HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

I. Dẫn nhập :

Mỗi khi cùng bạn bè thảo luận về vấn đề Phật giáo, đa số các bạn đều cho rằng, Phật giáo là một học thuyết mê tín dị đoạn, thờ thần, không khoa học, hoặc tác dụng của Phật giáo chẳng qua cũng chỉ là “khuyên người hướng thiện” mà thôi, vì thế không thật sự cần thiết phải quan tâm. Cũng có người công nhận lý luận của Phật giáo cao siêu, nhưng không thể vận dụng, khó kết hợp với hiện thực cuộc sống của con người, chỉ là lý luận suông, vô bổ cho cuộc sống, hà tất phải học. Một số người khác, họ từng tốn nhiều thời gian, dầy công nghiên cứu Phật giáo, họ thừa nhận giáo lý Phật giáo sâu rộng cao siêu, nhưng vì không thể lý giải, thấu hiểu chân lý căn bản trong Phật giáo, không xây dựng được cho chính họ một lòng tin chân chính, cho nên cũng không thể vận dụng và nhìn thấy lợi ích của Phật pháp trong thực tiễn cuộc sống.
Số người như vậy đã có một cách nhìn thiếu chính xác đối với Phật giáo. Cần phải biết, Phật giáo đã lưu truyền trên thế giới hơn 2500 năm, và gần đây, Liên Hiệp Quốc cũng đã công nhận Phật giáo là một tôn giáo lớn trong cộng đồng thế giới, công nhận ngày Vesak kỷ niệm 3 ngày lễ lớn của Đức Phật Đà. Như vậy, nhất định Phật giáo phải có giá trị đặc thù. Nếu chỉ có hình thức thắp nhang bái lạy, tụng kinh niệm Phật như bề ngoài nhiều người thường thấy, thì chắc chắn Phật giáo đã bị đào thải từ lâu. Vì thế chúng ta không thể dựa vào hình thức bên ngoài mà đánh giá Phật giáo một cách thiển cận như thế, cũng không thể chỉ xem qua một vài cuốn kinh hay lý luận về Phật giáo mà đã vội vã kết luật Phật giáo xa rời thực tiển cuộc sống.
Khi chúng ta nghiên cứu, đánh giá một vấn đề, điều kiêng kỵ nhất là dựa vào bề mặt, hoặc mang tính chủ quan, hơn nữa, đây không phải là thái độ của một người sống trong thế giới khoa học. Đối với Phật giáo, nếu chúng ta chưa từng nghiên cứu một cách tỉ mỉ, khách quan, toàn diện, mà chỉ kết luận một cách mù quán và chủ quan, thì không bao giờ thưởng thức được Pháp vị vô thượng của Phật giáo.
Vì thế, chúng tôi cảm thấy, cần thiết phải giới thiệu trọng tâm vấn đề “Học Phật” bằng một hình thức phổ thông, để mọi người cùng hiểu, học Phật không phải là một vấn đề mê tín dị đoạn, hơn nữa, còn là một vấn đề có liên quan mật thiết với cuộc sống con người, và là chân lý cơ bản của vũ trụ nhân sinh.
Sửa lần cuối bởi nhao minh vào ngày 06/06/09 19:19 với 1 lần sửa.


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

II. Vũ trụ nhân sinh là gì ? Phải hiểu vũ trụ nhân sinh như thế nào ?

Học Phật là việc như thế nào ? Muốn hiểu rõ vấn đề này, đầu tiên chúng ta phải hiểu vũ trụ nhân sinh là gì ?
Gần đây, khi đánh giá một con người, hoặc về hoạt động của một con người, chúng ta đều dựa trên cơ sở kinh tế; đánh giá hoạt động chính trị, luật pháp, thậm chí đến hoạt động văn hóa, nghệ thuật, chúng ta đều đánh giá thành quả của vấn đề, sự việc dựa trên thu hoạch kinh tế, hoặc đảm bảo phát triển kinh tế. Nói một cách đơn giản, cuộc sống xã hội của con người đã dựa trên cơ sở kinh tế và vật chất. Nhưng cuộc sống con người không phải chỉ có vật chất. Nếu chỉ có cuộc sống vật chất, thì cuộc sống của con người còn có giá trị và ý nghĩa gì nữa ?
Làm sao để cuộc sống của con người có niềm vui ? có hạnh phúc ? con người đến từ đâu ? sau khi chết đi về đâu ? cái “tôi” đây là ai ? con người và sự vật liên quan như thế nào ? tư tưởng quyết định hành động hay hành động quyết định tư tưởng ? v.v… những vấn đề như thế, chắc chắn mỗi một chúng ta cũng từng tự hỏi, nhưng có bao nhiêu người có câu trả lời thích đáng ?

(1) Nghiên cứu về hiện tượng sự vật :

Sự vật trong vũ trụ, bao gồm tất cả hiện tượng vật chất khách quan và hiện tượng tư tưởng chủ quan; Từ vi tế đến vĩ mô, từ sinh vật đơn bào, tế bào đơn giản có sự sống cho đến động vật, con người phức tạp; Từ cảm nhận đến nhận thức; những hiện tượng và vật thể có thể gọi tên hoặc không thể gọi tên; Tất cả đều đang vận động, luân chuyển, sinh diệt, thay đổi từng sát na (một đơn vị thời gian nhỏ hơn giây). Những hiện thực chúng ta nhìn thấy, tiếp xúc được trong thực tại, chẳng qua chỉ là một biểu hiện trong khoảng thời gian một sát na đó, có thể nói là một sự hòa hợp từ sự thay đổi của quá khứ. Đồng thời, trong quá trình thay đổi phức tạp của sự vật và hiện tượng, mỗi một sự vật và hiện tượng, trong lúc sinh diệt thay thế nhau, đều có quan hệ ảnh hưởng tương tức và nhân quả giữa sự vật và hiện tượng bên ngoài cá thể sự vật và hiện tượng đó.
Quy luật liên quan tương tức và nhân quả lẫn nhau giữa hiện tượng và vạn vật trong vũ trụ như thế, trong Phật pháp gọi là “nhân duyên sanh”. Đã là nhân duyên sanh, thì không thể không có biến hóa thay đổi, cũng không thể không bại hoại tan rã. Cho nên, thế giới đã có “thành, trụ, hoại, không”, động vật có “sinh, lão, bệnh, tử”, tư tưởng có “sinh, trụ, dị, diệt” (trong đó “trụ” là trạng thái tư tưởng phát triển theo hướng thích ứng lẫn nhau, “dị” là phát triển theo hướng mẫu thuẩn lẫn nhau). Quá trình này, trong Phật pháp gọi chung là “chư hành vô thường” --- Như vậy, “hành” chính là tạo tác và chuyển hóa, “hành” đã không thể là thường hằng bất biến, cho nên là “vô thường”. Từ đó có thể hiểu, mọi hiện tượng và vạn vật do nhân duyên sanh đều là vô thường, là có mặt tạm thời, trong Phật pháp gọi là “hư vọng”, không thực. “Kinh Kim Cang” đã nói : “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”, “tướng” là hiện tượng, hiện trạng chúng ta cảm nhận tức thời trong sát na đó. Cần phải hiểu rõ “tướng hư vọng” không phải là không có, “tướng” đó đang tồn tại một cách khách quan, đang chịu ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, và sinh diệt liên tục không gián đoạn, cho nên chúng ta phải biết, Phật pháp chỉ nói “biến diệt”, hoàn toàn không nói “đoạn diệt”, Kinh Kim Cang cũng nói rất rõ : “Ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng” (trong Phật pháp, không nói tướng đoạn diệt), tính trạng vận động, biến đổi vô thủy vô chung, sinh diệt liên tục không ngừng, quan hệ tương tức nhân quả như thế, chính là chân lý của tất cả hiện tượng vạn vật trong vũ trụ và nhân sinh.

(2) Dòng chảy của cuộc sống

Hiện tượng vận động, hành động trong cuộc sống, và vận động tư tưởng của giới hữu tình sinh diệt bất tận đã hình thành một lực lượng, gọi là “nghiệp lực”, lực lượng này dựa vào vật chất hoặc tinh thần, theo luật tương tức nhân quả, “nghiệp” hình thành một dòng chảy bất tận trong cuộc sống, chuyển động tuần hoàn trong thế giới hữu tình, giống như chuyển động của một chiếc bánh xe, trong Phật pháp gọi là “vòng luân hồi”. Đồng thời, do nhân tố cấu thành nghiệp lực phức tạp khác nhau, hình thành những hiện tượng “lục đạo”, luân hồi triền miên như “thiên, nhân, a-tu-la, quỷ, địa ngục, súc sanh”.
Trong Phật pháp, điều khó thuyết phục con người nhất, cũng chính là vấn đề luân hồi này.
Khi chúng ta tập trung chú ý, nhìn vào cuộc sống của một số người : không phải họ không có sức khỏe, nhưng họ đã có cái tật (nghiệp) ngủ ngày, để rồi ban đem không thể ngủ được. Tôi đã gặp một người sống trong gia đìh không phải là nghèo khó, có cha mẹ, anh em, nhưng người đó lại thích giành ăn những đồ thừa thải trong các tiệm ăn vào ban đêm, cuốc sống trước mắt của họ như súc sinh, lý ra chính họ có thể thay đổi cuộc sống của mình, nhưng họ không chịu thay đổi. Một số người giàu lên mà chính họ cũng không biết tại sao, còn một số người có tài mà mãi sống trong hoàn cảnh khó khăn, luôn đối diện với đói khát, lận đận suốt ngày, như hiện thân của loài trời hoặc ngạ quỷ. Một số khác lại hay nổi nóng bất thường, hay kiện tụng, dù thuận lợi hay khó khăn cũng thích oán người trách trời, như hiện thân của a tu la. Có người lúc trẻ hay làm điều ác, bất hiếu với cha mẹ, để rồi những ngày cuối đời chịu một số phận đói khát, bị con cái ruồng bỏ. v.v… Họ chính là những hình ảnh và hiện tượng “lục đạo luân hồi” ngay trên hiện thực của cõi đời này. Phật giáo dạy chúng ta “chuyển nghiệp”, có thể thay đổi số phận và làm chủ số phận, Phật giáo trao lại quyền làm chủ cho bản thân mình, trong đó, tu tâm - làm chủ chính mình là một điều kiện cần thiết, mà chỉ có con người là có điều kiện thuận lợi nhất.
Ở trên là hiện tượng luân hồi ngay trong thời gian xác thân còn sống. Còn luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác, các nhà khoa học cũng đang cố gắng tìm hiểu, chứng minh từ những sự thật hiển nhiên về hiện tượng tái sanh của các vị Lạt Ma Tây Tạng, và các hiện tượng thần đồng.
Thật ra, những sự việc chúng ta chưa biết, hoặc biết mà chưa thể chứng minh còn rất nhiều, những điều chúng ta đã biết còn rất giới hạn. Thời đại ngay nay, khi có thể chứng minh, khoa học đã chứng minh nhiều điều đúng đắn trong Phật pháp, nhưng vẫn chưa thể nào chứng minh một điều nào trong Phật pháp là sai, là huyễn. Những lời dạy của đức Phật càng sáng tỏ khi khoa học càng tiến bộ.
Đối với vũ trụ - thời gian và không gian - là vô cùng, vô thủy vô chung, vô lượng vô biên. Trước đây, con người còn nghi ngờ về “Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới”, nhưng khoa học ngày nay đã khám phá sự rộng lớn bất tận của dãy ngân hà, vẫn không thể xác định được giới hạn của vũ trụ, và chắc chắn sẽ không bao giờ xác định được cho dù là một con số vô lượng vô biên. Chỉ tính riêng về dãy ngân hà, đường kính 100.000 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng dài khoảng 10 nghìn tỷ km), thì trái đất của chúng ta đang sống, chẳng qua cũng chỉ là một hạt bụi, ngoài dãy ngân hà có trái đất của chúng ta đang sống, trong vũ trụ còn có biết bao dãy ngân hà khác.
Trong vô ngần thiên thể, chắc chắn sẽ có những sinh vật khác, một loài hữu tình khác đang tồn tại. Các nhà thiên văn đang khoanh vùng 123 hệ hành tinh trong chu vi 85 năm ánh sáng xung quanh thái dương hệ, suy đoán rằng phải có những sinh vật cấp cao đang sống trong đó. Điều này cũng nói rõ, trong vũ trụ, còn tồn tại rất nhiều lĩnh vực chúng ta chưa đủ khả năng nhận biết, ánh mắt và tầm nhìn của chúng ta chưa thể rời khỏi thế giới này, cũng giống như đang đeo trên cặp mắt một cặp kính màu, chỉ nhìn thấy một màu nào đó, còn tưởng rằng điều đang nhìn thấy là sự thật.

(3) Tôi là ai ?

Con người là chủ thể của thế giới này, vì thế không thể không nói đến con người. Thân thể con người là vật chất, nhưng con người là một loại vật chất có cảm giác. Nói một cách khác, con người là một thể tổng hợp giữa hiện tượng vật chất và và hiện tượng tinh thần. Trong tình trạng như vậy, chúng ta thật sự không thể nào xác định được một cái tôi thật sự. Nếu nói thể xác là tôi, thể xác do tổng hợp của các tế bào, phân tích thể xác, lại thấy thể xác hợp thành từ nhiều nguyên tố hydro, oxy, sắc, than, caxin, natri, … chắc chắn chúng ta không thể nói mỗi nguyên tố đều là tôi, làm sao có nhiều cái tôi như thế ?
Nếu nói “tư tưởng - suy nghĩ” là tôi, thì tư tưởng đang thay đổi không cùng, trong giây phút đã sai lệch và khác nhau. Nếu nói suy nghĩ trước là tôi, thì suy nghĩ đó đã thành quá khứ, suy nghĩ sau là tôi, thì suy nghĩ sau chưa xuất hiện, suy nghĩ bây giờ là tôi, thì cái bây giờ đó tồn tại được bao lâu ? chỉ trong sát na đã thay đổi. Vì thế trong 3 thời quá khứ, hiện tại, và vị lai cũng không thể xác định được một cái “tôi” thật sự.
Cũng như trong thiền thoại, bà cụ bán điểm tâm đã hỏi nhà sư : Trong tâm quá khứ, tâm hiện tại, và tâm vị lai, tâm nào là tâm của thầy ? Tìm kiếm cái tôi trong tâm (tư tưởng - suy nghĩ) không thể có, thế thì cái tôi ở đâu ?
Hơn nữa, tâm trạng thay đổi, lúc vui, lúc buồn, lúc sân, lúc si, khi cái tôi biết vui, thì cái tôi biết buồn ở đâu ? tương tự, khi cái tôi đang buồn, thì cái tôi biết vui ở đâu ? Cho nên, trong Phật pháp đã nói : “Chư Pháp Vô Ngã”. Chư pháp là từ chỉ mọi hiện tượng vật chất và tinh thần, trong tất cả hiện tượng đó, cho dù chúng ta tìm cầu “cái tôi” như thế nào, cũng không thề tìm thấy được “cái tôi”.

(4) Hoặc, nghiệp, khổ :

Tất cả sự vật và sự việc trong thế gian đều là một giả tướng sinh diệt (biến diệt) không ngừng, điều đáng tiếc là, vì con người có thói quen chủ quan, chấp trước, không chịu xem xét vấn đề thực tế một cách khách quan, cho nên đã không thể hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, đồng thời nhận lầm cái thân giả tướng này là tôi, từ đó đã phát sinh những mê hoặc như : tham, si, kiến, mạn, xem tất cả thân thể, gia đình, sự việc, sự vật là của tôi (ngã sở), khi trông ra ngoài thì bị mê hoặc bởi cảnh tướng, suy nghĩ bên trong thì bị mê hoặc bởi kiến chấp, cho nên chánh tà lẫn lộn, biến trắng thành đen, bám lấy phi ngã. Từ mê hoặc đó sinh ra một nhu cầu thúc đẩy hoạt động của thân, ý, miệng. Trong Phật pháp, năng lực sinh ra từ nhu cầu đó gọi là “nghiệp lực”.
Đầu tiên, nghiệp lực thay đổi theo ngoại cảnh, do từ thói quen và huân tập lâu ngày, năng lực sẽ mạnh dần lên, năng lực sau luôn mạnh hơn năng lực trước, nhu cầu sau cũng tăng lên mạnh hơn nhu cầu trước, cái tôi đã trở thành bị động mà bản thân không hề hay biết, từ đó, nghiệp lực làm chủ con người, sinh ra phiền não, đau khổ, và không thể nào ngừng lại được.
Nói đến khổ, không tránh khỏi làm cho chúng ta có nhiều cảm xúc. Thân thể, hoàn cảnh, trí khôn của từng người tuy có nhiều khác nhau sai biệt, nhưng cảm giác về “khổ” lại rất giống nhau. Có người đau khổ vì người thân ly tán, yêu nhau không thể ở gần nhau; có người đau khổ vì phải ở chung nhưng không hợp tính nhau, anh em bất hòa, vợ chồng thiếu hạnh phúc; có người đau khổ vì không đạt được nguyện vọng mong muốn, luôn gặp khó khăn trắc trở, không việc nào thành công; có người đau khổ vì bệnh tật luôn bám theo người, đói khát nghèo khó; có người đau khổ vì công việc căng thẳng, ăn không ngon, ngủ không yên, lo lắng đến ốm người, thậm chí sinh ra bệnh tâm thần. Trong hành trình vài chục năm của một đời người trên thế giới này, không giờ nào không sống trong phiền não.
“Kinh Pháp Hoa” dạy : “Tam giới không yên, như sống trong nhà lửa, nhiều loại đau khổ vây quanh, thật đáng e sợ.” Đương nhiên, cũng có người cho rằng “tôi không có khổ”. Thật ra là họ quen sống trong đau khổ nên không cảm giác được sự khổ, cũng giống như quen ăn ớt cay, thiếu vị cay không còn cảm thấy ngon miệng. Thực tế thì họ cũng đang bị đau khổ rình rập, huống hồ thế sự vô thường, thân thể không giữ mãi được, trước mắt con người còn đang tồn tại cái khổ “sinh tử”.
Khổ là một cảm giác trong tự tâm, được sinh ra từ tâm tạo tác phân biệt. Ví dụ như trong lòng không oán trách, không ghét bỏ, thì sẽ không có sự đau khổ của oán hận ganh ghét; trong lòng không tham luyến, thì sẽ không có sự khổ vì luyến ái thất tình; cho đến việc tâm không tạo nghiệp, thì sẽ không có sự khổ của sinh tử luân hồi. Đau khổ có từ tạo tác phân biệt, vừa đến từ mê hoặc thiếu giác ngộ, trong nhân quả gọi là “do hoặc tạo nghiệp, vì nghiệp chịu khổ”.
Quan điểm đầu tiên trong Phật pháp là dạy chúng ta phải biết khổ, rồi dùng tinh thần kiên quyết, nghị lực, tích cực phấn chấn để phá vỡ cố chấp, thành kiến, chủ quan, sai lầm đối với tất cả mọi hiện tượng của sự vật và sự việc, chuyển đau khổ thành an lạc, chuyển phiền não thành Bồ Đề, đồng thời mở rộng lòng, xây dựng sự nghiệp lợi mình và lợi người, phục vụ mọi người, mọi chúng sanh, làm tăng giá trị cuộc sống, và để cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn.
Từ đó, chúng ta sẽ thấy, Phật giáo đồng nhất vũ trụ quan và nhân sinh quan. Đồng thời, vũ trụ quan và nhân sinh quan của Phật giáo rất linh hoạt, tích cực, bình đẳng và viên mãn.


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

III. Mấu chốt quan trọng trong học Phật : nhận thức tâm tánh

Chúng ta học Phật , tìm hiểu Phật pháp, thì không thể không nhắc đến một vấn đề cơ bản trong Phật pháp là “tâm” và “tánh”. “tâm” và “tánh” là một vấn đề được tranh luận rất nhiều. Như : Khổng tử chủ trương “tánh tương cận, tập tương viễn” (lúc sinh ra tánh không chênh lệch nhiều, nhưng do tập khí từng người, nên càng ngày càng có sự chênh lệch lớn hơn). Mạnh tử thì chủ trương tánh thiện : “Nhân vô hữu bất thiện, thủy vô hữu bất hạ” (Người không ai không có lòng thiện, nước không thể không chảy xuống). Còn Tuân tử chủ trương tánh vốn là ác, cho rằng “Nhân chi tánh ác, kỳ thiện giã ngụy dã.”(Tánh người vốn ác, người thiện là giả, là ngụy trang).
Còn một số học phái nhà Nho như Tống, Trình, Chu, thì tuyên dương lý học, cho rằng “Thiên hạ chi vật giai năng cùng, chỉ thị nhất lý”. Họ thường trích lấy nghĩa lý của Phật giáo, để nâng cao học thuyết của mình, nhưng không tránh được đoạn chương thủ nghĩa, triển khai không đầy đủ, hoặc chấp sự bỏ lý, cho nên đã có nhiều sơ hở.
Một số nhà triết học, tâm lý học khác, đã dùng phương thức quy nạp, diễn dịch, nội tỉnh, quan sát, suy lý v.v… Nhưng kết luật của họ cũng chỉ đạt đến chỗ “tâm” mà thôi. Hơn nữa, có khi cũng chưa kết luận rõ ràng rành mạch về “tâm”, chưa ra khỏi phạm trù của ý thức thứ 6, còn đối với vấn đề “tánh”, càng chưa hề triển khai. Trong lý luận của họ, có khi vì sai lệch một chữ, đã làm đảo lộn hết tất cả luật thuyết. Nhà khoa học nghiên cứu về vật chất, chú trọng thực nghiệm, nhưng lại chưa có phương pháp thực nghiệm hữu hiệu đối với “tâm” và “tánh”, chỉ dựa vào suy đoán, đến nay vẫn chưa có một kết luận có sức thuyết phục, cho nên “tâm” và “tánh” cũng còn là vấn đề tồn tại và nghi ngờ mà thôi.
Trong sự thay đổi và biến động của cuộc sống, không có một vấn đề nào không liên quan mật thiết đến tư tưởng và ý thức, cho nên tâm lý học vẫn là cương lĩnh trong nhân sinh học, trong đó, tham khảo nghiên cứu và việc học về “minh tâm kiến tánh”, càng giúp cho con người biết được bản tánh của mình, càng là điều căn bản trong tất cả học vấn và cách sống của con người. Cũng giống như cần vốn để kinh doanh, hoặc giống như người nội trợ cần có đầy đủ năng lượng nhiên liệu than củi để lo cho cuộc sống cơm áo gạo tiền trong gia đình. Nếu không rõ “tâm - tánh”, thì cũng như người mù sờ voi, luôn luôn bị rơi vào sai lầm chủ quan mà không tự nhận thức được.

(1) Giải thích về “tánh” :
“Tâm” và “Tánh” vốn không khác biệt, nhưng chỉ khác nhau vì chân - vọng, động - tĩnh, hôn mê - rõ ràng. Vì vậy “tánh” chính là “tâm” trước khi vọng động (suy nghĩ, suy xét, nhìn, nghe, …).
Trong ứng dụng, hai chữ “tâm” và “tánh” thường dùng chung. “Tánh” là bản tánh, cũng gọi là “không tánh”, “tự tánh”, “chân tâm”, “chân như”, “thật tướng”, “bản lai diện mục”, v.v… được ví như nước. Còn “tâm” là “tâm niệm”, cũng gọi là “vọng tâm”, “huyễn tâm”, bao gồm tất cả hiện tượng tư tưởng như cảm nhận, tưởng tượng, tư duy, nhận thức, v.v… Ví như sóng.
Khi nói về phương diện thể chất, thì nước và sóng vốn không khác nhau, đều có tính ẩm ướt, nhưng về phương diện tướng (sự thấy) và dụng, thì nước yên tỉnh, còn sóng thì đang chao động. Sóng đang chao động thì sẽ hỗn loạn, còn nước tĩnh lặng thì trăng hiện, như vậy đã có phần khác nhau. Cho nên, Phật pháp đã nói, “tâm” và “tánh” bất nhất bất dị, không phải là một cũng không phải là sai khác.
Đối với “tâm”, con người dễ cảm thấy và dễ lý giải. Vì suốt ngày, “tâm” đều ở trong trạng thái chao động, không nghĩ tưởng đến thứ này, thì sẽ nghĩ tưởng đến thứ khác; Còn “tánh” thì khó thấy, cũng giống như một chén nước đầy đang ở trong trạng thái tĩnh lặng, thiếu chú ý thì cho là không có nước, nên nhiều người đã không thừa nhận có phần “tánh” trong con người. Nếu so sánh với nguồn nước, khi gió yên sóng lặng, có phải cả nước cũng không còn ? Hiểu vậy thì không khó khăn trong lý giải để nhận thấy phần “tánh”.
Rốt cuộc “tánh” là cái gì ?
Từ ví dụ sóng và nước đã nói ở trên, thì chúng ta có thể hiểu : “tánh” là cội nguồn, là giá thể cho tất cả động niệm của “tâm”. Có người cho rằng, tư duy là tác dụng của não, là công năng của chất xám, một loại tế bào thần kinh. Có người lại cho rằng hiện tượng tư duy là biểu hiện của hoạt động thần kinh cao cấp.
Nhưng khi đặt câu hỏi như trong bài “đạo lý của đức Phật Thích Ca Mâu Ni” đăng tải trong tạp chí “Tin Giác Ngộ - kỳ 74” :
“Vô số hình bóng về sự việc đã xảy ra trong cuộc đời của con người được tàng trữ ở đâu ? Do mỗi tế bào lưu giữ một chổi hình bóng của một sự việc, hay nhiều tế bào cùng lưu giữ một sự việc ? Khi hình bóng in vào có thứ tự trước sau, nhưng khi xuất hiện trở lại, suy nghĩ về quá khứ, lại hoàn toàn không phải theo thứ tự tiếp thu như ban đầu, điều này là do nguyên nhân gì ?” Đối với những câu hỏi như vậy, chắc chắn quý vị sẽ mỉm cười. Thực tế, thần kinh não chẳng qua chỉ là công cụ, phương tiện cho ý thức mà thôi !
Điện là một thứ không thể nhìn thấy, nhưng không thể nói “không có điện”. Có bóng đèn mà không có điện, thì đèn không thể sáng, có đèn cũng không có tác dụng; Có thể xác mà không có linh tánh, thì cũng giống bóng đèn thiếu diện, như một cái xác không hồn ! Dây tóc của đèn bị đứt, điện cũng không có tác dụng, nhưng cũng không thể nói là không có điện, thể xác bị bại hoại, cũng trong tình trạng như thế.
Tất cả vật chất đều có tánh riêng, ví dụ nước có tánh ẩm ướt, lửa có tánh nóng, đá có tánh cứng, các cây cỏ dược liệu sau khi nung nấu vẫn giữ lại tính chất riêng, tánh nóng, hàn, bổ, mát vốn có của dược liệu. Con người được mệnh danh là có linh tính nhất trong vạn vật, biết tư duy, nhận thức, nghiên cứu, có sách lược, kế hoạch, thì làm sao không có tánh riêng của mình ? Thế thì tánh của con người là gì ? Con người lấy gì làm “tánh” ?
Câu trả lời là : Con người lấy “linh” làm “tánh”, cho nên gọi là “linh tánh”, cũng gọi là “bản tánh”, “tự tánh”, “giác tánh”. Hiểu rõ ràng cứu cánh, tướng mạo của “tâm” và “tánh”, trong Phật pháp, gọi là “minh tâm kiến tánh”.
Tự tánh của con người là thể đại, tướng đại, dụng đại. Tự tánh không sinh diệt, không tăng giảm, cũng không bao giờ thay đổi, rộng lớn viên mãn, đó là thể đại. Đầy đủ tánh từ bi, trí tuệ, an lạc, thanh tịnh, là tướng đại. Có thể phát sinh diệu dụng, tạo nhân thiện, hưởng quả thiện trong thế gian và xuất thế gian, đó là dụng đại.
Thật bất đắc dĩ, chúng tôi đã mượn danh tự, lời nói để nêu ví dụ để thấy được tự tánh mà thôi.
Thực tế, muốn chứng nghiệm “tự tánh” rõ ràng, thì cần phải nỗ lực, công phu gian khổ tìm hiểu thực tiễn, tự xác nhận, tự chứng nghiệm tự tánh của mình. Cho nên, Phật pháp là pháp tuyệt đối coi trọng thực nghiệm, nếu không, cũng giống như mình uống nước, nói cho người khác biết cảm nhận nóng lạnh của mình.
Công phu lắng động tâm để chứng nghiệm tự tánh này, chắc chắn có những khó khăn nhất định, một là vì tập khí phiền não của chúng ta đã tích tụ quá nhiều, như “Kinh Hoa Nghiêm” đã nói : “Nhược thử ác nghiệp hữu thể tướng giả, tận hư không giới bất năng dung thọ.” (Nếu như những nghiệp chúng ta đã làm có hình thù tướng thể, hết thẩy vũ trụ cũng chứa đựng không hết). Hai là vì cái chúng ta muốn lắng động là “tâm”, và cái có thể làm cho tâm lắng động đó cũng là “tâm”, như vậy, “năng” “sở” đều không thoát ra ngoài phạm trù của “tâm”, cho nên nhẹ nhàng cũng khó, dùng sức cũng không xong. Vì thế, các vị Thiền Sư đã chỉ dạy : Rời bỏ “tâm, ý, thức” mà tự tham tự ngộ, không thể nói thẳng, vì nói thẳng ra đều là lời nói văn tự mà thôi. Đó cũng chính là điều khổ tâm của các vị Thiền Sư.
Chúng ta cũng không cần phải quá e ngại khó khăn, Phật giáo có rất nhiều phương pháp, hoặc tiệm, hoặc đốn, hoặc quyền, hoặc thực, chỉ cần tu trì đúng pháp, đều có thể “minh tâm kiến tánh”, chứng thực tâm - tánh, thành tựu Phật quả.

(2) giải thích về “Tâm”
Tâm là cái luôn tùy duyên, phan duyên, chạy theo trần cảnh, sanh đó rồi diệt đó, lúc vui lúc buồn, lúc tham lúc sân. Với tính đần độn của tâm thì gọi là “vô minh”, với sự che khuất tự tánh thì gọi là “nghiệp chướng”, vì huân tập làm trói buộc tự tánh thì gọi là “tập khí”, với sự bất ổn thì gọi là “phiền não”, với sự cố chấp tự ngã thì gọi là “chấp kiến”, với tham luyến không chịu buông bỏ thì gọi là “luyến ái”, nói cho cùng, cũng chỉ là “vọng tâm”. Hiện tượng của tâm, nếu phân chia tỉ mỉ sẽ rất phức tạp, không những khởi tâm động niệm là một quá trình, không phải là một trạng thái hoàn thành ngay trong chốc lát, hơn nữa, tính chất khởi tâm động niệm lại rất khác nhau.
Phật pháp thuyết minh hiện tượng tâm lý và quy luật tư duy, có thể nói là tường tận nhất, hơn hẵn các nhà tâm lý học trong mọi thời đại. Như Functionalism, nhà tâm lý học phái cơ năng phương Tây, chuyên nghiên cứu tâm và ý thức, khi nghiên cứu về tác động và ảnh hưởng của ý thức đối với con người, cũng chỉ vòng vo, tương ứng đến tâm sở, ý thức thứ 6 đã bàn trong Phật pháp, cũng còn nhiều điều thiếu sót sai lầm. Còn nhà tâm lý học phái hành vi như Behaviorism, cho rằng ý thức của con người mênh mang không có quy luật, không thể nghiên cứu, cần phải quan sát, trắc nghiệm và so sánh với toàn bộ hành vi của động vật, tuy rằng có thể nhận thấy tình trạng hoạt động ẩn giấu trong cơ thể và tàng thức, nhưng cuối cùng cũng không thể xác định rõ ràng. Ngoài ra, còn có các học phái tâm lý học khác, nhưng đa phần cũng tương tự như thế mà thôi.
Trong Phật pháp, khi nghiên cứu về tâm, tâm được chia thành 8 thức : nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạc na thức, và a lại da thức. Trong đó, hình ảnh, âm thanh, mùi vị, xúc cảm v.v. là tác dụng của 5 thức trước, 5 thức này giống như nhân viên tiếp thị, luôn đứng ở trước cổng của một cửa hàng. Thức thứ 6 là ý thức, do 5 thức trước dẫn dắt, hoạt động mạnh nhất, giống như người thủ kho chuyên trách giao nhận hàng hóa. Thức thứ 7 là mạc na thức, dịch là ý, có nghĩa là tư lượng, so đo và suy tính, thức thứ 7 này luôn chấp thức thứ 8 là “tôi”, lúc nào cũng tư lượng, là căn bản của phiền não, có thể ví như người thủ kho có tính chủ quan, luôn dựa vào tính chủ quan của mình để giao nhận hàng hóa. Thức thứ 8 là a lại da thức, dịch là tàng thức, từ khi có cuộc sống, tất cả sự việc sự vật, dù hàng nghìn hàng vạn, vô số vô cùng tận, đều được tích trữ trong này, không bao giờ quên, khả năng học tập, kỹ năng, kỹ xảo, phương cách kinh nghiệm hoàn thành công việc, cũng do tác dụng của tàng thức này. Tàng thức tàng trữ tất cả hạt giống, giống như một nhà kho vô cùng rộng lớn, tất cả sự việc dù lớn dù nhỏ, dù tốt dù xấu, dù dơ hay sạch đều tàng trữ vào trong kho này cả. Thức thứ 8 này vốn chân giả hòa hợp lẫn độn, là căn bản của các thức, tác dụng rất lớn, con người do tạo nghiệp của 6 thức trên, mà tồn trữ vào trong này, để thức thứ 8 này nhận quả báo. Tám thức này, cũng gọi là 8 tâm vương.
Ngoài ra, các hiện tượng tư tưởng được chia thành 51 loại, gọi là 51 tâm sở.
Trong đó có 5 tâm sở đầu tiên là bước phải có của tất cả các hoạt động khởi tâm động niệm, gọi là “biến hành tâm sở”. Đó là xúc (tiếp xúc), tác ý (chú ý), thọ (cảm thọ), tưởng (tưởng tượng), tư (tư duy), 5 tâm sở này có liên quan mật thiết với nhau.
5 tâm sở tiếp theo có cảnh giới riêng biệt, không liên quan với nhau, gọi là “biệt cảnh tâm sở”, đó là dục (dục vọng), thắng giải (cho rằng), niệm (ký ức), định (chăm chú), tuệ (phán đoán).
Tiếp theo là 11 “thiện tâm sở”, là y cứ để thực hiện những việc thiện, lợi mình lợi người : tín, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, tinh tiến (tiến bộ, tiến thủ), khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại.
Có 6 “căn bản phiền não tâm sở”, là căn bản của tất cả phiền não : tham, sân, si, mạn (khinh nhờn), nghi, ác kiến.
Có 20 “tùy phiền não tâm sở”, được khởi lên tùy thuộc vào căn bản phiền não : phẫn (giận), hận, não (tức tối), phúc (che đậy), cuồng, sảo (đặt điều), kiêu, hại, tật (đố kỵ), kiên (bủn xỉn), vô tàm, vô quý, bất tín, giải đãi, phóng dật, hôn trầm, trạo cử (bất tịnh), thất chánh niệm, bất chánh tri (mậu giải - giải thích lầm lẫn), tán loạn.
Có 4 “bất định tâm sở”, là tâm sở thiện ác không cố định : hối, miên, tầm (tìm kiếm), tứ (quan sát).
8 tâm vương (8 thức) ví như là sĩ quan, thống lĩnh 51 tâm sở, còn số lượng binh lính do sĩ quan dẫn dắt, như 5 thức đầu tiên chỉ tương ứng với 34 tâm sở, thức thứ 6 tương ứng với tất cả 51 tâm sở, thức thứ 7 tương ứng với 18 tâm sở, thức thứ 8 chỉ tương ứng với 5 “biến hành tâm sở”.
8 thức và 51 tâm sở giới thiệu trên đây, đã khái quát thuyết minh tâm lý học của Phật pháp, đây mới trình bày phần đại cương, nếu phân tích tỉ mỉ thì sẽ vô cùng vô tận. Người theo tôn phái chuyên nghiên cứu về vấn đề này gọi là “Pháp Tướng Tông”, cũng gọi là “Duy Thức Tông”. Khi tổng hợp, thu hẹp từ việc triển khai trên, vạn pháp vốn chỉ là 1. Sở dĩ Phật pháp đã nói tường tận đến thế, là vì muốn mọi người hiểu rõ tính chất huyễn vọng của Tâm để phá trừ chấp chặt vào mọi điều huyễn vọng. Phật giáo nói “Pháp tướng”, mục đích là “phá tướng”, nói “Duy thức”, mục đích là “chuyển thức”, là vì “Tướng vô tướng” mới là thực tướng, “Tâm vô tâm” mới là chân tâm.

(3) Quan hệ tương tức giữa tâm, vật và tánh
Con người luôn có quan điểm phân chia tâm và vật, chỉ biết được tâm và vật là “bất nhất” (không phải đồng nhất), nhưng không biết tâm và vật cũng “bất nhị” (không khác). Trong Phật pháp, tâm và vật là hai mặt của một thể viên dung vô ngại, phải quán sát thành một thể viên mãn, không thể phân tách ra được. Tâm vì vật mà có, vật vì tâm mà rõ ràng. Ví dụ như nhìn thấy cái ly, thì có hình bóng của cái ly, cho nên tâm đã có từ vật, như vậy, sự tồn tại đã quyết định ý thức. Nhưng ly là một vật tồn tại khách quan, nếu không để tâm thì có nhìn cũng không thấy. Lại giống như khi chúng ta học Phật đến một trình độ nào đó, thì có thể chuyển thức thành trí, cũng có thể làm chủ để tâm không bị lệ thuộc, không bị phản ánh bởi tướng cảnh, thì lúc đó, vật sẽ từ tâm mà hiển thị. Tâm có tác dụng tích cực theo năng lực chủ quan, trong tình trạng như vậy, ý thức sẽ có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, từ đó sẽ biết vật ở trong tâm, và tâm ở trong vật, ngoài tâm không có vật, và ngoài vật không có tâm, tâm và vật là “bất nhị”.
Phần trên nói về quan hệ giữa tâm và vật. Còn quan hệ giữa “tâm”, “vật” và “tánh”, cũng là bất nhị, tâm và vật đều là hình bóng khởi lên từ “tự tánh”. Tâm và vật là pháp hữu vi, là chân lý tương đối, tánh là pháp vô vi, là chân lý tuyệt đối. Nhưng tương đối và tuyệt đối cũng không phải là hai, rời khỏi tương đối thì không có tuyệt đối, muốn hiểu tuyệt đối thì phải tìm trong tương đối, cũng như vậy, rời khỏi tuyệt đối sẽ không có tương đối. Vì vậy, chính vật thể tương đối đó là tuyệt đối. Cho nên Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh nói : “Sắc (hiện tượng vật chất) tức thị Không (tánh không), Không tức thị Sắc”, cũng chính là nói tánh và vật không hai.
Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng : Sắc thân, sơn hà, đại địa, hư không, tất cả đều là vật trong chân tâm vi diệu và sáng suốt. Mạnh tử của nhà nho, sau khi tu dưỡng có được khí hạo nhiên, cũng nói “vạn vật đều đầy đủ cái ta trong đó”. Trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh còn nói thêm, “thọ, tưởng, hành, thức (hiện tượng tâm lý), diệc phục như thị (cũng là như vậy)”. Tức là nói tâm tánh bất nhị. Phần trên đã có ví dụ về sóng và nước, đọc kỹ sẽ không còn khó khăn trong việc phân biệt giữa tâm và tánh.
Trong Phật pháp, có một câu danh ngôn : “Tâm bổn vô sanh nhân cảnh hữu” (Tâm vốn không sinh vì cảnh mà hiện), là một câu nói hoàn toàn đứng trên quan điểm duy vật. Nhưng 3 chữ “bổn vô sanh” trong đó vô cùng vi diệu. “Bổn vô sanh” không phải là không có, vì còn có sẵn một cảnh giới “bổn vô sanh”. Đây là điều độc đáo của Phật pháp, cũng là tinh túy trong Phật học. Cảnh giới “bổn vô sanh” này rốt cuộc như thế nào ? Điều này xin để dành cho quý vị tự lãnh hội.


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

IV. Vấn đề thực tiễn

Bất kỳ một học thuyết, một lọai học vấn nào, nếu chỉ có lý luận mà không có thực tiễn, thì đều là vô dụng. Phật giáo chú trọng thực chứng, muốn thực chứng thì phải thực hành, vì thế học Phật, thực tế là một môn học thực nghiệm thực tiễn. Từng câu, từng chữ trong lý luận của Phật pháp, đều là kết tinh của thực tiễn, hơn nữa, trong Phật pháp cho rằng, nhận thức và thực tiễn, lý luận và tu hành, vốn là hai việc không thể tách rời nhau. Dưới đây, chúng tôi xin nêu một số phương pháp thực tiễn.
Nhưng trước khi nói về phương pháp, chúng tôi cần phải giới thiệu vài nét về mục đích học Phật, cũng giống như đi đuờng, trước tiên cần phải xác định phương hướng, mục tiêu.

(1) Mục đích học Phật :
Căn cứ những điều giới thiệu trên đây, chúng ta có thể hiểu được vũ trụ nhân sinh là một tướng sinh diệt không ngừng, là một chỗi kết nối giữa “hoặc, nghiệp và khổ”, trong đó, hoặc, nghiệp, khổ lại không bao giờ chịu thoát ra khỏi vòng vọng động hôn mê của con người. Vì vậy, mục đích học Phật của chúng ta, là sửa chữa hành vi cho đoan chánh, lắng đọng vọng niệm, chuyển mê thành giác, minh tâm kiến tánh, loại trừ tập khí mê vọng chủ quan, phiền não, để chứng được chân lý pháp giới khách quan rộng lớn vĩnh hằng, không sanh không diệt - hay gọi là Chân Tâm thường trụ, khai mở trí tuệ, hiểu rõ sinh tử phiền não vốn không có, từ đó thoát khỏi tất cả khổ ách, thoát khỏi vòng luân chuyển sinh tử một cách căn bản trong thế gian và xuất thế gian, chứng ngộ cảnh giới “Cực Lạc” (không phải là lạc đối nghịch với khổ), đồng thời thực hiện công việc tự giác, giác tha một cách rộng rãi, đạt tới cảnh giới cứu cánh viên mãn, tức gọi là “Phật ”.

(2) Điều kiện cơ bản trong việc học Phật :
Người học Phật, đầu tiên phải là một con người - Một con người có phẩm chất, vì vậy cần phải một số điều kiện cơ bản :
1. Thường xuyên tự phản tỉnh. Ngày thường, hành vi cử chỉ của chúng ta chắc chắn có rất nhiều khiếm khuyết, nên phải thường xuyên phản tỉnh, sám hối (biết lỗi và hối cải), đồng thời nuôi dưỡng đức tính liêm chính, trung thành, thận trọng lời nói, chọn bạn, siêng năng tu hạnh, dập tắt lòng tham, sân, si, mạn, hoàn toàn diệt trừ tâm sát, đạo (ăn cắp, lấy vật không hỏi), dâm (tà dâm), vọng (vọng ngữ).
2. Phải có lòng thành thật, thường sinh lòng bi mẫn, kính yêu, giúp đỡ tất cả chúng sanh, vì tất cả chúng sanh có cùng một tâm tánh, khi người khác chịu đau khổ phiền não, cũng không khác gì mình đang chịu đau khổ phiền não, khi thay đổi quan điểm, tự nhiên chúng ta sẽ sinh tâm hoan hỷ. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Nếu giúp cho chúng sanh sinh tâm hoan hỷ, tức là làm cho tất cả Như Lai sinh tâm hoan hỷ.” Cũng nói : “Không chỉ vì bản thân tìm cầu an lạc, nhưng nguyện chúng sanh được rời khỏi đau khổ.” Cũng chính là dạy chúng ta phải thường xuyên tu tâm từ bi, hộ niệm cho chúng sanh.
3. Cần phải có tâm chánh tín. Tin có sinh ắt có tử, tin tất cả sự vật trước mắt đều thay đổi vô thường, tin chư pháp vốn vô ngã, tin thế giới vô tận, chúng sanh vô tận, tin thế gian và xuất thế gian đều không thể tách rời quy luật nhân quả. Càng phải thường xuyên tu dưỡng nội hàm, thường xuyên phản tỉnh, để chuẩn bị đi sâu vào việc học Phật .
4. Phải phát đại nguyện. Khi học tập những kỹ xảo, học thuật của thế gian, cũng đã cần có ý chí phấn đấu, mới có thể có thành tựu. Còn học Phật là việc lớn, liên quan đến sanh tử của mình và chúng sanh, không phải là việc nhỏ, vì thế cần phải có quyết tâm, thề trong nghìn kiếp nghìn đời luôn hành Phật đạo, phát nguyện độ vô biên chúng sanh, nguyện cắt đứt vô tận phiền não, nguyện học vô lượng pháp môn, nguyện thành vô thượng Phật đạo, phát nguyện như thế, chắc chắn thành tựu.
5. Cần phải thực hành, thực hành phải thực tế, cố gắng hết sức, duy trì bền bỉ, thành thật, dũng mãnh, không chấp chước, không lừa dối.
Người học Phật đầy đủ 5 yếu tố này, tự nhiên sẽ có tiến bộ.

(3) Phép tắc tu tâm :
Phật có nghĩa là “Giác”, người đã giác ngộ, thì gọi là Phật. Học Phật cũng chính là học giác, học giác cần phải tu tâm. Tu tâm khác với tu sửa máy móc vật chất, tu sửa máy móc vật chất cần có công cụ bên ngoài, còn tu tâm thì phải sử dụng tự tâm, không ngừng dùng tâm giác ngộ để đối trị với tâm vọng tưởng, cho đến khi tâm đạt được trong sáng tự tại. Cho nên, trong quá trình tu tâm, chính là một quá trình tự giáo dục, cải tạo mình.
Tu tâm vốn không có một phương pháp nhất định, cũng giống như dùng thuốc, cần phải căn cứ vào bệnh của mỗi con bệnh, mỗi loại bệnh. Chúng sanh có tập khí khác nhau, thì tu tâm cũng cũng có nhiều phương pháp khác nhau, chúng sanh vô lượng, nên pháp môn cũng vô lượng.
Tuy rằng pháp môn vô lượng, nhưng cũng không ngoài 6 cách, trong Phật pháp gọi là Lục Độ :
1. Dùng phương pháp bố thí để cải tạo tâm tham lam bủn xỉn.
2. Dùng phương pháp trì giới để cải tạo tâm buông lung phóng dật.
3. Dùng phương pháp nhẫn nại để cải tạo tâm giận dữ sân quế.
4. Dùng phương pháp tinh tiến để cải tạo tâm lười biếng giải đãi.
5. Dùng phương pháp thiền định để cải tạo tâm tán loạn, thiếu tập trung.
6. Dùng phương pháp trí tuệ để cải tạo tâm ngu si thiếu hiểu biết.
Phép tắc chung để thực hiện 6 cách sửa chữa cải tạo này là tam học “Giới, Định, Tuệ”. Giới là giới cấm, không làm các ác nghiệp, sẽ không phải chịu quả khổ. Vì muốn cho thân tâm trong sạch, thì cần phải ngăn cấm mình làm những việc ô uế, giả dối, phiền loạn. Thực tế, trong tất cả các pháp trong Phật học, không pháp nào không phải là giới, giới là căn bản của việc học Phật .
Định là chánh định. Cội nguồn trái khuấy chịu khổ của con người trong thế gian, là do tâm viên ý mã, động loạn không yên, cần phải sử dụng “định” để đối trị, nên hầu hết các pháp Phật dạy, không điều nào không nhắc nhỡ chúng ta cố gắng tu định.
Tuệ là tuệ chiếu, quán chiếu suy xét bằng trí tuệ, lúc quán chiếu không sinh tâm phân biệt, mới có thể dập tắt vọng niệm, nên trong các pháp đức Phật dạy, tiền đề đều khuyên vận dụng trí tuệ.
Giới nhưng phòng giặc, định để bắt giặc, còn tuệ để giết giặc. Hơn nữa, từ giới sẽ có định, và từ định sẽ sanh tuệ.
Khi nói đến giới, thì trong đó đã có sẵn Định và Tuệ. Tương tự, khi nói về Định thì cũng bao gồm Giới và Tuệ, nói Tuệ thì cũng bao gồm Giới và Định. Cho nên, tam học “Giới - định - tuệ” là một thể, vốn có công năng tự tánh tròn đầy, tương tức, không thể tách rời nhau.
Phép tắc tu tâm tổng quát tuy giống nhau, nhưng phương pháp thực tiễn cụ thể thì tùy theo căn tính thích hợp của mỗi người lại có phần khác nhau :
Có người trực chỉ nhân tâm, đốn ngộ vào đạo;
Có người mượn một câu thoại đầu, để cho tâm mình khởi lên câu hỏi, sau đó nghiền ngẫm chuyên sâu, hỏi đến tận cùng, không còn giải thích được, không thể đi tiếp được, để đột nhiên phát hiện vọng niệm không còn, thấu suốt bản tánh, phương pháp như thế gọi là Thiền quán.
Có người chấp trì một câu Phật hiệu, giây phút không rời, lâu ngày quên mất cả “năng” và “sở”, đi vào trạng thái nhất tâm bất loạn, phương pháp này gọi là Tịnh Độ.
Có người nghiêm khắc hành trì tỳ ni giới luật, mọi hành động, cử chỉ, lời nói, đều phù hợp với giới luật, tự nhiên không sanh vọng niệm, khai mở trí tuệ, sự lý viên dung, phương pháp này gọi là Trì Luật.
Có người nghiên cứu pháp tướng, đi sâu cội nguồn, thấy các tướng vạn vật đều huyễn vọng, chuyển thức thành trí, phương thức này gọi là Duy thức.
Ngoài ra, hoặc tụng kinh lễ bái, hoặc hoằng pháp lợi sanh, … và nhiều pháp môn khác.
Tuy có nhiều pháp môn, nhưng mục đích không khác. Ví như phương thức dùng thuốc chữa bệnh tuy nhiều, khỏi bệnh là mục đích duy nhất, bệnh lành thì bỏ thuốc, tương tự, sau khi chứng đắc, pháp môn cũng vô dụng.

(4) Giới thiệu một phương pháp tu - Quán tâm
Mục đích học Phật, là thoát khỏi sinh tử khổ não. Mà việc giải thoát sinh tử khổ não này, cần phải minh tâm kiến tánh, trong đó, công phu thiết yếu trong việc kiến tánh, là phải bắt đầu từ công phu quán tâm. Ví như hạ cây thì phải đốn gốc, châm cứu thì phải đúng huyệt. Cho nên “Kinh Quán Đại Thừa Tâm Địa” đã dạy : “Phàm phu không chịu quán tự tâm, nên đã trôi dạt trên biển sinh tử.” Lại dạy rằng : “Người biết quán tâm, cứu cánh giải thoát, người không thể quán, vĩnh viễn bị trói buộc.” Phương pháp quán tâm, cần phải buông bỏ tất cả mọi duyên, cả việc thiện lẫn việc ác, cả quá khứ và tương lai, tất cả đều không so đo suy nghĩ.
Quán thẳng vào từng niệm trước mắt trong nội tâm, lúc này sẽ thấy các niệm ào ạt nổi lên, sanh diệt không ngừng, điều quan trọng là đừng chấp chước vào mỗi một niệm này, không theo dõi, cũng không cố ý xua đuổi, chỉ cần thận trọng nhìn thẳng vào (quán tức là nhìn) từng niệm đó.
Khi vọng niệm khởi lên, vừa nhìn thẳng vào liền thấy niệm đi đâu không biết, nhưng sau đó lại khởi lên, vẫn tiếp tục nhìn như thế, cho đến khi không khởi niệm, vẫn tiếp tục nhìn (lúc này chính là tuệ chiếu), lâu ngày thành quen, nhìn cho đến khi một niệm cũng không sinh, là chứng vào cảnh giới Không - Tịnh. Lúc này, mọi sự vật trước mắt, đều là chân thật khách quan (hiện lượng), hiển hiện rõ ràng, không phải không thấy biết (phi không), mà vắng lặng không sanh một niệm nào cả (phi hữu), cảnh giới này, chính là “bản lai diện mục”, cần chú ý là ngay lúc này, cũng không thấy có đoạn văn tự này.
Điều quý nhất là nhận biết thấu đáo, nắm thật vững vàng, thường xuyên tương ứng với cảnh giới chân thật này, như vậy được gọi là kiến tánh (có thể thấy minh tâm kiến tánh, là điều đương nhiên, là chuyện không phải phi thường, cũng không phải là điều kỳ lạ). Sau khi kiến tánh, tất cả hoặc, nghiệp, khổ, tự nhiên có cách tiêu tan dần. Vì mắt tuệ đã mở, nhìn thấy tất cả hoặc, nghiệp đều do duyên hợp mà có, bản tánh là không, tâm không chấp trụ, thì vọng niệm sẽ không có chỗ trụ, hoặc, nghiệp mất chỗ y cứ, khổ cũng không sanh. Nên “Bát Nhã Ba La Mật La Tâm Kinh” nói : “Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Thường tu hạnh này, gọi là “Bát Nhã Ba La Mật”.
Phương pháp quán tâm trên, vốn không câu nệ thời gian. Nhưng trong lúc đi đứng nằm ngồi, lúc nào cũng cần phải cảnh giác, mỗi giây phút không tách rời quán chiếu, mới dễ dàng thành tựu, trên đời không có việc gì không tốn công sức, huống chi là việc học Phật để giải thoát sanh tử. Người mới học, mỗi ngày tối thiểu quán chiếu vài chục lần, rồi mới quen thuộc chín muồi.
Nếu như cảm thấy tâm niệm khởi lên, khó hành trì, thì có thể sử dụng thêm phương pháp ngồi yên (ngồi thiền). Lúc ngồi có thể theo cách ngồi bán già, đưa bàn chân phải đặt lên trên đùi bên trái, nếu ngồi được kiết già thì tốt nhất. Khi ngồi thiền, lưng phải thẳng, không lắc lư, tay kết ấn định tâm, tức hai lòng bàn tay ngưỡng lên, tay phải đặt trên tay trái, hai ngón trỏ chạm đầu vào nhau, đặt trước bụng trên chân, mắt hơi nhắm lại, miệng ngậm lại, đầu lưỡi chạm vào ngạt trên, hơi thở tự nhiên, cần ăn mặc thoải mái, ung dung yên ổn. Không ngồi ở nơi có gió, khi thời tiết lạnh, cần có mền hay vải đấp cho ấm chân. Trước khi nghỉ (xả thiền), xoa hai tay cho nóng, mác xa khuôn mặt để cho máu huyết lưu thông, sau đó mới đứng dậy.
Mỗi ngày tối thiểu ngồi yên như thế từ 30 phút đến một giờ đồng hồ, càng lâu thì càng có tác dụng. Khi ngồi yên thực tập quán chiếu, tập luyện từng bước, đến khi nhuần nhuyễn, thì có thể quán tâm bất cứ lúc nào, bất cứ tại đâu, và quán tâm khi làm bất cứ việc gì. Lực quán chiếu như thế càng mạnh, thì định lực sẽ càng lớn, khi định tuệ lớn dần, thì vọng niệm tự mất, chỗ vọng niệm mất đi, chúng ta sẽ nhìn thấy tự tánh rõ ràng.

(5) Rèn luyện tinh tấn
Sau khi kiến tánh, chưa phải là công hạnh viên mãn, cũng giống như sau khi bắn súng nhuần nhuyễn thuần thục, thì cần phải phá địch, nếu như gặp kẻ địch mà không biết kháng cự, thì kẻ địch sẽ nổi lên, không có ngày yên lành.
Lúc này cần phải dựa vào lực lượng trí tuệ quán chiếu, từng bước dọn sạch tập khí, việc này cần phải nhờ vào sự việc thế gian để tiếp tục rèn luyện, “bất ly thế gian giác”,vì tất cả phiền não đều là môi trường cho chúng ta rèn luyện tâm ý, tất cả gian khó, đều là chỗ để chúng ta phát triển trí tuệ. Hơn nữa, cũng chỉ có ở trong lo âu của trần lao, mới có thể đề cao cảnh giác, khích lệ ý chí.
Trong quá trình quán tâm, cần phải có nghị lực không ngưng nghỉ, đấu tranh với tập khí của mình. Kiến hoặc là ngã chấp, cần phải hóa giải thành không, tư hoặc là ngã chấp, cần phải chuyển mình để tách xa, sự việc càng khó giải trừ, thì cần phải giải trừ, thường xuyên nghịch với cái tôi, trong trở ngại phải nhẫn nại, mới có thể tiến bộ.
Trong lúc nỗ lực quán tâm, quá trình hành trì thường xuất hiện những hiện tượng rối loạn trong suy nghĩ, hoặc xuất hiện dục niệm, hoặc sinh tâm phiền não, đó đều do những hạt giống quá khứ trong tàng thức (thức thứ 8) quá nhiều, bị công phu nỗ lực của chúng ta ép buộc chúng xuất hiện. Lúc này chính là lúc có tiến bộ, đừng có hoài nghi, chỉ cần biết những sự vật đó vốn là “Không”, không lấy không bỏ, lắng động đối phó. Kinh Viên Giác dạy rằng : “Biết là không hoa, thì không luân chuyển”, quấy động càng mạnh, thì lắng động càng nhiều, sau khi qua hàng nghìn hàng vạn lần dào nặn, tự nhiên chứng nhập bất động.

(6) Một diệu pháp khác - Niệm Phật .
Phương pháp học Phật tuy nhiều, nhưng còn phải căn cứ vào căn cơ, trong pháp tu không phân chia cao thấp. Vì tập khí phiền não của chúng ta sâu dầy, căn thâm đế cố, nếu hoàn toàn dựa vào tự lực, thường cảm thấy không đủ sức, vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu thêm một phương pháp nhanh gọn đơn giản, viên đốn, gọi là pháp môn “trì niệm danh hiệu Phật ”.
Phương pháp niệm Phật này, cần thiết là tín nguyện sâu sắc, chấp trì danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật ”. Trong mọi hành động đi đứng nằm ngồi, luôn luôn nhiếp tâm chăm chú trì niệm, lúc hoan hỷ cũng niệm, khi phiền não cũng niệm, không việc làm cũng niệm, khi không dụng tâm cũng niệm. Thời gian đầu thường hay bị lãng quen, cần phải cố gắng nhớ việc niệm Phật , không suy xét phân biệt, công hiệu ở nơi tịnh niệm liên tục, hành trì từng bước tinh tấn chắc chắn, trì niệm lâu ngày sẽ lắng động tất cả các niệm, chứng nhập nhất tâm bất loạn.
Người bình thường luôn cho rằng pháp môn niệm Phật là mê tín, mà họ không biết chỉ một câu Phật hiệu, là biện pháp từng niệm phá bỏ tham sân si, khi mê tín, mê vọng tiêu trừ, trí tuệ tự nhiên soi sáng, diệu dụng của pháp môn này, người ngoài cuộc không thể tưởng tượng được. Trong số Phật tử đang học Phật, cũng có người cho rằng pháp môn niệm Phật thiển cận, họ không hiểu Phật pháp vốn viên dung bình đẳng, tìm thấy công hiệu ngay trong điều bình thường đơn giản nhất, nếu chỉ ham thích cao siêu viễn vong, thì vô tình bị buộc bởi ngã mạn, cũng chính là chưa buông được kiến chấp của mình.
Trong thực tế, thành tâm niệm Phật, từng niệm không trụ, chính là bố thí; không khởi tham sân, chính là trì giới; không so đo nhân ngã, chính là nhẫn nhục; không xen lẫn tạp niệm, chính là tinh tấn; nhất tâm bất loạn, chính là thiền định; trong sáng rõ ràng, chính là trí tuệ.
Một câu Phật hiệu A Di Đà, nếu không phải là người đại thiết đại ngộ, thì không thể trì niệm liên tục. Chỉ cần trì niệm một mạch liên tiếp, tự nhiên nước đến thành dòng, sẽ có công dụng lợi ích. Kinh Đại Tập dạy rằng : “Nếu có ai chỉ niệm Phật hiệu A Di Đà, được gọi là Vô Thượng Thâm Diệu Thiền.”
Huống chi tu quán tham thiền, hoàn toàn phải dựa vào tự lực, không phải là một việc dễ dàng, cần phải đoạn hết tất cả kiến tư phiền não, mới có thể giải thoát phân đoạn sinh tử trong 6 ngã luân hồi. Hơn nữa, trong quá trình tu trì, thường phát sinh nhiều cảnh giới như : Mây tan rồi tụ, mặt trời thoáng ẩn thoáng hiện, biến đổi không thể lường trước được; Nếu không phải thật sự có đạo nhãn, không tránh khỏi tự lừa mình mà phí hết công sức công phu tu tập.
Còn pháp môn niệm Phật phối hợp với tha lực, chỉ cần câu trước nối tiếp câu sau, chấp trì không đứt đoạn, vọng niệm không chỗ bám vào, tự nhiên yên ổn, không bị chướng ngại khó khăn. Cũng vì tín nguyện sâu sắc chân thật, khi quả báo hết sẽ vượt qua tam giới, thẳng đến nơi An Dưỡng. Diệu dụng của pháp môn này, thật sự siêu tình ly kiến, vượt khỏi ý niệm kiến giải bình thường, không thể nghĩ bàn, nhiều bộ kinh đều nhất trí tán thán, mong quý vị chú ý hơn.


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

tangbong tangbong tangbong
bài giảng tuyệt vời !

Nam mô A DI ĐÀ PHẬT
kinhle kinhle kinhle


_()_
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

A Di Đà Phật.

Lành Thay đạo hữu Nhao Minh! Nếu Phật Tử ai ai cũng hiểu được làm được như những lời trên thì Phật Pháp nhứt định sẽ luôn là thời Chánh Pháp!

Nam Mô A Di Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nhao minh
Bài viết: 54
Ngày: 30/06/08 17:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhao minh »

V. Phê phán vài tư tưởng thiếu chính xác đối với Phật giáo :

(1) Phật pháp khác với duy tâm luận trong triết học :
Một số người cho rằng Phật pháp là duy tâm luận, trong thời đại duy vật biện chứng này, đã mất đi giá trị của Phật giáo. Thực ra về bản chất, Phật pháp và triết học đã khác nhau, vấn đề căn bản trong triết học là nghiên cứu quan hệ tồn tại và tư duy, còn Phật pháp có mục đích chính là chứng ngộ “chân như thật tướng”, để giải quyết sanh tử, lý ra không nên so sánh nhau, nhưng nhiều người đã có sự hiểu lầm như thế, nên cần thiết phải nói rõ hơn.
Phật pháp nói về chân tục nhị đế, trong mặt chân đế, chiếu nhưng thường tịch, vốn không có gì để nói (Đức Phật thuyết Pháp 49 năm chưa nói một câu nào là trong phạm trù này). Về mặt tục đế, tịch nhưng thường chiếu, không sót pháp nào.
Chúng ta nghiên cứu về duy tâm duy vật, thì cần phải hiểu rõ chữ “duy” trong đó.
“Duy” có nghĩa là “làm chủ”, là phần chính yếu, cũng là vấn đề sắp xếp ưu tiên số một hay số hai. Những điều đức Phật dạy, căn trần (vật chất) hòa hợp mới sanh sáu thức (tâm), và dạy :
“Tâm vốn vô sanh nhân cảnh hiện”,
Cũng chính là nói, nhận thức của con người là phản ánh sự vật khách quan, sự tồn tại đã quyết định ý thức, vật chất thuộc vấn đề thứ nhất, tâm thuộc vấn đề thứ hai.
Nhưng khi nói về tác dụng tích cực, tính chất năng động, chủ quan của tư tưởng, nên Phật pháp đã nói :
“Duy tâm sở hiện”.
“Duy tâm” trong Phật pháp, là muốn chỉ rõ vọng tưởng phân biệt chủ quan của tâm, dạy cho chúng sanh đừng bị nó đánh lừa, đồng thời phải triệt để diệt trừ tâm vọng tưởng này. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rõ, duy tâm trong Phật pháp hoàn toàn khác với lý luận duy tâm (quan niệm luận) của phương Tây.
Ngoài ra, khi nói về quan hệ mật thiết giữa tồn tại và tư duy, Phật pháp đã phân tích và tổng hợp thành giáo lý tâm-vật nói chung như ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới, nói rõ quan điểm tức tâm tức vật, tâm-vật không hai, thế thì Phật pháp lại là “diệc tâm diệc vật luận” (vừa là tâm vừa là vật).
Nhưng vì tâm và vật đều là giả tướng, vận động biến hóa, sinh diệt không ngừng, nên Trung Luận đã nói “Cho nên tất cả pháp, không có cái nào không phải là Không” (Thị cố nhất thiết pháp, vô bất thị Không giả). Thế thì, Phật pháp lại là “phi tâm phi vật luận” (không phải tâm cũng không phải vật).
Như vậy, có thể thấy, Phật pháp nói về tâm và vật, vốn là pháp vô định, mục đích của Phật pháp là để cho chúng sanh phá bỏ chấp chước, chủ quan phân biệt, để đi tới chân lý khách quan, vừa không xác lập một điều gì, lại không bác bỏ một vật gì. “Không” và “Hữu” cùng có giá trị của nó, triển khai tung hoành vô ngại. Cho nên khi nói Phật pháp là “duy tâm luận”, cũng chính là chưa hiểu rõ Phật pháp.

(2) Phật pháp không đơn thuần chỉ “khuyên người hành thiện”
Cũng có người cho rằng, Phật giáo chẳng qua là một tôn giáo khuyên người ta hành thiện mà thôi.
Cách nói này, thoáng nghe thì có vẻ là đúng, nhưng thực tế lại không phải chỉ như vậy. Đương nhiên, trong Phật pháp, cũng có nói về tâm thiện, nhưng vì Phật pháp rộng lớn thâm sâu, bao quát mọi điều, tỉ mĩ vi tế. Do vì con người có tư tưởng tự tư tự lợi, tham sân si mạn quá sâu, cho nên không thể không dùng ngũ giới thập thiện để đối trị. Nhưng vấn đề là, Phật giáo không những khuyên con người phải hành thiện, điều quan trọng hơn là dạy con người hành thiện nhưng không chấp trụ vào việc thiện đó. Nói một cách khác, làm việc thiện phải có tinh thần “vô ngã”, “vô duyên bố thí”, “Tam luân thể không bố thí”, chí công vô tư, mới có thể đạt được mục đích giác ngộ, nếu không thì tuy có tác dụng, nhưng không triệt để. Đây cũng là vấn đề trọng tâm của Phật giáo, nếu chỉ nhìn thì không thể thấy được ngay.

(3) Phật giáo không phải là tiêu cực xuất thế.
Thường nghe người ta nói : “Học Phật là tiêu cực, trốn tránh thế gian”, quan điểm này thật không chính xác.
Thực tế, cơ thể con người là vật chất, đương nhiên cần phải dùng vật chất để duy trì sự sống ngay tại thế gian này. Vì thế người học Phật, vẫn phải mặc áo ăn cơm, hơn nữa, có quan điểm lao động “một ngày không làm, ngày đó không ăn”, còn trong hoạt động thường ngày, thường xuyên quán chiếu, luôn bảo vệ tất cả mọi sự vật, không làm việc vi phạm pháp luật, rối loạn kỹ cương, tự hãm mình vào phiền não, thực hiện lời dạy “bất ly Phật pháp nhi hành thế pháp, bất ly thế pháp nhi chứng Phật pháp”.
Cho nên Lục Tổ Huệ Năng dạy : “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”. Kinh Pháp Hoa cũng nói : “Thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ”. Lại nói : “Trị thế ngữ ngôn, tư sanh nghiệp đẳng, giai thuận Chánh Pháp”. Không những như vậy, người học Phật cần phải nhớ đến chúng sanh vào bất cứ lúc nào, bất kỳ tại đâu.
Kinh Hoa Nghiêm dạy : “Nhược vô chúng sanh, nhất thiết Bồ Tát chung bất năng thành Vô Thượng Chánh Giác.” Đây chính là quan điểm quần chúng của đạo Phật, phải biết liên hệ quần chúng, và nương tựa vào quần chúng. Kinh Duy Ma Cật nói : “Vi chúng sanh xu tẩu cấp sử.”
Lại nói : “Phụ hà nhân sinh, vĩnh sử giải thoát.” Đây chính là quan điểm phục vụ, hy sinh tự ngã của Phật giáo.
Có thể thấy, Phật giáo tuyệt đối không tiêu cực, tuyệt đối không trốn tránh thế gian. Còn Phật giáo Đại Thừa, tứ nhiếp lục độ, bi trí song vận, mang tinh thần nhập thế cứu thế, tự độ độ tha, càng là điển hình của Phật giáo nhân gian hóa đang được phát triển sáng rạng ở Việt Nam và các nước A Đông trong thời đại ngày nay. Đồng thời, kết quả học Phật, giúp cho con người tăng trưởng định lực, lao mình vào việc khó khăn không khiếp sợ, trí tuệ sáng suốt, quan sát sự vật vi tế, đối phó cuộc sống một cách dễ dàng thụan lợi.
Ngày thường, giao tiếp nhân sự, nghiên cứu học vấn, phục vụ chúng sanh, lợi lạc chúng sanh, đã nuôi dưỡng thành một cuộc sống tích cực, sáng sủa, tự tại, bình đẳng và đầy niềm vui.
Trước đây cũng từng có người nói : “khi học Phật chứng ngộ được pháp tánh không tịch, pháp tướng như huyễn, sau đó có thể làm việc, và có việc để làm !” Thật sự chí lý. Vậy thì căn cứ vào đâu mà nói học Phật giáo không thể kết hợp với hiện thực cuộc sống ?
Có thể vì nhiều người nhìn thấy mặt tiêu cực của Phật giáo. Đối với mọi sự việc trên thế gian, người học Phật đều cảm thấy bình đạm, không phát sinh dục niệm. Sự tiêu cực này, chính là một phương thức để chuẩn bị cho một sự tích cực lớn ! cũng như tiền hiền triết gia đã nói : “Nhân hữu bất vi dã, nhi hậu khả dĩ hữu vi.”

(4) Phật giáo không phải là đạo thờ Thần :
Phật pháp hoàn toàn là một tín ngưỡng thuần lý trí, là học vấn ứng dụng thực tiễn nói về lý tính một cách sống động. Phật pháp nói đến tất cả vấn đề trong vũ trụ nhân sinh, tổng kết từ trí tuệ đến thực chứng, hoàn toàn khác với những tà thuyết không thể lý giải theo đuôi mù quáng.
Trong Phật pháp, nói đến quan điểm “Tâm, Phật, chúng sanh, là ba nhưng không khác biệt”, và tất cả hoạt động của ý trí cũng chịu sự chi phối của luật nhân quả, càng hoàn toàn trái ngược với cách nói mê tín là Đấng Tạo Hóa toàn năng có quyền uy tuyệt đối như một số tôn giác khác. Trong Phật giáo, những danh từ Phật, Bồ Tát, là đại danh từ chỉ người có trình độ giác ngộ khác nhau, chịu hy sinh bản thân mình, lợi người lợi mình, phục vụ cho chúng sanh.
Nhưng vì ảnh hưởng bởi tập tục dân gian nhiều đời, một số Thần đạo hoang đường, đã lợi dụng Phật giáo, gây mê bá tánh ngu muội, điều này không những làm mai một chân lý vĩ đại của Phật giáo, cũng làm mơ hồ nhận thức chính xác của con người đối với Phật giáo. Trong lịch sử Phật giáo, cũng không loại trừ một số người học Phật thối nát, đọa lạc, đã gây ra những điều phỉ báng Phật giáo, làm cho nhiều người có ấn tượng không tốt đối với Phật giáo, đây không phải là vấn đề giáo pháp trong Phật giáo, nhưng bản thân Phật tử nên gánh vác trách nhiệm này.


VI. Kết luận :

Tổng kết những điều đã nói ở trên, có thể thấy, Phật pháp là chánh tín, chứ không phải là mê tín, là nhập thế, chứ không phải là xuất thế, là vô lượng, chứ không phải là hữu hạn, là lợi người, chứ không chỉ lợi mình. Cho nên Phật giáo đã lưu truyền trên thế giới hơn 2500 năm. Từ đầu công nguyên, ngài Khương Tăng Hội đưa truyền Phật Pháp vào việt nam, từ đời nhà Hán truyền vào trung quốc, đến nay vẫn có một ảnh hưởng to lớn, bao gồm cả mọi mặt văn hóa, học thuật và tư tưởng. Tam tạng kinh, luật, luận, một kho tàng đồ sộ hơn 8000 quyển, sâu rộng không có môn học thuật nào có thể so sánh được.
Chúng tôi cảm thấy Phật pháp đã kết hợp với cuộc sống hiện thực của con người một cách sống động như thế, nếu không giới thiệu một cách phổ biến, thì nhiều người không thể có nhận thức chính xác đối với Phật giáo, nên viết bài giới thiệu sơ lược.
Chương 2 có thể nói là vũ trụ quan và nhân sinh quan của Phật giáo. chương 3 là bản thể luận và nhận thức luận của Phật giáo, chương 4 là mục đích luận và phương pháp luận của Phật giáo, chương 5 là tạp luận. Nếu quý vị vì thế mà có lòng tin đối với đạo Phật, đi vào tìm hiểu thâm sâu hơn, chắc chắn rất hữu dụng trong cuộc sống của mình.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát


CÙNG TỬ TẦM CHÂU
_____()_____
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tuy đạo phật không như duy tâm luận tây phương nhưng đạo phật rất chú trọng đến sự nhận thức; sự tu tập trong đạo phật là một tiến trình chuyển đổi từ nhận thức "hư vọng" thành nhận thức "như thị"

với sự cố gắng chuyển đổi nhận thức này, đạo phật có thể nói là tích cực xuất thế; xuất thế là vượt qua nhận thức "hư vọng" mà thế gian bị kẹt vào
:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong

ĐH Nhao Minh nói rất hay. =D> kinhle

Theo ý tôi hiễu kinh thì hễ ai nhìn đươc. sư. vât. hiên. tương. và có thễ diễn tã hiên. tương. sư. vât. môt. cách đúng đắn thì người đó hiễu đươc. Phât. Pháp.

To be able to tell the case as it is, then it is the dharma.

Chúc quý ĐH luôn an lac.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
tìm đạo
Bài viết: 9
Ngày: 10/06/09 17:25
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tìm đạo »

Mình thấy bài viết rất công phu, bao quát, rất có ích cho việc học Phật trong giai đoạn đầu tìm hiểu. Tuy nhiên, mình cũng có một số góp ý như sau, nếu có chỗ nào sai xin mọi người hoan hỉ lượng thứ cho.
nhao minh đã viết:Mỗi khi cùng bạn bè thảo luận về vấn đề Phật giáo, đa số các bạn đều cho rằng, Phật giáo là một học thuyết mê tín dị đoạn, thờ thần, không khoa học, hoặc tác dụng của Phật giáo chẳng qua cũng chỉ là “khuyên người hướng thiện” mà thôi, vì thế không thật sự cần thiết phải quan tâm. Cũng có người công nhận lý luận của Phật giáo cao siêu, nhưng không thể vận dụng, khó kết hợp với hiện thực cuộc sống của con người, chỉ là lý luận suông, vô bổ cho cuộc sống, hà tất phải học. Một số người khác, họ từng tốn nhiều thời gian, dầy công nghiên cứu Phật giáo, họ thừa nhận giáo lý Phật giáo sâu rộng cao siêu, nhưng vì không thể lý giải, thấu hiểu chân lý căn bản trong Phật giáo, không xây dựng được cho chính họ một lòng tin chân chính, cho nên cũng không thể vận dụng và nhìn thấy lợi ích của Phật pháp trong thực tiễn cuộc sống.
Số người như vậy đã có một cách nhìn thiếu chính xác đối với Phật giáo.
....

Vì thế, chúng tôi cảm thấy, cần thiết phải giới thiệu trọng tâm vấn đề “Học Phật” bằng một hình thức phổ thông, để mọi người cùng hiểu, học Phật không phải là một vấn đề mê tín dị đoạn, hơn nữa, còn là một vấn đề có liên quan mật thiết với cuộc sống con người, và là chân lý cơ bản của vũ trụ nhân sinh.
Mình nghĩ ai không tin tôn giáo sẽ cho tất cả các tôn giáo là mê tín. Thậm chí trong cùng một tôn giáo, ai không tin tông phái nào hay cách thực hành nào cũng sẽ cho đó là mê tín. Nên việc bị người này người khác xem là mê tín là điều không thể tránh khỏi. Miễn sao chúng ta có chánh tín chứ không phải mê tín là được.

Dù là mê tín hay chánh tín thì cũng là chuyện đức tin. Đức tin hay chữ "tín" thì có gì xấu? Đạo Phật vẫn xem trọng đức tín. Thế nhưng mình thấy có nhiều Phật tử nói là các danh từ "tín đồ", "tín hữu", "tín ngưỡng", v.v. (có chữ "tin" hoặc chữ "tín") chỉ dành cho các tôn giáo khác chứ không phải cho Phật giáo vì đạo Phật không bắt phải tin một cách mù quáng ("tín điều") vào điều gì cả. Mặt khác lại có tình trạng Phật tử nào chân thành tìm hiểu Phật pháp mà có chút nghi vấn thì lại bị ghép tội "phỉ báng Phật pháp" và được cảnh báo sẽ "đọa địa ngục" ngay. Đây là đều các thái độ cực đoan cần tránh.

Và đã là niềm tin thì không thể chứng minh bằng khoa học. Cho tới nay và ít nhất là trong tương lai gần không phải cái gì khoa học cũng có thể nghiên cứu được, nên không thể chứng minh "một cách khoa học" các vấn đề về tôn giáo, dù là khẳng định hay phủ định. Chúng ta nói "vấn đề này khoa học chưa có câu trả lời dứt khoát".

Vì vậy, có lẽ cũng không thể hy vọng những người theo tôn giáo khác quy về Phật giáo dù là bằng lý lẽ, hay thậm chí là qua thực hành. Nếu chúng ta nói "phải là hành giả, phải thực hành mới thấy được cái thâm sâu của Phật giáo, nếu thực hành mà vẫn không thấy bị thuyết phục thì là tại thực hành chưa đúng, chưa đủ, chưa tới, v.v.." thì các tôn giáo khác cũng có thể nói y như vậy với chúng ta. Do đó, đức tin còn là vấn đề cơ duyên nữa. Nếu chúng ta thấy được điều này thì sẽ biết tôn trọng niềm tin của các tôn giáo khác hơn, và nghiệm ra được ý "tùy duyên" trong việc truyền bá Phật pháp.

Nói chung tất cả các tôn giáo (không ngoại trừ Phật giáo) đều phải dựa trên đức tin. Tất cả đều thuộc phạm trù tín ngưỡng. Đức tin kết hợp với trí tuệ thì có gì sai, có gì xấu? Mình biết nhiều người trí tuệ tầm thường, kiến thức về khoa học thì chắp vá, hạn hẹp nhưng hơi một chút là lôi khoa học ra để khinh miệt tôn giáo, trong khi rất nhiều nhà khoa học, bác học hàng đầu thế giới vẫn theo một tôn giáo nào đó. Họ có cả trí tuệ lẫn đức tin.
nhao minh đã viết:Thật ra, những sự việc chúng ta chưa biết, hoặc biết mà chưa thể chứng minh còn rất nhiều, những điều chúng ta đã biết còn rất giới hạn. Thời đại ngay nay, khi có thể chứng minh, khoa học đã chứng minh nhiều điều đúng đắn trong Phật pháp, nhưng vẫn chưa thể nào chứng minh một điều nào trong Phật pháp là sai, là huyễn. Những lời dạy của đức Phật càng sáng tỏ khi khoa học càng tiến bộ. Đối với vũ trụ - thời gian và không gian - là vô cùng, vô thủy vô chung, vô lượng vô biên.
Cho tới nay, lý thuyết hiện đại nhất, chính thống nhất trong khoa học vê nguồn gốc của vũ trụ là học thuyết Big Bang (Vụ Nổ Lớn). Theo thuyết này thì cách đây khoảng 13 đến 14 tỷ năm, một chấm nhỏ gần như không có gì đùng một cái nổ bung ra thành vũ trụ, và vũ trụ cứ ngày càng nở rộng dần ra. Như vậy cả vê mặt thời gian lẫn không gian, vũ trụ có điểm bắt đầu (chứ không phải "vô thủy"), và nội dung "đùng một cái tự nhiên có vũ trụ" của thuyết Big Bang lại còn trùng hợp với nội dung trong Kinh Thánh của TCG (Thượng đế chỉ hô một tiếng là vũ trụ được sinh ra ngay từ chỗ hỗn mang không có gì).

Mình đưa ra ví dụ trên để nói rằng đức tin tôn giáo và khoa học là hai lãnh vực riêng. Đức Phật dạy đạo diệt khổ chứ không dạy khoa học, và những điều Ngài nói về thế giới và vũ trụ chỉ nên hiểu trong ngữ cảnh nói về diệt khổ là phù hợp nhất. Không nên đưa vào bàn như nội dung của các ngành khoa học tự nhiên vì không phải trường hợp nào cũng trùng hợp với nội dung trong khoa học.
nhao minh đã viết:Con người là chủ thể của thế giới này, vì thế không thể không nói đến con người. Thân thể con người là vật chất, nhưng con người là một loại vật chất có cảm giác. Nói một cách khác, con người là một thể tổng hợp giữa hiện tượng vật chất và và hiện tượng tinh thần. Trong tình trạng như vậy, chúng ta thật sự không thể nào xác định được một cái tôi thật sự. Nếu nói thể xác là tôi, thể xác do tổng hợp của các tế bào, phân tích thể xác, lại thấy thể xác hợp thành từ nhiều nguyên tố hydro, oxy, sắc, than, caxin, natri, … chắc chắn chúng ta không thể nói mỗi nguyên tố đều là tôi, làm sao có nhiều cái tôi như thế ?
Nếu nói “tư tưởng - suy nghĩ” là tôi, thì tư tưởng đang thay đổi không cùng, trong giây phút đã sai lệch và khác nhau. Nếu nói suy nghĩ trước là tôi, thì suy nghĩ đó đã thành quá khứ, suy nghĩ sau là tôi, thì suy nghĩ sau chưa xuất hiện, suy nghĩ bây giờ là tôi, thì cái bây giờ đó tồn tại được bao lâu ? chỉ trong sát na đã thay đổi. Vì thế trong 3 thời quá khứ, hiện tại, và vị lai cũng không thể xác định được một cái “tôi” thật sự.
Cũng như trong thiền thoại, bà cụ bán điểm tâm đã hỏi nhà sư : Trong tâm quá khứ, tâm hiện tại, và tâm vị lai, tâm nào là tâm của thầy ? Tìm kiếm cái tôi trong tâm (tư tưởng - suy nghĩ) không thể có, thế thì cái tôi ở đâu ?
Hơn nữa, tâm trạng thay đổi, lúc vui, lúc buồn, lúc sân, lúc si, khi cái tôi biết vui, thì cái tôi biết buồn ở đâu ? tương tự, khi cái tôi đang buồn, thì cái tôi biết vui ở đâu ? Cho nên, trong Phật pháp đã nói : “Chư Pháp Vô Ngã”. Chư pháp là từ chỉ mọi hiện tượng vật chất và tinh thần, trong tất cả hiện tượng đó, cho dù chúng ta tìm cầu “cái tôi” như thế nào, cũng không thề tìm thấy được “cái tôi”.
Minh nghĩ có lẽ ý Đức Phật dạy là chúng ta muốn giải thoát phải biết quên cái tôi của mình đi, chứ không phải là hoàn toàn không có cái tôi, hoặc Ngài nói không có cái tôi chỉ để chúng ta dễ quên đi cái tôi của mình mà thôi (mọi người cho rằng mình nghĩ sai thì mình chịu vậy). Đức Phật không xưng là ta thì cũng xưng là Như Lai hay một danh hiêu nào đó để phân biệt cái tôi của mình với mọi người xung quanh. Nếu ai thành Phật cũng không còn "cái tôi" nữa thì đâu có khái niệm "chư Phật", đâu có các vị Phật khác nhau với những danh hiệu khác nhau...

Vậy có lẽ tất cả chỉ là vấn đề định nghĩa mà thôi. Chúng ta có thể định nghĩa cái tôi là "cái chung nhất xuyên suốt vô lượng kiếp của một chúng sinh cụ thể, từ mãi về trước đến mãi về sau, kể cả sau khi thành Phật không còn kiếp luân hồi nữa".

Như vậy dù gây nghiệp hay trả nghiệp, dù mang thân xác này hay thân xác khác, dù khoác tâm ý này hay tâm ý khác, dù còn lăn lộn trong cõi luân hồi hay đã thành Phật, v.v. và v.v., thì cái chung nhất xuyên suốt vô lượng kiếp đó, hay cả khi đã dứt kiếp luân hối, có thể đặt tên cho nó là "cái tôi" cũng được chứ? Duyên nghiệp hay thần thức hay xác thân hay gì gì thì cũng phải cần "sợi chỉ xuyên suốt" đó để gắn vào, chúng là tạm thời, nhưng sợi chỉ xuyên suốt đó có thể xem là cái tôi bất biến.

Mình có chút ý mọn góp bàn như vậy, nếu có chỗ nào sai trái xin mọi người hoan hỉ lượng thứ cho.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Duyên nghiệp hay thần thức hay xác thân hay gì gì thì cũng phải cần "sợi chỉ xuyên suốt" đó để gắn vào, chúng là tạm thời, nhưng sợi chỉ xuyên suốt đó có thể xem là cái tôi bất biến.
nói theo học thuyết thì đó không phải là thuyết của Phật giáo mà là thuyết của phái Advaita Vedanta của Ấn Độ giáo
:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong

Kính ĐH Tìm Đao. Rất hoan nghênh ĐH đăt. câu hõi về Tín. Theo tư. điến thì Phât. Giáo không chấp nhân. Thương. Đế và không có giáo điều vì tôn giáo đi liền với tín ngưỡng giáo điều nên Phât. Giáo không phãi là môt. tôn giáo. kinhle

"Cho tới nay, lý thuyết hiện đại nhất, chính thống nhất trong khoa học vê nguồn gốc của vũ trụ là học thuyết Big Bang (Vụ Nổ Lớn). Theo thuyết này thì cách đây khoảng 13 đến 14 tỷ năm, một chấm nhỏ gần như không có gì đùng một cái nổ bung ra thành vũ trụ, và vũ trụ cứ ngày càng nở rộng dần ra. Như vậy cả vê mặt thời gian lẫn không gian, vũ trụ có điểm bắt đầu (chứ không phải "vô thủy"), và nội dung "đùng một cái tự nhiên có vũ trụ" của thuyết Big Bang lại còn trùng hợp với nội dung trong Kinh Thánh của TCG (Thượng đế chỉ hô một tiếng là vũ trụ được sinh ra ngay từ chỗ hỗn mang không có gì)"
Hình như ĐH không có nghiên cứu kinh thánh cũa TCG thì phãi :-/

Đây là những điều theo tôi thấy có thễ phân tích chỗ không hoàn toàn trong bài cũa ĐH.

Về măt. thời gian, theo kinh thánh TCG thì Thương. Đế tao. ra vũ tru. van. vât. cách đây 6,000 năm chứ không có nói Thương. Đế tao. ra vũ tru. cách đây 13 tỹ năm như ĐH nói ỡ trên. Nếu dùng cách lâp. luân. như trên thì vũ tru. có trước Thương. Đế thì làm sao vũ tru. do Thương. Đế tao. ra. đươc.:-/ Còn nếu có Thương. Đế thì trước đó phãi có Thương. Đế cũa Thương. Đế đễ tao. ra Thương. Đế chứ :-/

Nếu không có cái mốc hôm nay thì làm gì có ngày hôm qua, ngày trước đó, và ngày mai hoăc. ngày mốt. Khi không có môt. đối tương. đễ làm mốc so sánh thì thời gian không có thưc. Nói theo kiễu dân gian, môt. giờ ngồi bên môt. cô gái đep. thì ngắn hơn là 10 giây ban. cầm môt. lưỡi dao sắt nung đõ. Thời gian tuy có nhưng không có ý tưỡng trong đầu ĐH rằng thời gian đang trôi qua thì thời gian đó có với ai. Nếu nói vây. thì môt. giờ bên môt. cô gái đep. tai. sao lai. có thễ đi nhanh hơn hay ngắn hơn 10 giây ban. cầm môt. lưỡi dao sắt nung đõ chớ :-/

Kinh Cưu. Ước có chép lúc khỡi đầu thì có ánh sáng sau đó có chữ cái và sau đó Thương. Đế đã tao. ra loài người và van. vât. trong 6 ngày, ngày thứ 7 thì Thương. Đế ngừng lai đễ nghĩ ngơi và đễ moi. người moi. loài tôn thờ và vinh danh Thương. Đế. Tai. sao là chữ cái mà không phãi là số? Theo môt. linh muc. Công Giáo lí giãi thì vì các con số tranh giành đễ đươc. chon. làm điễm khỡi đầu nên Thương. Đế không dùng số mà dùng chữ cái đễ đăt. tên muôn loài trong vũ tru.

Vây. thì Thương. Đế nếu dùng chữ cái đễ goi. muôn vât. muôn loài. thì ỡ đây tôi có môt. vấn đề đăt. ra là Thương. Đế tai. sao lai. biết sữ dung. chữ cái đễ đăt. tên muôn vât. Nếu trước đó Thương. Đế cũa Thương. Đế cũa Thương. Đế cũa Thương. Đế đã không có thói quen dùng chữ cái đễ đăt. tên cho Thương. Đế cũa Thương. Đế đúng không tangbong


Kinh Cưu. Ước có nói rõ Thương. Đế làm viêc. trong 6 ngày đễ tao. dưng. vũ tru. van. vât. chứ không phãi Thương. Đế hô môt. tiếng là có vũ tru. như ĐH nói đâu. :D

Xin hõi ĐH, theo như ĐH nói nếu Thương. Đế chĩ hô môt. tiếng mà có vũ tru. thì trước đó trong đầu Thương. Đế phãi có ý tưỡng tao. ra vũ tru. van. vât. chứ. Nếu như vây. người TCG phãi nên tôn thờ ý tưỡng tao. dưng. ra vũ tru. cũa Thương. Đế hơn là tôn thờ Thương. Đế chứ. Bãn thân Thương. Đế nói cho cùng cũng là phương tiên. thừa hành tao. ra vũ tru. theo sư. sai khiến cũa ý tưỡng tao. ra vũ tru. trong đầu Thương. Đế mà thôi.
Nếu Thương. Đế tao. dưng. ra loài người cách đây 6,000 năm thì xin hõi Thương. Đế đó là người nước nào chũng tôc. gì. Người TQ vẽ Thương. Đế cũa ho. theo hình môt. ông Hoàng Đế Trung Hoa thời xưa. Người TCG ỡ châu Âu vẽ hình Chúa Jesus theo hình ãnh cũa người châu Âu, mắt xanh tóc vàng nhưng tôi chắc là ĐH cũng đã biết người Do Thái chính gốc về bề ngoài thì ho. giống y chang người à Râp. hơn là người châu Âu. Tai. sao tôi nói vây? Tôi đã làm viêc. chung với người Do Thái và các ông chũ Do Thái rất nhiều.

Như Lai có nói "Tin Như Lai mà không hiễu Như Lai là phĩ báng Như Lai". Mong ĐH tư duy lời Như Lai nói... kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách