KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

2. Thân cận thiện tri thức:

Trong kinh luận Ðại thừa và Tiểu thừa đức Phật đều dạy rõ cho chúng ta, điều kiện đầu tiên của việc học Phật là nhất định phải theo học một vị thầy tốt (Tùng minh sư thọ giới, chuyên tín bất phạm). Nếu muốn thành tựu, không hiểu đạo lý thì không làm được. Trong vài ngàn năm qua ở Trung quốc, sự trao truyền (truyền thừa) thế pháp và Phật pháp đều chú trọng ở chữ ‘sư thừa’, tức là học tập theo một vị thầy. Ðúng đạo lý thầy trò, từ xưa đến nay chuyện này rất khó gặp. Ðây không phải duyên phần trong chỉ một đời này, mà là duyên phần trong nhiều đời nhiều kiếp. Chúng ta dựa vào kinh nghiệm tu học của thầy mà nâng cao [trình độ của mình], đây là việc rất quan trọng trong ‘sư thừa’. Trong Tông Môn thường nói ‘Ði trên đảnh của Tỳ Lô’. Tỳ Lô Giá Na Phật là pháp thân Như Lai. Trong kinh Hoa Nghiêm nói đến ba thân Như Lai, Tỳ Lô Giá Na là ‘Pháp thân Phật’, Lô Xá Na Phật là ‘Báo thân Phật’, Thích Ca Mâu Ni Phật là ‘Ứng thân Phật’, đây là ‘một thể ba thân’ của Phật. Phật là thầy giáo của chúng ta, chúng ta nương nhờ vào ngài, nương theo vai của ngài, nương theo và đạp trên đảnh (nghĩa là nương nhờ vào) [thì] học sinh mới có thể vượt qua thầy, người sau vượt trội hơn người trước, có câu nói: ‘thanh xuất ư lam, nhi thắng ư lam’ (màu xanh lá cây có từ màu xanh lam mà vượt trội hơn xanh lam) (2). Nếu không noi theo phương pháp tu hành này mà phải xây dựng lại từ đầu, đến ngày nào mới có thể thành tựu! Sự giáo học trong thế pháp và Phật pháp đều có chung đạo lý này.

Người xưa học Phật không kể tại gia hay xuất gia, lúc vào cửa Phật phải bắt đầu ‘học giới 5 năm’, đây là cơ sở, nền tảng. Câu này rất đơn giản, nếu y theo lời văn mà giải nghĩa, rất có thể sẽ giải thích sai ý tứ, cứ tưởng rằng chỉ học những thứ như năm giới, mười giới, Bồ Tát giới, Bát quan trai giới, mà không biết chữ giới ở đây chỉ ‘giáo giới’ (lời dạy, khuyên răn) của thầy giáo. Trong vòng 5 năm phải tuân theo lời khuyên dạy của thầy giáo, chứ không phải chỉ giới điều.

Thời xưa sư đạo tôn nghiêm, trong xã hội không ai chẳng tôn trọng người dạy học. Thế pháp còn như vậy huống hồ là Phật pháp. Cho nên quan trọng nhất là thân cận thiện tri thức. Ai là thiện tri thức? Chúng ta xem ngữ lục của người xưa, quan sát kỹ càng thì sẽ hiểu ngay. Thiệt ra thiện tri thức không có tiêu chuẩn nhất định, điều kiện quan trọng nhất là người học trò phải ngưỡng mộ, kính phục vị thiện tri thức này nhất, người này đúng là thiện tri thức. Nếu bạn có thể hoàn toàn phục tùng theo lời nói của người đó 100% thì đó là thiện tri thức của bạn. Cho dù đức hạnh của người đó cao đến đâu, học thức giỏi cách mấy, nếu bạn không phục họ, không chịu nghe lời, thì họ không phải là thiện tri thức của bạn. Cho dù chư Phật, Bồ Tát tới, nếu bạn không tôn kính họ, không có tâm niệm phải y giáo phụng hành, Phật, Bồ Tát cũng không phải là thiện tri thức của bạn. Người khác nói cùng một lời nói như vậy, bạn không thể tin nhận; nếu có một người nói [như vậy] mà bạn có thể hoan hỷ nghe theo, làm theo, thì người này là thầy giáo tốt của bạn.

Có câu nói: ‘thanh xuất ư lam nhi thắng ư lam’, thầy giáo có thể dùng chánh pháp dạy dỗ bạn, bản thân của thầy chưa chắc đã làm được, nhưng nếu học trò phục tùng một trăm phần trăm (100%), học trò [có thể] làm được nên học trò [nhiều lúc] vượt trội hơn thầy giáo. Cho dù thầy có giỏi cách mấy, nếu học trò không chịu nghe và làm theo lời dạy, thế thì việc dạy học này không có hiệu quả, học trò đi theo ông thầy này cả đời cũng không thành công. Vì vậy tiêu chuẩn lựa chọn thầy giáo là ở điểm này.

Ngữ lục của các tông phái trong Phật giáo có ghi chép không kể là tại gia hay xuất gia, khi người học trò đi tham vấn các vị đại đức, những vị đại đức này thường sẽ cho biết duyên phần của người học trò ở địa phương nào, đi đến đâu tham vấn, học hỏi thì người này sẽ thành tựu. Người học trò nghe theo lời chỉ dẫn này mà đi tham vấn, quả nhiên sau 3 năm, 5 năm liền khai ngộ, liền thành tựu. Chúng ta suy nghĩ kỹ càng, không lẽ người học trò này không thể khai ngộ ở đạo tràng của người giới thiệu, chỉ đường này hay sao? Người này có năng lực chỉ dẫn người đến cầu học đi đến đâu, đi học với người nào thì sẽ thành tựu, không lẽ tự mình không có khả năng dạy học? Văn tự Trung Quốc đơn giản, vắn tắt, người đó đi tham vấn vị lão hoà thượng này chắc chắn đã nói chuyện rất lâu, có thể đã lưu lại ở đó rất nhiều ngày, nhưng trong sách chỉ ghi lại hai ba câu nói, thiệt ra [họ đã nói] chuyện rất dài, rất lâu, liễu giải rất sâu. Lão pháp sư biết rõ căn cơ, thói quen của học trò, biết trong tâm học trò không mến mộ đạo tràng này và cũng không phải là [học trò] của mình, cho nên giới thiệu vị đại đức khác phù hợp với lý tưởng của học trò; đi học người thầy mà học trò ngưỡng mộ thì dễ hoàn toàn nghe lời và phục tùng, cho nên trong vòng 3 đến 5 năm thì có thể thành tựu. Thiệt ra đạo đức, học vấn, và tu trì của ‘vị chỉ đường’ này không thua người mà ngài giới thiệu, chỉ là căn tánh và cơ duyên khác nhau mà thôi.

Thí dụ có người đến chỗ này để niệm Phật, tuy niệm nhưng tâm không thể an định vì người này rất thích Thiền, đối với Thiền cứ ghi nhớ trong lòng. Họ ở đây niệm Phật cũng niệm không xong, tham thiền cũng tham không đến đâu, như vậy chỉ làm mất thời giờ của họ mà thôi. Không bằng giới thiệu cho họ một vị thầy giỏi, chuyên tham thiền, có công phu. Họ đến đó chẳng khởi vọng tưởng, một lòng một dạ siêng năng tu tập thì rất dễ thành công. Cho nên mỗi đạo tràng chỉ tu một pháp môn. Từ xưa đến nay, có câu ‘xây đạo tràng, lập pháp tràng (dựng bày pháp nghĩa và chỉ bày rõ ràng cho chúng sanh)’, giải hành chuyên nhất. Gom những người có cùng ý chí, đạo hiệp tu tập chung với nhau thì mọi người đều dễ thành tựu. Mỗi vị thiện tri thức trong 53 lần tham vấn trong kinh Hoa Nghiêm tu học theo một pháp môn [riêng rẽ], họ đón mừng những người cùng chung ý hướng đến để tu tập; người nào thích tu pháp môn khác đều được giới thiệu đến đạo tràng khác, giới thiệu với các pháp sư khác, giúp tất cả chúng sanh có thể thành tựu. Cho nên ‘pháp môn bình đẳng, thù đồ đồng quy’ (pháp môn bình đẳng, đường nào cũng về đến đích). Nhất định phải giữ hảo tâm muốn giúp người khác thành tựu, đừng gây chướng ngại cho họ, không thôi thì tội lỗi rất nặng.

Ðạo tràng thời xưa rất giống như phân khoa chuyên ngành trong trường đại học bây giờ, tạo phương tiện thuận lợi cho đại chúng tham học. Mỗi đạo tràng có tông chỉ tu học riêng rẽ, có nơi y cứ vào kinh luận, có chỗ dùng phương pháp tu tập đặc biệt. Cùng một tông phái, những đạo tràng khác nhau đều có chỗ đại đồng nhưng tiểu dị (điềm khác nhau nhỏ). Thí dụ trong Niệm Phật Ðường [có hai người] niệm Phật theo những giai điệu và tốc độ nhanh chậm khác nhau, hai người này sẽ làm cho những người đồng tu sanh phiền não, vì vậy phải phân ra hai đạo tràng riêng biệt.

Trong kinh Kim Cang, đức Phật Thích Ca và chư Phật, Bồ Tát làm gương cho chúng ta. Ðệ tử Phật phải làm gương tốt cho tất cả chúng sanh, làm người hạng nhất trong mọi hoàn cảnh [và nơi chốn]. Phải làm cho gia đình trở thành gia đình gương mẫu trên toàn thế giới. Những người làm ăn buôn bán phải làm cho công ty của mình thành công ty hạng nhất trên thế giới, như vậy mới đúng là đệ tử của đức Phật. Trong Phật pháp không có hạng nhì, môn nào cũng là hạng nhất, mọi thứ đều hạng nhất, như vậy mới đúng như pháp. Cho nên ‘học Phật’ [đúng theo nghĩa của chữ này] rất khó, quan trọng nhất là ‘trí huệ tăng trưởng, thân tâm thanh tịnh’. Muốn đạt đến mức thân tâm thanh tịnh không thể không buông xả, không thể không nhìn thấu (thấy rỗng toang), phải biết rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh.

Pháp Sư Tịnh Không


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

3. Ðừng lôi kéo tín đồ, đừng hóa duyên

Ðạo tràng không thể lôi kéo tín đồ, không thể hóa duyên, nếu làm như vậy thì sẽ tạo nghiệp tội, nhất định sẽ có lỗi lầm. Chúng ta tin Phật [sẽ lo lắng] và duy trì đạo tràng [cho chúng ta]. ‘Tin Phật’ vô cùng quan trọng! Ðiều này là do thầy Lý dạy tôi. Sau khi tôi xuất gia, thọ giới xong, đến Ðài Trung thăm thầy, vừa gặp mặt thì thầy liền dạy cho tôi hai chữ ‘Tin Phật’. Sau đó thầy giải thích: “Ông học Phật đã bao nhiêu năm nay, đã xuất gia và thọ giới, còn đi giảng kinh ở nhiều nơi, tôi dạy cho ông hai chữ này, ông không cảm thấy kỳ lạ hay sao?”

‘Tin Phật rất khó!’. Những gì đức Phật dạy chúng ta làm thì chúng ta phải làm theo lời dạy, những gì đức Phật dạy chúng ta đừng làm thì chúng ta nhất định không làm, như vậy mới gọi là ‘tin Phật’. Nhất định phải giải đúng nghĩa chân thật của những lời Phật nói, y theo đó mà làm, như vậy mói gọi là ‘tin Phật’. Ðạo tràng có chư Phật hộ niệm, long thiên ủng hộ, vì vậy [chúng ta] nhất tâm hướng về đạo, ngoài ra không cần phải lo lắng. Từ xưa đến nay những người chân tâm hướng về đạo đều tu tâm thanh tịnh, chắc thật niệm Phật, cầu sanh Tịnh độ, giúp các bạn đồng tu phá mê khai ngộ.

Pháp vận của đức Phật Thích Ca dài một vạn hai ngàn năm, tất cả đệ tử từng đời tiếp nối truyền đến đời sau; trong kinh điển Ðại thừa nói hào quang từ bạch hào [của đức Phật] có một phần công đức dùng để cúng dường cho những người xuất gia đời sau này mãi cho đến khi pháp diệt. Chúng ta có thể tin và tiếp nhận điều này hay không?



4. Pháp môn vô lượng chỉ chọn một môn

Việc mà Phật pháp theo đuổi, tìm cầu là trí huệ cứu cánh viên mãn, trí huệ này có sẵn trong tự tánh, không phải đến từ bên ngoài. Tổng cương lĩnh của việc tu hành là ‘giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm’. Mê, tà, nhiễm đều là nghiệp chướng. Kinh Kim Cang dạy chúng ta ‘Ưng vô sở trụ’, trụ tức là nhiễm, chấp trước, phân biệt. Ðức Phật dạy chúng ta làm bất cứ việc gì cũng phải tuỳ duyên, đừng phan duyên.

Phật pháp là ‘Giác, Chánh, Tịnh’. Tám vạn bốn ngàn pháp môn đến sau cùng đều đi vào từ ba cửa này. Thiền Tông, Tánh Tông vào từ cửa ‘Giác’, cho nên đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Giáo Hạ vào từ cửa ‘Chánh’, như Hiền Thủ, Thiên Thai, Pháp Tướng, Tam Luận Tông noi theo kinh điển Ðại thừa để sửa đổi tri kiến của mình, nhập Phật tri kiến, chánh tri chánh kiến. Tịnh Tông và Mật Tông vào từ cửa ‘Tịnh’, [cả hai đều] đặc biệt coi trọng tâm thanh tịnh – tâm tịnh thì cõi nước tịnh. Lúc chưa bước vào cửa thì ba cửa này không giống nhau, sau khi vào trong thì ba cửa vốn là một. Tâm địa thanh tịnh làm sao lại không giác ngộ được chứ? Người giác ngộ không thể nào có tri kiến bất chánh. ‘Giác, Chánh, Tịnh’, ba là một, một là ba. Ðạt được một thì cả ba đều đạt được, hiểu như vậy thì [chúng ta] mới có một phương hướng rõ ràng cho sự tu học của mình.

Trong kinh Kim Cang đức Phật dạy cho chúng ta rất nhiều thứ, đặc biệt là câu: ‘Thiện nam tử, thiện nữ nhân ư thử kinh trung nãi chí thọ trì tứ cú kệ đẳng, vị tha nhân thuyết, nhi thử phước đức thắng tiền phước đức’ (Người thiện nam, người thiện nữ y theo [lời dạy] trong kinh, nhận lấy và làm theo cho dù chỉ bốn câu kệ, giảng thuyết cho người khác thì phước đức này còn thù thắng hơn những phước đức kể trước), những câu giống câu này [được lập lại] đến 7, 8 lần, thế mới biết câu này quan trọng đến mức nào. Ðiểm quan trọng nhất là ‘thọ trì’, ‘thọ’ là tiếp nhận. Tôi hoàn toàn tiếp nhận lời dạy của Phật, y theo lời dạy mà làm, nhất định không làm ngược lại; ‘trì’ là bảo trì, giữ gìn vĩnh viễn không mất. Phân nửa phần sau nói đến ‘tín tâm bất nghịch’ (lòng tin không chống trái), nhất quyết phải làm theo y như vậy.

Nhiều bạn đồng tu hỏi tôi: ‘Ðọc kinh nào tốt?’. [Chúng ta] phải biết bộ kinh nào cũng tốt cả; nếu thích bộ kinh nào thì đọc kinh đó, nhưng phải nhớ kỹ cả đời chỉ đọc một bộ kinh thì mới có thể thành tựu. Nếu nghĩ bộ kinh này tốt, kinh kia cũng tốt, [kinh nào cũng đọc] thì là tham. Phật dạy chúng ta phải đoạn trừ tâm tham chứ không dạy tăng trưởng tâm tham.

Học một bộ kinh là ‘nhất môn thâm nhập’ (đi sâu vào một môn), một lòng một dạ theo học một pháp môn mà thôi, như vậy thì tâm sẽ định, tâm sẽ thanh tịnh. Phật nói rất nhiều kinh điển nhưng không dạy chúng ta học hết toàn bộ, mà trong số kinh này chỉ chọn một bộ kinh thích hợp với căn tánh của mình. Ði sâu vào một môn mới có thể thành công. Câu ‘Pháp môn vô lượng thệ nguyện học’ trong Tứ hoằng thệ nguyện đứng vào hàng thứ ba. Câu thứ nhất là ‘Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ’, câu thứ nhì là ‘Phiền não vô lượng thệ nguyện đoạn’, nhất định phải làm được hai câu đầu rồi sau đó mới học nhiều pháp môn.

Học một pháp môn là cắt đoạn phiền não, nhưng trước đó phải phát tâm bồ đề, được vậy tri kiến (sự hiểu biết) mới chánh, tâm lượng mới lớn. Tâm lượng của chúng ta phải độ tận tất cả chúng sanh, không những độ những người học Phật mà còn phải độ tất cả những tín đồ tôn giáo khác, tâm lượng như vậy mới bình đẳng. Những tín đồ tôn giáo khác đối với chúng ta có thành kiến, mình đối với họ không có thành kiến, họ phỉ báng mình, mình đối với họ chỉ có lễ kính, tán thán. Phật là ‘tâm bao thái hư, lượng châu sa giới’, tâm lượng nhỏ hẹp là nghiệp chướng sâu nặng. Chúng ta muốn tiêu trừ nghiệp chướng thì bước đầu tiên phải mở rộng tâm lượng, dùng tâm hoan hỷ đối đãi với tất cả chúng sanh.


Pháp Sư Tịnh Không


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách