Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

tangbong ai cũng như DH hieule thì làm gì có chuyện thời mạt pháp ! chí ít là tượng pháp , mà tượng rồi thì chánh mấy hồi ! :D ! cũng nhân quả quá đi ấy chứ !!! :D


Trung-Dung
Bài viết: 6
Ngày: 03/05/09 20:01
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Trung-Dung »

Sau lần trả lời gần đây nhất, tôi đã nhận được thêm nhiều ý kiến thảo luận của các bạn, xin cảm ơn các bạn rất nhiều.

Vì hiện không có điều kiện trả lời riêng từng bạn, tôi xin phép được trả lời chung ở đây, mong các bạn thông cảm.

Trước khi đi vào ý chính, xin các bạn cho tôi được giải bày đôi chút bên lề để chúng ta hiểu và thông cảm với nhau hơn. Trước hết, xin các bạn thông cảm thứ lỗi cho tôi nếu các bạn thấy tôi có trích dẫn hay hiểu không chính xác ý của các bạn trong khi thảo luận. Cũng liên quan đến việc này, tôi thấy hình như mình cũng có chỗ bị trích dẫn hay hiểu ý chưa hoàn toàn chính xác, và tôi thấy hình như mình cũng cần phải lên tiếng cải chính một chút.

Như các bạn đã biết, một cuộc thảo luận thường có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến nhiều khái niệm, mà mỗi một khái niệm nếu muốn bàn sâu cho cặn kẽ về nó nhiều khi lại mất nhiều cuộc thảo luận nữa. Một khái niệm trong khoa học chính xác nhiều khi đã vậy, huống hồ là khái niệm nhân duyên, nhân quả trong tôn giáo. Chính vì vậy, khi thảo luận tôi thường dùng từ ngữ với ý nghĩa thông dụng bình dân là chính, và nếu bạn nào có cách hiểu khác tôi, tôi thường vẫn chuyển qua nói theo cách hiểu của bạn ấy, trừ phi sự linh động này có ảnh hưởng khác biệt đến nội dung đang bàn. Làm như vậy để khỏi sa đà vào các chi tiết mà không đi vào chủ đề chính được. Tinh thần là, "bạn hiểu khái niệm này theo cách kia không giống tôi cũng được, chúng ta cứ tạm hiểu như vậy và tiếp tục đi, vì vấn đề được đặt ra vẫn thế".

Vì thế, một mặt tôi không dám nói mình hiểu thấu đáo một vấn đề nào trên đời cả, và vẫn luôn học hỏi tìm hiểu, một mặt tôi cũng hy vọng các bạn không vội vàng gán cho tôi những cách hiểu, v.v. mà tôi không có.

Cũng vậy, mong các bạn nắm đại ý tôi muốn trình bày hơn là quá chú trọng đến câu chữ. Chẳng hạn khi tôi nói người của một nước nào đó "không xa lạ gì với khái niệm Luật Nhân Quả", tôi chỉ muốn nói là họ được tiếp xúc nhiều với khái niệm đó, (chứ không hề nói họ hiểu thấu luật này, v.v. vì tôi có nói đại ý rằng họ hiểu như vậy là có vấn đề mà)...

Bây giờ tôi xin đi vào ý chính của bài này.

Những ý kiến thảo luận trong đợt vừa qua chủ yếu xoay quanh vấn đề khái niệm, kiến thức, cách hiểu, v.v. (như tôi có đề cập ở trên) và hầu như đều có chung một ý kiến là "không nên tò mò tìm hiểu vấn đề này quá một cách không cần thiết, làm thế là hơi đi quá xa. v.v."

Ý kiến này nhắc chúng ta về nhiều vấn đề đáng suy nghĩ: Nghi vấn và tư duy hợp lý có cần thiết trong việc tu tập không? Làm sao phân biệt được đâu là mê tín, đâu là chánh pháp nếu không dùng đến nghi vấn và tư duy hợp lý? Khi nghi vấn và tư duy hợp lý thì có cần phải tìm hiểu một vấn đề cho đến ngọn ngành hay không, hay dừng lại nửa chừng cũng được? v.v.

Tôi cũng biết đây là một chủ đề hơi gai góc, nhưng như các bạn đã thấy, tôi không chỉ nêu ra vấn đề mà còn đề nghị những cách lý giải sử dụng những lời của chính Đức Phật để giải quyết vấn đề, loại bỏ được mâu thuẫn đã nêu.

Ý nghĩa sau cùng rút ra từ đó (tôi hy vọng) là giúp tránh chuyện chấp pháp, dè dặt kỹ lưỡng hơn trong việc truyền bá nội dung đạo pháp, suy nghĩ khoáng đạt hơn, thái độ khoan dung hơn, v.v.

Các bạn không thấy ích lợi gì từ việc thảo luận chủ đề này sao?

Tôi không biết thế nào, nhưng nếu các bạn đều thấy là chủ đề thảo luận này thực sự không cần thiết thì có lẽ chúng ta nên dừng tại đây, và thậm chí là xin Ban Điều Hành xóa bài giúp. (Tôi thấy không nên thảo luận tiếp nếu đa số đều có chung ý kiến trên). Kính xin Ban Điều Hành xem xét và quyết định về bài này.

Một lần nữa, tôi xin cảm ơn những ý kiến thảo luận chân tình của các bạn.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính thưa ĐH Nhampl kinhle :D

Khi mình đươc. đứng trên vai những người khỗng lồ thì mình thấy xa hơn người khác là chuyên. dễ hiễu. :D

HL mới hoc. Phât. đươc. gần đây, kiến thức còn han. hep., vẫn là người sơ cơ, hoc. vet. từ những bâc. thiên. tri thức. Những gì HL nói lai. đều là hoc. đươc. cũa HT Từ Thông, thầy Hiếu (cũng cư sĩ giống ĐH Nhampl), HT Thanh Từ, HT Nhất Hanh. Đai. Đức Trí Siêu, HT Giới Nghiêm, HT Narada Thera, HT Rahula, bác Pham. Kim Khánh, Đai. Đức Paul Muenzen (người Mỹ nhưng hoc Thiền với Phât Giáo Đai. Hàn....chí đến ĐH Chan Hien Tâm ỡ đây. kinhle Ho. đều có direct experience chứ HL thì chưa đat. đươc. tới đó....vẫn là bâc. sơ cơ hữu hoc. Mong ĐH Nhampl chĩ day. thêm. kinhle :D

Lớp cũa HL đang nghiên cứu bô. kinh Thiền Tứ Niêm. Xứ Minh Sát Tuê. Đươc. biết ĐH Nhampl có nghiên cứu nhiều về thiền, xin ĐH chĩ day. thêm cho HL đươc. ké kinhle :D kinhle :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính thưa ĐH TD :D

Xin lỗi nếu tui hiễu trât. đường rầy... :D

Đúng, hoc. Phât. rất cần tư duy hơp. lý. Nếu có thắc mắc thì càng nên đăt. câu hõi.

Xin đươc. góp ý. It is all relative. Hỗng biết câu này dich. sao. Theo cách đăt. câu hõi cũa ĐH TD thì đao. hữu TD có background hoăc. engineering hoăc. college professor. ĐH đăt. môt. câu hõi rất hay...xin đươc. trã lời rất nhanh.

Kim loai. cũng tùy nhiêt. đô. nóng lanh. mà có đô. giãn nỡ khác nhau. Nếu muc. đích ĐH hoc. là đễ trỡ thành môt. hoc. giã thì ban. rất nên nghiên cứu tới ngon. ngành. Còn hành giã thì chĩ cần do kim khẫu Như Lai nói ra thì chấp nhân. thưc. hành.

Giống như Như Lai có day. các thầy Tỳ Kheo: Này các thầy Tỳ Kheo, nắm lá trong tay ta nhiều hay lá cây trong rừng nhiều. Các Tỳ Kheo đáp: Kính thưa Đức Phât., lá trong rừng nhiều hơn. Như Lai bèn nói: Cũng như vây. đó, trí tuê. cũa Như Lai nhiều như lá cây trong rừng nhưng Như Lai chĩ day. các ông những gì có lơi. cho viêc. tu tâp. (nắm lá trong tay Như Lai) những vấn đề khác tuy rằng là trí tuê. cao siêu nhưng nếu không có ứng dung. có lơi. cho viêc. tu tâp. cãi tao. vô minh phiền não hoăc. giác ngô. (Largely academic giống câu hõi cũa môt. vi. Tỳ Kheo trong kinh Tiễn Du.) thì Như Lai không day. các ông.

Nếu tui nói sai, xin ĐH bõ qua. Nếu không thích, ĐH có thễ yêu cầu moderators hoăc. admin xóa bài cũa tui... :D :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Xin đươc. bỗ sung.

Luât. Nhân Quã là quy luât. cũa vũ tru. Như Lai nhờ tư duy thiền đinh. hiễu đươc. luât. Nhân Quã là quy luât. tất nhiên cũa vũ tru. nên day. lai. cho chúng sanh đễ giúp ho. sống đươc. tư. tai. hơn. Như Lai không phãi là người chế ra luât. Nhân Quã.

Kinh Tiễn Du. có nói: Như Lai tránh không trã lời môt. thầy tỳ kheo trong tăng đoàn là "Thế giới này là hữu biên hay vô biên? Vô cùng hay tân. cùng? Do ai tao. ra? Do ai làm bá chũ?...etc, etc....không phãi vì Như Lai không biết nhưng là vì Như Lai từ bi đưa sẵn thuyền cho ta chèo sang sông. Như hành giã hoc. Phât. chĩ cần bè do Như Lai cung cấp nỗi đươc. thì liền leo lên và chèo qua bờ bên kia.

Như hoc. giã hoc. Phât. thì phãi nghiên cứu chiếc bè cũa Như Lai làm bằng bao nhiêu cây gỗ ráp lai., dùng bao nhiêu dây rừng đễ ràng, bè chỡ năng. đươc. bao nhiêu, bè Như Lai làm tai. sao có cây ghép lai. dài ngắn khác nhau mà không cắt cây rừng cho đồng đều, phãi nghiên cứu tai. sao Như Lai xữ dung. buồm vuông mà không buồm không vuông...etc..etc.

Viêc. ĐH đăt. câu hõi sâu sát như vây. thì rất tốt nhưng cũng đừng quên Như Lai có nói kinh Phât. nói ra hiễu mà không sữ dung. thì cho dù hay tới đâu cũng là hý luâ.n. mà thôi (nói đễ mà chơi)

Giống như ngày xưa có người đi đường khát nước tới con sông nước trong và đầy lai. chĩ đứng xem mà không chiu. uống. Có người hõi rằng: Anh khát tai. sao không uống? Anh liền trã lời: Nước nhiều như vầy, quý vi. uống hết đươc. không. Tư. xét thấy, uống hết đươc. tôi mới uống. Uống không hết đươc. nước sông thì tôi không uống có vây. thôi. Ai nấy nghe xong bèn lấy làm la. Kinh Bách Du.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Đạo Sư dạy chúng ta lấy giới làm thầy , hieu le nói chỉ dạy !!! xin chả dám ! thấy quý vị thảo luận cũng góp chút ý thế thôi , nói tới nhân quả , tiền nhân nhắc nhở chúng ta tin sâu nhân quả , PL hiểu là chúng ta cần tôn kính ! bởi tất cả đều có nguyên nhân ! ngay Phật Pháp ! cho dù Phật có ra đời hay không thì chân lý vẫn là chân lý ! thời Chánh Pháp , Tượng Pháp , hay Mạt Pháp nguyên do đều do con người chứ không do Pháp bị nhân quả chi phối ! Chuyên đề Trung Dung đưa ra đây cũng cần làm sáng tỏ để chúng ta xác định niềm tin và tinh tấn trong tu học ! quý lắm chứ ! Chúc quý vị an lạc !


tinhthai
Bài viết: 28
Ngày: 20/04/09 04:32
Giới tính: Nam
Đến từ: HCMC

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhthai »

Chủ đề quý - rất quý, không nên xóa 8-> ...có xóa thì nên xóa cái tâm phân biệt và chấp trước của mình...ngày nào cũng niệm Phật một ít nên xóa được một ít...sớm muộn gì cũng xóa hết. tangbong không vội, không vội cafene

A Mi Đà Phật.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hieule đã viết:Kính thưa ĐH CHT :D

Nhân nói "Không môt. cũng không khác" không biết ý này là giống câu-Thâp. Huyền Môn hay Thâp. Huyền Duyên Khỡi "All things are co-existent, corresponding to one another." cũa Hoa Nghiêm Tông TQ không vây. ĐH :-/ :-/ :-/

Xin ĐH chĩ thêm giãi nói giúp tui... kinhle :D

Không biết ĐH CHT có thì giờ đoc. thêm tài liêu. tiếng Anh hông? Sau đây là môt. cái link đễ đoc. môt. tài liêu. giãng giãi về những từ chuyên môn trong PG do Phât. Tữ Đài Loan in ấn.

http://www.urbandharma.org/pdf/budglossary.pdf
CHT rất dốt tiếng anh. Bạn viết tiếng anh CHt không hiểu ... :D

Đọc nhiều chưa hẳn đã là giỏi và đúng. Chưa kể, có những thứ chỉ đọc thôi, có khi không thể hiểu cũng không thể giải quyết được vấn đề. Như chuyện tình yêu ấy mà ...

Ht có bộ Thám Huyền Ký của ngài Hiền Thủ, Tổ thứ ba tông Hoa Nghiêm. Những gì đã trải nghiệm qua hoặc chưa trãi nghiệm qua, phần lớn đều lấy đó làm chỗ y tựa. Bởi trong đó không chỉ giải thích kinh Hoa Nghiêm mà còn dạy cho mình rất nhiều thứ khác, từ cách đọc giải kinh luận v.v...

Câu KHÔNG MỘT KHÔNG KHÁC đó khi viết, HT đã ghi rõ là TRUNG LUẬN nói. Là bộ luận Trung Quán của Tổ Long Thọ. :D . Nghiên cứu bộ này thử xem ...

Giải thích cái không khác giữa nhân quả và nhân duyên ấy hả?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hieule đã viết:Kính thưa ĐH CHT :D

Nhân nói "Không môt. cũng không khác" không biết ý này là giống câu-Thâp. Huyền Môn hay Thâp. Huyền Duyên Khỡi "All things are co-existent, corresponding to one another." cũa Hoa Nghiêm Tông TQ không vây. ĐH :-/ :-/ :-/

Xin ĐH chĩ thêm giãi nói giúp tui... kinhle :D

Không biết ĐH CHT có thì giờ đoc. thêm tài liêu. tiếng Anh hông? Sau đây là môt. cái link đễ đoc. môt. tài liêu. giãng giãi về những từ chuyên môn trong PG do Phât. Tữ Đài Loan in ấn.

http://www.urbandharma.org/pdf/budglossary.pdf
A Di Đà Phật.

"Không một cũng không khác (hai)" nghĩa là tất cả chúng ta đều có một thể tánh còn gọi là Phật Tánh nếu là hữu tình. Còn vật vô tình thì gọi là Pháp Tánh. Trên mặt thể tánh thì bình đẳng không khác cho nên nói là "cũng không khác" hay "bất nhị, không hai".

Tuy nhiên nói về Tướng trạng thì Phật, chúng sanh (hữu tình và vô tình) đều sai khác một trời một vực. Vì Phật là bậc Toàn Giác, Chánh Biến Tri, đã giải thoát sanh tử luân hồi, đã chứng nhập được thể tánh tròng sáng thanh tịnh. Chúng sanh chưa giác ngộ còn mê, vẫn còn luân hồi sanh tử. Cho nên nói là "không một".

Câu tiếng anh "All things are co-existent, corresponding to one another." Nghĩa là mọi vật đều nương nhau mà có. Cái nầy sanh thì cái khác lại sanh ở trong pháp giới. Cũng gọi là "trùng trùng duyên khởi". Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới.

Nhưng nói chung Hoa Nghiêm nói "Nhứt thiết duy tâm tạo". Tất cả đều do tâm tạo. Pháp giới chẳng ngoài tâm, các sự vật hiện tượng trong pháp giới đều nương nhau mà sanh cũng chẳng ngoài cái tâm mình. Làng sống mặt trời chiếu vào trái đất, Gió thỏi, sống vổ, bọt tung tăng, v.v... đó là trùng trùng duyên khởi nhưng đều nằm trọn trong tâm.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
2khong2
Bài viết: 18
Ngày: 15/05/09 18:59
Giới tính: Nam

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi 2khong2 »

Thánh_Tri :
Nhưng nói chung Hoa Nghiêm nói "Nhứt thiết duy tâm tạo". Tất cả đều do tâm tạo. Pháp giới chẳng ngoài tâm, các sự vật hiện tượng trong pháp giới đều nương nhau mà sanh cũng chẳng ngoài cái tâm mình. Làng sống mặt trời chiếu vào trái đất, Gió thỏi, sống vổ, bọt tung tăng, v.v... đó là trùng trùng duyên khởi nhưng đều nằm trọn trong tâm.
Vậy theo Thánh_Tri thì có tha lực không, và có tồn tại thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà không? Nếu có thì nó có phải là Ta Bà này không ? Vì "Nhứt thiết duy tâm tạo" nên Ta Bà trở thành Cực Lạc. Đó có phải là phương tiện của Đức Phật Thích Ca muốn nói với chúng ta là mỗi người đều có Phật tánh?


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Thánh_Tri đã viết: A Di Đà Phật.

"Không một cũng không khác (hai)" nghĩa là tất cả chúng ta đều có một thể tánh còn gọi là Phật Tánh nếu là hữu tình. Còn vật vô tình thì gọi là Pháp Tánh. Trên mặt thể tánh thì bình đẳng không khác cho nên nói là "cũng không khác" hay "bất nhị, không hai".

Tuy nhiên nói về Tướng trạng thì Phật, chúng sanh (hữu tình và vô tình) đều sai khác một trời một vực. Vì Phật là bậc Toàn Giác, Chánh Biến Tri, đã giải thoát sanh tử luân hồi, đã chứng nhập được thể tánh tròng sáng thanh tịnh. Chúng sanh chưa giác ngộ còn mê, vẫn còn luân hồi sanh tử. Cho nên nói là "không một".

Câu tiếng anh "All things are co-existent, corresponding to one another." Nghĩa là mọi vật đều nương nhau mà có. Cái nầy sanh thì cái khác lại sanh ở trong pháp giới. Cũng gọi là "trùng trùng duyên khởi". Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới.

Nhưng nói chung Hoa Nghiêm nói "Nhứt thiết duy tâm tạo". Tất cả đều do tâm tạo. Pháp giới chẳng ngoài tâm, các sự vật hiện tượng trong pháp giới đều nương nhau mà sanh cũng chẳng ngoài cái tâm mình. Làng sống mặt trời chiếu vào trái đất, Gió thỏi, sống vổ, bọt tung tăng, v.v... đó là trùng trùng duyên khởi nhưng đều nằm trọn trong tâm.
Đã có người hiểu cả nghĩa Việt lẫn tiếng Anh :D Giải thích giùm rồi ... Đa tạ rất nhiều.

Câu hỏi trên hay lắm. Trả lời đi kìa ...


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

2khong2 đã viết:Thánh_Tri :
Nhưng nói chung Hoa Nghiêm nói "Nhứt thiết duy tâm tạo". Tất cả đều do tâm tạo. Pháp giới chẳng ngoài tâm, các sự vật hiện tượng trong pháp giới đều nương nhau mà sanh cũng chẳng ngoài cái tâm mình. Làng sống mặt trời chiếu vào trái đất, Gió thỏi, sống vổ, bọt tung tăng, v.v... đó là trùng trùng duyên khởi nhưng đều nằm trọn trong tâm.
Vậy theo Thánh_Tri thì có tha lực không, và có tồn tại thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà không? Nếu có thì nó có phải là Ta Bà này không ? Vì "Nhứt thiết duy tâm tạo" nên Ta Bà trở thành Cực Lạc. Đó có phải là phương tiện của Đức Phật Thích Ca muốn nói với chúng ta là mỗi người đều có Phật tánh?
A Di Đà Phật.

Trước hết nên hiểu Lý Tánh và Sự Tướng. Lý Tánh là nói về lý thuyết thể tánh, phần tâm. Sự Tướng nói về hiện hữu của vật chất, phần sắc. Kinh Hoa Nghiêm nói toàn pháp giới là Tâm. Mọi sự vật hiện tượng ở trong pháp giới đều nương nhau mà sanh (trùng trùng duyên khởi), vì vậy nên mọi sự vật trong pháp giới không có chướng ngại với nhau, cho nên gọi là "sự sự vô ngại pháp giới". Cái nghĩa "toàn sự tức lý" cũng từ đấy mà có!

Tất cả do tâm tạo là nói về phần Lý Tánh. Nghĩa là mọi vật chẳng ngoài tâm mà có, ngay cả cõi Ta Bà, cõi Cực Lạc. Bởi thế tuy Cực Lạc cách đây "mười muôn ức cõi Phật" nhưng chỉ trong một niệm, một thoáng đã đến. Vì vậy chúng sanh ở cõi ấy chỉ nọi trong một bửa ăn mà có thể đem hoa cúng dường chư Phật mười phương (Kinh Di Đà). Nói về Phần Tâm Tánh thì cõi Ta Bà, cõi Cực Lạc, mười phương Phật Quốc đồng nhau chẳng khác, bởi vì chư Phật đồng một phật tánh, đồng một tâm thanh tịnh viên giác, và đồng một pháp thân. Cho nên Ta Bà theo Lý Tánh thì cũng là Tịnh Độ. Vì thế Kinh Duy Ma, đức Thích Ca chỉ ấn ngón chân cái trên đất thì toàn cõi ta bà biến thành Tịnh Độ, chẳng khác cõi Cực Lạc Tây Phương. Bởi vì tâm ngài đã thanh tịnh cho nên khắp cõi Ta Bà đối với ngài đều thanh tịnh. Chư Phật đã đồng một pháp thân thì pháp thân của Phật Thích Ca đang hiện hữu tại khắp pháp giới, huống chi là cõi Cực Lạc! Cũng thế pháp thân của Phật A Di Đà cũng đâu phải hạn hẹp ở cõi Cực Lạc, mà pháp thân ngài cũng đang ở khắp mọi nơi, ngay cả cõi Ta Bà nầy.

Còn trên mặt Sự Tướng thì thế nào? Theo Sự Tướng thì cái Nhân và Quả của chư Phật có khác. Cái nhân tu hành thành Phật của đức Thích Ca, đức A Di Đà, đức Dược Sư v.v... đều khác nhau. Theo Kinh Bi Hoa thì Đức Thích Ca nguyện thành Phật ở cõi Uế Độ để cứu độ chúng sanh cang cường khó giáo hóa. Đức Phật A Di Đà nguyện lập và thành phật ở cõi Tịnh Độ, để tiếp dẫn chúng sanh 10 phương về cõi ngài tu hành thành Phật (Kinh Bi Hoa). Cho nên cái quả là đức Thích Ca ở cõi Ta Bà thành Phật, còn đức Di Đà ở cõi Cực Lạc thành Phật.

Trên phần Lý Tánh thì Ta Bà là Tịnh Độ không khác gì Cực Lạc thế giới. Trên phần Sự Tướng thì Ta Bà khác xa cõi Cực Lạc một trời một vực! Bởi vì Ta Bà là đầy khổ đâu mà chúng sánh lại kham nhẫn những sự khổ đau ấy, còn cõi Cực Lạc thì những chúng sanh ấy chỉ hưởng những điều vui, ngay cả cái tên đường dữ còn không có, huống gì là có sự thật (kinh Di Đà). Muốn Ta Bà uế độ biến thành Ta Bà Tịnh Độ thì tất cả chúng sanh ở cõi Ta Bà phải tu cái “Nhân Thanh Tịnh”. Nếu không có nhân thanh tịnh thì làm gì có thể có “Quả Thanh Tịnh”.

Nhưng đều đó quá khó phải không? Thế thì ta cần gì phải lập một cõi Tịnh Độ mới khi đã có đức Phật A Di Đà đã lập sẵn cõi Cực Lạc? Ngài đã nguyện nếu ai có lòng tin ngài, xưng niệm danh hiệu ngài và nguyện sanh cõi nước An Lạc của ngài thì ngài sẽ đến tiếp dẫn người đó. Ta có cái nguyện sanh về cõi Cực Lạc, ngài có cái nguyện tiếp dẫn về cõi Cực Lạc. Nguyện nguyện tương thông, cảm ứng đạo giao, chắc chắn sẽ được như lời nguyện.

Nhưng ai có nguyện lớn, có khả năng để tu hành tinh tấn và lập ra một cõi Tịnh Độ cho mình thì quá hay, chư Phật cũng không cần phương tiện lập ra Tịnh Độ để tiếp dẫn ta làm gì. Tôi cũng tán thán người đó.

Còn tôi thì là người nghèo nên phải nguyện sanh cõi Cực Lạc, ở nhờ đức Phật A Di Đà mà tu hành. Tôi về đó chỉ lo tu thôi, không còn phải lo sây cất nhà cửa, lập tịnh độ, tịnh xá gì cả. Chùa đã có sẵn nghinh tiếp khách thập phương đến ở đến tu, sao còn phải lao tâm lao lực thời gian sây cất chùa mới làm gì! Hơn nữa mình hiện đang và sẽ về cõi Cực Lạc tu nhân hạnh thanh tịnh thì cũng chính là đang lập một cõi tịnh độ cho chính mình rồi vậy.

Đức Thích Ca cùng mười phương chư Phật thật sự tán thán và khuyến khích chúng mình vãng sanh về cõi Cực Lạc. Hiện tại đức Thích Ca đã là Phật Quá Khứ, đức Di Lặc thì chưa ra đời, nên cõi Ta Bà hiện nay chẳng có Phật, đức Phật A Di Đà là Phật hiện tại, đang thuyết pháp ở cõi Cực Lạc. Nên đức Thích Ca mới khuyên chúng mình phải sang ở cõi Cực Lạc học hỏi với đức Phật A Di Đà. Lòng Từ Bi ấy cao cả hơn người cha thương sót, lo lắng cho những đứa con bơ vơ của mình. Thật súc động làm sao!

Vì thế chúng mình đừng nên phụ lòng thác gữi của đức Thích Ca Thế Tôn. Mà phải như Ấn Quang Đại Sư dạy:

“Phải nên phát nguyện, nguyện vãng sanh
Đất khách sơn khê mặt người luyến
Tự không muốn về về sẽ được
Quê hương trăng gió có ai tranh”

Nam Mô A Di Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách