Ngày Thế Giới Thực Tập Chuyển Hóa Khổ Đau

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Van hoa doanh nghiep
Bài viết: 40
Ngày: 23/04/09 23:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Ngày Thế Giới Thực Tập Chuyển Hóa Khổ Đau

Bài viết chưa xem gửi bởi Van hoa doanh nghiep »

Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại
Ngày Thế Giới Thực Tập Chuyển Hoá Khổ Đau 2-6


2-6, Ngày Thế Giới Thực Tập Chuyển Hoá Khổ Đau. Con người có đem khổ đau vào cõi chết hay muôn kiếp cứ phải chịu như vậy? Đời là bể khổ nhưng đời vẫn có thể là Niết Bàn hay Thiên Quốc nếu biết chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc đích thực. Anan tiếp xúc với khổ đau nhưng không phải do bản thân ông phát xuất ra mà vì chứng kiến quá nhiều khổ đau và với cương vị của mình, bắt buộc ông phải hoà tan vào chúng, ông mới thấm thía được nỗi khổ của con người. Nghèo khổ, bệnh khổ, chiến tranh khổ, ô nhiễm khổ, tệ nạn xã hội khổ, ma tuý khổ, cướp bóc khổ… và hằng hà sa số các yếu tố khổ khác. Chuyển hóa khổ đau không có nghĩa đơn thuần là biến nghèo thành giàu, bệnh thành khỏe, ô nhiễm thành trong sạch… mà nó còn có nghĩa sống an lạc với cái khổ, tìm hiểu nguyên nhân của khổ, chấp nhận và thay đổi nó. Quán chiếu nỗi khổ một cách sâu sắc sẽ thấy được con người dính mắc và làm nô lệ cho những đòi hỏi cũng như quyền lợi. Mong muốn bao nhiêu không đạt thì đau khổ bấy nhiêu. Một cặp vợ chồng không có con cái với mong mỏi có một đứa con nhưng không được sẽ đau khổ vô cùng và ông chồng bắt đầu đi lăng nhăng, cả ông chồng và người vợ đều khổ. Nếu từ bỏ mong mỏi đó đi, hai vợ chồng sẽ hạnh phúc nhường nào. Có thể xin con nuôi hoặc đến với khoa học tìm cách thụ tinh nhân tạo. Người có tình thương thực sự là người có khả năng nếm trải khổ đau nhiều. Người chỉ sống trong sự suôn sẻ, ít có vấn đề, ít có khổ đau chưa chắc biết yêu thương thực sự. Xoá bỏ những ham muốn, những bức tường ngăn cách và phân biệt, con người sẽ không còn khổ đau nữa. Chiến tranh gieo rắc khổ đau khắp nơi cũng bởi các rào cản, nó ngăn không cho con người đến gần nhau dù chung một quả Địa Cầu nhưng mãi vẫn không nhìn mặt nhau. Chuyển hoá khổ đau để không còn cảm thấy nhỏ bé, lạc lõng, bơ vơ, yếu đuối, tuyệt vọng hay bị bức bách. Khổ đau không thực sự có và cũng không thực sự không. Trong bóng đêm vẫn có hạnh phúc như phiền não tức bồ đề. Không có khổ đau nào kéo dài mãi và khi thực sự có tình thương, dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến mấy vẫn hạnh phúc và tràn trề niềm tin. (12)

Tình thương có được nhờ biết trải qua những khổ đau. Giống như người vợ ghen chồng, có thương mới ghen, nếu không chẳng ghen làm gì. Người nói chẳng bao giờ biết khổ đau là giả dối. Ai cũng phải trải qua cái khổ, ai cũng phải trải qua cái đau. Liên Hiệp Quốc chắc chắn biết rõ nơi nào trên Địa Cầu này còn khổ đau và dĩ nhiên chẳng có nơi nào hoàn toàn chấm dứt khổ đau. Nơi này khổ đau ít nơi kia khổ đau nhiều và những nỗi khổ chồng chất lên nhau. Nhưng ngồi than van cho cái khổ của mình thì có ích gì nếu không biết chuyển hoá chúng. Cả thế giới thực tập chuyển hóa khổ đau, khổ đau sẽ không còn nữa và nếu có chúng được hóa giải nhanh chóng. Sóng gió cuộc đời có thể mạnh hay nhẹ nhưng với tình thương vô biên, sóng thần hay bão tố cũng phải chùn bước nhường chỗ cho sóng yên biển lặng. Ý chí và niềm tin khiến con người vượt qua những đau đớn tột cùng. Chánh niệm đưa con người sống hoàn toàn trong hiện tại, không bao giờ để đau khổ của quá khứ và tương lai giày vò. Nếu có đau khổ trong hiện tại, ngay lập tức nó được nhân diện và chuyển hóa. Con người có quá nhiều luyến ái và đam mê, thế giới này ca ngợi chúng như chân lý vĩnh hằng, dĩ nhiên đằng sau đó là những cái khổ mênh mông. Buông bỏ tất cả, cái khổ tan biến, bình yên thênh thang. Thực sự cái khổ không hề hiện hữu vì làm gì có thể nắm được, nên nói như vậy có nghĩa cái khổ tan biến rồi. Mọi người thường nghĩ niềm vui hay nỗi buồn do người khác mang tới nhưng đâu biết chúng thực sự do mình chế tác ra rồi đổ lỗi cho người này người kia. Khi khổ đau có mặt, con người thật sự trân quý tình thương và thực tập yêu thương hết lòng. Xung đột, ganh tỵ, ích kỷ, độc ác, thờ ơ, tha hóa, sân hận, kiêu ngạo, tự mãn… gây biết bao đau khổ cho nhân loại. Chấp nhận hết một cách thanh thản và bước đi một cách thảnh thơi thì đâu có gì phải lo lắng. Thời gian rất quý báu, dành thời gian yêu thương hơn là cho những yếu tố bất thiện như vậy. Những hoàn cảnh khó khăn và đau đớn còn gọi là nghịch cảnh nếu thái độ xem chúng là những thử thách, những bài thực hành thì con người sẽ nhìn nhận khổ đau theo chiều hướng tích cực hơn. Người A nghĩ người B gây đau khổ cho mình nhưng nhìn lại thấy người B có lòng ghen tỵ và tính tất đố, nếu mình giận người B thì không phải, mình đang giận cái tính ghen tỵ và tật đố ấy chứ nào có giận người B, người B nào có gây đau khổ cho người A. Thế giới này choảng nhau cũng vì tham lam và hẹp hòi, tham lam và hẹp hòi đánh nhau chứ nào có ai đánh nhau đâu. Phản ứng của Iran trước tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có vẻ thiếu niềm tin trong khi Hoa Kỳ bật đèn xanh nhằm hòa giải và xây dựng mối quan hệ với Iran . Chưa gì hết Iran đã lên tiếng phàn nàn và bắt đầu đòi hỏi đủ thứ, thậm chí có người bắt Hoa Kỳ phải xin lỗi. Khi một người tỏ ý đối thoại hay hòa giải thì trước hết hãy tiếp nhận và lắng nghe. Người có tình thương sẽ không phản bác trở lại hay nhân cơ hội để khích bác và đả kích. Lời nói không ái ngữ khó mà giữ được hoà bình cho bản thân, huống chi hoà bình cho dân tộc và thế giới. Người làm chính trị có thấy người dân khổ sở thế nào khi lãnh đạo các quốc gia cứ choảng nhau bằng câu này câu kia? Nhìn Osama Binladen xem, ông ta có hạnh phúc hay không? Chắc chắn là không. Một người cứ mãi trốn chui trốn nhủi, lấy khủng bố làm niềm vui và chuyên dùng những lời lẽ đầy bạo động để hù dọa thì tội nghiệp biết chừng nào. Nhà chính trị đừng dùng lời lẽ khủng bố, bởi vì nó chẳng có ích gì, có chăng là biểu hiện của một tâm trạng sợ hãi, bế tắc, nên họ dùng lời lẽ để khỏa lấp và khống chế. Bản thân người này có nhiều khổ đau và khổ đau đó lại đi gieo rắc cho chính dân tộc mình. Nếu Hoa Kỳ không tấn công Afghnistan và Iraq thì đâu có chuyện gọi là lính Mỹ chết trên các chiến trường vùng Vịnh. Hoà bình đâu chưa thấy, chỉ thấy con em của mình phải chết. Nói cách khác, hạnh phúc chưa được hưởng mà đau khổ đã lan tràn. Hãy yêu thương như chưa từng được yêu thương. Dù nhà lãnh đạo kia có nói năng đủ điều mà mình vẫn nói được lời hoà giải, mình đáng làm lãnh đạo hơn. Ngày Tình Yêu tôn vinh tình yêu. Tình yêu này đâu chỉ nằm trong phạm vi nam nữ mà còn là tình yêu gia đình, tình đồng nghiệp, tình dân tộc, tình bạn bè giữa các quốc gia. Khi người khác chìa tay ra với mong muốn nắm lấy tay mình hoặc mời mình nắm tay lấy, nhưng mình không chịu và đành đoạn quay lưng đi. Đau khổ sẽ đến với mình và mình tự chuốc lấy hậu quả, tại sao mình còn than thở trách móc gì nữa?

Cuộc đời có mỏng manh cách mấy vẫn tràn đầy bình yên. Không có gì gọi là bế tắc, tuyệt vọng hay bước đường cùng. Đó chỉ là biểu hiện lười biếng nhất thời của con người. Chủ nghĩa tư bản để làm gì, chủ nghĩa cộng sản để làm gì khi mà chủ nghĩa nào cũng ca ngợi học thuyết của mình, nhưng hòa bình đâu nào thấy, chỉ thấy xung đột, đối đầu, chiến tranh và khổ đau chồng chất. Dẹp bỏ hết mấy thứ chủ nghĩa đó đi thì khỏe re, đâu cần tranh cãi gì nữa, cuộc sống trở nên bình yên, vui vẻ và tươi đẹp biết dường nào. Hạnh phúc là những thứ buông bỏ chứ không phải là những thứ chất đầy. Giải pháp nào cho biển Đông? Tại sao các nhà chính trị không đặt câu hỏi: tại sao biển Đông lại cần phải có giải pháp? Không lẽ con người không thích bình yên con người lại đi thích những yếu tố làm cho biển Đông dậy sóng. Biển đông chỉ là biển, phía dưới nó có bao nhiêu lít dầu, có bao nhiêu khí nhiên liệu, có bao nhiêu con cá mà làm gì dữ vậy? Nước nào cũng đòi quyền giữ an ninh và quyền tuần tra trên biển nhằm bảo vệ hoà bình nhưng hoà bình đâu không thấy, chỉ thấy sự hiềm khích, sự căng thẳng và sự chỉ trích nhau. Vậy cái gọi là tuần tra biển để giữ an ninh và hoà bình kia chỉ là ngụy biện, nếu không muốn nói là buồn cười. Cùng nhau sinh sống, cùng nhau chia sẻ, có thì cùng xài, không có thì thôi. Tại sao phải tranh giành? Hết giành ăn rồi giành uống, hết giành mặc rồi giành lời nói, đủ thứ chuyện giành, … Ấy vậy không thấy ai giành yêu thương, giành làm từ thiện, giành hy sinh, giành buông bỏ cả. Một trận đại hồng thủy hay một ngôi sao chổi đụng vào trái đất làm hủy diệt sự sống không còn gì cả, lúc đó lấy gì mà giành. Những kiểu chủ nghĩa mà quý vị đặt ra là để giành như vậy thì các chủ nghĩa đó có chi đáng phải đi theo và tôn thờ đâu. Mời quý vị về nhà lo chăm sóc ông bà cha mẹ nuôi dạy con cái yêu thương gia đình hết mực, như vậy là hay lắm rồi, thế giới sẽ hoà bình. Bằng ngược lại, những đau khổ dồn dập trên cõi đời cứ tuôn chảy không thôi và nếu không chuyển hóa được, thế giới này mãi mãi không có hoà bình. Nỗi đau nào lớn bằng đứa con bị chính cha mình hãm hiếp và giam cầm. Cô Kerstin Friztl đã chịu đựng biết bao năm tháng bị giam cầm và lạm dụng tình dục. Nỗi đau này có thể được chuyển hoá và bù đắp khi cô được mọi người cưu mang, chia sẻ, giúp đỡ và yêu thương. Nhưng khi ra đến bên ngoài, có chắc cô sẽ tìm thấy được hòa bình không hay thế giới bên ngoài lại tiếp tục có đầy dẫy những khổ đau, nơi mà con người đang tranh giành nhau từng miếng ăn, từng miếng đất, từng vùng biển, từng hòn đảo. Chỉ có tình thương mới mang hoà bình cho biển Đông, chỉ có tình thương mới giúp Iran và Hoa Kỳ trở thành bạn của nhau và chỉ có tình thương mới giúp cô Kerstin xoa dịu những nỗi đau. Vậy tình thương ở đâu? Tình thương có nằm ở chiến xa đại bác, ở chiến hạm tàu bay, ở bom nguyên tử và máy bay tàng hình? Tình thương có nằm ở chỗ đòi hỏi phải là siêu cường quốc đứng số một và cố gắng để trở thành siêu cường quốc? Các nhà lãnh đạo và chính trị trả lời thử xem. Nếu không trả lời được, xin quí vị từ chức hết để người biết yêu thương lên làm.

(Sách: Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại - Minh Thạnh)
Xem thêm tại: http://vn.myblog.yahoo.com/sc_minhthanh


Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách