Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Kính thưa các bạn đồng tu! Mình lang thang trên mạng tìm đọc kinh điển tìm thấy 2 bản dịch của 2 vị về bổn nguyện thứ 18 của Đức Phật A Di Đà:
- http://quangduc.com/tinhdo/47kinhvoluongtho1.html -> Hán dịch: Pháp Sư Khang Tăng Khải, Việt dịch: Sa Môn Thích Tuệ Ðăng.
"Ðiều nguyện thứ mười tám. Nếu con được thành Phật, mà chúng sinh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sinh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê chính pháp."

- http://www.thuvienhoasen.org/kinhvoluongthophat.htm -> Hán dịch: Tào Nguỵ, Pháp Sư Khương Tăng Khải;
Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh.
"18.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác".
Mình thắc mắc một điều là: với 2 cách dịch khác biệt như trên không biết ý nghĩa như thế nào ? Mong các đạo hữu chỉ dạy.
Kính!
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

Chào bạn Luuuuuuuuuuuu,
Hai bản dịch trên chỉ khác nhau ở chỗ bản dịch của HT Thích Trí Tịnh thiếu câu mà bạn in đậm: trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê chính pháp. Nếu tìm lại trong nguyên bản Hán văn của Kinh Vô Lượng Thọ có ở đây http://www.bfnn.org/book/books/0089.htm thì điều nguyện thứ 18 có nguyên văn như sau:


設我得佛,十方眾生,至心信樂,欲生我國,乃至十念,若不生者,不取正覺。唯除五逆,誹謗正法。
Thiết ngã đắc Phật, thập phương chúng sinh, chí tâm tín lạc, dục sinh ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sinh giả, bất thủ chánh giác. Duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chính pháp.


Như vậy thì HT Thích Trí Tịnh đã bỏ không dịch câu này: Duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chính pháp (trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê chính pháp).


Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sinh độ thử thân ?


Thân này chẳng thẳng đời này độ
Lại đợi đời nào độ thân này ?
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

我作佛时,十方众生,闻我名号,至心信乐。所有善根,心心回向,愿生我国。乃至十念,若不生者,不取正觉。唯除五逆,诽谤正法

Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín lạc (nhạo), sở hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc, nãy chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ chánh giác, duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng Cháp pháp.

Bản trên hơi khác với bản của laughing, là bản dịch mà mọi người thường đọc tụng thường ngày.
Bản của Tam Tạng Khang Tăng Khải dịch quả đúng có phần "duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp" mà HT Thích Trí Tịch không dịch phần sau.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Không biết các bạn đồng tu có thể giảng ý nghĩa của nguyện thứ 18 không vì mình đọc vào vẫn chưa thông suốt ở chỗ: nếu có người trước đó đã từng phạm các tội nghịch và phỉ báng chánh pháp, lúc gần lâm chung được thiện tri thức khai thị và phát tín tâm, nguyện và niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà thì có được vãng sanh Tịnh Độ Tây Phương??? Kính LaughingHaHadct87!!!
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Không biết các bạn đồng tu có thể giảng ý nghĩa của nguyện thứ 18 không vì mình đọc vào vẫn chưa thông suốt ở chỗ: nếu có người trước đó đã từng phạm các tội nghịch và phỉ báng chánh pháp, lúc gần lâm chung được thiện tri thức khai thị và phát tín tâm, nguyện và niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà thì có được vãng sanh Tịnh Độ Tây Phương???
* Nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà đặc biệt chính là dành cho những người tạo tội ngũ nghịch, thập ác. Chỉ bày cho họ phương tiện trì danh niệm Phật mà vãng sanh...
* Nếu kẻ là họ đã từng phỉ báng Chánh pháp, mà khi lâm chung hoặc trước đó đã có tâm sám hối biết mình sai, niệm Phật cầu vãng sanh nhất định vãng sanh.
* Những kẻ không dù là cực thiện, cho đến tu hành cao tột như thế nào đi chăng nữa, nếu phỉ báng Chánh Pháp (phỉ báng Tịnh Độ) mà không biết hổ thẹn sám hối cũng không thể vãng sanh.

Phật dạy rất hay
Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín lạc (nhạo), sở hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc, nãy chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ chánh giác, duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng Cháp pháp.
Nam Mô A Di Đà Phật...
Chúc đạo đạo hữu niệm Phật thân tâm an tịnh bình an kiết tường.
Nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, sớm đắc quả Bồ Đề...
Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

@dct87: Cám ơn dct87 đã giải thông thắc mắc của mình!!!
tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong
Mình đang thực hành pháp môn niệm phật và được thời gian một tháng, càng niệm phật thân tâm càng được an tịnh hơn so với trước, niệm một lần rồi lại niệm tiếp cứ như không muốn ngừng (nhưng rồi cũng phải ngừng để làm việc ^^). (Vài dòng tâm tình không ăn nhập chủ đề ^^)
Lần nữa cám ơn dct87 và các đạo hữu trong diễn đàn, qua diễn đàn mình được học tập Phật pháp ngày càng nghiêm túc và thành kính hơn.!!!!
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle
Kính!!!!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Luuuuuuuuuuuu đã viết:Không biết các bạn đồng tu có thể giảng ý nghĩa của nguyện thứ 18 không vì mình đọc vào vẫn chưa thông suốt ở chỗ: nếu có người trước đó đã từng phạm các tội nghịch và phỉ báng chánh pháp, lúc gần lâm chung được thiện tri thức khai thị và phát tín tâm, nguyện và niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà thì có được vãng sanh Tịnh Độ Tây Phương??? Kính LaughingHaHadct87!!!
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle

A Di Đà Phật.

Nếu như đã từng phạm các tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp nhưng lúc lâm chung gặp thiện tri thức khai thị, và phát tin tấm, nguyện và niệm danh hiệu đức A Di Đà Phật thì vẫn được ngài tiếp dẫn.

Nhưng có gặp được thiện tri thức hay không còn tùy thuộc vào nhân duyên của người đó nữa! Gặp được thiện tri thức lúc lâm chung là khó, khai thị niệm phật là khó, phát khởi tín tâm là khó, nguyện sanh cực lạc là khó, và chịu xưng niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà lại càng khó!

Bây giờ mình đã được làm người, được biết phật pháp, trong phật pháp lại gặp được pháp môn Tịnh Độ, chịu tin, chịu nguyện, và chịu niệm Phật cầu sanh Cực Lạc thì thật không gì quý hơn, phúc hơn!

Vậy đừng nên ỷ lại, đừng nên lãng phí, đừng nên tìm kiếm gì khác, hãy thực hành từ ngay lúc nầy cho đến lúc lâm chung, một câu A Di Đà Phật khắc ghi sâu trong lòng, lúc vui, lúc buồn, lúc an, lúc khổ, lúc không khổ không vui, lúc bình thường v.v...đều nhớ phật niệm phật.

Niệm Phật là phúc lành, niệm phật tiêu tội chướng, niệm phật được công đức vô lượng, niệm phật trưởng dưỡng tâm từ bi, niệm phật thanh lọc tâm nhiễm ô thành thanh tịnh, niệm phật tăng trí tuệ, niệm phật được vãng sanh, chấm dứt vòng luân hồi sanh tử, niệm phật kiến tánh, chứng vô sanh, lên bất thối, bổ xứ thành phật. Không thể nào nói cho hết việc lợi ích của Niệm Phật!

Nếu đã nguyện vãng sanh thì giữ tâm ấy mà niệm phật trọn đời. Đừờng tu hành có chướng ngại hay không chướng ngại, cứ giữ tâm ấy mà niệm phật. Cho dù có chướng ngại lớn như núi tu di cũng không cảng được câu A Di Đà Phật trong lòng mình tuôn chảy. Câu A Di Đà Phật có thể nghiền nát núi tu di, cuốn trôi biển cả sông ngồi, đưa ta và chúng sánh đến bờ giác ngộ giải thoát.

Nam Mô A Di Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
timdao
Bài viết: 34
Ngày: 08/01/10 23:28
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet nam

Re: Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi timdao »

dct87 và Thánh_Tri đều khẳng định là dù đã phạm phải tội ngũ nghịch, thập ác và phỉ báng nhưng biết sám hối, tín, nguyện, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ đều được đức Phật A Di Đà tiếp dẫn. Mặc dù tổ Pháp Nhiên cũng dạy như thế trong Niệm PHật Tông Yếu. Nhưng mình vẫn chưa hiểu tại sao? Vì nguyện 18 rõ ràng nói là duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng Chánh pháp.

Nam mô A Di Đà Phật.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ông hãy đọc Kinh Quán Vô Lượng Thọ, ở chổ Hạ Phẩm Hạ Sanh là như thế nào thì sẽ rõ.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật..


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

dct87 và Thánh_Tri đều khẳng định là dù đã phạm phải tội ngũ nghịch, thập ác và phỉ báng nhưng biết sám hối, tín, nguyện, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ đều được đức Phật A Di Đà tiếp dẫn. Mặc dù tổ Pháp Nhiên cũng dạy như thế trong Niệm PHật Tông Yếu. Nhưng mình vẫn chưa hiểu tại sao? Vì nguyện 18 rõ ràng nói là duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng Chánh pháp.

Nam mô A Di Đà Phật.
Ờ...nếu mới nghe tưởng như mẫu thuẫn nhưng thực chất chằng phải vậy đâu...
Chứ lời trong kinh rất rõ ràng đó...

Kinh Vô Lượng Thọ Phật

Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.


Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật:
Hoặc có chúng sanh tạo tội ngũ nghịch thập ác, làm đủ các việc chẳng lành; kẻ ngu ấy do nghiệp ác đáng lẽ phải bị đọa vào ác đạo, trải qua nhiều kiếp chịu khổ vô cùng. Nhưng khi lâm chung, người này nhờ gặp thiện tri thức dùng nhiều cách an ủi, nói phép mầu cho nghe, lại dạy bảo tưởng niệm Phật. Đương nhơn tuy nghe lời dạy, song vì sự khổ bức ách, không yên rảnh để quán tưởng đức Vô Lượng Thọ Như Lai. Thấy thế, thiện hừu lại bảo: "Nếu ông không thể tưởng đức Phật kia, thì nên chí thành xưng "Nam Mô A Di Đà Phật" tiếng tăm liên tiếp không dứt cho đủ mười niệm." Hành giả vâng lời. Và do nhờ xưng danh hiệu Phật nên mỗi mỗi niệm trừ được tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Khi mạng chung, người ấy thấy hoa sen vàng rực rỡ như vầng nhật hiện ra trước mặt. Trong khoảng một niệm, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.

Những chỗ bôi đen là phần quan trọng:
..."thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ"...
Chúng sanh mười phương bao gồm: dưới thì chúng sanh Địa Ngục, trên thì Đẳng Giác Bồ Tát...nếu muốn sanh về nước kia thì động một niệm đến 10 niệm liền được sanh...Chẳng phải nói nguyện 18 này hạn hẹp dành cho phàm phu chúng ta, dù hiện tại chúng ta nhàm chán Ta Bà, muốn niệm 100 niệm cũng ...chưa có thể vãng sanh được, vì duyên chưa tới, Cho nên nguyện này là nói chung cho 10 phương chúng sanh.

Còn kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp không có tâm hổ thẹn sám hối, tuyệt nhiên không thể vãng sanh là đương nhiên, vì có tà Tâm cộng thêm đại cực trọng ác sao có thể thuận với hạnh nguyện của Phật.

Dùng dùng tâm không tương hợp đó đổi lấy chuyện vãng sanh??? Thật là phi lý...Không biết hổ thẹn, sám hối, không biết chánh tà phân minh...làm sao mà vãng sanh đây ???

Quán Kinh: chỗ quan trọng:
....Nhưng khi lâm chung, người này nhờ gặp thiện tri thức dùng nhiều cách an ủi, nói phép mầu cho nghe, lại dạy bảo tưởng niệm Phật. ....
Kẻ mà Phật nói đến đó là kẻ Ngũ Nghịch Thập Ác ...LÚC LÂM CHUNG, không phải lúc bình thời, lại được thiện tri thức dạy dỗ, lại dạy pháp niệm Phật vãng sanh. Kẻ ngũ nghịch đó khi lâm chung chịu khổ bức bách nhưng nghe xong liền biết hối hận cùng cực, cho nên mỗi một câu Phật hiệu xưng có có thể tiêu trừ tới 80 ức kiếp tội sanh tử, đem cái TÂM SÁM HỐI + TÂM THA THIẾT CHÍ THÀNH.
Niệm Phật với Tâm Sám Hối đó thì chính hành giả đó biết mình đã từng đi sai đường, nay quay về quy y với Phật pháp.
Niệm Phật với Tâm Tha Thiết đó thì chính hành giả đó đã đầy đủ Tín Hạnh Nguyện.

Vì thế kẻ lâm chung đó ngay lúc đó đã đoạn ác tu thiện, nhất hướng mà niệm thì đại nguyện của Phật cũng nhiếp thọ.
Chúc đạo hữu an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Kẻ phạm các tội ngũ nghịch, cùng phỉ báng chánh pháp mà muốn dùng 10 niệm để vãng sanh thì tâm lượng đó hạn hẹp, chưa xứng, dù đang sống hay lâm chung gì cũng vậy.

Với nguyện này, tuy không được cứu nhưng với các nguyện còn lại vẫn được cứu, điều đó đã được giải thích trong phần HẠ PHẨM HẠ SANH. Lúc này, kẻ ấy tuy cũng niệm mười niệm nhưng chẳng phải dùng mười niệm để vãng sanh.

Ăn năn sám hối nguyện vãng sanh mà niệm 10 niệm khác xa với "dùng mười niệm vãng sanh mà niệm"



Chúng sanh vãng sanh chẳng phải đều chỉ do một nguyện. Thế mới có 48 nguyện đó.

Người ít nghiệp thì tâm lượng không lớn cũng vãng sanh được. Người nhiều nghiệp thì tâm lượng phải rộng lớn mới mong vãng sanh. Ăn năn sám hối đều là mở rộng tâm lượng. Tốt nhất là phát Bồ Đề Tâm.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách