Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính gữi quý ĐH...

Không biết kinh Lăng Nghiêm thuôc. thời nào 1 A Hàm 2 Phương Đẵng/Phương Quãng 3 Bát Nhã 4 Pháp Hoa/Niết Bàn??

Xin quý vi. chĩ giùm??? :D

Tôi đang nghe dĩa cũa HT Từ Thông (kinh Lăng Nghiêm).

Lâp. trường cũa tôi là tuy kinh Lăng Nghiêm xuất phát từ TQ nhưng vì có lơi. cho viêc. tu tâp. thì vẫn nên khuyến khích sữ dung, giống như Pháp Bão Đàn Kinh cũa Tỗ Huê. Năng và Chứng Đao. Ca cũa Vĩnh Giác Thiền Sư. :D :D :D Những viêc. phương tiên. trong kinh thì nên xã bõ...hông thì có người siêu hình lai. nói pháp Như Lai là siêu hình... :D timeeeout Nhưng thôi tôi nói đễ nghe chơi, quý vi. nghe xong bõ tai này cho qua tai kia... :D

Tôi là người thưc. tiễn nên tôi thích kinh Pháp Cú, kinh Pháp Hoa, kinh Đai. Bát Niết Bàn, và kinh Kim Cang (hiễn giáo) hơn kinh Lăng Nghiêm (mât. giáo) vây. thôi. :D Hoăc. cũng có thễ tôi thích đường lối tu hành cũa trưỡng lão Sariputra hơn giống như ĐH CHT có nói... :D

Xin giãi thêm là đoc. chú (mât. giáo) thì không hơp. tôi. Tôi có tới môt. ngôi chùa Tibet ỡ Long Beach, Calif với ý đinh. đăng kí tu hoc. nhưng thấy ho. nghiêng về đoc. chú nhiều nên tôi không tới tu hoc. nữa vì thấy không thích hơp. cho căn cơ mình. Nhưng tôi biết, Phât. tữ người Viêt. ỡ Calif. có rất nhiều người rất thích hình thức sinh hoat. theo phép phương tiên. này vì hơp. cho ho. (phép quán đãnh,đeo chĩ đõ trừ tà, thĩnh Mandala...)
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 22/05/09 15:11 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Có 2 dữ liệu chứng tỏ kinh Lăng Nghiêm không có xuất xứ từ Trung Quốc:
1) do ngài La Thập xẻ thịt đem sang.
2) được dịch lại từ tiếng Phạn (do ngài Mật Đa và thừa thướng Phòng Dung dịch)

Ngoài ra tại Trung Quốc, từ thời Lục Tổ về sau mới nói đến chuyện " Kiến Tánh". Còn các vị tổ trước đó chỉ nói đến "Tâm". Thế mà trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật đã chỉ tánh (trong thấy nghe, hay biết, trong lục căn) và kinh này đã được ngài Thần Tú đọc và rất tán thán. điều đó chứng tổ kinh có trước thời Lục Tổ, và không phải do người Trung Quốc làm ra.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

nếu bạn biết Anh ngữ thì vào tự điển phật học này, biết hoặc đang học tiếng TQ càng tốt hơn nữa

http://www.buddhism-dict.net/ddb/

ở khu (2) Dictionary Access: Indexes, nếu muốn tra từ chữ VN thì bấm vào East Asian Romanized Readings

cũng ở khu (2) này, bạn hãy bấm thử hết các nơi để xem chỗ nào thực dụng cho bạn, rất nhiều dữ kiện hữu ích

khi tra chữ thì chỗ user name bạn đánh chữ guest, sẽ được tra 10 chữ trong một ngày thôi đó nhe

:)


Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

hlich đã viết:

thật ra sự hiện hữu của các bộ kinh xuất xứ từ Đông Á là điều đáng mừng vì đó chứng tỏ sự thành tựu Phật Pháp tại Đông Á khi các đệ tử TQ (các vị Tổ) đã có thể ghi chép ra những bộ kinh rất quí báu và giá trị cho việc hoằng dương Phật Pháp?

:)
Chào bạn hlich,
KKT cũng đồng ý với quan điểm trên của bạn. =D> Nếu thật sự có những bộ Kinh được sáng tác ở Ấn Độ không phải do Phật Thích Ca thuyết (như trường hợp của các Kinh Đại Thừa) hoặc là được sáng tác ngay ở Trung Hoa (như trường hợp các Kinh Lăng Nghiêm, Viên Giác, Kim Cương Tam Muội) mà có giá trị rất cao thì đó là một điều đáng mừng chứ không phải là điều đáng lo! Tại sao lại như vậy?

1. Là vì nếu các bộ Kinh này hiển bày được chân lý rốt ráo thì có nghĩa là các tác giả của chúng cho dù không phải là Phật Thích Ca thì những vị này cũng đã đạt được một trình độ tu chứng rất cao nên mới viết ra được những bộ Kinh như vậy. Và đó là một điều đáng mừng!

2. Nhiều Phật tử đứng trước sự kiện (có nhiều phần chắc là thật) rằng Kinh Đại Thừa không phải là lời của Phật Thích Ca thuyết thì thường có 2 thái độ. Hoặc là gạt bỏ hết các Kinh Đại Thừa và coi như là không giá trị. Đây là quan điểm của những người phủ nhận Đại Thừa. Hoặc là không chấp nhận được chuyện Kinh điển Đại Thừa không phải là do Phật Thích Ca thuyết mà bảo rằng đó chỉ là suy đoán sai lầm của các học giả! Đây là quan điểm của những người muốn củng cố Đại Thừa. Cả hai quan điểm này đều cho thấy sự thiếu trưởng thành trong suy nghĩ. Thiếu trưởng thành trong suy nghĩ là vì thay vì đánh giá một bộ Kinh ở ngay tại cái nội dung của nó thì lại đánh giá bộ Kinh theo "thẩm quyền" của tác giả của nó: tức là Kinh có phải là do Phật Thích Ca thuyết hay không? Nếu là Phật Thích Ca thuyết thì mới có giá trị, còn người khác thuyết thì coi như vô giá trị!

3. Đạo Phật trước hết là đạo của giác ngộ, của trí tuệ. Giác ngộ và trí tuệ này phải được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền Đăng Tục Diệm (trao đèn tiếp lửa) mà! Đạo Phật khởi đầu với sự giác ngộ của Phật Thích Ca. Thế nhưng đạo Phật không thể nào chấm dứt với Phật Thích Ca! Vì như vậy thì thật là đại họa! Tức là nếu sau Phật Thích Ca mà không có Phật tử nào giác ngộ như Phật thì thật là đại họa! ;) Cho nên nếu sau Phật Thích Ca mà có những vị Tổ có sự chứng ngộ thật sâu để mà có thể viết ra những Kinh Đại Thừa thì như vậy là chuyện rất đáng mừng.

4. Cho nên quan điểm đúng đắn nhất là phải cố gắng lấy cái trí tuệ của mình ra để mà xét đoán tất cả các Kinh Phật: Kinh điển Nguyên Thủy lẫn Đại Thừa. Kinh nào là đúng với Chân lý? Phật Thích Ca đã chẳng bảo rằng "Hãy tự làm ngọn đuốc cho chính mình" hay sao?


Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sinh độ thử thân ?


Thân này chẳng thẳng đời này độ
Lại đợi đời nào độ thân này ?
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

cám ơn bạn KKT (kha kha tiếu?)

:D


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính gữi ĐH Hlich và Laughinghaha kinhle :D tangbong

Hoàn toàn đồng ý hai tay hai chân :D

tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Thank you, thank you kinhle tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hieule đã viết:Kính gữi quý ĐH...

Không biết kinh Lăng Nghiêm thuôc. thời nào 1 A Hàm 2 Phương Đẵng/Phương Quãng 3 Bát Nhã 4 Pháp Hoa/Niết Bàn??

Xin quý vi. chĩ giùm??? :D
A Di Đà Phật.

Theo thiển ý, Kinh Lăng Nghiêm thuộc thời Pháp Hoa/Niết Bàn. Sau Pháp Hoa, Trước Nết Bàn.

Vì sao nói thế?

Mới đầu A Hàm chỉ dạy cho hàng Thanh Văn. Sau đó tới Bát Nhã là bắt đầu dần dần dẫn vào Đại Thừa. Tới thời Phương đẵng là đã có ba thừa: Tiểu Thừa, Trung Thừa và Đại thừa.

Phương nghĩa là rộng khắp.
Đẵng là bình đẵng.

Phật dạy tới thời Phương Đẵng thì giáo pháp đã thật sự dạy bình đẳng cho mọi căn cơ. Cho nên gòm cả tam thừa.

Đến thời Pháp Hoa, phật mới hé mở bí mật vì sao chư Phật xuất thế. Đó là khai thị ngộ nhập phật tri kiến cho chúng sanh. Mãi cho đến thời pháp hoa mới nhắt đến "phật tri kiến".

Kinh Lăng Nghiêm là kinh nói rỏ ràng về Tri Kiến Phật. Đến thời nầy là Phật giải thích rỏ về Tri Kiến Phật.

Cái "thấy và biết" của bậc giác ngộ. Kinh Lăng Nghiêm giảng rỏ về Sáu Căn. mà "thấy" là tượng trưng cho Mắt. Kinh Lăng Nghiêm dạy ta phải nhìn đúng sự thật mà không mê lầm bởi trần cảnh. Kinh dạy tánh "biết" vẫn thường hằng không sanh diệt.

Tột đỉnh rồi ngài mới Nhập Niết Bàn.

Đó là theo ý riêng. Mong chia sẽ.

Nam Mô A Di Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Thank you, thank you tangbong :D

@ ĐH Hlich và ĐH KKT :D

http://www.acmuller.net/descriptive_catalogue/

http://www.acmuller.net/descriptive_cat ... k0378.html

http://www.acmuller.net/descriptive_cat ... k0426.html

Trong Đai. Tang. Kinh-Đai. Hàn cũng có nhắc tới hai quyễn kinh Lăng Nghiêm khác nhau giống như chúng ta đã nói ỡ trên. Vây. mới biết tuy PG vào Viêt. Nam trước Nhât. và Đai. Hàn nhưng lai. không có môt. đai. tang. kinh đầy đũ như ho. Đáng tiếc.

Tôi đang cố gắng liên lac. Giáo Sư Lancaster-ông này hiên. là President cũa trường Phât. Hoc. Tây Lai ỡ Hacienda Height, Calif. Hy vong. ông ta sẽ cho tôi biết nơi thĩnh đươc. cái catalog này ỡ đâu. Nếu thĩnh đươc. dang. CD_ROM thì càng hay hơn nữa.

Kính :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính thưa quý ĐH tangbong kinhle

Nhân nói kinh Lăng Nghiêm, xin quý vi. cho biết cuốn Lăng Nghiêm Viên Thông Sớ Tiền Mao và Thũ Lăng Nghiêm Chính Mach. thĩnh ỡ đâu????


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: Kinh Lăng Nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

Hieule đã viết:Kính thưa ĐH LaughingHaha kinhle :D

Chân thành cám ơn ĐH đã giãi thích giùm.

Man. phép hõi ĐH hai câu hõi hơi lac. đề

Câu hõi 1

ĐH nghĩ sao về cách giãng hơi thiên về siêu hình (thần thông) cũa HT Tuyên Hóa? Theo quan điễm cũa tôi thì đây là hơi cường điêu. phần tu chứng, không phãi là phương pháp giáo duc. về Phât. pháp đúng nghĩa.

Dẫn chứng:

1 Kinh Kim Cang: Phẫm tưa. Đức Phât. sinh hoat. bình thường (đúng ngo. khất thưc., rữa chân, rữa bát, trãi toa. cu. ngồi thiền đinh.) và tăng đoàn cũng sinh hoat. bình thường. Phẫm hai Tu Bồ Đề tán thán Như Lai và hõi cách tru. tâm & hàng phuc. tâm môt. cách bình thường. Tất cã cách sinh hoat. rất bình thường. Xin lưu ý: Tôi nhấn manh. chữ bình thường ỡ đây.

2 Kinh Pháp Hoa: Phẫm Nhà Lữa: Như Lai-ông cha triêu. phú bất đắc dĩ phãi dung. phép phương tiên., nói phép chứng đắc, thần thông, niết bàn đễ đưa con ra khõi tam giới (duc., sắc, vô sắc) Vô sắc giới = siêu hình cũng còn trong tam giới...đi xa ngôn giáo cũa Như Lai.

3 Pháp Bão Đàn Kinh: Phẫm Giãi Quyết Nghi Hoăc. Thứ sử lại hỏi Hòa Thương.

- Đệ tử thường thấy tại gia, xuất gia niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tây phương, bạch Hòa thượng họ có vãng sanh không? Xin Ngài phá trừ nghi hoặc này cho.

- Sứ quân hãy nghe kỹ, tôi sẽ vì Sứ Quân giãi nói. Đức Thế Tôn ở thành Xá Vệ nói Kinh Tây Phương Dẫn Hóa, có nói rõ ràng cách đây không xa, nếu xét về tướng thì số dặm có tới mười vạn, chỉ cho mười ác tà trong thân, nên nói là xa. Nói xa là vì những người hạ căn mà nói. Nói gần là vì bậc thượng trí. Người có hai hạng, chứ pháp thì không hai. Do mê ngộ có khác mà thấy có chậm mau. Người mê niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, người ngộ tự tịnh tâm m, nên Phật dạy: “Do tâm tịnh mà độ tịnh”.

Kẻ phàm phu liễu đạt tự tánh, không biết Tịnh độ trong tâm, nên nguyện Đông nguyện Tây. Còn người ngộ thì ở đâu cũng thế. Cho nên, Phật dạy: “Tùy sở trú xứ thường an lạc”. (Ở chỗ nào cũng hằng an vui). Nếu Sứ quân được cái tâm địa không có chỗ nào bất thiện, thì Tây phương cách đây không xa. Nếu ôm lòng bất thiện mà niệm Phật cầu vãng sanh thì khó đến. Nay tôi khuyến cáo Thiện tri thức hãy từ bỏ mười điều ác, tức là đi được mười vạn dặm. Mỗi niệm thường thấy tánh, thường thực hành bình đẳng và chánh trực, thì đến Tây phương như trong một khảy móng tay, bèn thấy Di Đà. Sứ quân chỉ cần thực hành mười thiện nghiệp, thì cần chi phải nguyện vãng sanh. Còn cái tâm không chịu đoạn mười điều ác thì Phật nào mà tới rước. Nếu ngộ được Đốn pháp vô sanh thì thấy Tây phương tức khắc, không ngộ thì niệm Phật cầu vãng sanh, đường xa làm sao tới được. Huệ Năng nay dời cõi Tây phương đến cho chư vị thấy ngay trước mắt, quý vị có muốn không?......

4 Old Path White Clouds-Đức Phât. đô. 3 anh em ông Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp-bõ siêu hình, thần quyền (thờ thần lữa) đễ trỡ về sinh hoat. bình thường, tu hoc. bình thường với Đức Phât qua đoan. "Người muốn sang sông thì phãi lôi. hoăc. ngồi thuyền. Còn ngồi cầu nguyên. thì có vẽ hơi thiếu thưc. tế."

Theo 4 tang. kinh sách trên thì xin hõi quý ĐH thì viêc. tu hoc. có phãi nên lấy tâm bình thường, nghiêm túc mà tu hoc. Không biết ý tôi hiễu theo 3 bô. kinh và cuốn Đường Xưa Mây Trắng trên có đúng không. Mong đươc. quý ĐH chia xẽ kinh nghiêm. tu hoc. kinhle :D

Câu hõi 2: ĐH dùng tư. điễn Phât. hoc. cũa tác giã nào, nhà xuất bãn nào, in năm nào, và có thễ thĩnh ỡ đâu.

Kính... kinhle :D
Chào bạn Hieule,

1. Bạn hỏi KKT nghĩ thế nào về cách giảng của HT Tuyên Hóa mà bạn thấy là thiên về siêu hình (thần thông) mà theo quan điểm của bạn là hơi cường điệu phần tu chứng, không phải là phương pháp giáo dục về Phật pháp đúng nghĩa. Phải trả lời bạn thế nào đây? Thôi thì KKT lấy ngay một câu của HT Tuyên Hóa nói về Kinh Lăng Nghiêm trong cái link mà KKT đã cho bạn bên trên để nhận xét về cách nói của HT: http://online.sfsu.edu/~rone/Buddhism/S ... hentic.htm . HT Tuyên Hóa khẳng định rằng:

The Shurangama Sutra is an authentic, not a counterfeit, Sutra. If I am mistaken, then I vow to fall into the Hell of Pulling Tongues to undergo uninterrupted suffering.
Nghĩa là: Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một Kinh chân thật, không phải là một ngụy Kinh. Nếu tôi có nói sai thì tôi nguyện sẽ bị cắt lưỡi, và đọa Vô Gián địa ngục.

Lời nói như vậy thì thật là quyết liệt! Làm sao mà HT lại có thể khẳng định quyết liệt như vậy? Chỉ có thể là: hoặc HT đã thân chứng hay thấy được (bằng thần thông chẳng hạn) Phật Thích Ca đang thuyết pháp trong hội Lăng Nghiêm. Hoặc nếu HT không thân chứng được như trên thì HT cũng thân chứng được những chân lý trong Kinh Lăng Nghiêm là rốt ráo Phật pháp và như vậy thì HT có thể khẳng định (tuy không thấy được) rằng Kinh Lăng Nghiêm là lời Phật Thích Ca thuyết.

Còn nếu HT không thân chứng được những chuyện như trên thì sao? Trong trường hợp này thì lời nói của HT là quá cường điệu! Tức là HT chỉ dựa trên lòng tin, một lòng tin tuyệt đối, và HT khẳng định quyết liệt như vậy! Nếu bạn có đọc những ngữ lục của HT Tuyên Hóa thì bạn sẽ thấy trong nhiều trường hợp khác HT cũng thường có những cách nói quyết liệt và cường điệu như vậy. Đó là nhận xét của KKT. Cách nói quyết liệt và cường điệu như vậy thường là hay dựa trên lòng tin.

Kể bạn nghe một chuyện này vui (?), nghe xong rồi bỏ nhé. Trước đây trên một diễn đàn Phật giáo kia có một anh kia cứ đặt câu hỏi này hoài: "HT Tuyên Hóa bây giờ đang ở đâu?" Lúc đầu nghe anh ta hỏi như vậy thì KKT không hiểu, không hiểu tại sao anh ta lại hỏi như vậy? Mãi về sau KKT mới hiểu ra khi KKT đọc được lời nguyện trên của HT Tuyên Hóa. Thì ra anh này là người không tin rằng Kinh Lăng Nghiêm là do Phật Thích Ca thuyết! Anh ta nghĩ rằng kinh điển Đại Thừa không phải là lời Phật Thích Ca thuyết, theo như quan điểm của các học giả Phật học! Đọc xong rồi bỏ nhé! ;)

2. Bạn hỏi rằng việc tu học có nên lấy cái tâm bình thường, nghiêm túc mà tu học chăng? Theo KKT hiểu thì cái tâm bình thường mà bạn muốn nói ở đây chính là cái tâm mà mọi chúng ta đang kinh nghiệm trực tiếp đây, phải không? Nếu là như vậy thì KKT hoàn toàn đồng ý với bạn.

Theo quan điểm của KKT lời dạy của Phật Thích Ca rất là thực tiễn! Thực tiễn là vì Phật Thích Ca chỉ khởi điểm ở những gì mà tất cả mọi người cùng đang kinh nghiệm được. Phật Thích Ca nói về Khổ. Mà Khổ thì tất cả mọi người đều kinh nghiệm được nó là thế nào. Phật Thích Ca nói về Ngũ Uẩn, Thập Nhị Xứ (Lục Căn + Lục Trần), Thập Bát Giới (Lục Căn + Lục Trần + Lục Thức) là những cái mà tất cả mọi người đều kinh nghiệm trực tiếp trên thực tế được. KKT thật sự không nghĩ là Phật Thích Ca có nói về những cái mà mọi người (ở bước khởi đầu) không kinh nghiệm được, ví dụ như những khái niệm về Chân Như, Phật Tánh, Pháp Thân, v.v.. KKT nghĩ rằng những khái niệm này thuộc về Phật giáo "phát triển" Đại Thừa sau này.

Không những thế để hiểu được lời dạy của Phật Thích Ca thì không cần ngay cả lòng tin nữa! Lòng tin phải cần đến chỉ khi nào cần phải ... không thấy mà phải tin! ;) Thế nhưng để hiểu được Phật Thích Ca thì không cần phải tin nữa! Thật vậy, muốn hiểu được Phật Thích Ca thì không gì bằng nhìn ngay vào con người của Phật. Con người của Phật phải hiện thân lời dạy của Phật. Vậy nhìn vào con người của Phật thì ta thấy gì? Thấy rằng Phật là một con người ngay trong kiếp sống đó đắc đạo giải thoát được.

Như vậy thì ta đây, cũng là một con người như Phật, cũng có một kiếp sống như Phật, nên cũng đắc đạo giải thoát được như Phật, không khác. Tức là không cần phải tin gì cả! Quan trọng nhất là ở cái điểm: có thể giải thoát ngay trong kiếp sống này! Tức là cũng chẳng cần phải thắc mắc rằng có kiếp trước, kiếp sau không, có linh hồn tồn tại sau cái chết không. Những chuyện này không cách chi mà kiểm chứng được. Thế nhưng vì có thể giải thoát ngay trong kiếp sống này nên chẳng cần phải thắc mắc những chuyện trên làm chi. Chỉ cần nỗ lực tối đa tu tập ngay khi đang sống đây để đắc đạo giải thoát ngay trong kiếp sống này. Cho dù là tu tập tối đa mà đến cuối đời vẫn chưa thấy giải thoát thì cũng chẳng ... lỗ vốn gì! Chẳng lỗ vốn gì là vì ... chuyện gì cần làm thì cũng đã làm đầy đủ tối đa rồi!

3. Bạn hỏi KKT dùng tự điển Phật học nào. Thật ra thì KKT chẳng dùng tự điển Phật học nào là vì tự điển Phật học của KKT chính là những sách mà KKT có. Mà số sách Phật học mà KKT có thì nhiều lắm, bạn không tưởng tượng được đâu. Số Kinh sách Phật giáo mà KKT có thì không phải là hàng trăm mà là hàng ngàn! Hàng ngàn cuốn bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, Hán. Khi KKT khởi sự tu tập thì lúc đó chưa có internet. Mà lúc đó KKT cũng không có một cuốn Kinh nào vì rất khó mà tìm được một quyển Kinh. Thế rồi cũng rất tình cờ mà một quyển Kinh đầu tiên đến với KKT, quyển Kinh đó là ... Kinh Lăng Nghiêm! ;) Đó là một bản Việt dịch Kinh Lăng Nghiêm của Trí Độ và Tuệ Quang. Bản dịch này ngày nay không thấy có in lại cũng như không thấy có trên một website Phật giáo nào. Sau đó thì vì nhu cầu tìm hiểu mà số sách của KKT cứ tăng dần, tăng dần lên đến mức đó.

Ngày nay có internet nên bạn không cần phải mua sách nhiều như vậy. Chỉ cần vào net là bạn cũng có khá đủ thông tin. Ngay như Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán cũng có khá nhiều trên net. Ở đây KKT muốn góp ý kiến với bạn về cách đọc sách Phật. Đó là không cần đọc rộng, đọc nhiều đề tài về Phật giáo cùng một lúc mà chỉ cần chuyên chú đọc sâu, đào sâu vào một vấn đề gì mà mình đang thắc mắc. Chuyên chú đào sâu đọc về một vấn đề gì mình đang thắc mắc có cái lợi là do vì thắc mắc nên mình sẽ hết sức chú tâm, mà hết sức chú tâm tìm hiểu thì mình sẽ hiểu rõ vấn đề đến tận ngọn nguồn và nhớ được vấn đề nữa. Ngoài ra chuyên chú đào sâu vào một vấn đề cũng dẫn đến chuyện biết rộng nữa. Là vì tất cả mọi vấn đề đều có liên hệ dây mơ, rễ má với nhau. Tìm hiểu về một vấn đề thì cũng dẫn đến chuyện phải tìm hiểu nhiều vấn đề khác có liên hệ với nó. Cho nên hiểu rõ một vấn đề thì cũng hiểu thêm được nhiều vấn đề khác. Còn đọc cho rộng, cho nhiều mà không có sự thắc mắc tìm hiểu thì cách đọc như vậy không có lợi ích mấy, là vì đọc xong rồi cũng sẽ quên sạch hết thôi!


Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sinh độ thử thân ?


Thân này chẳng thẳng đời này độ
Lại đợi đời nào độ thân này ?
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Một bí ẩn lớn: Luật Nhân Quả và Thời Mạt Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Lăng Nghiêm Nói Về Nghĩa Như Lai Tạng Đây Là Cùng Một Ý Nghĩa Với Các Kinh Thuộc Hệ như Lai Tạng Như Là Kinh Thắng Mang, Kinh Bất Tăng Bất Giảm, Kinh Vô Thượng Y, Kinh Như Lai Tạng.
Sửa lần cuối bởi kimcang vào ngày 23/05/09 11:03 với 1 lần sửa.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách