Thắc Mắc Về ''THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 ''

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

trieu_chau
Bài viết: 1
Ngày: 26/05/09 12:33
Giới tính: Nam

Thắc Mắc Về ''THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 ''

Bài viết chưa xem gửi bởi trieu_chau »

1/ Phần mở đầu bài ''Thiền Tông Việt Nam Cuối Kỷ 20 '' của HT Thích Thanh Từ, ngài đã nói:
''Nói đến Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 là nói đường hướng tu thiền của Tu viện Chân Không (1970-1986) ngày trước, hay của Thiền viện Thường Chiếu… hiện nay (1974-1991…) do chúng tôi (Thích Thanh Từ) chủ trương hướng dẫn. Chúng tôi không theo các tông phái chi nhánh Thiền tông Trung Hoa sau này, như tông Tào Động, Lâm Tế, Qui Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn. Chúng tôi chỉ kết hợp ba cái mốc quan trọng trong dòng lịch sử truyền thừa Thiền tông từ Trung Hoa đến Việt Nam. Mốc thứ nhất là Nhị tổ Huệ Khả, mốc thứ hai là Lục tổ Huệ Năng, mốc thứ ba là Sơ tổ Trúc Lâm. Hòa hội chỗ thấy, chỗ ngộ và sự ứng dụng tu hành của ba vị Tổ này thành phương pháp tu thiền trong các Thiền viện chúng tôi. ''
* Thắc mắc phần mở đầu: Tại sao HT lại chọn Tổ thứ 2 là Huệ Khả để làm mốc mà ko phải là Tổ thứ nhất của Thiền Tông THoa là Bồ Đề Đạt Ma ? Tương tự ngài chọn tiếp Tổ thứ 6 là Lục Tổ Huệ Năng mà ko phải là Tổ Thứ 3, 4 và 5 của Thiền Tông ? Lại thêm nữa, HT tuyên bố ko theo các tông của năm phái Tào Động, Lâm Tế, Qui Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn trong khi đó HT lại lấy Thiền Trúc Lâm (cho dù HT biết Sơ Tổ Trúc Lâm gốc từ việc sát nhập 3 dòng Thiền của các thiền sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi (đệ tử của Tổ Tăng Xán), Vô Ngôn Thông (đệ tử của thiên sư Linh Hựu) và thiền sư Thảo Đường (đệ tử của thiền sư Tuyên Giám - nhánh của thiền sư Đạo Ngộ - để tử của thiền sư Đạo Nhất). Và phải chăng Thiền Tông Việt Nam = Thiền Trúc Lâm + Huệ Khả + Lục Tổ = Thiền Giáo Đồng Hành (câu này của HT ở phần kết luận bài viết) = Thiền Tông Việt Nam ?

2/ Phần kết luận cũng của bài ''Thiền Tông Việt Nam Cuối Kỷ 20 '' của HT Thích Thanh Từ, ngài cũng đã nói như sau:
Nhị tổ Huệ Khả sau khi ngộ đạo vẫn được Tổ Đạt-ma giới thiệu bốn quyển kinh Lăng-già để ấn tâm. Lục tổ Huệ Năng nghe giảng kinh Kim Cang ngộ đạo. Thế là đủ minh chứng Thiền tông không rời Kinh, vì Thiền là tâm của Phật, Kinh là miệng của Phật. Đức Phật tâm miệng không khác thì Thiền và Giáo làm sao tách rời được. Cho nên chúng tôi chủ trương “Thiền, Giáo đồng hành”.

Để thấy rõ nét lối dung hợp pháp tu qua ba vị Tổ trên, chúng tôi cô đọng lại bằng những lối tu:

1- Biết vọng không theo, vì vọng tưởng là những tâm niệm hư ảo.

2- Đối cảnh không tâm, vì nó là tướng duyên hợp giả dối tạm bợ.

3- Không kẹt hai bên, vì đối đãi là không thật.

4- Hằng sống với cái thật, không theo cái giả, vì giả là luân hồi, thật là giải thoát.


Đây là bốn phương tiện chúng tôi tạm lập để hướng dẫn người tu. Tùy theo căn cơ trình độ nhanh chậm, cao thấp của hành giả mà lối ứng dụng có khác. Cũng có thể bốn lối tu này, hành giả linh động ứng dụng theo thứ tự từ pháp thứ nhất đến pháp thứ tư để tu hành cũng tốt. Những nét cô đọng trên là kết thúc bài này của chúng tôi.
Nhị Tổ Huệ Khả khi ngộ rồi thì Bồ Đề Đạt Ma truyền kinh Lăng Già làm Tâm Ấn kèm với y bát. Điều này khẳng định Huệ Khả ngộ đạo không hề nhờ kinh sách. Vậy nếu nói Huệ Khả ngộ đạo, kiến tánh nhờ kinh Lăng Già là không đúng.

Lục Tổ Huệ Năng chỉ nghe 1 câu Kinh Kim Cang khi đi đốn củi mà ngộ đạo. Kể cả lúc gặp Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn nói câu kiến tánh đầu tiên : '' Người có Nam có Bắc, nhưng Phật tánh giữa con và thầy không khác''. Sau đó đón củi , giã gạo và viết 4 câu kệ để trở thành tổ thứ sáu cũng chưa bao giờ được Ngũ Tổ giảng kinh. Câu '' Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm'' trong kinh Kim Cang khi Lục Tổ nghe được lúc đón củi giống như 1 câu thoại đầu, 1 công án Thiền thì đúng hơn. Nổi tiếng hơn nưa Lục Tổ còn phê phán việc nghiên cứu kinh sách: '' Tâm mê Pháp Hoa chuyển. Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa''.

Vì thế tôi rất thắc mắc về quan điểm của HT Thích Thanh Từ khi kết luận: ''Thế là đủ minh chứng Thiền tông không rời Kinh, vì Thiền là tâm của Phật, Kinh là miệng của Phật. Đức Phật tâm miệng không khác thì Thiền và Giáo làm sao tách rời được. Cho nên chúng tôi chủ trương “Thiền, Giáo đồng hành”.

Giáo ở đây, ý HT nói là Kinh Sách. Thắc mắc của tôi là Giáo và Thiền không thể đồng hành. Có Giáo không Thiền, có Thiền không Giáo. Vì Thiền mà có Giáo thì Thiền không còn là Thiền nữa. Chính vì thế HT Thanh Từ đưa ra 4 kết luận về Thiền Tông Việt Nam như sau:
1- Biết vọng không theo, vì vọng tưởng là những tâm niệm hư ảo.


Nếu đã ''biết vọng '' rồi thì rơi vào 2 trạng thái: a/ Lấy vọng tròng vọng b/ Đã ''tỉnh giác'' rồi.
Nếu hành giả rơi vào trường hợp (a) thì tu vô ích, còn rơi vào trường hợp (b) tức là đã ''tỉnh giác'' rồi thì mới ''biết vọng''. Vậy làm sao để hành giả tỉnh giác mới là cái cần làm chứ ''tỉnh giác'' rồi thì cần chi quý thầy khuyên đừng chạy theo vọng ''biết vọng không theo''. Cho nên câu kết luận 1 trên rơi vào GIÁO (dạy giáo lý) chứ ko phải là đường lối THIỀN.
2- Đối cảnh không tâm, vì nó là tướng duyên hợp giả dối tạm bợ.
Chỉ cần hành giả ''Đối cảnh không tâm'' là quá đủ chứ không phải vì cái gì hết. Nếu có chữ ''Vì'' tức là có tâm rồi, cho dù tướng duyên hợp tạm bợ hay không tạm bợ. Đây cũng là câu kết luận 2 thiên về phần GIÁO (giáo lý) chư không phải là đường lối THIỀN.
3- Không kẹt hai bên, vì đối đãi là không thật.
Không kẹt hai bên (nhị nguyên) nhưng HT lại thêm chữ ''Vì'': ''Vì đối đãi là không thật'' Nếu cái ''Không Thật'' thì rơi vào đối đãi với cái ''Thật''. Câu trước sau lại mẫu thuận nhau cho dù đây cũng là phần GIÁO (giáo lý), ko phải đường lối THIỀN.
4- Hằng sống với cái thật, không theo cái giả, vì giả là luân hồi, thật là giải thoát.
Câu này gần giống với câu 1:''Biết vọng không theo''. Tức là nếu ta đã sống được với cái thật rồi, giải thoát rồi thì theo cái giả làm chi nữa. Nhưng làm sao hằng sống với cái thật đây !? đường lối để sống với cái thật là làm gì đây ?. Câu kết luận 4 này cũng thuộc về phần Giáo (giáo lý) nốt chứ ko có tính hướng dẫn Thiền. Như vậy 4 lường lối tu Thiền của HT Thanh Từ đều không thấy Thiền !?

3/ Thắc mắc 3: HT dạy về Thiền Trúc Lâm nhưng chưa hẳn là Thiền Trúc Lâm: Trong cuốn Thiền-Sư Việt-Nam do Hòa-Thượng Thanh-Từ sưu tập, có nhắc lại lời dạy của Nhị Tổ Pháp Loa rằng "Phải tham câu thoại đầu". Nhưng trong ''Cội Nguồn Thiền Tông'' HT lại viết
''Người tu thoại đầu hiện giờ thường dùng câu thoại đầu rồi đề khởi mãi đến độ căng thẳng thần kinh khiến thác loạn. Thế mà họ tự hào rằng đây là chánh truyền Thiền tông, là Tổ sư Thiền v.v… Đức Phật không có đề thoại đầu. Tổ Đạt-ma không có đề thoại đầu, Lục tổ Huệ Năng không có đề thoại đầu. Đây chẳng qua là phương tiện do các Thiền sư ở Trung Hoa đời Tống chế ra. Chúng ta học Phật, phải thấy thâm ý sâu xa của pháp tu, đừng mắc kẹt hình thức máy móc.''.
Tại sao HT lại nói người tu tham thoại đầu hiện nay căng thẳng, thác loạn ? HT có ví dụ cụ thể không ? Ai là người mà HT nói là họ tự hào rằng đây là chánh truyền Thiền Tông, Tổ Sư Thiền ? Nếu HT nói không có chứng lý thì vô tình đã ngăn nhưng người có cơ duyên đến với pháp tu Thoại Đầu của Thiền Tông, tức là ngăn người tu , ngăn người ''kiến tánh thành Phật'' rồi, đồng thời HT lại không thực hiện theo lời của Tổ Pháp Loa của Thiền phái Trúc Lâm là ''Phải tham câu thoại đầu''

Công án Niêm Hoa Vi Tiếu sao lại không là 1 dạng của thoại đầu (có thoại nhưng ko có tiếng (vô ngôn) giữa Phật với Ma ha Ca Diếp. Câu nói ''Đem tâm ra ta an cho'' sao không phải là câu Thoại Đầu giữa Bồ Đề Đạt Ma với Huệ Khả ? Ngay cả câu '' Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm'' mà Lục Tổ nghe được khi đón củi cũng được coi là Thoại Đầu rồi. Vì công năng của Thoại Đầu chỉ là để giúp người ta ''kiến tánh''. Tại sao HT coi ''Thoại Đầu'' đơn giản, thậm chí lại nguy hiểm đến vậy !?

Bản thân tôi cũng rất kính trọng HT Thích Thanh Từ, đọc rất nhiều sách của người viết, nghe băng đĩa thuyết giảng của HT. Nhưng tôi thật bất ngờ vào 1 ngày khi đọc Cội Nguồn Thiền Tông lại thấy thầy Thanh Từ ca ngợi Tham Thoại Đầu rồi ngay sau đó lại chê bai pháp tu Thoại Đầu của Thiền Tông. Tôi liền đọc lại nhưng bài HT nói , đặc biệt là bài ''Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20'' thì có thắc mắc như vậy. Tôi thấy diễn đần có nhiều thiện tri thức Phật giáo nên đem chia sẻ mong được quý vị chỉ giáo !

Đa tạ quý vị !
trieu_chau


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thắc Mắc Về ''THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 ''

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Sách đó của Ht Thanh Từ viết thì chắc chỉ có Hòa thượng Thanh Từ mới có thể trả lời chính xác về câu hỏi của bạn. Ở đây có nhiệt tình trả lời cho bạn thì cũng chỉ là ý của ở đây, chắc gì đã đúng ý mà hòa thuợng muốn nói. Vì thế có lẽ bạn nên gởi thơ hoặc lên Đà lạt gặp cho được Hòa thượng và hỏi những chuyện đó thôi ... kinhle


TieuBangHo
Bài viết: 80
Ngày: 19/08/08 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: PHUCDUONGTINHXA

Re: Thắc Mắc Về ''THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 ''

Bài viết chưa xem gửi bởi TieuBangHo »

Thanh Từ là Thanh Từ
trieu_chau là trieu_chau.
Đối cảnh vô tâm
Suốt thông pháp Một
Muôn Pháp còn lại bằng không
Thiện tri thức quán duyên
Năm ba thánh thành kẻ dửng dưng
Trần cấu chấp lời
Chỉ tay đầm sâu vọng nguyệt?...
Trân trọng.


Tam giáo đồng nguyên
Tâm vong giác liễu tri
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thắc Mắc Về ''THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 ''

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính ĐH Trieu Chau :D

Tôi đồng ý với cách lí giãi cũa ĐH CHT. ĐH nên gỡi thơ lên Thiền Viên. Trúc Lâm ỡ Đà Lat. đễ hõi trưc. tiếp thì tốt hơn. Nếu hõi ỡ đây thì tôi nghĩ đa số chĩ đoán Đông, đoán Tây, mà thôi..... :D

Tôi không phãi đê. tữ HT Thanh Từ nhưng đoc. lich. sữ các thiền sư Trung Hoa do HT Thanh Từ viết có đoan. rất hay nên chia xẽ với quý ĐH đây... kinhle :D

Có vị Sa Môn ở huyện Truyền Pháp hiệu Đạo Nhất, hằng ngày ngồi thiền. Thiền sư Nam Nhac. biết đó là pháp khí (người hữu ích trong Phật pháp) bèn đi đến hỏi: “Đại đức ngồi thiền để làm gì?” Đạo Nhất thưa: “Để làm Phật.” Sau đó sư lấy một cục gạch đến trên hòn đá ở trước am Đạo Nhất ngồi mài. Đạo Nhất thấy lạ hỏi: “Thầy mài gạch để làm gì?” Sư đáp: “Mài để làm gương.” Đạo Nhất nói: “Mài gạch đâu có thể thành gương được?” Sư hỏi lại: “Ngồi thiền đâu có thể thành Phật được?” Đạo Nhất hỏi: “Vậy làm thế nào mới phải?” Sư nói: “Như trâu kéo xe, nếu xe không đi, thì đánh xe là phải hay đánh trâu là phải?” Đạo Nhất lặng thinh, sư nói tiếp: “Ngươi học ngồi thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền, thiền không phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật không có tướng nhất định, đối pháp không trụ, chẳng nên thủ xả. Ngươi nếu ngồi Phật, tức là giết Phật, nếu chấp tướng ngồi, chẳng đạt ý kia.”
Đai. khái, theo ý tôi Thiền Sư Nam Nhac. nói với Mã Tỗ Đao. Nhất rằng thiền tông tuy lấy thiền làm chũ lưc. nhưng vẫn nên hoc. kinh (giáo môn)-mấy câu thoai. đầu chĩ là phương tiên., tuyêt. đối không nên chấp làm cứu cánh. Xin hiễu đây chĩ là cái hiễu phiến diên. cũa tôi.

Theo như câu trong PG Trung Hoa có nói "Thiền đinh. mà không sinh trí tuê. chĩ là thứ thiền đinh. cũa gỗ đá. Tu mà không hoc. thì là tu mù".

Câu thoai. đầu theo ý tôi thì chĩ là phương tiên. cho viêc. hoc. thiền chứ không phãi là cứu cánh. Câu thoai. đầu do các thiền sư TQ giao cho thiền sinh thì cũng giống chú cũa Mât. Tông, chũ yếu đễ côt. chăt. thân khẫu ý và đừng lúc nào rời chánh niêm. Tuy không phãi đê. tữ HT Thanh Từ nhưng tôi hoàn toàn đồng ý cách giãi thích cũa HT về câu thoai. đầu (đừng ket. vào văn tư. như "Con chó có Phât. tánh không?" hay là "Tiếng vỗ cũa môt. bàn tay", etc....HT Thanh Từ nói cái này tôi thấy đúng vì tôi biết nhiều thiền viên. ỡ Mỹ bi. ket. vào phương tiên. rất, rất nhiều, làm trình đô. thiền sinh dẫm chân tai. chỗ, nhất là các thiền viên. chuyên về phái thiền Tào Đông. cũa Nhât nên HT nói câu thoai. đầu đúng là cũng có cái bất lơi. cũa nó!!!

Xin ĐH bõ qua nếu tôi nói có gì sai.... :D

Chúc an lac...
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 26/05/09 23:38 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thắc Mắc Về ''THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 ''

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH CHT nên hoc. HT Thanh Từ nên nói thẵng phá chấp nhiều hơn đê.... :D

Chúc an lac... kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thắc Mắc Về ''THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 ''

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Nam mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.

Đê. tữ xin sám hối với Đức Phât.

Thiêt. bây. ba., tui lai. bi. "binh. hôi miêng." nữa rồi... :D :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thắc Mắc Về ''THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 ''

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hieule đã viết:ĐH CHT nên hoc. HT Thanh Từ nên nói thẵng phá chấp nhiều hơn đê.... :D

Chúc an lac... kinhle
Đến với một vị thầy là để HỌC PHÁP phá chấp cho chính mình. Còn DỤNG tiếp người là từ nơi hong ngực mình mà lưu xuất, không thể bắc chước... Đó là vì duyên của mình không phải là duyên của thầy. Chúng sinh của mình cũng không phải là chúng sinh của thầy. PHẢI LÀ LỰC CỦA MÌNH, CƠ CỦA MÌNH. Lực của mình đã có thì tự mình có cơ tiếp người. Sao phải đi nhai lại những thứ của Thầy? Vã lại hok phải khi nào hòa thượng cũng nói thẳng và phá thẳng ... Cái gì cần nói thì nói. Cái gì không cần nói thì hok nên nói.

Với HT thì đó là một câu trả lời thẳng lắm rồi. Hok phải sao? Chỉ thẳng lên Hòa thượng thế là ... quá thẳng rồi, quá tắt rồi. :D


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thắc Mắc Về ''THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 ''

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính gữi ĐH CHT... :D

HL có câu hõi cho ĐH CHT :-/

ĐH CHT nghĩ sao khi có nhiều Phât. tữ Thái Lan có phong tuc. xuất gia môt. tuần, hai tuần, mà không xuất gia hết cuôc. đời như thường thấy ỡ VN, Đai. Hàn, Nhât., TQ... :D Theo ĐH CHT vây. thì cái practice này cũa PT Thái Lan là đúng hay không đúng.... :D ;)

Xin nói rõ là HL hông nói tới trường hơp. các vi. sư Thái Lan.... :D

Lai. bi. "binh. hôi miêng." nữa rồi... :D

Kính kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thắc Mắc Về ''THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 ''

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Tôi không nghĩ gì hết ... huống là nói đúng sai. Chuyện đó có gì dính đáng đến tôi mà tôi phải nghĩ ...

Có gan nói thì có gan chịu, có gì mà phải cứ nói "hôi miệng...". Nói ba lần,l mà cả ba lần đều tự cảm thấy "... hôi miệng ..." thế thì thôi đừng nói nữa.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thắc Mắc Về ''THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 ''

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính ĐH CHT :D kinhle

HL nói chơi với ĐH CHT thôi....hoàn toàn không có ý khác. kinhle :D

Nếu có nói gì sai. Xin ĐH bõ qua cho... kinhle kinhle kinhle

Chúc ĐH CHT an lac. kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Tâm Huệ
Bài viết: 32
Ngày: 21/05/09 19:06
Giới tính: Nam
Đến từ: Hanoi

Re: Thắc Mắc Về ''THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 ''

Bài viết chưa xem gửi bởi Tâm Huệ »

Tâm Huệ thấy thiền theo kiểu thiền tông này chỉ để lý luận, đối đáp chứ chẳng ích lợi gì.
Chi bằng sống theo Tứ Chánh Cần của Đức Phật
1. Ngăn ác
2. Diệt ác pháp
3. Sanh thiện
4. Tăng trưởng thiện pháp.
Đó là giải thoát và ích lợi ngay liền. Việc học hỏi thì cần có Thiện Hữu tri thức chỉ dạy và triển khai thế nào là ở khả năng thiện xảo của mỗi người.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thắc Mắc Về ''THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 ''

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính ĐH Tâm Huê. :D

Theo tôi thấy thì Thiền tông (Tỗ Sư Thiền) rất thâm sâu và cũng rất hay. Trong sáu vi. tỗ Trung Hoa, có hai người tôi thấy nỗi bât. nhất là Ngũ Tỗ Hoàng Nhẫn và Luc. Tỗ Huê. Năng. Ho. cũng tu theo Thiền Tông mà đắc đao. kinhle

Lai. nữa, mấy vi. vua đời Trần đều đắc đao. nhờ Thiền Tông đó chớ. kinhle

Tùy theo trình đô. mà hoăc. hoc. thiền kiễu Tỗ Sư Thiền cũa Thiền Tông hoăc. hoc. thiền kiễu Như Lai Thiền cũa PG Nguyên Thũy. kinhle

Nhưng xữ dung. 37 phẫm trơ. đao. đễ tu hoc. là môt. điều rất nên....hoàn toàn đồng ý với ĐH =D> :D Cũng giống ĐH tôi tuy rất thích kinh điễn PG Phát Triễn (Kim Cang, Niết Bàn, Pháp Hoa) nhưng về măt. tu chứng tôi lai. rất thích những phương pháp cơ bãn.

Nói hay... tangbong :D

Chúc an lac.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách