CÂY GẬY

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

CÂY GẬY

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CÂY GẬY

Vân Môn đưa cây gậy lên nói :
- Chẳng được nói có, chẳng được nói không, ông gọi nó là cái gì?

Riêng một cây gậy cũng có nhiều quan niệm khác nhau về nó:

Phàm phu : thì thấy cây gậy là có , vì anh ta nhìn thấy nó, cầm được nó , rờ mó nó, ngửi được nó, cắn được nó. Bằng cách dùng các giác quan, anh ta xác nhận là cây gậy này có thật.

Nhị thừa : Những bậc đã phá được chấp ngã , thì lại thấy khác: Mọi hình tướng, sự vật đều do ta cảm nhận được bằng các giác quan. Nay chính ta còn không có thật, thì mọi sự vật làm gì có thật , do đó cây gậy này vốn không thật.

Bồ Tát : Bậc Bồ-Tát biết rằng mọi pháp đều do duyên khởi, đều là giả hợp. Cây gậy kia trước đó là một thân cây. Mà cây này trước đó chỉ là một hạt mầm, hạt mầm này lại từ một cây khác mà ra. Do được các thuận duyên , có được đất, có nước, có hơi ấm có không khí, hạt mầm mới nẩy sanh, và hấp thụ các thành phần kia mà tăng trưởng vậy thì cái cây là do bốn thành phần kia hợp lại mà có. Nó có do nhân duyên hợp lại chứ về bản chất thì nó không thực. vậy thì Cây gậy là “giả có” tức là thấy thì có đó nhưng thực ra là giả. Còn gọi là “đương thể tức không.”

Thiền sư : Cái này là cái gì à ? thì nó là cái gậy. Nhưng cái gậy để làm gì ?
Cái gậy dùng để chống, để dò đường.
Để vịn tay khi qua suối vắng
Để lần về xóm lúc không trăng
Nếu cái khúc cây này nằm dưới đất mãi cho đến ngày mục nát thì cũng chẳng gọi là cái gậy. Gọi là cái gậy phải biết dụng của nó. Mà dụng của nó thì chẳng phải là khúc cây này. Vậy dụng của nó ở chỗ nào?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: CÂY GẬY

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:CÂY GẬY

Vân Môn đưa cây gậy lên nói :
- Chẳng được nói có, chẳng được nói không, ông gọi nó là cái gì?

Riêng một cây gậy cũng có nhiều quan niệm khác nhau về nó:
Phàm phu :
Nhị thừa :
Bồ tát :
Thiền sư : Cái này là cái gì à ? thì nó là cái gậy. Nhưng cái gậy để làm gì ?
Cái gậy dùng để chống, để dò đường.
Để vịn tay khi qua suối vắng
Để lần về xóm lúc trăng lên
Nếu cái khúc cây này nằm dưới đất mãi cho đến ngày mục nát thì cũng chẳng gọi là cái gậy. Gọi là cái gậy phải biết dụng của nó. Mà dụng của nó thì chẳng phải là khúc cây này. Vậy dụng của nó ở chỗ nào?
hi ... hi ... Xin hỏi thiền sư đó là thiền sư nào? Nhất định không phải là Vân Môn rồi. Đã nói "Chẳng được nói có, chẳng được nói không" mà bác phun ra ngợp cả trời đất, không sợ Vân Môn đội mồ sống lại đốt mất cây gậy, như Đạo Huệ đốt Bộ Bích Nham Lục sao?


thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: CÂY GẬY

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Con thì không nhớ, chỉ nhớ có 2 công án liên quan đến chuyện này:
- Thiền sư giơ cây trúc bề lên nói: "Gọi là trúc bề thì chạm, chẳng gọi trúc bề thì trái, ông gọi là gì?"
- Về cây gậy: Thiền sư nói: "Ông có cây gậy ta cho ông cây gậy, ông không có cây gậy ta cướp cây gậy của ông!"

Còn đây là bài kệ của vị Thầy trong đạo tràng Thiền của con, viết 5 ngày trước khi tịch, xin đóng góp cùng quý vị xem chơi, dù không liên quan mấy đến công án này:
"Một cây gậy Thiền
Nối được mạng mạch Tuệ đăng
Là cây gậy Thiền có trí tuệ
Cũng một cây gậy Thiền
Không còn dính mắc
Với gió sương, với tình đời
Gửi lại gió sương vô thường
Đó là cây gậy Thiền"


Thích Tuệ Tâm
Vĩnh bút (20/3/Đinh Hợi)


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÂY GẬY

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Một công án khác:

Một thiền sư thượng đường, đưa lên một cây gậy nói :
- Các ông có một cây gậy, tôi cho các ông một cây, các ông không có cây gậy, tôi đoạt cây gậy của các ông.

Như trên đã nói , Vị thiền sư nọ dùng cây gậy mà không phải để nói về cây gậy, mà dùng cây gậy để làm tỏ cái dụng của tâm .
Cái mà ta dùng để vịn khi qua khe vắng, để lần về xóm lúc không trăng , nhưng không phải là cây gậy , vậy nó là cái gì?

Trong công án này, vị thiền sư nói có vẻ ngược đời “ Ông có cây gậy, tôi cho ông một cây. Ông không có cây gậy, tôi đoạt cây gậy của ông” Đã không có thì đoạt cái gì?
Nhưng nếu hiểu theo nghĩa là cái dụng của tâm thì mọi sự sáng tỏ.
Nếu ông đã biết cái có thể dụng được cây gậy, thì tôi cho ông cây gậy, cho mà không tăng thêm. Còn nếu ông không biết cái dụng được cây gậy thì xem như ông đã mất đi cây gậy. Nhưng mất mà vẫn không tổn giảm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: CÂY GẬY

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Nghe phán nghe : Chẳng có gì dính dáng!

Hi Hi ... dụng thì khi nào chẳng có mà cần tìm dụng? Chúng sanh vì theo dụng quên thể, mới thành "sanh sự sự sanh". Bác thấy rõ hết các dụng của bác rồi đó không phải sao. Thấy rõ thành bàn rõ. Nên thôi, để Thiền khách ngẫm chính hai câu đó. Lâu ngày chày tháng, đóng thành khối ... rồi bùm! Mới thấy "Phật pháp của Hoàng Bá" không nhiều. Cái đó mới có thể giải thích câu "Không đuợc nói có, không được nói không ..." của Vân Môn. Một đường duy nhất, không có đường thứ hai. Kính.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÂY GẬY

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại có một thiền sư đưa cây gậy lên nói
- Chẳng được nói có, chẳng được nói không , nó là cái gì ?
Một vị Tăng bước ra nói :
- Nói có, không là ở hai đầu. Con chẳng rơi vào hai đầu
- Vậy là ở khoảng giữa?
- Ở khỏang giữa cũng là ở hai đầu.
- Mặc dầu biết nói vậy, cũng chưa ra khỏi ba câu.
- Con biết sai sử ba câu
- Sao không nói sớm?

Rơi vào có, không là nhị nguyên, là biên kiến. Nếu người chấp thì nghĩ là mình trung dung nên ở khoảng giữa. Đâu biết rằng có hai đầu mới có khoảng giữa, nếu không có hai đầu thì làm gì có khoảng giữa, cho nên chấp khoảng giữa cũng là nhị nguyên, hai đầu.
Vị Tăng mặc dầu biết rằng chấp khoảng giữa cũng là chấp hai đầu nhưng chưa chắc đã Triệt ngộ , vì thế Thiền sư nói “Biết cũng chưa ra khỏi ba câu”. Nhưng vị Tăng này thực là người đã chứng đắc, không còn bị nhị nguyên ràng buôc nữa nên trả lời “ Con sai sử đước ba câu” dĩ nhiên là thoát khỏi sự ràng buộc của ba câu thì mới sai sử được nó chứ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: CÂY GẬY

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Đúng là bác Bình!


TieuBangHo
Bài viết: 80
Ngày: 19/08/08 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: PHUCDUONGTINHXA

Re: CÂY GẬY

Bài viết chưa xem gửi bởi TieuBangHo »

"Một cây gậy Thiền
Nối được mạng mạch Tuệ đăng
Là cây gậy Thiền có trí tuệ
Cũng một cây gậy Thiền
Không còn dính mắc
Với gió sương, với tình đời
Gửi lại gió sương vô thường
Đó là cây gậy Thiền"

Thích Tuệ Tâm
Vĩnh bút (20/3/Đinh Hợi)


Xin được tham vấn chư huynh-tỷ bởi "Cây gậy" của Tuệ Trung Thượng sỹ:
"Ngày ngày nương tay gậy rong chơi
Rồng cọp ẩn hình sức mấy mươi
Giương lên, núi đổ sông cồn nát
Quơ ngang kinh nỗi nhật nguyệt bơi
Ba thước Song Lâm đâu chẳng có
Sáu khoen Địa Tạng khó tìm nơi
Dẫu cho thế đạo gai chông lắm
Trập trùng Lão nạp chẳng có ngơi".
Cây gậy ấy, Tâm vương ấy giúp cho Hành giả trên con đường cầu Như Lai tạng thức trong bản thân trần cấu của minh. Tám vạn bốn ngàn Pháp Phật, Tám vạn bốn ngàn kinh Phật cũng chưa hẳn giúp hành giả tìm thấy "Bản lai vô nhất vật" của cây gậy này! Khả cầu bản lai diện mục của gậy này ử Thượng sỹ cũng đã từng nhắc nhở, pháp đó, chẳng khác chi giữa ngọ trống báo canh ba (nửa đêm); như đất Tân la (Triều Tiên) đêm giữa lúc mặt trời hồng!


Tam giáo đồng nguyên
Tâm vong giác liễu tri
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÂY GẬY

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Các Tổ thiền tông nói :
" Trong một câu phải đủ cả ba câu"
Thế nào là ba câu ?
1 - là phải hợp cơ, trả lời đúng vào câu hỏi .
2 - là nghĩa phải có tính tổng quát, bao hàm.
3 - là phải cắt đứt mọi suy nghĩ, nói năng.

Ví dụ như cư sĩ Bàng Uẩn hỏi Mã Tổ
- Thế nào là đại ý Phật pháp ?
Tổ trả lời
- Chừng nào ông uống một hớp cạn sông Giang Tây, tôi sẽ bảo cho ông biết.

Thiệt là hết suy luận. Nhưng nhờ vậy mà cư sĩ trực ngộ (không dựa trên suy luận).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
kevodanh
Bài viết: 124
Ngày: 23/03/09 03:32
Giới tính: Nữ
Đến từ: hcm

Re: CÂY GẬY

Bài viết chưa xem gửi bởi kevodanh »

Binh dẹp cái biết của mình đi,chớ dẫn dụ chúng sanh như vậy.
Ông post lên diễn đàn kinh,sách hay ngữ lục thì hay hơn.Nhưng quan trọng là ông công phu tinh tấn,chớ đọc sách,hỏi đạo chi nhiều mà làm sở tri chướng.Không thì cái biết quá nhiều làm bít đường Ngộ là uổn cả 1 đời.
Còn Cây gậy nếu tôi không nói mà đem đi đốt thì là cái gì.Mà có cái gì nữa cho ông hỏi có hay kkhông ở đây.


nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: CÂY GẬY

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

Cho mượn cái lửa !
kinhle

Ăn mà không tiêu thì chướng !
Còn tiêu thì diệu dụng vô cùng.

___()___


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
TieuBangHo
Bài viết: 80
Ngày: 19/08/08 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: PHUCDUONGTINHXA

Re: CÂY GẬY

Bài viết chưa xem gửi bởi TieuBangHo »

Ngôn NGOẠI
Thân NGOẠI
Tâm NGOẠI
lúc lắc NGOẠI
Tứ nghi NGOẠI
Tứ đại NGOẠI
Hữu NGOẠI
Không hữu NGOẠI
Không không NGOẠI
Ngoại NGOẠI
Ai hay vác cây gậy tức lật
NGOẠI! cafene


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]35 khách