Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

HÒA THƯỢNG QUẢNG KHÂM
NIỆM PHẬT TAM-MUỘI
Vân Lâm

Chín năm trước, tiến sỹ Châu có người bạn Mỹ – tiến sỹ King, ở Hollywood – đến Đài Loan để tham vấn giáo sư Nam vài vấn đề liên quan đến Phật pháp. Tiến sỹ King tương đối trẻ, - tuổi chừng trên ba mươi, xuất thân từ một gia đình Cơ Đốc giáo. Anh học ngành âm nhạc, nhưng đặc biệt rất thích nghiên cứu Phật pháp. Anh đã xem qua nhiều sách của các nhà thiền học, kinh Đại Bát Nhã và một số kinh điển Tiều Thừa bằng tiếng Anh, và đã tu tập thiền định trên một năm ở Tích Lan. Anh là một trong số những thanh niên Phật tử phương Tây, đã từng hấp thụ nền giáo dục cao đẳng hiện đại.

Trong thời gian ở Đài Bắc anh ta có cùng với thính chúng đến nghe giáo sư Nam thuyết giảng, thông qua phiên dịch của tiến sỹ Châu. Vì ngôn ngữ bất đồng, anh phải hết sức cố gắng mới tiếp thu được nội dung bài giảng. Sau đó anh nhờ tiến sỹ Châu đưa đi thăm các bậc thiện tri thức am hiểu đạo ở Đài Loan. Lúc bấy giờ tiến sỹ Châu vì rất bận việc không đưa đi được nên đến tìm tôi, nhờ tôi dẫn anh ngoại kiều này đi tìm sư hỏi đạo và du ngoạn đó đây. Tôi bảo tôi không biết ai là thiện tri thức am hiểu đạo làm sao mà giúp được. Tiến sỹ Châu năn nỉ nhiều lần, không thể từ chối, tôi đành miễn cưỡng nhận lời .

Tôi nói : “ Biết tìm ai đây ? ” Tiến sỹ Châu bảo : “ Tuỳ ý ” . Tôi lại hỏi ý kiến King, anh ta nói rất thích gặp hoà thượng tu thiền và muốn làm quen với những phật tử, không cứ là tại gia hay xuất gia. Lúc ấy tôi cảm thấy bối rối, biết ai là người tu thiền đây ? Tôi hỏi anh ta: “ Anh sinh trưởng trong gia đình Cơ đốc giáo phương tây, sao lại thích thú về vấn đề này ? ” Anh ta cười đáp : “ Tôi cũng không biết, có lẽ kiếp trước tôi cũng đã thích như vậy. ” Tôi hỏi : “ Người Mỹ các anh cũng tin có kiếp trước sao ? ” Anh trả lời một cách nghiêm túc : “ Sao lại không ?”

Chuyện trò bâng quơ với nhau như vậy, thế rồi đôi bên hiểu biết nhau. Hôm sau, tôi định đưa anh đến bái kiến Hoà thượng Ấn Thuận ở Gia Nghĩa, nhưng vì nơi đó quá xa nên lại thôi, cuối cùng quyết định đến gặp nhà thơ Chu Mộng Điệp ở cửa hàng sách đường Vũ Xương, rồi sẽ đến chùa Thừa Thiên bái kiến Hoà thượng Quảng Khâm.

Tiến sỹ King và nhà thơ gặp nhau, chẳng biết “ khế cơ ” hay “ không khế cơ ” mà đôi bên chẳng trao đổi với nhau điều gì. Ba chúng tôi đứng nơi hành lang trước tiệm cà phê Minh Tinh, giữa dòng người xuôi ngược, cùng yên lặng …, được non nửa giờ, tôi và King cáo từ .

Chúng tôi lên xe buýt đi Thổ Thành …, xuống xe buýt xong lại thuê taxi lên núi. King nói để anh trả tiền taxi, tôi bảo tôi cũng cùng đi, để tôi trả một nửa, anh liền bảo tiền xe buýt hồi nãy anh cũng phải chịu một phần.

Lên đến núi, tới Đại Điện thấy Hoà thượng đang ngồi trên tọa cụ hình hoa sen ở trong chánh điện. Tôi vốn quen mỗi khi gặp Hoà thượng là đảnh lễ, liền đến trước Hoà thượng cung kính cúi lạy; không ngờ rằng anh chàng ngoại quốc trẻ tuổi này cũng vội vàng quỳ theo tôi mà lạy. Hoà thượng vẫn ngồi yên chẳng nói lời nào, sau đó Người đến ngồi trên chiếc ghế mây gần cửa sổ, chúng tôi cùng đi theo sau Người. Thấy có mấy ni sư đứng quanh bên Người, chuẩn bị phiên dịch, tôi nói với họ là tiếng Phúc Kiến tôi cũng hiểu được chút ít, có thể phiên dịch được, khỏi phiền đến các vị.

Đầu tiên tôi giới thiệu sơ lược tiến sỹ King với Hoà thượng, rồi thưa rằng chuyến sang Đài Loan đặc biệt của anh lần này là để tìm học Phật pháp, xin Sư phụ khai thị cho anh .

Hoà thượng nghe xong, hỏi anh King :

- Anh bao nhiêu tuổi ? - King đáp :
- Ba mươi lăm tuổi. ( Tôi cố gắng dịch thật nhanh ).
- Anh có vấn đề gì cần hỏi ?
- Con không có vấn đề gì, chỉ đến thăm Ngài.
- Anh thích gì trong Phật pháp ?
- Thiền tông.
- Tịnh độ cũng rất tốt, Tịnh độ cũng là thiền.

Mọi người yên lặng giây lát …, có ni sư thị giả mang đến mấy cốc trà mời chúng tôi uống. Tôi và King mỗi người nhận lấy một cốc .
Nhân dịp, lúc ấy Hoà thượng mới hỏi :

- Anh đang cầm cái gì trong tay vậy ?
- Trà.
Tiếp đó Hoà thượng bảo King không nên do dự, hãy trả lời ngay,
“ cái gì làm cho anh uống trà ? ”
Tiến sĩ King đáp : “ Khát !” Tôi thì trả lời : “ Miệng khô !”
- “ Không đúng ! Không đúng ! ”
Hoà thượng tự nhiên chẳng chút khách sáo, ngay phút đầu Người đã “ giáng cho một gậy ”, làm anh King bối rối không nói được lời gì.
Ai cũng cứ nghĩ cái làm cho mình uống là “ khát ” mà !.

Hoà thượng thấy King không nói gì, an ủi anh ta :
- Thường ai đến đây tôi cũng đều để họ niệm Phật, không nói chuyện gì khác. Trước khi anh đến đây, tôi không biết anh đến; anh đi rồi, tôi cũng không biết anh đi đâu. Hiện giờ anh đang uống trà, tôi hỏi anh về uống trà, uống trà chẳng phải là do khát, khát chỉ là một hiện tượng.

Nói xong Hoà thượng lặp lại một lần nữa rồi bảo :
- Tôi nghe cư sỹ Vân nói anh có tu ở Tích Lan nên tôi chỉ nói đùa với anh cho vui vậy thôi.
Im lặng một lát, tiến sỹ King lại hỏi :
- Con xem trong kinh sách có thấy nói “ niệm Phật tam-muội ” điều ấy có thật hay không ? Hoà thượng đã đạt đến cảnh giới đó chưa ?
Hòa thượng lại nói : “ Trước khi anh đến đây, tôi không biết anh đến, anh đi rồi tôi không biết anh đi đâu; bây giờ anh hỏi tôi, tôi nhớ lại để trả lời cho anh : khoảng 50 năm về trước tôi có một lần ở vào trạng thái mà tôi cho rằng đó là niệm Phật tam-muội, anh bảo làm sao mà tôi không biết.

King nghe vậy, lấy làm phấn khởi nói anh rất thích nghe. Tôi liền phiên dịch :Anh ấy xin Sư phụ khai thị cho ”. – Người nói :
- Khoảng 50 năm trước, khi tôi ở Cổ Sơn - PHÚC CHÂU, có một lần cùng với tăng chúng vào chánh điện hành hương niệm Phật kinh hành. Mọi người đều theo nhịp mõ niệm Nam- mô A-Di-Đà Phật, Nam- mô A-Di-Đà Phật . . . Tay tôi bắt ấn, vừa đi vừa niệm, đột nhiên tôi đốn . . .

Lời Hoà thượng nói tôi dịch lại từng câu, đến tiếng “đốn”, đầu tôi căng ra, gượng dịch thành “once suddenly a stop” [thình lình dừng lại]. Hoà thượng liền bảo tôi : “ Anh đừng dịch sai, không phải là “ đình chỉ ” [dừng lại] đâu . “ Tiến sỹ King thấy Hoà thượng ra dấu giải thích, anh tỏ vẻ hiểu được ý Hoà thượng ; tôi biết mình dịch sai, cảm thấy thật xấu hổ .

Rồi Hoà thượng cho biết, lúc bấy giờ tiếng niệm “ Nam-mô A-Di-Đà-Phật ” lúc đầu vang vọng trên nền chánh điện, về sau dần dần chuyển lên cao. Hoà thượng vừa nói tay vừa từ từ uyển chuyển diễn tả, miệng thì niệm Phật … giọng thâm trầm hồn hậu. Người nói lúc ấy không còn cảm giác gì về chùa, về người và sự vật chung quanh, chỉ còn nghe hòa âm tiếng niệm Phật bất tuyệt từ dưới vần chuyển lên cao, đến tận không trung, khắp Pháp Giới vang vọng danh hiệu đức Phật A-Di-Đà .

Tôi hỏi : “ Thưa, lúc ấy Sư phụ có hành hương [kinh hành] không ? ”
Hoà thượng nói lúc đó không biết mình đang hành hương hay không hành hương, cũng chẳng rõ mình đang ở đâu, chỉ còn tiếng “ Nam-mô A-Di-Đà-Phật ” mà thôi. Đến khi thầy tri sự gõ khánh báo hiệu mãn thời công phu, mọi người trở về liêu phòng mà Người vẫn “ Nam-mô A-Di-Đà-Phật …”, cứ như thế suốt trong đi, đứng, nằm, ngồi …, khi lên chánh điện qua đường … hoàn toàn hoà nhập vào âm thanh “Nam-mô A-Di-Đà-Phật” trong tiếng chim hót và trầm hương. Trạng thái như vậy kéo dài trong ba tháng .

Hoà thượng cười nói tiếp : “ Thật là tuyệt vời, chẳng qua tôi thể nghiệm lại bằng ký ức. Ấy có phải là niệm Phật tam-muội hay không, tôi chỉ kể ra cho anh tham khảo. Tôi thì cho rằng đó là niệm Phật tam-muội, còn anh nghĩ phải hay không phải đó là phần của anh”

Hoà thượng chân tình thổ lộ như vậy vì muốn đem thực tế kinh nghiệm tu trì của mình giải nghi cho người. Tiến sỹ King xong cảm thấy được lợi lạc khôn xiết, lòng tràn đầy pháp hỷ, vô cùng phấn khởi. Lúc ấy các ni sư thị giả sợ Hoà thượng mệt liền mời Người đi nghỉ. Tôi nghĩ bụng, lên núi lần này thật lợi ích, không hoài công leo núi, rồi bèn đứng lên xin cáo từ lui ra, không ngờ anh Mỹ kiều vừa được hưởng hương vị Phật Pháp lại cung kính quỳ trước Hoà thượng cúi đầu lạy.

Chúng tôi ra khỏi điện, nhân dịp thời gian còn sớm, đi dạo trong các lan can quanh điện, thưởng ngoạn cảnh non xanh núi biếc của chùa Thừa Thiên. Tôi giới thiệu với King, phía trước điện là động Nhật Nguyệt, nghe kể Hoà thượng lúc đầu mới tới Đài Loan đã từng đóng cửa động ẩn tu, Người có thể từ bên này Đại Điện bay qua bên kia, - không biết có thật hay không. Lúc hai chúng tôi đang đi dạo không để ý . . . quay đầu lại thấy Hoà thượng từ đàng sau đi tới. Tôi vụt kêu lên : “ Sư phụ, sao Ngài lại ra đây ? ” Hoà thượng tươi cười cởi mở : Cũng đi chơi đây mà ! ”

Dạo ấy Hoà thượng rất ít khi ra ngoài, tôi thấy mấy ni sư đứng trước cửa điện nhìn về phía chúng tôi có vẻ rất quan tâm, chắc là sợ Hoà thượng đi xa, lại được dặn trước nên không tiện đến gần.

Tôi bổng cao hứng hỏi về lời đồn Hoà thượng từng bay từ núi này sang núi kia. Hoà thượng đáp :” Làm gì có ! đừng nói nhảm .”

Tôi quay sang tiến sỹ King : “ Hôm nay anh thật có duyên may ! Hoà thượng thường ngày ít khi ra ngoài ”. Và tôi nói với Hoà thượng : “ Con thấy Sư phụ hợp ý anh ấy ”. Hoà thượng cười :
- Không ! không phải ! Tôi chỉ cùng với các anh đi dạo chơi thôi

Ba người cùng đứng lại, không trao đổi thêm lời gì . . . Tôi nói với King đây chính là lúc nên cùng niệm Phật, và tôi bắt đầu niệm … , King không niệm. Hoà thượng đứng bên, nhìn tôi … rồi nhìn King … , khoảng ba phút; tôi thấy như vậy là đủ, lại một lần nữa xin cáo từ. Hoà thượng đưa chúng tôi một đoạn đường, tôi thỉnh Người trở lui .

Khi xuống nuí, xe taxi chúng tôi chạy dọc theo đường núi quanh co, ánh nắng hiền hoà lung linh khắp núi rừng. Tôi cảm thấy thân tâm vô cùng sảng khoái. Tiến sỹ King quay sang hỏi tôi bản nguyên văn hoá Trung Hoa có nói về Tam-muội hay không ? Tôi chẳng có chút hiểu biết gì, tùy tiện bằng thứ tiếng Anh luộm thuộm dịch đại câu trong sách Luận Ngữ đã ghi chép được : “ Quân tử vô chung thực (nhật) chi gian vi nhân, tháo thứ tất ư thị, điên bái tất ư thị .”

(君子无终食(日)之间违仁,造次必於是,颠沛不必於是)

Và câu “ Tử tại Tề văn Thiều, tam nguyệt bất tri nhục vị . ”

(子在齐闻韶,三月不知肉味)

-- cho anh ta tham khảo .
[ Nghĩa hai câu trên đây :
* Người quân tử không bao giờ làm trái điều nhân dù trong khoảng một bữa ăn (một ngày) [?], dù trong cơn vội vàng cũng giữ lấy điều nhân, dù trong lúc ngữa nghiêng cũng giữ lấy điều nhân.
* Đức Khổng Tử tại nước Tề nghe nhạc Thiều, ba tháng Ngài không biết đến mùi vị thịt . – ND ].

Nghe xong King vô cùng thích thú, nói :
- Ấy hẳn phải là một thứ Tam-muội đấy chứ !
Tôi cười :
- Đó là một vấn đề lớn, tôi cũng chẳng biết nũa !

Nam-mô A-Di-Đà phật


http://www.thuvienhoasen.org/hoathuong- ... -02.htm#08


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

14. Không phân biệt già trẻ,

Người đều khuyên niệm Phật

Từ khi Hoà thượng tuổi thọ đã vào khoảng 80 thì răng cỏ rụng hết, sau đó chỉ dùng toàn thức ăn lỏng. Đêm đêm Người vẫn ngồi thiền, trong vòng 10 năm lại đây Người chưa từng xuống núi. Nay Người đã 92 tuổi, tuy rất cao niên nhưng vẫn cứng cáp minh mẫn như xưa, đôi mắt sáng trưng có thần làm cho người đối diện không dám nhìn thẳng. Mỗi khi có ai hỏi Người tu hành mấy mươi năm chứng được cảnh giới nào? đắc tam-muội gì ? Người chỉ lắc đầu bảo là không chứng đắc gì hết, già rồi chẳng có tam-muội gì, chỉ biết niệm Phật thôi !

Sư thường khuyên ngừơi ta niệm Phật, mỗi khi có người biếng nhác, Sư từ bi ân cần khuyên nhủ : “ Niệm Phật không phải là điều giản dị, cần phải trút bỏ mọi thứ ràng buộc khuấy nhiễu; một lòng thanh tịnh niệm Phật mới có thể cảm ứng được. Phải niệm sáu chữ Hồng danh đức A-Di-Đà sao cho thật rõ ràng, trong tiếng; tai nghe đầy đủ, lòng không chút nghi ngờ, các tạp niệm khác tan biến một cách tự nhiên, thì nhất định sẽ đạt đến nhất tâm bất loạn. Nếu tin lời tôi nói, thành tâm niệm Phật, đi đứng nằm ngồi không ngừng niệm như vậy, cho đến trong giấc ngủ cũng vẫn niệm được. Một câu niệm Phật ghi nhớ trong lòng, không bị lục căn lục trần quấy nhiễu, đến lúc đó tự nhiên tâm không còn tham luyến, ý không còn điên đảo. Đến chừng công phu thuần thục, cảnh giới Tây Phương Cực Lạc tự nhiên hiện ra trước mắt … Tuyệt đối chớ nên xem thường ”.

Người còn nói: “… Niệm tức là tưởng niệm mình phải giống Phật ! phải như Phật ! ngày sau công phu thành thục nhất định thành Phật ! ”

- Niệm Phật, nếu như tâm tán loạn thì phải làm sao ?

- Chỉ có cách là phải niệm liên tục, tập trung hết tinh thần vào sáu chữ Nam-mô A-Di-Đà Phật là được !

- Thưa Pháp sư, còn mang nghiệp có vãng sanh được không ?

- Còn mang nghiệp thì không thể vãng sanh được, câu mà cổ Đức ngày xưa nói : “ đới nghiệp vãng sanh ” không phải như người ta thường hiểu, ông tâm nguyện vãng sanh vào cảnh giới Cực Lạc, khi chết nếu nghiệp lực lớn hơn niệm lực thì không thể vãng sanh, nếu như niệm lực lớn hơn nghiệp lực thì có thể vãng sanh .

Nói tóm lại, bất luận là người già hay trẻ, Sư phụ đều khuyên niệm Phật. Nay Người đã quá cái tuổi “cổ lai hy”, vì nguyện độ sinh mà rán đem sức tàn ra chèo chống. Hàng nhân sỹ sáng mắt sao có thể bỏ lỡ cơ duyên may mắn này !


Hòa Thượng Quảng Khâm

http://www.thuvienhoasen.org/hoathuong- ... -02.htm#08


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật
Không biết có Mod nào có tâm từ bi chuyển topic này qua box khác để cho dct phân tích về cái vụ "Niệm Phật Tam Muội" này.
Chứ topic này làm ô quế Box tịnh thì tội dct lắm...

:) A Di Đà Phật...


Hình ảnh
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

A Di Đà Phật!
Xét thấy lời đề nghị của đạo hữu dct là hợp lý, lời văn được đứng tên HT Quảng Khâm này không phải thuộc Pháp môn Tịnh độ và xét thấy có nhiều "sạn" nên mạn phép chuyển thẳng qua box khác, để rộng đường dư luận để tranh luận cho rõ chánh tà.
Nếu mình có thời gian sẽ tham gia phân tích trắng đen những bài viết dạng này, tránh cho chúng sanh bị lầm đường lạc lối gieo ma chủng.
Kính mong tất cả hãy thắp sáng đuốc Tuệ, cẩn trọng hạng tăng chúng thời Mạt pháp, tuy không phải tất cả nhưng có rất nhiều "hạt sạn" và nhiều chỗ cực kỳ nguy hiểm!
Nguyện Chánh pháp mãi trường tồn, nguyện chúng sanh đều biện biệt tà chánh mà tu tiến có lợi ích trên con đường đạo!
A Di Đà Phật!


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
tinhthai
Bài viết: 28
Ngày: 20/04/09 04:32
Giới tính: Nam
Đến từ: HCMC

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhthai »

Nếu quí vị chưa thể lĩnh ngộ hết ý của HT Quảng Khâm thì cũng đừng vội kết luận Thầy như thế này hay thế khác. Việc niệm Phật tam muội Thầy nói là do có người hỏi, hay "đới nghiệp vãng sanh" cũng do có người hỏi mà Ngài tùy thuận mà trả lời chứ Thầy không phải tự nhiên mà nói.

Đừng chấp chặt vào nghĩa văn tự mà hiểu sai dụng ý của Thầy mà có những phản ứng sai lệch.

Thí dụ: Muốn tả con cọp cho một người chưa thấy cọp bao giờ, chúng ta liền chỉ con mèo, nói là con cọp giống con mèo, nhưng lớn và dữ tợn hơn nhiều, mạnh mẽ hung bạo có thể ăn thịt người. Nhưng nếu người đó chấp con mèo là con cọp thì hoàn toàn sai.
Ðây là mượn một vật cụ thể để diễn tả một vật hữu hình hữu tướng mà còn khó khăn mới mường tượng ra được, nếu mượn một vật hữu hình đễ diễn tả một một caí gì vô hình, vô tướng, siêu việt, thì thật muôn ngàn lần khó hơn.

(Trích trong Cuốn Đường Tu Không Hai - Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận của tác giả Minh Tâm).

A Di Đà Phật.

P/S: Mod nên để topic này lại vào Tịnh Độ thì phù hợp hơn, dct nên suy gẫm lại lời nói của mình: "...Chứ topic này làm ô quế Box tịnh thì tội dct lắm..." xem chừng dct đã có lỗi với Thầy và chư Phật rồi. Thầy HT Quảng Khâm là một vị Bồ tát tái sanh nhằm hoằng dương pháp môn Tịnh Độ, tất được chư Phật hộ niệm mà bạn có những lời và suy nghĩ như vậy thì...


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

thichtambinh1985 đã viết:14. Không phân biệt già trẻ,

Người đều khuyên niệm Phật

Từ khi Hoà thượng tuổi thọ đã vào khoảng 80 thì răng cỏ rụng hết, sau đó chỉ dùng toàn thức ăn lỏng. Đêm đêm Người vẫn ngồi thiền, trong vòng 10 năm lại đây Người chưa từng xuống núi. Nay Người đã 92 tuổi, tuy rất cao niên nhưng vẫn cứng cáp minh mẫn như xưa, đôi mắt sáng trưng có thần làm cho người đối diện không dám nhìn thẳng. Mỗi khi có ai hỏi Người tu hành mấy mươi năm chứng được cảnh giới nào? đắc tam-muội gì ? Người chỉ lắc đầu bảo là không chứng đắc gì hết, già rồi chẳng có tam-muội gì, chỉ biết niệm Phật thôi !

Sư thường khuyên ngừơi ta niệm Phật, mỗi khi có người biếng nhác, Sư từ bi ân cần khuyên nhủ : “ Niệm Phật không phải là điều giản dị, cần phải trút bỏ mọi thứ ràng buộc khuấy nhiễu; một lòng thanh tịnh niệm Phật mới có thể cảm ứng được. Phải niệm sáu chữ Hồng danh đức A-Di-Đà sao cho thật rõ ràng, trong tiếng; tai nghe đầy đủ, lòng không chút nghi ngờ, các tạp niệm khác tan biến một cách tự nhiên, thì nhất định sẽ đạt đến nhất tâm bất loạn. Nếu tin lời tôi nói, thành tâm niệm Phật, đi đứng nằm ngồi không ngừng niệm như vậy, cho đến trong giấc ngủ cũng vẫn niệm được. Một câu niệm Phật ghi nhớ trong lòng, không bị lục căn lục trần quấy nhiễu, đến lúc đó tự nhiên tâm không còn tham luyến, ý không còn điên đảo. Đến chừng công phu thuần thục, cảnh giới Tây Phương Cực Lạc tự nhiên hiện ra trước mắt … Tuyệt đối chớ nên xem thường ”.

Người còn nói: “… Niệm tức là tưởng niệm mình phải giống Phật ! phải như Phật ! ngày sau công phu thành thục nhất định thành Phật ! ”

- Niệm Phật, nếu như tâm tán loạn thì phải làm sao ?

- Chỉ có cách là phải niệm liên tục, tập trung hết tinh thần vào sáu chữ Nam-mô A-Di-Đà Phật là được !

- Thưa Pháp sư, còn mang nghiệp có vãng sanh được không ?

- Còn mang nghiệp thì không thể vãng sanh được, câu mà cổ Đức ngày xưa nói : “ đới nghiệp vãng sanh ” không phải như người ta thường hiểu, ông tâm nguyện vãng sanh vào cảnh giới Cực Lạc, khi chết nếu nghiệp lực lớn hơn niệm lực thì không thể vãng sanh, nếu như niệm lực lớn hơn nghiệp lực thì có thể vãng sanh .

Nói tóm lại, bất luận là người già hay trẻ, Sư phụ đều khuyên niệm Phật. Nay Người đã quá cái tuổi “cổ lai hy”, vì nguyện độ sinh mà rán đem sức tàn ra chèo chống. Hàng nhân sỹ sáng mắt sao có thể bỏ lỡ cơ duyên may mắn này !


Hòa Thượng Quảng Khâm

http://www.thuvienhoasen.org/hoathuong- ... -02.htm#08
Lời dạy của Hòa Thượng Quảng Khâm hòan toàn chính xác.
đoạn này nên đặt ở box Tịnh Độ


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Chư Liên Hữu bình tĩnh...

dct sẽ phân tích... rõ từng câu từng chữ, kèm theo dẫn chứng của Kinh Phật, cùng lời dạy tổ sư...

Còn chuyện HT là Bồ Tát tái lai hay không thì hãy hạ hồi phân giải...

viewtopic.php?f=39&t=1469

trên là cái link... đó là lần đầu tiên dct bị ấn tượng về HT Quảng Khâm....

chư đạo hữu hãy lắng lóng mà đọc lại bài trên do HT Quảng Khâm dạy... sẽ biết là phàm phu hay là Bồ Tát.

Chư Phật....chư tổ sư chưa hề, chưa bao giờ, không bao giờ, và sẽ không không báo giờ bác tướng tu hành niệm Phật cầu vãng sanh...
Nhưng HT Quảng Khâm thì ... "yes"

Ấn tượng là câu:
* Hỏi: Phải chăng niệm Phật thì có thể thấy Phật?

Ðáp: Không thể có!
Sợ câu đó tới già ... tới tận vị lai ....

Để dct về nhà rồi sẽ phân tích sau... (hiện giờ đang ở trường học)..
:)
Chúc chư đạo hữu Niệm Phật an lạc, nguyện vãng sanh Tây Phương, sớm chứng vô sanh nhãn, nương thuyền từ độ Ta Bà.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
tinhthai
Bài viết: 28
Ngày: 20/04/09 04:32
Giới tính: Nam
Đến từ: HCMC

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhthai »

Có mấy lời mạo muội khuyên dct:

- dct nên đọc kỹ lại cuộc đời của HT Quảng Khâm, sau khi viên tịch nhục thân của Ngài hỏa thiêu để lại hàng ngàn viên xá lợi. Khi ra đi Ngài ngồi an nhiên tự tại niệm Phật mà đi lúc 97 tuổi, tinh thần còn rất sáng suốt. Không phải kẻ tu hành nào cũng có thể lập lại kỳ tích này...Những lời Ngài nói kẻ phàm phu như chúng ta không thể hiểu hết, ai hiểu được phần nào thì được lợi phần đó, không thể lấy trí tuệ phàm phu mà vội đo lường, đánh giá các bậc thánh nhân, Bồ tát.

- dct rất siêng nghiên cứu kinh điển là rất tốt nhưng bắt bẻ từng câu, từng chữ, từng ý thì chưa hẳn là hay. Hãy đọc kinh Kim Cang thật nhiều để hiểu mà phá cái chấp pháp, chấp vào văn tự của mình.

- Đọc tiếp Kinh Duy Ma Cật để hiểu được cái pháp môn Bất Nhị Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát, để biết dù theo pháp môn nào thì Lý và Sự phải viên dung, đừng chấp vào Sự mà bỏ Lý, nhưng cũng đừng theo Lý mà phủ nhận Sự tướng.

- Cuối cùng hãy dành phần lớn thời gian để niệm Phật là chính, mấy thứ khác là phụ. Đừng lấy phụ làm chính, đừng lấy việc nghiên cứu kinh điển làm trọng mà coi nhẹ niệm Phật. Muốn thành học giả hay hành giả niệm Phật là tùy bạn.

A Di Đà Phật.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

- dct nên đọc kỹ lại cuộc đời của HT Quảng Khâm, sau khi viên tịch nhục thân của Ngài hỏa thiêu để lại hàng ngàn viên xá lợi. Khi ra đi Ngài ngồi an nhiên tự tại niệm Phật mà đi lúc 97 tuổi, tinh thần còn rất sáng suốt. Không phải kẻ tu hành nào cũng có thể lập lại kỳ tích này...Những lời Ngài nói kẻ phàm phu như chúng ta không thể hiểu hết, ai hiểu được phần nào thì được lợi phần đó, không thể lấy trí tuệ phàm phu mà vội đo lường, đánh giá các bậc thánh nhân, Bồ tát.
- Không phải ai "ra đi" yên ổn cũng cho là kì tích
- Không có chỗ căn cứ để nói HT Quảng Khâm là Thánh Nhân Bồ Tát.
- dct rất siêng nghiên cứu kinh điển là rất tốt nhưng bắt bẻ từng câu, từng chữ, từng ý thì chưa hẳn là hay. Hãy đọc kinh Kim Cang thật nhiều để hiểu mà phá cái chấp pháp, chấp vào văn tự của mình.
dct không hề bất bẻ, nếu bắt bẻ thì dựa trên ý nghĩa của từ mà nói.
dct hoàn toàn đem ý của HT Quảng Khâm để so sánh với lời dạy của Phật và Tổ Sư.
- Đọc tiếp Kinh Duy Ma Cật để hiểu được cái pháp môn Bất Nhị Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát, để biết dù theo pháp môn nào thì Lý và Sự phải viên dung, đừng chấp vào Sự mà bỏ Lý, nhưng cũng đừng theo Lý mà phủ nhận Sự tướng.
Nếu quả chăng hiểu được lý bất nhị, liệu có phá tướng tu hành như HT Quảng Khâm không???
Kinh ấy dct đã từng đọc qua, và sẽ đọc nhiều lần nữa, và cũng mượn lời dạy trong kinh đó để phá Tà hiển Chánh.
- Cuối cùng hãy dành phần lớn thời gian để niệm Phật là chính, mấy thứ khác là phụ. Đừng lấy phụ làm chính, đừng lấy việc nghiên cứu kinh điển làm trọng mà coi nhẹ niệm Phật. Muốn thành học giả hay hành giả niệm Phật là tùy bạn.

A Di Đà Phật.
Lời nói thật chí thành. dct xin thành tâm cám ơn Liên Hữu.

Nhưng...
Chánh cho ra chánh, dct chưa phân tích đã vội "cản" rồi...
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Im lặng một lát, tiến sỹ King lại hỏi :
- Con xem trong kinh sách có thấy nói “ niệm Phật tam-muội ” điều ấy có thật hay không ? Hoà thượng đã đạt đến cảnh giới đó chưa ?
Hòa thượng lại nói : “ Trước khi anh đến đây, tôi không biết anh đến, anh đi rồi tôi không biết anh đi đâu; bây giờ anh hỏi tôi, tôi nhớ lại để trả lời cho anh : khoảng 50 năm về trước tôi có một lần ở vào trạng thái mà tôi cho rằng đó là niệm Phật tam-muội, anh bảo làm sao mà tôi không biết.
Chính câu đó...

Muốn biết cảnh giới của Niệm Phật Tam Muội... dct xin lấy kinh Niệm Phật Tam Muội ra nói (Y theo kinh). (Lấy lời kinh để nói, không thôi cho là dct nói xằng bậy)

...Lúc bấy giờ, ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát liền nhập Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh Tam Muội, tất cả Bồ-Tát và đại chúng đều thấy thân mình ở trong thân của Phổ-Hiền Bồ-Tát. Lại thấy rõ cõi nước Cực-Lạc vô lượng vô biên sự trang nghiêm, và tự nhiên thấy mình đang trụ trong cảnh giới vi diệu thù thắng ấy. Thấy đức A-Di-Đà đang ngự trước mặt mình. Thân tướng của đức A-Di-Đà cao lớn khôn cùng, hình dáng ngời sáng chói sắc vàng diêm-phù-đàn. Lông trắng chặng giữa chân mày thì uyển chuyển xoáy tròn về bên hữu, như năm ngọn núi Tu-Di. Đôi mắt trắng và xanh biếc như bốn biển lớn. Các lỗ chân lông nơi thân đều phóng hào quang sáng sạch, chiếu soi muôn nghìn cõi nước ở khắp mười phương. Mỗi mỗi hào quang thường che chở, và nhiếp thọ những chúng sanh niệm Phật

Lại thấy toàn cõi Cực-Lạc hiện trong thân mình, mặt đất bằng lưu ly trong suốt, rạng rỡ. Bảo thọ, bảo đài, liên trì, bảo lâu, bảo tòa ... mỗi mỗi nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha le, xa cừ, trân châu, mã não. Chư thượng thiện nhân đều do hoa sen hóa sanh, ai nấy đầy đủ ba mươi hai tướng hảo, thọ dụng y thực tự nhiên thuần pháp hỷ thực và thiền duyệt thực. Tất cả đều ngồi trên tòa báu lắng nghe đức Phật cùng Bồ-Tát thuyết pháp. Những sự việc trang nghiêm bất khả tư nghị như vậy, dẫu đến ức kiếp kể cũng không cùng tận.

Hiện thần lực như thế rồi, ngài Phổ-Hiền bèn ra khỏi Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh Tam Muội, làm cho đại chúng trở lại như cũ.

Bấy giờ đại chúng được thấy sự chưa từng có, cho là rất đặc biệt lạ lùng, ngồi yên lặng nhất tâm chiêm ngưỡng. Lúc ấy, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu chấp tay bạch rằng:

- “Thưa Đại-sĩ, nay Tam-muội nầy thật vô cùng hi hữu, có uy lực lớn, có công năng bất tư nghị, vậy tên gọi của Tam-muội ấy là gì ?”

Phổ-Hiền Bồ-Tát nói:

- “Tam-muội nầy gọi là Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh còn gọi là Niệm Phật Tam Muội. Do công đức xưng niệm danh hiệu Phật tạo thành, hoặc là kết quả tự nhiên của mười tâm thù thắng...


Ngài Phổ Hiền chứng được Niệm Phật Tam Muội... tinhthai xem, người ta chứng được thì liền có thần thông không thể nghĩ bàn.

Kinh Lăng Nghiêm:

Đức Phật sau này dạy tôi pháp môn Niệm Phật tam muội. Ví như có hai người, một kẻ chuyên nhớ, một kẻ chuyên quên, hai người ấy dù gặp nhau cũng như không gặp, thấy cũng như không thấy. Nếu hai người đều nhớ nhau, sức nhớ tưởng càng sâu, thì từ đời này đến đời khác, hai kẻ ấy đồng như hình với bóng, không xa rời nhau được. Các đức Như Lai trong mười phương mẫn niệm chúng sanh cũng như mẹ nhớ con, nếu con cứ lẩn tránh, dù mẹ có nhớ cũng không biết làm sao! Trái lại, nếu con nhớ mẹ, cũng như mẹ nhớ con, thì mẹ con đời đời chẳng cách xa nhau. Nếu tâm của chúng sanh hằng nhớ Phật, niệm Phật, thì đời này, đời sau, quyết định sẽ thấy Phật, cách Phật không xa, chẳng cần dùng phương tiện chi khác, tâm mình được khai ngộ. Như người nhuộm các thứ hương, thân kẻ ấy có mùi thơm đó là hương quang trang nghiêm. Chỗ bản nhân của tôi là dùng tâm niệm Phật được chứng vào vô sanh nhẫn, nay ở cõi này nhiếp thọ người niệm Phật đem về Tịnh độ. Nay Phật hỏi về viên thông, tôi không lựa chọn, nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối luôn được tam ma địa, đây là bậc nhất.

Ta biết thêm một điều, chứng Niệm Phật Tam Muội đồng nghĩa với việc chứng quả Vô Sanh Nhẫn hay còn gọi là Niệm Phật Viên Thông.

Kinh Quán Phật Tam Muội Hải nói: “Sau khi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát này bỏ túc nhân, tự nói đã chứng được Niệm Phật Tam Muội, tất sanh về Tịnh Độ, đức Thế Tôn thọ ký rằng: “Ông sẽ được sanh về cõi Cực Lạc”. Bồ Tát liền đọc kệ phát nguyện:

“Tôi nguyện lúc mạng chung. Trừ tất cả chướng ngại. Thấy Phật A Di Đà. Sanh về cõi Cực Lạc. Khi đã về nơi ấy. Thành tựu các đại nguyện. A Di Đà Thế Tôn. Thọ ký cho thành Phật”.


Tinhthai xem, người ta chứng Niệm Phật Tam Muội liền lập nguyện

"...Trừ tất cả chướng ngại
Thấy Phật A Di Đà..."

Còn HT Quảng Khâm thì:

* Hỏi: Phải chăng niệm Phật thì có thể thấy Phật?

Ðáp: Không thể có!
Trên toàn là những lời của Phật, Bồ Tát nói trong kinh...
Do đó mới thấy được, cảnh giới của Niệm Phật Tam Muội không phải thường...

Ấn Quang Đại Sư, tự thân là Đại Thế Chí Bồ Tát hóa thân để giáo hóa chúng sanh mà tự cho mình chưa chứng được Nhất Tâm Bất Loạn, đừng nói chi là chứng Tam Muội. Thế mà nơi kinh Lăng Nghiêm chúng ta có thể biết Ngài đã chứng Tam Muội từ lâu. Thân tổ sư mà còn phải khiêm tốn cung kính như vậy, há chi phàm phu tự cho mình chứng Niệm Phật Tam Muội. Cảnh giới chứng "Tam Muội" của HT Quảng Khâm ra sao một hồi sẽ thấy.


Hình ảnh
tinhthai
Bài viết: 28
Ngày: 20/04/09 04:32
Giới tính: Nam
Đến từ: HCMC

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhthai »

Thôi tặng dct bài thơ trong cuốn Niệm Phật Thập Yếu của HT Thích Thiền Tâm vậy:

Mỗi câu tràng hạt Phật là tâm
Phật rõ là tâm uổng chạy tìm!
Bể Phật dung hòa Tâm với cảnh
Trời Tâm bình đẳng Phật cùng sanh
Bỏ Tâm theo Phật còn mơ mộng
Chấp Phật là Tâm chẳng trọn lành
Tâm Phật nguyên lai đều giả huyễn
Phật Tâm đồng diệt đến viên thành.

Đây là cảnh giới tu hành niệm Phật của hàng thượng thượng phẩm đã chứng ngộ. Ai niệm Phật tới mức này mới có thể hiểu bài thơ này 1 cách trọn vẹn, ấy là có tu có chứng, tự mình tu tự mình biết. Đặc biệt cảnh giới ở 02 câu cuối, HT Quảng Khâm chính là đã đạt tới cảnh giới này rồi vậy:

Tâm Phật nguyên lai đều giả huyễn
Phật Tâm đồng diệt đến viên thành.

Chúng ta tu hành và niệm Phật chưa được bao lâu nên chỉ mới ở đây thôi:
...Bỏ Tâm theo Phật còn mơ mộng (1)

hoặc khá hơn:

Chấp Phật là Tâm chẳng trọn lành...

dct tự xem mình niệm Phật được mức nào đây? Tôi thì tự thấy mình vẫn còn ở mức (1), còn mơ mộng lắm...phải niệm nhiều hơn nữa.

A Di Đà Phật.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

- Khoảng 50 năm trước, khi tôi ở Cổ Sơn - PHÚC CHÂU, có một lần cùng với tăng chúng vào chánh điện hành hương niệm Phật kinh hành. Mọi người đều theo nhịp mõ niệm Nam- mô A-Di-Đà Phật, Nam- mô A-Di-Đà Phật . . . Tay tôi bắt ấn, vừa đi vừa niệm, đột nhiên tôi đốn . . .
Đốn....
Không hiểu muốn nói gì, ... cho nên dct không dám lạm bàn..
Rồi Hoà thượng cho biết, lúc bấy giờ tiếng niệm “ Nam-mô A-Di-Đà-Phật ” lúc đầu vang vọng trên nền chánh điện, về sau dần dần chuyển lên cao. Hoà thượng vừa nói tay vừa từ từ uyển chuyển diễn tả, miệng thì niệm Phật … giọng thâm trầm hồn hậu. Người nói lúc ấy không còn cảm giác gì về chùa, về người và sự vật chung quanh, chỉ còn nghe hòa âm tiếng niệm Phật bất tuyệt từ dưới vần chuyển lên cao, đến tận không trung, khắp Pháp Giới vang vọng danh hiệu đức Phật A-Di-Đà .
Lời HT nói rất mâu thuẫn... nếu HT nói không còn cảm giác về sự vật xung quanh...sao lại phán cho rằng tiếng niệm Phật vang vọng khắp Pháp Giới..

Pháp Giới được biết là vô lượng Pháp Giới... gom gọn lại là 10 pháp giới, trong đó có pháp giới của Phật.
Nói danh từ "khắp Pháp Giới" thì rất là quá đáng...

Đã không có cảm giác xung quanh nhưng lại có cảm giác khắp pháp giới, có phải nghe kì kì không ???
Vậy cái "xung quanh" đó nằm ở Pháp Giới nào? có nằm ngoài 10 Pháp Giới không???

Đừng nói chứng Tam Muội, người đạt sự Nhất Tâm thôi cũng đã đối cảnh thì tâm vẫn rõ ràng minh bạch và không rời câu Phật hiệu mà thanh tịnh. Đừng nói chi chứng Tam Muội mà không hề còn cảm giác gì nữa...
Hoà thượng nói lúc đó không biết mình đang hành hương hay không hành hương, cũng chẳng rõ mình đang ở đâu, chỉ còn tiếng “ Nam-mô A-Di-Đà-Phật ” mà thôi.
Chứng niệm Phật Tam Muội nhưng lại ... không rõ mình đang ở đâu... (dct cũng không biết nói sao nữa)...
Tinhthai hãy xem ở phần trên, khi người ta chứng Niệm Phật Tam Muội thì như thế nào ???
Rõ ràng minh bạch, lại còn thấy quốc độ chư Phật.
Nên biết Niệm Phật Tam Muội là Vua trong các Tam Muội... Nhưng thứ Tam Muội khác chẳng có thứ nào là không rõ ràng cả, đừng nói chi chứng Niệm Phật Tam Muội.

dct rất rất biết HT đang ở trạng thái nào... và trạng thái ấy chưa phải là cảnh giới của Sự Nhất Tâm Bất Loạn, đừng nói chi tới Tam Muội.
chỉ còn tiếng “ Nam-mô A-Di-Đà-Phật ” mà thôi. Đến khi thầy tri sự gõ khánh báo hiệu mãn thời công phu, mọi người trở về liêu phòng mà Người vẫn “ Nam-mô A-Di-Đà-Phật …”, cứ như thế suốt trong đi, đứng, nằm, ngồi …, khi lên chánh điện qua đường … hoàn toàn hoà nhập vào âm thanh “Nam-mô A-Di-Đà-Phật” trong tiếng chim hót và trầm hương. Trạng thái như vậy kéo dài trong ba tháng .
Công phu trên theo Diệu Âm cư sĩ cho là Sự Nhất Tâm Bất Loạn. (Vì Diệu Âm cư sĩ có nói mình có trạng thái này)
Nhưng dct cho đó là Công Phu Thành Phiến. chứ chưa là Nhất Tâm. Bởi vì nhất tâm chính là cái nhận nhập ngay lý thiền, là chỗ Minh Tâm của nhà thiền, đối với cảnh tâm không khởi động niệm vì duyên bên ngoài, và thuận theo duyên mà làm, không có sự làm chủ của ý tạo tác và bị tác động bởi duyên.

Nếu trạng thái nghe cùng khắp danh hiệu A Di Đà Phật, chính là công phu thành phiến,
Nếu rõ ràng minh bạch đi đứng nằm (tuyệt đối kể cả ngủ) ngồi, tâm không bị 1 niệm khác bên ngoài làm dao động thì đó chính là sự Nhất Tâm, cái này là phục phiền não (hàng phục Kiến Tư).(Lời dạy của Đại Sư Ngẫu Ích)
Còn Lý Nhất Tâm thì công phu ấy không thể nói hết, chính là niệm ngay trên Lý Tánh mà phá phiền não. Đây à nói về Quán Thật Tướng của các pháp, thấy rõ bản Tánh Phật. (Phá kiến tư trần sa vô minh phiền não) (Lời dạy của Đại Sư Ngẫu Ích)
Rồi mới đến NIỆM PHẬT TAM MUỘI mới rốt ráo VIÊN THÔNG.

Hoà thượng cười nói tiếp : “ Thật là tuyệt vời, chẳng qua tôi thể nghiệm lại bằng ký ức. Ấy có phải là niệm Phật tam-muội hay không, tôi chỉ kể ra cho anh tham khảo. Tôi thì cho rằng đó là niệm Phật tam-muội, còn anh nghĩ phải hay không phải đó là phần của anh”
Tự cho mình chứng Niệm Phật Tam Muội. Cảnh giới đó không rõ ràng sao lại cho là chứng Tam Muội.

Phật nói trong kinh Chưa chứng mà cho là chứng là tạo tội Đại Vọng Ngữ.

Chư Liên Hữu, chư vị thiện tri thức, thời nay chỉ có thể y theo kinh và lời dạy tổ sư, lấy đó là gương mẫu duy nhất để chúng ta học Phật. Không thể tin tưởng tuyệt đối vào một vị phàm phu nào hết. Nếu họ có dạy như thế nào thì phải đem lời kinh, lời tổ ra mà so sánh...Không thể cứ răm rắp nghe theo được...
Ta tự hỏi, mình tu học Phật Pháp, sao kinh Phật, sách tổ sư còn đầy ra đó mà sao không chịu học hỏi, không chịu nghiên cứu, không chịu xem qua để rồi tin vào lời nói của một phàm phu chưa hề chứng ngộ ???

(Bên trang tinhdo. Laitutran còn post bài gì đó nói là HT Quảng Khâm khi lâm chung hiện về báo ... tác giả cho là HT đã thành Bồ Tát, thành Phật rồi, và đang hiện "Pháp Thân" ra để giảng dạy"). (cái này chuyện bên kia)

Nam Mô A Di Đà Phật.
Nguyện chúng sanh niệm Phật, nguyện vãng sanh Tây Phương.
Y theo kinh điển, lời dạy của Phật, lời dạy của Tổ Sư.
Nam Mô A Di Đà Phật...
:)


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách