Kinh Viên Giác (Tóm Tắt)

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Kinh Viên Giác (Tóm Tắt)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

11 – CHƯƠNG VIÊN GIÁC

Lúc đó Viên Giác Bồ -Tát ở trong đại chúng, từ tòa ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu ba vòng, quỳ gối, chắp tay mà bạch Phật rằng
- Đại bi Thế Tôn! Ngài vì ũ chúng con, rộng nói về thứ thứ phương tiện của tịnh giác khiến cho chúng sinh đời mạt pháp có được lợi ích lớn. Bạch Thế Tôn! Chúng con hiện đã được khai ngộ, nhưng nếu sau khi ngài nhập diệt, chúng sinh đời mạt pháp, những người chưa được ngộ, phải an trụ như thế nào? Để tu tập cảnh giới thanh tịnh Viên Giác này ? Ba thứ tịnh quán trong Viên Giác này, phải tu tập phép quán nào trước? Kính xin Phật dấy lòng đại bi, vì đại chúng đây và chúng sinh đời mạt, ban cho những lợi ích to lớn.
Nói như thế rồi, năm vóc gieo xuống đất, thỉnh cầu như thế trước sau ba lần.
Khi bấy giờ đức Thế Tôn bảo Bồ -Tát Viên Giác rằng :
- Thiện nam tử! Hết thảy chúng sinh, khi Phật còn tại thế hay sau khi nhập diệt, hoặc ở thời mạt pháp, có chúng sinh đủ căn tính đại thừa, tin ở tâm dại Viên Giác bí mật của Phật, mà muốn phát tâm tu hành, nếu ở chốn già lam, nơi đồ chúng an cư, vì có nhiều duyên sự, thì tùy phần tư duy quan sát như ta đã nói. Nếu lại không có nhân duyên ở việc lợi tha, thì nên kiến tạo đạo tràng, thiết lập từng kỳ hạn. Như thiết lập trường kỳ 120 ngày, trung kỳ 100 ngày, hạ kỳ 80 ngày và phải an trí đạo tràng nơi thanh tịnh. Như thời Phật còn tại thế, chỉ nên chính tư duy. Nếu Phật diệt độ rồi, phải bài trí hình tượng, để mắt quan sát, tâm tưởng tượng, nhớ nghĩ chân chính, coi như ngày Phật còn trụ thế. Trong đạo tràng phải trang trí phan phướn, phẩm vật hương hoa, ở ba bảy ngày đầu, chuyên tâm đảnh lễ chư Phật khắp mười phương, cầu thương xót sám hối, gặp cảnh giới tốt được an tâm nhẹ nhàng. Ba bảy ngày đã qua rồi, thời chỉ chuyên nhiếp niệm. Nếu gặp ngày đầu hạ, pháp 3 tháng an cư, nên làm pháp chỉ trụ (an cư) của thanh tịnh Bồ -Tát, tâm thoát khỏi cảnh giới Thanh Văn, không câu nệ ở đồ chúng. Đến ngày an cư phải đối trước Phật, nói như thế này “ Con, tỷ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di tên là … ở Bồ -Tát thừa, tu hạnh tịch diệt, cùng vào thật tướng trụ trì thanh tịnh, lấy Đại Viên Giác làm chốn già lam, thân tâm an cư bình đẳng tính trí vì tự tính Niết Bàn thì không phụ thuộc nơi chốn. Nay con kính xin không y vào luật Thanh Văn mà chỉ y vào Như Lai và Đại Bồ -Tát ở khắp mười Phương để an cư 3 tháng. Vì tu đại nhân duyên diệu giác vô thượng của Bồ -Tát nên không hệ thuộc vào đồ chúng.
- Thiện nam tử! đó là pháp thị hiện an cư của Bồ -Tát. Nếu ngày trong 3 tháng đã mãn hạn, thời tùy ý ra đi mà không trở ngại.
- Thiện nam tử! Nếu chúng sinh tu hành ở đời mạt pháp kia những người tu đạo Bồ -Tát ở trong 3 kỳ ấy, bằng không phải cảnh giới chỗ đã nghe, thời trọn không chấp nhận.
- Thiện nam tử! Nếu chúng sinh tu Sa Ma Tha trước quán trí tĩnh, không khởi mối niệm, khi tĩnh tới tột độ thời sinh ra giác. Tĩnh quán bước đầu như thế, trước từ một thân rồi đến một thế giới. Giác cũng như thế.
- Thiện nam tử! Nếu giác biến mãn một thế giới, trong một thế giới ấy, có chúng sinh nào khởi một niệm gì cũng đều hay biết. Trăm nghìn thế giới cũng lại như thế. Bằng không phải hết thảy cảnh giới đã được nghe kia, thời trọn không chấp nhận.
- Thiện nam tử! Nếu chúng sinh tu Tam Ma Bát Đề, trước nên quán tưởng mười phương Như Lai và hết thảy Bồ -Tát ở mười phương thế giới, y vào thứ thứ pháp môn mà lần lượt tu hành, kiên trì chính định, phát đại nguyện rộng lớn, tự huân thành chủng tử. Bằng không phải cảnh giới chỗ đã nghe kia , thời trọn không chấp nhận.
- Thiện nam tử! Nếu chúng sinh tu phép Thiền Na, trước hết phải tu môn quán sổ tức, trong tâm biết rõ được đầu mối và giới hạn của mỗi niệm sinh, trụ, dị, diệt nó chu biến như thế trong bốn uy nghi mà đều phân biệt được số của mỗi niệm rất rõ ràng. Rồi cứ tăng tiến lần lần tới đến được biết một giọt nước mưa rơi ở trăm ngàn thế giới. cũng như tận mắt nhìn thấy những vật chỗ thọ dụng. Bằng không phải cảnh giới đã được nghe kia, thời trọn không chấp nhận. Đó là phương tiện bước đầu của 3 quán.
- Nếu chư chúng sinh siêng năng tinh tấn tu khắp cả 3 quán, liền gọi là Như Lai xuất hiện ở đời. Nếu mọi chúng sinh độn căn ở thời mạt pháp, tâm muốn cầu đạo mà không được thành tựu, đều bởi nghiệp chướng. Nên phải chuyên cần sám hối, thường khởi ra hy vọng. Trước hết đoạn trù yêu –ghét, tật đố, xiểm khúc, cầu cho tâm tiến lên. Ba thứ tịnh quán này, tùy ý tu một quán. Nếu quán này không thành, lại tu tập quán kia, tâm không hề buông bỏ, phải cầu chứng lần lượt.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Kinh Viên Giác (Tóm Tắt)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

12 – CHƯƠNG HIỀN THIỆN THỦ

Lúc đó Bồ -Tát Hiền Thiện Thủ ở trong đại chúng, từ tòa ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu ba vòng, quỳ gối, chắp tay mà bạch Phật rằng :
- Đại bi Thế Tôn! Ngài đã vì chúng con và chúng sinh đời mạt khai thị, độ rộng lớn những việc không thể nghĩ bàn như thế. Bạch Thế Tôn! Đề kinh của pháp đại thừa này tên là gì? Phải phụng trì kinh này như thế nào? Chúng sinh tu tập được những lợi ích gì? Phải truyền bá giáo lý này đến những nơi nào?
Hỏi như thế rồi năm vóc gieo xuống đất, thỉnh cầu như thế trước sau ba lần.
Khi bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Bồ -Tát Hiền Thiện Thủ rằng :
- Thiện nam tử! Kinh này là chỗ sở thuyết của trăm ngàn ức hằng hà sa chư Phật, là nơi thủ hộ của Như Lai trong cả ba đời, là nơi qui y của Bồ -Tát ở khắp mười phương, và là nhãn mục thanh tịnh của 12 bộ kinh. Kinh này có tên là “Đại Phương Quảng Viên Giác Đà La Ni “, cũng gọi là “Tu Đa La Liễu Nghĩa”, cũng gọi “Bí Mật Vương Tam Muội “, cũng gọi là “Như Lai Quyết Định Cảnh Giới”, cũng gọi là” Như Lai Tự Tính Sai Biệt”. Ông nên phụng trì.
- Thiện nam tử! kinh này chỉ hiển về cảnh giới của Như Lai. Duy có Phật Như Lai mới hay tuyên thuyết hết được. Nếu chư Bồ -Tát và chúng sinh đời mạt y vào kinh này tu hành, tăng tiến lần lần rồi cũng tới ngôi Phật.
- Thiện nam tử! kinh này gọi là Đốn giáo đại thừa, đốn cơ chúng sinh đều do đây mà khai ngộ. Kinh này còn nhiếp thu hết thảy mọi phẩm loại thuộc chúng sinh tiệm tu. Ví như biển lớn không nhường dòng sông nhỏ, cho đến nhỏ như loài muỗi mòng, lớn như thân A Tu La, chúng uống nước đó đều được sung mãn.
- Thiện nam tử! ví như có người lấy đồ thất bảo chứa đầy ba nghìn đại thiên thế giới dùng để bố thí cũng không bằng có người nghe tên và nghĩa của một câu kinh này.
- Thiện nam tử! Ví như có người giáo hóa hàng trăm hằng hà sa chúng sinh được quả A La Hán cũng không bằng có người tuyên thuyết và giải thích nửa bài kệ trong kinh này.
- Thiện nam tử! Nếu lại có người nghe tên kinh này, lòng tin không ngờ vực , nên biết người đó không phải đã trồng phúc tuệ ở một vị Phật hay hai vị Phật, mà đã trồng căn lành ở tận cùng hằng hà sa , hết thảy mọi Đức Phật.
- Thiện nam tử! các ông phải bảo hộ những người tu hành như thế, chớ để cho các ác ma và ngoại đạo làm não loạn đến thân tâm họ, khiến họ phải thụt lùi.
Khi đó trong chúng hội có Hỏa Thủ Kim Cương, Tồi Toái Kim Cương, Ni Lam Bà Kim Cương….cho đến tám vạn thần Kim Cương gồm với quyến thuộc, liền từ tòa ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu ba vòng, mà bacghj Phật rằng :
- Bạch Thế Tôn! Nếu sau này hết thảy chúng sinh đời mạt, có chúng sinh nào hay trì kinh Quyết Định Đại Thừa này, chúng con sẽ bảo hộ người ấy cũng như bảo hộ con ngươi mắt vậy. Cho đến cốn đạo tràng tu hành, Thần Kim Cương chúng con tự lãnh cả đồ chúng để sớm chiều giữ gìn, khiến cho họ không thoái chuyển. Ngay đến nhà cửa của họ cũng không còn tai ương, tật bệnh, tiểu tiêu tan, của cải phong phú sung túc, thường không bị thiếu thốn.
Khi ấy ông Đại Phạm Vương, Thiên Vương và Tu Di Sơn Vương và Hộ Quốc Thiên Vương …. Liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu ba vòng mà bạch Phật rằng :
- Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng xin thủ hộ người trì kinh này, thường khiến cho họ được an ổn, tâm họ không thoái chuyển.
Khi ấy cũng có Đại Lực Quỉ Vương, ten là Cát Bàn Trà, cùng với mười vạn quỉ vương từ chỗ ngồi đứn dậy, đảnh lễ chân Phật, nhiễu phía hữu ba vòng mà bạch Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng xin giữ gìn người trì kinh này, túc trực bên họ sớm tối, để tâm họ không thoái chuyển. Chỗ ở của người đó, trong phạm vi một do tuần, nếu có quỉ thần nào xâm nhập cảnh giới ấy, chúng con sẽ khiến cho thân chúng cũng phải nát như vi trần.

Phật nói kinh này rồi, hết thảy Bồ -Tát , tám bộ Thiên Long, quỷ thần cùng với quyến thuộc và chư Thiên Vương, Phạm Vương …. Hết thảy đại chúng nghe Phật nói kinh xong đều rất vui mừng. Ai nấy tuân theo, thọ trì phụng hành.

KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC
TU ĐA LA LIỄU NGHĨA .


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách