Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Nhưng y kinh thuyết pháp thì oan ba đời chư Phật !!!thientinh82 à !


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

A Di Đà Phật.

Các đạo hữu quá vội vàng!

Ông Dct vẫn chưa nghe lời tôi khuyên. Mình phải học khiêm tốn, phải dè dặc việc nhân quả. Vị Tăng nào có nói sai, làm sai cũng không nên nhìn bề ngoài mà đánh giá, cũng không nên đọc lời người ta viết giảng mà vội đánh giá cho là tà sư. Dẫu sao mình cũng là một phật tử tại gia, HT Quảng Khâm lại là bậc danh tăng tu hành khổ hạnh trên 50 năm. Dĩ nhiên ngài thanh tịnh hơn mình, huệ sáng mình, kinh nghiệm tu hành nhiều hơn mình. Chỉ mỗi những điều ấy cũng nên đáng tôn quý! Mình nên làm tròn bổn phận của một cư sĩ tu Tịnh Nghiệp đối với bậc thầy trưởng bối với lòng kính trọng và tôn quý.

Câu:
khi chết nếu nghiệp lực lớn hơn niệm lực thì không thể vãng sanh, nếu như niệm lực lớn hơn nghiệp lực thì có thể vãng sanh.
Lời nói trên cốt yếu là để khuyên ta phải gắng khi còn sống phải dùng tâm chân thành để niệm phật cho chuyên, ngoài ra còn tạo thêm nhiều phước lành hồi hướng vãng sanh. Như vậy lâm chung mà có thể vẫn giữ tâm thanh tịnh, chân thành niệm phật thì chắc chắn sẽ vãng sanh. Bởi vì niệm lực của mình mạnh mẽ muôn sanh về cõi Cực Lạc, hết lòng tin Phật A Di Đà, và niệm danh hiệu của ngài. Vì vậy cho dù ta có tạo nghiệp từ vô thỉ nhưng do niệm lực ta tu hành trong đời mạnh mẽ lâm chung vẫn không thay đổi lòng dạ, ta vẫn được "đới nghiệp vãng sanh". Bởi vì phút lâm chung niệm lực của ta huân tập trong đời niệm phật mạnh hơn, vì ta hằng ngày đều tín nguyện niệm phật cầu sanh tịnh độ không bỏ sót ngày nào.

Nhưng nếu như cả đời ta tạo nhiều ác nghiệp cộng thêm cái nghiệp từ vô thỉ thì đến lúc lâm chung "chủ nợ nào mạnh" sẽ kéo ta đi trước, tiếp tục luân hồi sanh tử để trả nghiệp. Trừ phi ta gặp được thiện tri thức dạy ta niệm phật cầu sanh tịnh độ, rồi ta tin, ta nguyện, và ta chí thành niệm phật thì mới mong vãng sanh.

Cho nên không nên cho rằng cho dù cả đời tạo bao nghiệp ác, đến lúc lâm chung chỉ cần buông hết niệm phật thì được vãng sanh. Mình ỷ lại thì mình đã sai. Ông không biết rằng làm ác cả đời là chướng duyên để vãng sanh tịnh độ, biết tới lúc đó ông còn nhớ đến Phật mà niệm không? vì suốt đời toàn là niệm nghiệp ác tạo nghiệp ác. Há chẳng nghe Ngài Trí Giả dạy rằng người làm ác cả đời, mà lâm chung được gặp thiện tri thức dạy niệm phật mà tin theo là do nhiều đời, kiếp trước có gieo trồng nhiều nhân lành với phật pháp, với pháp môn Tịnh Độ đó sao?

Đã biết tâm lực lớn hơn nguyện lực sao ông không chịu dùng tâm lực mạnh mẽ của ông để chuyên tu tịnh độ để tịnh nghiệp được thành tựu mạnh mẽ, để lâm chung chắc chắn vãng sanh về cõi Cực Lạc vì cũng là do nguyện lực mạnh mẽ của đức A Di Đà Thế Tôn? HT Quảng Khâm có lòng khuyên ông như vậy, ông nên cảm ơn mới phải! Đừng phí tâm lực mạnh mẽ của ông cho việc không đâu!

Về việc "chẳng thể có một chút nhân duyên của thiện căn và phước đức" và "chấp trì danh hiệu" mà mọi người bàn tán thì như vầy:

Đúng! không thiện căn và phước đức nào bằng Niệm Phật. Nhưng thế nào là Niệm Phật?

Nhiều cách, nhưng mình bàn ở đây là Trì danh, Kinh Di Đà dạy "chấp trì". Thế nào chấp trì danh hiệu? Nghĩa là nắm chặc và gữ lấy không buông.

Niệm Phật là nắm chặc giữ lấy không buông câu phật hiệu. Mà muốn vậy thì phải dùng tâm lực để mà niệm phật. Nếu chỉ niệm bằng miệng mà không chú tâm, tâm cứ buông lung làm sao gọi là chấp trì?

Miệng niệm mà tâm không niệm thì cũng có lợi ích gieo nhân duyên với phật pháp ở đời sau.

Nhưng khó vãng sanh hơn! Muốn đi về tịnhđộ phải tu nghiệp thanh tịnh. tâm có phật là tâm thanh tịnh. Dù không thể thanh tịnh toàn vẹn, thì cũng có chút tí gì an tỉnh. Muốn tâm tịnh thì tập cho thân khẩu thanh tịnh trước. Thân và khẩu luôn ạo ác nghiệp thì thân không thể tịnh, thân không tịnh thì khó làm cho tâm tịnh lắm!

Khó làm! nhưng ta đã thề quyết chuyên tu tịnh nghiệp thì gắng mà làm. việc lớn chưa thể làmđươợc thì tập làm việc nhỏ mà mình có thể làm. Nhiều việc nhỏ gom lại cũng thành lớn.

chúc mọi người an lạc. Đừng phí tâm lực vào việc không đâu. Tôi chỉ có thể póp chút sức ý thế thôi, ai nghe ai không nghe hãy để cho tự mình quyết định.
Nam Mô A Di Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Tinhthai: dct phân tích lấy lời tổ sư ra giảng, tin hay không thì tùy.
Hlich: là bạn thân của Blue Rain (được Blue Rain giới thiệu ở phần Niệm Phật Tam Muội, cũng việc HT Quảng Khâm dạy, niệm Phật không thấy Phật), thì cùng vào đây một mục đích như nhau.


Thánh Tri:
* Cho dù lời khuyên của HT Quảng Khâm có thế nào đi nữa ít những cũng phải theo kinh theo lời tổ mà giảng, không thể giảng giải sai theo ý mình được.
* Trong nhà Phật không nói đến tu bao nhiêu năm mới giác ngộ, mới có trí huệ, mà phải xem nhân duyên
* Còn câu "bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc"...

dct có nói phần đó rồi... cho dù thiện căn phước đức nhân duyên ngang bằng hàng Đẳng Giác nếu không Tín Nguyện cũng không có tư cách vãng sanh. Nhưng người nghiệp ác đầy dẫy nếu có Tín Hạnh Nguyện nhất định vãng sanh.

* Không phải ai hay hoằng dương Tịnh Độ cũng đúng lý, Tổ Sư Tịnh Tông có nói người niệm Phật thì nhiều, còn người hiểu cái lý của việc niệm Phật thì không nhiều, lại nói "tà sư thuyết pháp như cát sông Hằng", không hiểu lý niệm Phật mà nói bậy, làm cho chúng sinh sanh tâm dè dặt với pháp môn này. Ra điều kiện không bao giờ đáp ứng được.

* Đừng nói chi lời dạy của HT Quảng Khâm, chính ngay trong kinh A Di Đà danh từ "Nhất Tâm Bất Loạn" lại bị kẻ không có chính kiến ra điều kiện không thể nào đáp ứng, huống chi lời dạy không căn cứ của HT Quảng Khâm ra điều kiện chỉ có A La Hán trở lên mới có tư cách vãng sanh.

* Việc tự cho mình chứng Niệm Phật Tam Muội thì là quá sức quá đáng, trong khi đã nói ở trên, chư Tổ Tịnh Tông, địa vị các Ngài hầu như là Phật và Bồ Tát hóa thân, thế mà các Ngài chưa dám cho mình chứng Tam Muội, lấy tổ Ấn Quang làm tiêu biểu. Vậy mà phàm tăng tự cho mình chứng Tam Muội. Thực sự mà nói, người chứng Niệm Phật Tam Muội chỉ có Đại Bồ Tát mới có tư cách.

* Không phải người xuất gia nào cũng có Chánh Tri Chánh Kiến, thời nay Thánh Tăng thì hiếm, người hiểu Chánh Pháp cũng rất ít, còn Tà Sư thì vô vố. (Tà sư <--- nghĩa là hiểu sai giáo lý Phật Đà, giảng giải làm chúng sanh mê lầm, dù cố tình hay vô tình).

* dct không phủ nhận sự hoằng hóa về Tịnh Độ của HT Quảng Khâm. NHƯNG CHÁNH RA CHÁNH, TÀ RA TÀ.

* dct 80% không tin HT Quảng Khâm được vãng sanh nếu HT vẫn còn có ý niệm "Niệm Phật không thấy Phật mới đúng!". Phỉ báng Phật pháp, không chứng tự cho là chứng, tạo tội Đại Vọng Ngữ, không đọa A Tỳ Địa Ngục là phước phần lắm, làm gì có tư cách vãng sanh. Đoạn con đường thành Phật của chúng sanh thì lấy tư cách gì vãng sanh.

Thánh Tri và dct tuy là liên hữu lâu năm, nhưng Chánh ra Chánh, Tà ra Tà, dct quyết nhân nhân nhượng dung túng cho Tà pháp. :) .
Chánh Pháp tuyên lưu mới giúp chúng sanh thoát khổ trong đời Mạt Pháp này.
Nguyện của Phật từ bi bình đẳng, bình đẳng đến cùng tột, dù cho kẻ ấy ác cỡ nào nếu có Tín Nguyện Hạnh cũng vãng sanh như Đẳng Giác không khác. Không có chuyện "mi ác quá ta không tiếp dẫn dù mi có tín nguyện hạnh".

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Sau cùng Thánh Tri hãy tự suy xét lại lời của HT Quảng Khâm trong bài trước.

* Thầy Quảng-Hóa nói: Có lần tôi chứng kiến Ðức Quán-Âm hiện ra với tướng mạo trang nghiêm đẹp đẽ; cả chuỗi anh lạc của Ngài cũng tuyệt đẹp.

Hòa-Thượng cười, nói rằng: Thật sao? Ở đâu mà có Bồ-tát như thế?

* Khi lâm chung, đừng nên để tâm muốn thấy hình tướng chư Phật, Bồ-tát.

Cầu mà không thấy là việc tốt.

Nếu cầu mà thấy, thì những hình tướng đó không đáng tin cậy đâu.

Phải không mong cầu gì; chỉ tịnh tâm niệm Phật. Phật, Bồ-tát từ trong chân tâm thanh tịnh hiện ra thì mới thiệt đúng.
Những chữ bôi đen trên hoàng toàn có vấn đề rất nặng.



Hám Sơn Đại Sư dạy trong Mộng Du Tập:

"Nếu chẳng phải chỗ mình trong tâm cầu lành mà hiện thì đều kà việc Tà Ma"

Còn HT Quảng Khâm thì
Cầu mà không thấy là việc tốt

Phải không mong cầu gì...Bồ-tát từ trong chân tâm thanh tịnh hiện ra thì mới thiệt đúng
Cầuhiện là việc không tốt
Không cầu mà hiện thì mới đúng....!!

Có phải dạy điều ác không ??? Có phải xúi chúng sanh theo Tà Ma không?

Chúc Thánh Tri và các liên hữu niệm Phật an lạc.
Y theo lời dạy của Phật và Tổ Sư.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Hlich: là bạn thân của Blue Rain (được Blue Rain giới thiệu ở phần Niệm Phật Tam Muội, cũng việc HT Quảng Khâm dạy, niệm Phật không thấy Phật), thì cùng vào đây một mục đích như nhau.
chụp mũ người ta, tánh xấu đó nhe :D

hãy bàn luận về những gì mình phát biểu thôi chớ

dct87 phát biểu nói chung mình cũng thích vì thấy như là một phật tử tốt bụng; tuy nhiên có những chỗ dct87 cần phải suy nghĩ chín chắn hơn

chẳng hạn chuyện nguyện lực và bất thiện nghiệp lực, mình đồng ý là với bất thiện nghiệp thuộc loại nặng thì nguyện lực làm sao tiêu hủy được cái nghiệp đó

vậy thì nguyện lực cần mạnh hơn nghiệp lực là thế nào? bất thiện nghiệp tuy vô cùng nhưng đó cũng trải dài trong một thời gian vô cùng; trong một niệm bất thiện nghiệp lực không là vô cùng mà chỉ là hữu hạn; cho nên nguyện lực chỉ cần mạnh hơn nghiệp lực trong một niệm hay một thời gian ngắn thì được vãng sanh là vậy

sau khi sãng vanh ở Cực Lạc, người nặng nghiệp sẽ còn trải qua một thời gian cho sự thanh tịnh các bất thiện nghiệp

giống như bạn thi lên lớp chẳng hạn; lúc học thi thì cực nhọc nhưng lúc lên lớp rồi thì lại bớt cực cho đến kỳ thi lên lớp cao hơn nữa

đó là sự hợp lý của Tịnh Độ; và nguyện lực mạnh hơn nghiệp lực cũng hợp lý nếu được hiểu như là một nỗ lực cần thiết cho một lúc

:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

A Di Đà Phật.

Mình đọc bài ở thread nầy thấy có vẻ chúng mình hiểu lằm nhiều quá! Ông nói gà bà nói vịt. Hơn nữa quý vị vội vã kết luận ý mình. Theo thiển ý không phải vì chuyện HT Quảng Khâm mà tranh luận, mà là vì những điểm bất đồng như sau, nếu vậy thì nên lập một thread khác để chia sẻ bàn luận học hỏi về vấn đề sau:

1. Nghiệp Lực, Tâm Lực, Nguyện Lực là gì và sẽ có hại có lợi gì đến ta? Cái nào mạnh, yếu?
2. Nhiều thiện căn phước đức nghĩa là gì? làm sao để có nhiều thiện căn phước đức?
3. Chấp trì danh hiệu nghĩa là gì?
4. Dùng miệng niệm hay dùng tâm niệm? Dùng cả hai thì như thế nào? chỉ dùng một thứ thì sẽ ra sao?
5. Cả đời ỷ lại, còn sống lo ăn chơi tạo ác nghiệp, đến lúc lâm chung có vãng sanh được không? điều kiện nào được, điều kiện nào không được?
6. Tu Tịnh Độ có cần tu thân, khẩu, ý thanh tịnh? (liên quan câu 5)

A Di Đà Phật :)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

http://www.thuvienhoasen.org/thkh-hocvinhansu.htm

Pháp Sư Tịnh Không dạy rõ ràng về việc tu Tịnh Độ ở đây

Người tu Tịnh Độ phải tu Tam Phước
1. Hiếu Dưỡng phụ mẫu , phung sự sư trưởng
2. Từ Tâm Bất Sát , tu thập thiện nghiệp
3.thọ trì tam quy , giữ trọn các giới , tin sâu nhân quả , phát tâm Bồ Đề .
tối thiểu phải làm được những tịnh nghiệp này mới có thể vãng sanh ( tất nhiên là có tín hạnh nguyện )


trích lời Pháp Sư Tịnh Không

4. Công phu niệm Phật (Buổi sáng 26-01-95)

Có thể vận dụng lý luận của kinh Kim Cang vào trong pháp môn Tịnh Ðộ chính là câu ‘phát Bồ Ðề tâm, một hướng chuyên niệm’ trong kinh Vô Lượng Thọ. Cả bộ kinh Kim Cang dạy chúng ta phát Bồ Ðề tâm, Bồ Ðề tâm là căn bản, các pháp môn Ðại Thừa đều được xây dựng trên cơ sở của Bồ Ðề tâm. Chỉ cần phát được tâm Bồ Ðề thì bất luận tu học pháp môn nào cũng sẽ thành tựu, người niệm Phật cũng sẽ nhất định vãng sanh. Lý do chính niệm Phật chẳng thể vãng sanh là vì chẳng phát Bồ Ðề tâm, cho nên tuy có ‘một hướng chuyên niệm’ cũng chẳng thể vãng sanh. Người xưa nói:

‘Một ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, hét bể cổ họng cũng uổng công’. Tại sao chẳng được? Tại vì ‘Tâm tịnh thì cõi tịnh’, tâm phải tịnh thì mới vãng sanh được.


Ngẫu Ích đại sư nói rất hay: ‘Phẩm vị vãng sanh cao hay thấp là do công phu niệm Phật sâu hay cạn, chẳng phải là Phật hiệu nhiều hay ít’. Sâu hay cạn là nói về cái gì? Là nói đến tâm thanh tịnh. Công phu niệm Phật có thể chia thành ba tầng – Lý Nhất tâm bất loạn là sâu nhất, kế đó là Sự Nhất tâm bất loạn, sau cùng là Công phu thành phiến. Nếu chẳng có công phu bậc này, niệm nhiều hơn bao nhiêu cũng chẳng được vãng sanh. Công phu thành phiến là như thế nào? Tức là tâm thanh tịnh, trong tâm chẳng có xen tạp, chẳng có vọng niệm, chỉ chuyên chú trên một câu Phật hiệu, chuyên chú tại y báo, chánh báo trang nghiêm của Tây phương Cực Lạc thế giới.


Tu hành thiệt ra chẳng phải là một việc dễ dàng, người chân chánh muốn tu hành trong một đoàn thể phải tập tánh khiêm nhượng, học khách sáo, học nhẫn nhường. Khổng Lão Phu Tử dạy chúng ta phải giữ lễ, lễ là gì? Lễ là tự ty [hạ thấp mình] và tôn trọng người khác. Phải giảm bớt sự xích mích, giảm bớt xung đột, luôn luôn nhẫn nhường, như vậy mới có thể thành công, lập đại nghiệp.

Bất cứ lúc nào chúng ta cũng phải giữ tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Thường thường dùng tâm này để kiểm điểm và phản tỉnh; chúng ta có tâm này hay không? Có tâm này tức là tâm Phật, mới có tư cách học Phật, mới có tư cách vãng sanh.

Tâng bốc, khen ngợi mình, hạ thấp người khác trong Du Già Giới Bổn là một giới nặng nhất -- giới tự tán hủy tha. Trong Phạm Võng Giới Bổn thì thấp hơn bốn giới trọng. Tại sao lại nặng như vậy. Vì chấp tướng. Tiêu chuẩn của kinh Kim Cang nói chấp bốn tướng thì chẳng phải Bồ Tát. Nếu cống cao ngã mạn, cứ nghĩ mình đúng, cứ nghĩ mình hạng nhất thì tiêu tùng rồi, cho dù làm được rất nhiều việc tốt thì cũng là phước báo hữu lậu của thế gian, đối với việc liễu sanh tử, xuất tam giới chẳng có liên quan gì hết.
Nếu niệm niệm vẫn còn một cái ‘Ta’ tồn tại thì sẽ tương ứng với ma. Chỗ khác nhau của ma và Phật tức là niệm niệm của ma đều vì tự mình.

lời của Lục Tổ: ‘Nếu là người tu đạo chân chánh thì chẳng thấy lỗi của người khác’. Họ chỉ vì việc lớn sanh tử nên luôn giữ tâm cảnh giác cao độ. Một lòng một dạ muốn liễu sanh tử, xuất tam giới, hết thảy việc trong thế gian đều chẳng liên can gì với họ. Cảnh thuận, cảnh nghịch gì cũng tùy thuận vì họ coi việc liễu sanh tử là quan trọng nhất. Người niệm Phật chúng ta đem việc vãng sanh làm việc quan trọng hàng đầu, trừ việc cầu vãng sanh chẳng có việc gì khác đáng giữ trong tâm.

Việc quan trọng nhất trong việc tu hành là nắm lấy cương lãnh, giữ chặt nguyên tắc, công phu sẽ dễ đắc lực. Cương lãnh, nguyên tắc tức là ‘Phát Bồ Ðề tâm, một hướng chuyên niệm’. Nhất định phải hiểu tường tận đạo lý và ý nghĩa của hai câu này, phải thực hành theo ‘Nguyên tắc phải tuân thủ của đồng học Tịnh Tông’, đó là Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Ðộ, Thập Nguyện. Nhất định phải ứng dụng trong đời sống hằng ngày, đây tức là tự hành hóa tha.

Trong cả đời tu học nếu người tu hành chẳng thoát khỏi tam giới thì chẳng kể là thành công, nhưng siêu việt tam giới thực sự là một việc rất khó. Tuy nói Tịnh Ðộ là pháp dễ hành (dễ hơn so với những pháp môn khác), trên thật tế thì cũng chẳng dễ, thế nên người niệm Phật thì nhiều nhưng người vãng sanh rất ít.


Bắt chước theo người thượng trí rất khó; bắt chước người ngu chỉ cần thực sự chịu học theo thì có thể học được, tức là phải buông xả hết thảy. Quan trọng nhất là phải buông xả hết danh văn lợi dưỡng. ‘Lợi dưỡng’ bao gồm ngũ dục, lục trần, ‘danh văn’ bao gồm quyền thế, địa vị, hết thảy chúng ta đều đừng đụng đến, chỉ một lòng một dạ chắc thật niệm Phật, phục vụ đại chúng.

http://www.thuvienhoasen.org/thkh-hocvinhansu.htm
( trích trong " Học Vi Nhân Sư hành vi thế phạm " )




“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

gioidinhhue post bài không đúng chỗ...

dct thọ thâm ân của PS Tịnh Không rất nhiều, vào đạo chính là nhờ PS Tịnh Không.... Xem như là vị thầy tôn kính ....
Nhưng ... PS Tịnh Không đã giảng sai rất nhiều chỗ... mà sau này khi nghiên cứu sâu về Tịnh Tông dct mới thấy rõ...


Nam Mô A Di Đà Phật.
1. Hiếu Dưỡng phụ mẫu , phung sự sư trưởng
2. Từ Tâm Bất Sát , tu thập thiện nghiệp
3.thọ trì tam quy , giữ trọn các giới , tin sâu nhân quả , phát tâm Bồ Đề .
tối thiểu phải làm được những tịnh nghiệp này mới có thể vãng sanh ( tất nhiên là có tín hạnh nguyện )
‘Một ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, hét bể cổ họng cũng uổng công’. Tại sao chẳng được? Tại vì ‘Tâm tịnh thì cõi tịnh’, tâm phải tịnh thì mới vãng sanh được.
Công phu niệm Phật có thể chia thành ba tầng – Lý Nhất tâm bất loạn là sâu nhất, kế đó là Sự Nhất tâm bất loạn, sau cùng là Công phu thành phiến. Nếu chẳng có công phu bậc này, niệm nhiều hơn bao nhiêu cũng chẳng được vãng sanh. Công phu thành phiến là như thế nào? Tức là tâm thanh tịnh, trong tâm chẳng có xen tạp, chẳng có vọng niệm, chỉ chuyên chú trên một câu Phật hiệu, chuyên chú tại y báo, chánh báo trang nghiêm của Tây phương Cực Lạc thế giới.
Bất cứ lúc nào chúng ta cũng phải giữ tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Thường thường dùng tâm này để kiểm điểm và phản tỉnh; chúng ta có tâm này hay không? Có tâm này tức là tâm Phật, mới có tư cách học Phật, mới có tư cách vãng sanh.
Những điều kiện trên không hạng phàm phu nào làm nổi....
Chư Phật và Chư Tổ chưa hề ra điều kiện vậy.

Nam Mô A Di Đà Phật.
Phải chi gioidinhtue post bài đúng nơi đúng chỗ thì dễ thảo luận hơn nhỉ.
Nam Mô Ai Di Đà Phật.


Hình ảnh
quachvienlap
Bài viết: 59
Ngày: 08/05/09 00:57
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi quachvienlap »

Mình chỉ có 1 câu của Đức Phật " Cái lỗi của mình là thấy cái sai của người khác "
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
Nguyện chúng sanh ai cũng biết tu , đừng tranh thị phi , bớt 1 câu thị phi thêm 1 câu niệm Phật .
A Di Đà Phật !


A Di Đà Phật :
Con luôn muốn bỏ chữ "Dục" trong người nhưng làm hoài vẫn không được nên con xin Phát Tâm :
Nhất tâm tu niệm tránh sân , si
Lục dục trong tâm nổi liên hồi
Tâm ma dù điều khiển thân ta
Tâm ta ngươi không thể làm gì
Một ngày tâm ta còn Phật Pháp
Quyết không để người suối dục ta
(Lời phát tâm của con)
A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Hòa Thượng Quảng Khâm Niệm Phật Tam Muội

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Nhưng dct cho đó là Công Phu Thành Phiến. chứ chưa là Nhất Tâm. Bởi vì nhất tâm chính là cái nhận nhập ngay lý thiền, là chỗ Minh Tâm của nhà thiền, đối với cảnh tâm không khởi động niệm vì duyên bên ngoài, và thuận theo duyên mà làm, không có sự làm chủ của ý tạo tác và bị tác động bởi duyên.
dct xin sám hối câu đó... tự mình viết mà không suy nghĩ, nay xem lại có vấn đề...Nam Mô A Di Đà Phật. Phần bôi đen trên hoàn toàn năm bên Lý Nhất Tâm...Nam Mô A Di Đà Phật.
" Cái lỗi của mình là thấy cái sai của người khác "
Nếu thật đạo hữu thấy được cái sai đó thì dct mừng vô hạng rồi.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách