từng nói:

"Có thể bảo rằng hiện nay thế giới đang bị băng hoại, mà chỉ Phật giáo mới có khả năng cứu độ thế gian. Nếu mọi người đều hiểu rõ Phật Pháp thì mới mong vãn hồi được ác kiếp cho thế giới, bằng ngược lại thì e rằng thế gian sắp đến thời kỳ diệt vong. Ðạo Cơ Ðốc nói: "Ngày Tận Thế (Ngày Phán Xét) gần kề!" Nếu chúng ta phiên dịch kinh điển Phật giáo ra Anh-ngữ để giúp cho mọi người hiểu rõ Phật Pháp, cùng chẳng nên làm biếng giải đãi, và tiến bước phát tâm tu đạo, thì Ngày Tận Thế rất xa xăm, mà không biết trong tương lai đến bao nhiêu đại kiếp. Thật thế, chẳng có ngày nào được gọi là Ngày Tận Thế cả! Vì sao? Một khi Ðại Pháp Luân (bánh xe pháp lớn) của Phật Pháp chuyển động, thì ngay cả vầng thái dương cũng bị cuốn hút theo và không thể tự xoay chuyển nổi, nên nào có 'Ngày Tận Thế !' "

Các quốc gia trên thế giới đều tranh nhau bắt chước theo nền khoa học kỹ thuật của Tây Phương. Song, vào những năm gần đây, nhiều nhân sĩ người Tây Phương thường tầm cầu Phật Pháp vì muốn điều phục tâm tánh. Tuy vậy, không những bị khó khăn về việc tìm cầu chư thiện tri thức tu hành đúng theo truyền thống chánh pháp mà họ còn bị trở ngại về ngôn ngữ và văn hóa. Quán sát cơ duyên đã thành thục, Ngài mang chánh pháp sang Tây Phương và bắt tay vào việc cứu vãn thế giới. Ngài nói:

"Chẳng vì chính mình, tôi đến đây để cứu độ người Mỹ. Hiện tại, Phật giáo ở Mỹ đang trên đà phát triển thịnh vượng. Trong thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, Khổng Tử chu du khắp các tiểu quốc nên nước Tàu mới dần dần được sáng sủa, và nhân dân mới được sống trong cảnh thanh bình an lạc. Ngày nay, xã hội nước Mỹ đang rối loạn. Giả như người Mỹ không tin Phật giáo và không dựa vào Phật Pháp để cải tạo thế gian thì xã hội này sẽ bị băng hoại."

Thời niên thiếu, Ngài đã từng nghiên cứu làm thế nào để đưa giáo nghĩa Phật Pháp phổ cập khắp nơi trên thế giới, hầu mong cứu vãn thế nhân. Ngài nói:

"Lúc xuất gia, tôi muốn tìm ra lý do tại sao nghĩa lý viên mãn của Phật giáo chỉ được một số ít người trên thế gian tu học, còn giáo lý của đạo Tin Lành cùng Thiên Chúa được phổ cập toàn cầu. Nghiền ngẫm nghiên cứu mãi, tôi phát giác ra rằng vì các đệ tử của Phật Ðà chưa phiên dịch kinh điển Phật giáo ra ngôn ngữ văn tự của các nước trên thế giới. Ngược lại, đạo Thiên Chúa và Tin Lành đã phiên dịch 'Thánh Kinh' của họ ra ngôn ngữ của mọi quốc gia, khiến ai ai đọc qua liền hiểu ngay. Nếu kinh điển Phật giáo được phiên dịch ra mọi ngôn ngữ thì Phật giáo sẽ tự được phổ cập khắp nơi mà không cần cầu mong. Do đó, vừa xuất gia, tuy không biết một ngoại ngữ nào, tôi vẫn phát nguyện rằng nếu còn sống ngày nào thì tôi sẽ giúp kinh điển Phật giáo được phiên dịch ra mọi ngôn ngữ văn tự. Ðây là chí nguyện của tôi, và tôi sẽ tận dụng mọi khả năng để thúc đẩy thực hiện công tác này."

Phật giáo được truyền từ Ấn Ðộ sang Trung Quốc là nhờ vào các đại cao tăng cùng chư tổ sư không quản ngại gian khổ để thỉnh cầu kinh điển và phiên dịch kinh tạng. Nhờ công đức của các ngài mà chúng sanh ở đông độ có cơ duyên hiểu rõ diệu nghĩa thâm sâu khó nghĩ bàn của Phập Pháp. Như lời ngài nói :

"Ngày nay, hiểu rõ kinh điển, chúng ta phải tri ân cảm tạ chư vị phiên dịch. Nếu không có vị phiên dịch, thì e rằng chúng ta sẽ không thấy một bộ kinh nào và ngay cả chẳng được nghe đến danh hiệu của bộ kinh đó. Nếu như thế thì làm sao chúng ta biết y chiếu vào đâu để tu hành? Và thật khó mà tìm ra con đường tu đạo! Thế nên, chúng ta phải biết ơn chư vị phiên dịch kinh điển. Từ khi kinh điển được phiên dịch cho đến nay, trải qua bao thời đại, người người đều thọ nhận sự giáo hóa từ bi của chư vị phiên dịch. Vì vậy, công đức phiên dịch kinh điển thật không thể nghĩ bàn, và rất phi thường vĩ đại. Bây giờ, công việc phiên dịch qua ngôn ngữ Tây Phương đều do quý vi. Công đức này thật vô lượng, vì không những một đời được lợi lạc mà hết đời này sang đời khác người Tây Phương luôn mãi tri ân. Công tác phiên dịch ai ai cũng có thể tham gia. Vì vậy, tôi hy vọng sẽ không ai chần chờ, mà hãy mau học tiếng Trung Hoa để phiên dịch kinh điển ra Anh văn. Mọi người hãy tận lực cố gắng cống hiến công sức của mình cho người Tây Phương."

Với tầm nhìn xa về tương lai, Ngài thấy rõ chìa khóa cứu vãn thế giới nên mới lập nguyện lớn phiên dịch kinh điển. Song, công việc này thật rất khó khăn. Xưa kia tại Trung Quốc, nhờ quốc vương, đại thần dùng lực lượng của quốc gia để thực hiện công tác phiên dịch. Hiện tại, ở Tây Phương, hiếm có nhân viên chánh phủ nào ủng hộ Phật giáo. Ngài nói:

"Tôi không dám bàn luận về việc này với ai cả, vì vừa nói đến là mọi người đều sợ hãi cảm thấy công tác này quá to tát mà xưa nay chưa ai dám thực hiện. Công tác này không phải đơn giản vì cần rất nhiều nhân lực, tài lực, cùng bao điều kiện thuận tiện, nên không ai dám đứng ra nhận trọng trách. Ngay cả các đệ tử đã quy y với tôi, không ai thật sự nhận ra tầm vóc quan trọng của công tác này."



Hình ảnh
Tập tin đính kèm
3.jpg
3.jpg (240.01 KiB) Đã xem 1565 lần
5.jpg
5.jpg (261.66 KiB) Đã xem 1561 lần
2.jpg
2.jpg (233.51 KiB) Đã xem 1554 lần


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Xá Lợi của Đại Sư Tuyên Hóa

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

http://www.youtube.com/watch?v=y6xILexA ... r_embedded Dù rét chết, không phan duyên.
Dù đói chết, không van nài.
Dù nghèo chết, không cầu cạnh.
Tùy theo nhân duyên, nhưng không đổi chí hướng.
Không đổi đạo phong, nhưng vẫn thuận theo ngoại cảnh.
Xã mình vì Phật sự.
Cứu người là bổn phận.
Sửa đời là việc Tăng.
Hễ gặp việc gì thấu suốt việc ấy
Hiểu đạo lý gì thì thực hiện lý ấy
Vậy mới truyền thừa mạch huyết Tổ sư tâm truyền.

Năm 1969, Hòa Thượng thành lập Viện Dịch Kinh, một cơ sở chuyên phụ trách việc phiên dịch và in kinh điển Phật-giáo, và đã xuất bản được trên 200 dịch phẩm.
Ngài 7 tháng 6, năm 1995, Ngài thị hiện viên tịch tại Los Angeles, Mỹ Quốc. Sự ra đi của Ngài, giống như mặt trời khuất bóng, khiến ai cũng thương cảm thống thiết.
Với tinh thần quên mình vì người, cả đời Ngài đã tận tụy hy sinh cho chúng sinh. Với lòng từ bi và trí huệ, Ngài đã cảm hóa biết bao nhiêu người đổi ác làm lành, hướng đến con đường thanh tịnh giác ngộ.
Ngài dạy rằng cái bửu bối khiến Ngài có được cái thành tựu của ngày hôm nay chính là lục đại tông chỉ. Và là pháp thượng thừa mà Ngài truyền lại cho các đệ tử để làm kim chỉ nam tu hành thành Phật. Ðó là: Không Tranh, Không Tham, Không Cầu, Không Ích-Kỷ, Không Tự Lợi, và Không Nói Dối.
Tập tin đính kèm
10.jpg
10.jpg (246.48 KiB) Đã xem 1552 lần
9.jpg
9.jpg (250.97 KiB) Đã xem 1553 lần
7.jpg
7.jpg (247.53 KiB) Đã xem 1544 lần


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Xá Lợi của Đại Sư Tuyên Hóa

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

11. Nguyện rằng tất cả những phước lạc mà tôi đáng được hưởng đều hồi hướng phổ thí cho tất cả chúng sinh trong Pháp Giới.

12. Nguyện rằng một mình tôi nhận chịu hết tất cả khổ nạn của chúng sinh trong Pháp Giới.

13. Nguyện rằng tôi sẽ phân linh vô số, phổ nhập tâm chúng sinh nào không tin Phật Pháp, làm cho họ bỏ ác, hướng thiện, hối quá sửa mình, quy y Tam Bảo, rồi cuối cùng thành Phật.

14. Nguyện rằng tất cả chúng sinh nào, khi thấy mặt tôi, cho đến chỉ nghe tên tôi, đều phát tâm Bồ Ðề, mau đắc thành Phật Ðạo.

15. Nguyện rằng luôn tôn kính điều Phật dạy, và thực hành mỗi ngày ăn một bữa.

16. Nguyện giác ngộ loài hữu tình, khắp nhiếp thọ các loài căn cơ.

17. Nguyện trong đời nầy tôi sẽ đắc Ngũ Nhãn, Lục Thông, và phi hành tự tại.


kinhle kinhle kinhle Hòa Thượng Tuyên Hóa
Tập tin đính kèm
14.jpg
14.jpg (260.54 KiB) Đã xem 1530 lần
15.jpg
15.jpg (256.23 KiB) Đã xem 1526 lần
12.jpg
12.jpg (238.28 KiB) Đã xem 1532 lần
11.jpg
11.jpg (269.28 KiB) Đã xem 1526 lần


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách