Mâu thuẫn trong giáo lý nhà Phật .

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Mâu thuẫn trong giáo lý nhà Phật .

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Lúc bấy giờ, Bồ tát Phổ Hiền ở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, đi quanh bên phải ba vòng, quỳ dài chắp tay mà bạch Phật rằng: “Đức Đại bi Thế Tôn! Nguyện Ngài vì các chúng Bồ tát đến trong hội này và tất cả chúng sanh tu theo Đại thừa trong thời mạt pháp, một khi nghe đến cảnh giới Viên Giác thanh tịnh này, làm sao tu hành?

Bạch Đức Thế Tôn! Nếu chúng sanh kia biết được các pháp là huyễn, thân tâm cũng huyễn, thì làm sao dùng huyễn trở lại tu huyễn? Nếu tánh của các huyễn tất cả đều diệt, thì không có thân tâm, vậy ai tu hành? Vì sao lại nói tu hành như huyễn? Nếu các chúng sanh không chịu tu hành, thì đối trong sanh tử thường ở trong huyễn hóa mà chưa từng rõ biết cảnh giới như huyễn, vậy làm sao khiến cho tâm vọng tưởng được giải thoát? Mong Ngài vì tất cả chúng sanh đời mạt pháp mà bày ra phương tiện thứ lớp tu tập, khiến các chúng sanh hằng lìa các huyễn”. Nói lời ấy rồi, năm vóc gieo xuống đất, lập đi lập lại như vậy ba lần.

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Bồ tát Phổ Hiền rằng: “Lành thay! Lành thay! Này Thiện nam tử! Các ông mới có thể vì các hàng Bồ tát và chúng sanh đời mạt, tu tập như huyễn Tam muội của Bồ tát, phương tiện tiệm thứ khiến các chúng sanh được lìa các huyễn. Ông hãy lắng nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông mà nói”. Lúc ấy, Bồ tát Phổ Hiền hết sức vui mừng, vâng theo lời dạy và cùng đại chúng lắng sâu tâm thức mà nghe.

“Này Thiện nam tử! Tất cả các thứ huyễn hóa của chúng sanh đều sanh trong Diệu tâm Viên Giác của Như Lai, giống như hoa đốm từ hư không mà có. Huyễn hoa tuy diệt, nhưng tánh của hư không vẫn không hoại.

Huyễn tâm của chúng sanh lại nương vào huyễn mà diệt. Các huyễn diệt hết, giác tâm cũng chẳng động. Y nơi huyễn mà nói là giác thì cũng gọi là huyễn. Nếu nói có giác, vẫn chưa lìa huyễn; nhưng nói không có giác, cũng lại như vậy. Thế cho nên huyễn diệt được gọi là bất động.

Này Thiện nam tử! Tất cả Bồ tát và chúng sanh đời mạt, cần phải xa lìa tất cả cảnh giới hư vọng huyễn hóa. Do vì cái tâm-xa-lìa thường được giữ gìn vững chắc, nên cái tâm như-huyễn đó cũng phải xa lìa luôn. Xa lìa là huyễn, cũng lại xa lìa; lìa cái xa lìa huyễn cũng phải xa lìa. Khi đến chỗ không còn xa lìa được, tức trừ hết các huyễn. Ví như cọ cây lấy lửa, hai khúc cây nương vào nhau, lửa phát sanh đốt cháy cây, cây hết lửa tắt, tro bay khói mất. Dùng huyễn tu huyễn cũng như thế, các huyễn tuy hết nhưng không rơi vào đoạn diệt.

Này Thiện nam tử! Biết được huyễn thì lìa huyễn, không cần có phương tiện gì cả. Lìa huyễn liền gọi là giác, không cần thứ lớp tu tập. Tất cả Bồ tát và chúng sanh đời mạt phải y nơi đây tu hành, như vậy mới có thể hằng lìa các huyễn”.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Mâu thuẫn trong giáo lý nhà Phật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong

Nói rất hay....kinh Như Lai Viên Giác Diêu. Tâm.

Kinh Kim Cang có chép:

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Ý của ông nghĩ thế nào? Thuở xưa, hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, Như-Lai có chứng đắc nơi pháp chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, nơi pháp, Như-Lai thiệt không có chỗ chứng đắc."

"Này, Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Bồ-tát có trang-nghiêm Phật độ chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không, tại vì sao? Vì trang-nghiêm Phật-độ đó, chính chẳng phải trang-nghiêm, đó tạm gọi là trang-nghiêm."

"Này, Tu-Bồ-Đề! Vì thế các vị đại Bồ-tát, phải nên sanh tâm thanh-tịnh như vầy: chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, và pháp, mà sanh tâm, nên "không-chỗ-trụ-trước" mà sanh tâm thanh-tịnh kia.

Này, Tu-Bồ-Đề! Ví như có người, thân như núi chúa Tu-Di, ý của ông nghĩ thế nào? Thân của người đó, có lớn chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất lớn. Bởi vì sao? Vì đức Phật nói chẳng phải thân, đó mới gọi là thân lớn."

"Tu-Bồ-Đề! Như trong một sông Hằng có bao nhiêu số cát, lại có những sông Hằng nhiều như số cát đó. Ý của ông nghĩ thế nào? Số cát trong những-sông-Hằng đó, chừng có nhiều chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều. Nội những-sông-Hằng đã là nhiều vô-số rồi, huống nữa là số cát trong sông!"

"Này, Tu-Bồ-Đề! Nay Ta nói thật mà bảo ông: Nếu có trang nam-tử, thiện nữ-nhơn nào đem bảy thứ báu đầy cả ngần ấy Hằng-hà sa-số cõi Tam-thiên đại-thiên để làm việc bố-thí, người đó đặng phước có nhiều không?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều."

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Nơi trong kinh này, nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, thọ-trì nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... và giảng nói cho người khác nghe, thời phước-đức này hơn phước-đức trước kia.

Này Tu-Bồ-Đề! Lại nữa, tùy chỗ nào giảng nói kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... phải biết chỗ đó, tất cả Trời, Người, A-Tu-La... trong đời, đều nên cúng-dường như là tháp miếu thờ đức Phật. Huống nữa là, có người nào hay thọ-trì, đọc-tụng, trọn cả kinh nầy!

Nầy Tu-Bồ-Đề! Phải biết người ấy thành-tựu pháp tối-thượng, hy-hữu bực nhứt.

Còn nếu kinh điển nầy ở tại chỗ nào, thời chỗ đó chính là có đức Phật, hoặc có hàng tôn-trọng Đệ-Tử của Phật.

Bấy giờ, ông Tu-Bồ-Đề bạch đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Tên gọi kinh nầy là gì? Chúng con phải phụng-trì thế nào?"

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề rằng: "Kinh nầy tên là Kim-Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật, ông nên theo danh-tự ấy mà phụng-trì.

Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề, đức Phật nói Bát-nhã Ba-la-mật, chính chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật, đó gọi là Bát-nhã Ba-la-mật.

Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Như-Lai có chỗ nào nói pháp chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Như-Lai không có chỗ nào nói pháp".

"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Bao nhiêu vi-trần trong cõi tam-thiên, đại-thiên, thế là nhiều chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều".

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Những vi-trần ấy, Như-Lai nói chẳng phải vi-trần, đó tạm gọi là vi-trần. Như-Lai nói thế-giới cũng chẳng phải thế-giới, chỉ tạm gọi là thế-giới.

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Có thể do ba-mươi- hai tướng mà thấy Như-Lai chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không.- Chẳng có thể do ba-mươi-hai tướng mà thấy được Như-Lai.

Bởi vì sao? Như-Lai nói ba-mươi-hai tướng chính chẳng phải tướng, đó chỉ tạm gọi tên là ba-mươi-hai tướng."

"Tu-Bồ-Đề! Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, đem thân-mạng, bằng số cát sông Hằng ra bố-thí. Nếu lại có người giữ theo trong kinh nầy, mà thọ-trì nhẫn đến những bài kệ bốn câu v.v..., mà giảng nói cho người khác nghe, thời phước của người nầy nhiều hơn người trên."

Kinh Thũ Lăng Nghiêm có chép: “Anan, ví như có người lấy bình Ca Lăng Tần Gìa bịt cả hai lỗ, rồi vác cái bình đầy hư không đi xa ngàn dặm đem cho người ỡ nước khác. Nên biết rằng Thức Ấm cũng lại như thế.

“Anan, cái hư không ấy không phải đến từ phương kia, cũng không phải nhập vào phương này. Thật vậy, Anan, nếu đến từ phương kia, thì trong cái bình đã đựng hư không đem đi, ở phương kia lẽ ra phải thiếu một bình hư không! Nếu đưa vào phương này thì khi mở miệng bình trút ra, lẽ ra phải thấy hư không ra !

“Vậy, nên biết rằng : Thức Ấm hư vọng, vốn không phải tánh Nhân Duyên, không phải tánh Tự Nhiên.


Kinh Tám Điều Giác Ngô. cũa Bâc. Bồ Tát có chép: Điều giác ngô. thứ Ba: vì tâm ta rong ruổi chạy theo danh lợi không bao giờ biết chán cho nên tội lỗi cũng theo đó mà càng ngày càng lớn. Các bậc Bồ Tát thì khác hẳn: họ luôn luôn nhớ nghĩ đến phép tri túc, an vui sống với đạm bạc để hành đạo và xem sự nghiệp duy nhất của mình là sự thực hiện trí tuệ giác ngộ.

tangbong tangbong tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
nhocvuive
Bài viết: 52
Ngày: 03/08/09 01:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp HCM
Nghề nghiệp: Sinh Viên

Re: Mâu thuẫn trong giáo lý nhà Phật .

Bài viết chưa xem gửi bởi nhocvuive »

Nam mô A Di Đà Phật
ĐH quang_tam3 kính mến ! tangbong tangbong
Theo tôi nghĩ có cần thiết chăng phải biết lời nói đó của ai ? Nếu lời tôi dẫn chứng trên các bậc Trí xem rồi suy xét có thật là đúng không ? Nếu đúng xin hãy thọ lãnh mà hưởng dụng. Nếu không ? xin cứ giữ theo ý kiến mình. Tôi không buộc ai phải tin tôi cả ! :) :) :)

Thiết nghĩ ! tôi nói ra cũng được nhưng càng nói thì chư ĐH ở đây càng chấp ? Chấp do đâu ? Vâng ! chấp nơi đúng, sai chấp nơi danh nhân nào nói, chấp nên tin hay không ? thảy đều là chấp ? Thôi thì...im lặng là vàng :D :D :D

Đa số những chư ĐH ở đây chưa phải đang TU HÀNH, đừng tưởng mình đang tu hành mà lầm chấp. Do đâu tôi dám nói vậy ? phần này nếu ai THẬT TÂM muốn biết tôi xin nói sau.

Chớ như tôi hỏi chư ĐH ở đây ? Ai cũng nói được câu : Ai uống nước nóng lạnh khắc biết, ai tu nấy chứng . Vâng ! Ai cũng biết, Ai cũng nói, Mấy ai hiểu ?
ĐH quang_tam3 mến !
Theo tinh thần câu trên thì lời tôi dẫn chứng đó ! thì tôi chỉ cần các ĐH Tin...chớ chẳng cần chi khác ? Nếu không TIN ! thôi, đâu còn gì nói tiếp.

Ví như ly nước nóng lạnh đó ? tại sao các ĐH không tự uống để mà biết nó như thế nào ? mà chi cứ gạn hỏi tôi hoài có khổ không cơ chứ ! :D :D :D . Ấy như tôi nói ly nước nóng, ĐH có tin chăng, Vậy tôi lại nói ly nước lạnh ĐH cũng lẽ như thế vậy ! Nên hiểu.

koa đã viết:
Mà em khuyên các bác cứ tin vào Khoa học .
Cái gì mà khoa học chưa xác nhận thì quyết không tin vào , và xem đó là thứ không dùng được .
Cái nào khoa học và con người xác nhận rồi thì phải thực hành và làm theo .
Vậy mới là phát triễn các bác ạ .

Chúc các bác sớm bỏ đống sách cũ lỗi lời . Mà tiếp thu cái mới , cái phát triễn nhá.



Xin tán thán ĐH koa ! ĐH quang_tam3 koa nói có 1 câu chư ĐH giảng cho koa cả chục câu ? Tôi dẫn chứng có 1 câu chư ĐH lại gạn hỏi tôi đủ điều ? Lẽ gì lại như thế !

Chư vị ĐH Tu theo Phật ! Ắt biết lý nhị nguyên chăng ? Khi koa nói 1 chư vị chỉ hiểu đó là 1.
Do lẽ đó chư vị trả lời cho koa là số 2. Chư vị tự hiểu với nhau số 2 là hơn số 1 thường tình là lẽ như thế ? Do đó chư vị tự tin rằng số 2 mới thật hẳn hơn số 1 ( 1 là câu trả lời của koa, 2 là câu trả lời của chư ĐH vậy ) mới thật sự là đúng ! Đấy là chư vị tự hiểu với nhau vậy thôi chớ thật nó chẳng phải vậy ! Chư vị nói số 2 và hiểu đó là 2 chớ chư vị có HiỂU bản thân số 2 và 1 nó chẳng phải là số chăng ! Do chư vị tự hiểu với nhau là số 2 hơn số 1 nên mới nhiệt tình trả lời cho koa như vậy, chư vị ngỡ rằng koa là tà đạo, còn mình đang hướng dẫn cho koa. Ấy vậy là sai từ đầu rồi, Chư vị có biết chăng ngoài số 2 có số 3, ngoài số 3 có số 4 Do lẽ ấy nên có tranh cãi hoài, tranh cãi mãi không dứt và ai cũng nghĩ rằng mình đúng chớ chưa biết rằng thật không phải vậy !

Còn về phần koa ! Xin tán thán koa nói rất hay ! Vâng đó là số 1 và koa nghĩ rằng số 1 là đúng nhất, tốt nhất nên CÓ LỜI KHUYÊN CHÂN THÀNH với chư ĐH đây! do koa biết 1 mà chẳng biết 2 nên mới có nhân duyên quý vị nói số 2 cho koa nghe. Và...tất cả chư ĐH ở đây chỉ biết LÝ NHỊ NGUYÊN mà không hiểu và hành theo được. Quý vị có lẽ đã biết ! số 1 cũng là 2, số 2 cũng là 1, trong 1 có 2 trong 2 có 1 , không sai không khác (tóm gọn là 2 in 1 :)) :)) :)) ). Hiểu được vậy thì chư vị sẽ hiểu được tại sao chư vị nói gì koa cũng cãi, cũng chẳng hiểu nhưng do không có ai nói cho quý vị số 3, số 4 nên quý vị giống koa nghĩ số của mình là tốt 1, là đúng 1 . Vâng bản thân người nói số 3, số 4 vẫn chưa phải là đúng. DUY CHỈ NGƯỜI NÀO HIỂU tuy 1 mà 2 tuy 2 mà 1 là thấu được vấn đề thôi !

Ấy chính là HIỂU LÝ BẤT NHỊ chớ chẳng phải biết nó vậy !
Về phần tôi, tôi hiểu như vậy: koa như là con cháu ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA (koa ơi ! Đừng buồn nhá)
như phẩm trợ đạo nghịch duyên. Thế thôi ! kính koa 1 bông tangbong

Xem vậy các vị tránh được tranh cãi, thêm phần kính trọng koa tiến tu trên con đường đạo, TẬP ĐƯỢC TÂM BÌNH ĐẲNG. Còn koa ! được tán thán chắc vui :) :) :) rồi sau này tất cả đều sẽ thành PHẬT.Ngu lời tôi cho là vậy! kính xin chư vị nào thật sự HIỂU chỉ giáo cho tôi với tôi xin dập đầu cám ơn trước.

Kính ĐH quang_tam3 tangbong tangbong tangbong .Nếu ĐH THẬT SỰ BUÔNG XUỐNG TẤT CẢ ẮT ĐH NHẬN CHÂN ĐƯỢC ĐIỀU TÔI DẪN CHỨNG LÀ CỦA AI ? CỚ CHĂNG PHẢI ĐI HỎI TÔI NHƯ VẬY ? THẾ DÃU TÔI NÓI RA MÀ KHÁC VỚI CÁI BÃN NGÃ CỦA ĐH THÌ ĐH LIỀN CHẤP THẾ CỐ NÊN KHÔNG NÀO ?

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật
kinhle kinhle kinhle


nhocvuive
Bài viết: 52
Ngày: 03/08/09 01:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp HCM
Nghề nghiệp: Sinh Viên

Re: Mâu thuẫn trong giáo lý nhà Phật .

Bài viết chưa xem gửi bởi nhocvuive »

do đâu có lời nói khác biệt, khinh trọng khác nhau vậy ?

Do nơi tâm phân biệt chớ chưa bình đẳng.

làm sao mới bình đẳng đây ?

Tập quán chiếu trong SH hàng ngày, xem mọi lời nói của tất cả mọi người như bậc bồ tát mà Tin Nhận lấy rồi dùng trí tuệ mà xét.Nếu được vậy thì bắt đầu có Tâm bình đẳng rồi đó. Theo lời của Bậc Thiện Tri THức mà HÀNH THÂM PHÁP GIỚI ắt thành tựu vô số TAM MUỘI.


nhocvuive
Bài viết: 52
Ngày: 03/08/09 01:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp HCM
Nghề nghiệp: Sinh Viên

Re: Mâu thuẫn trong giáo lý nhà Phật .

Bài viết chưa xem gửi bởi nhocvuive »

Tôi từng nghe như vầy:
Cái mê chính nó không gốc


nhocvuive
Bài viết: 52
Ngày: 03/08/09 01:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp HCM
Nghề nghiệp: Sinh Viên

Re: Mâu thuẫn trong giáo lý nhà Phật .

Bài viết chưa xem gửi bởi nhocvuive »

Ngài dạy:

Các Ông cũng nên biết: “CÁI MÊ CHÍNH NÓ KHÔNG GỐC”, Nếu Mê nó có gốc thì chẳng bao giờ tu Giác Ngộ. Ngài nói xong trầm ngâm chốc lát rồi Ngài dạy tiếp: Nhưng kẻ đã trót Mê thì cái Mê nó liền có nguồn Mê của nó để mà Mê.

Thế nào là Nguồn Mê?

DUYÊN KHỞI SANH TÂM đó là Nguồn Mê. Khi đã có Tâm Sanh, Tâm nó liền có TÁNH, đó là Nguồn Mê. Tánh ấy phải có THỨC, đó là Nguồn Mê. Thức thì linh động di chuyển không ngừng, bởi bậc tu hay kẽ chưa tu mong cho Thức ngừng an trụ mà trở thành NGHIỆP. Đó chính là nguồn Mê trong TỨ THỜI lầm lẫn từ trên xuống dưới để Thọ Chấp làm Chúng Sanh Giới vậy.

Hôm nay Tôi ra thời Giáo Ngôn này chủ yếu dạy, đồng chỉ rõ sự mê lầm của Tứ Thời để cho các Ông nhận định rõ biết khỏi Thọ Chấp, khỏi an trụ để mà tu, đồng thời lưu lại cho đời nầy, đời sau làm một hướng Chỉ Đạo, tu Tứ Thời trở thành mục tiêu tu chứng, từng cấp bậc cao, thấp khác nhau, rốt ráo hoặc chưa rốt ráo mà thành tựu vậy. Đó là thời Giáo Ngôn tùy nghi xử dụng tín dùng.

Các Ông cũng nên biết: Buổi ban đầu bậc tu hành bước vào ngưỡng cửa nhà Phật, phát Bồ Đề Tâm thì trước tiên phải thi hành GIẢI NGHIỆP, Nói đến Nghiệp, mỗi bậc tu đều có Nghiệp, kẻ chưa tu vẫn có Nghiệp, Nghiệp nó sai khác nhau tùy theo tư tưởng Thần Thức năng chấp trụ, tùy theo lớn nhỏ rộng hẹp của Ý THỨC mà trở thành Nghiệp, tùy theo Nghiệp Thức Thọ Chấp, nhưng cốt yếu muốn tu, phải giải Nghiệp mới tu.

Nghiệp thì thật nhiều vô kể, nó có đủ khía cạnh mà Thọ Nghiệp. Do lẽ ấy, nên bậc tu dùng đủ phương tiện, đủ phương pháp, tiêu trừ Giải Nghiệp. Sự Giải Nghiệp tùy theo trí tuệ lướt qua hoàn cảnh, tạo công năng Giải Nghiệp, cứ giải bớt Nghiệp bao nhiêu thì Trí Tuệ tăng trưởng Thọ Lãnh Bảo Pháp bấy nhiêu. Công Năng Giải Nghiệp giúp cho bậc tu mau đến Sở Cầu, Sở Nguyện thành tựu, dù tu hành chưa có kết quả chi cho lắm, nhưng có thật hành giải Nghiệp, đặng Phước Báo Nhân Thiên, khỏi sa ba đường ác Ngạ Qủy, Súc Sanh, Địa Ngục. Nếu tu hành quyết tâm trừ giải, đánh đổi lề lối nhỏ nhen của đời, để tiến đến con đường Đạo rộng rãi thanh thoát chứng quả, thì rất cần đến Pháp Môn Giải Nghiệp. Khi Giãi Nghiệp rạng rỡ liền đặng chứng tri Tiên Thần hay sanh về Cõi Trời nơi Tam Giới. Bậc tu thường tự soi lấy mình về Nghiệp còn nhiều hay ít thì hãy soi trên bước đường tu tập, trên con đường Đạo, nếu Duyên tròn không thiếu sót ấy là Nghiệp vơi. Bằng lơ là biếng trể cho rằng gặp chuyện nọ thế kia trốn tránh, đó chính Nghiệp đầy. Tôi có câu:

“DUYÊN TRÒN NGHIỆP VƠI

DUYÊN LƠI NGHIỆP ĐẦY”

Các Ông cũng nên biết, Tôi nói Tứ Thời của Nguồn Mê, Lý Sự Giải Nghiệp, mới thi hành phần nhất mà đã kết quả đáng kể là: MÌNH TỰ NÂNG LẤY MÌNH, PHƯỚC BÁO NHÂN THIÊN, hưởng các cõi Trời. Nếu bậc tu Nhất Tâm THẬT HÀNH, THẬT TU trong thời hai thì có lợi vô kể, một là đắc quả A LA HÁN, hai là BỒ TÁT HẠNH tu rốt ráo Tứ Thời thành PHẬT. Đây chính là lời tuyên rõ giữa thời HẠ LAI CHỈ ĐẠO, các Ông nên nghe rõ Thời Hai Tôi nói. Ngài dạy tiếp:

Thời Hai có hai lối tu, hai bậc tu. Một là Bậc NHIẾP THÂU THỨC, hai là Bậc KHÔNG NHIẾP THÂU THỨC.

THẾ NÀO LÀ BẬC TU NHIẾP THÂU THỨC ?

Bậc tu thấy Thức thường di chuyển, tư tưởng động vọng quá nhiều mà trái lại sự mong mỏi của bậc tu đến Thanh Tịnh. Vì lẽ ấy nên NHIẾP THÂU bằng cách kềm chế động vọng, huân tập Tịnh Tâm, lìa bỏ Nghiệp Thức, Ý Thức dung dưỡng Thần Thức gọi là Tu Tịnh, chủ quán Định Thần Tưởng Thức, sau khi luyện Thần ép Thức đắc quả A LA HÁN là Bậc Nhất trong lối tu Nhiếp Thâu Thức nầy. Ngoài ra thiếu công năng được thành Tiên Thần. Đó là một lối Giải Nguồn Mê Thời Hai thu nhiếp, lại dùng Tư Duy Thức Tịnh thành tựu vậy.

THẾ NÀO LÀ BẬC TU KHÔNG NHIẾP THÂU THỨC ?

Bậc tu hành KHÔNG NHIẾP THÂU vẫn nhận thấy Thức thường di chuyển, Tư Tưởng động vọng, Tịnh Bất Tịnh trăm phương vạn thức không đáng sợ , bậc ấy không nhiếp thâu Thức, vẫn nương theo Thức di chuyển, cốt yếu khi Nghi Chấp để Phá Chấp đưa về sự rõ biết Nghiệp Căn Chủng Tánh các Pháp di chuyển của Thần Thức Ý Thức, gọi là Trụ vào Thức mà không trụ Thọ Chấp. Phật thường căn dặn Bồ Tát : TRỤ MÀ KHÔNG TRỤ cũng thế.

Các Ông nên nhớ, Bậc Tu biết giải Nguồn Mê của Thức, chính là Bậc biết nương theo Thức, cốt soi biết rốt ráo mạch lạc Bổn Lai của Thức, chuyên tu đoạt đến TỰ TÁNH TỎ TÁNH, chớ chẳng phải nương theo Thức mà an trụ thọ chấp nơi Thức. Nếu thọ chấp thì đương nhiên bị Chứng Tu của mình chỉ tu đến đó mà thôi. Nên Tôi thường dặn: NGHI CHẤP ĐỂ PHÁ CHẤP chính là tiến bộ chớ chẳng phải NGHI CHẤP ĐỂ CHẤP LẤY NGHI dừng trụ. Cũng như nương theo Vô Ngã tìm Chân Ngã cũng thế.

Đối với Thức nó chỉ có một ở trong Tứ Thời Nguồn Mê, nhưng linh động trên dưới, ngoài trong trở thành thanh thô, rộng hẹp, nặng nhẹ, phân toán. Do đó, nó phải làm ba lối khác nhau, để tiêu biểu cho sự Tu Chứng khác biệt, từ Phàm Phu đến Trí Thức qua Đại Thức Tiên Thần.

Thế nào là ba lối?

Lối thứ nhất THẦN THỨC, lối thứ hai Ý THỨC, lối thứ ba NGHIỆP THỨC.

Lối THẦN THỨC suy tưởng thanh thoát, tìm hiểu rỗng rang, dị thoát cao siêu, soi khắp vũ trụ nhân sinh, Tiên Thần, Tam Giới. Nếu là bậc Tu Thiền thời Thần Thức di chuyển cùng khắp mười phương, qua từng Cảnh Giới cốt để tỏ ngộ, Thần Thức chính là một Nguồn Mê, dễ dàng đưa cho bậc tu hành lầm tưởng mà Thọ Chấp, ngỡ mình thành Phật, thành Tiên cao cống Tự Ngã. Do lẽ ấy nên Phật căn dặn: “ Nếu chấp nhận mình Sở Đắc thì chẳng Đắc”. Vì sao? Vì Sở Đắc Định Tưởng đương nhiên bị lầm từ THẦN THỨC trở thành NGHIỆP THỨC chấp trụ. Các Ông thấy Ngộ là yếu tố nguy hại của sự lầm nhận chưa? Chúng tôi đồng thưa:

Kính bạch ĐỨC TĂNG CHỦ, thật nguy hại, nếu trong thời Chuyển Thức, chẳng có Bậc CHỈ ĐẠO thì chúng con rất dễ lầm nhận. ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ gật đầu dạy tiếp:

Nói về THẦN THỨC nó có Bổn Tánh rổng rang lung lạc tùy thuận theo ưa thích nó liền đưa đến suy tưởng như ý nguyện. Nó lại di chuyển Đồng Ứng làm cho bậc tu thích thú vui vẻ hỷ lạc mà lầm nhận, vì Bổn Tánh nó như vậy, nên Bồ Tát thường dùng Thần Thức làm nơi an vui trong chốc lát Đạo tràng, Bồ Tát không Thọ Chấp.

Bậc Thiền Tọa gặp lúc Thần Thức dồi dào thường khi xuất thần đi vào các Cảnh Giới du hành. Lối xuất Thần này có hai lối khác nhau. Thế nào là khác nhau?

Bậc nương theo Thức, lúc Xuất Thần vào Cảnh Giới BIẾT ĐÓ CHÍNH LÀ NGUỒN MÊ CỦA DIỄN CẢNH, nên KHÔNG CỐ ĐỊNH CHẤP TRỤ để thụ thai vướng vào Nghiệp Thức Cảnh Giới. Còn bậc tu NHIẾP THU THỨC thường dung dưỡng Thần Thức, lúc Xuất Thần liền huân tập Nhiếp Thâu để THỤ THAI NƠI ĐỊNH TƯỞNG MÀ CHẤP TRỤ, tu đến thành tựu liền bị an trụ.

Các Ông nên nhớ kỹ, Thần Thức nếu nương theo để tỏ ngộ Sở Đắc PHÁP THÂN, thật yếu tố quan trọng, bằng Sở Chấp, Sở Trụ liền bị Tu Chứng đến mức trụ mà thôi, theo như lời Tôi đã nói trên.

Còn về phần Ý THỨC, Ý Thức bổn lai của Ý Thức năng phân, nếu chấp thì bị biệt, lại năng tách, nếu thụ thì bị biết. Nó đo lường tỉ mỉ từng môn, từng tướng, từng hạt cát đến Vũ Trụ không thiếu sót. Bậc tu biết nó như thế, phải nương theo nó lập Đạo Hạnh, xem xét tỉ mỉ thật biết, nó chính là một cơ bản Tướng Phần Hạnh Nguyện thành tựu SẮC THÂN TƯỚNG PHẬT, Tịnh Độ Niết Bàn, Trang Nghiêm Cõi Phật, không thiếu sót Cảnh Giới, Từ Chư Thiên an hưởng hoan lạc, đến Phàm Phu tu cầu Phước Báo giàu sang. Cái giá trị kiểm kê của Ý Thức đối với Bậc Giác Ngộ nó như vậy, Bậc tu phải nương theo để thành tựu, bằng chưa biết dụng nó làm một quan điểm duy nhất để tu như nghiên cứu từng văn tự, ép xác, Đạo Hạnh cố định, tỉ mỉ Thọ Chấp thật khó tu. Đối với Ý Thức, mang nặng thì Phàm Phu nhỏ nhen eo hẹp, mà bỏ nó ra thì Phi Đạo buông lung Tà Kiến. Vì sự hệ trọng và ích lợi của nó như thế nên Phật căn dặn ĐỨC TRÍ TƯƠNG SONG. Vì sao?

Vì Ý Thức tạo Đức, Thần-Thức phát HUỆ. Ý Thức là PHÁP ĐỊNH, Thần Thức là PHÁP HUỆ, Ý Thức là ỨNG THÂN, Thần Thức PHÁP THÂN, các Ông nên nhớ kỹ. Ngài dạy đến đây, hớp một chung trà của Tín Chúng vừa dâng. Ngài dạy tiếp:

Còn đối với NGHIỆP THỨC, là một Nguồn Mê Thọ Chấp dừng trụ, Nghiệp Thức cũng gọi là Chấp Pháp, nếu một bên tu Đạo Hạnh hay một bên tu Trí Tuệ phá chấp để mà chấp, hai bên vẫn nằm nơi Nghiệp Thức, và Tọa Thiền Xuất Định để an trụ nơi Thiền Định, vẫn là Nghiệp Thức. Nói ra đây để các Ông nhận lãnh hiểu biết làm gương đo lường soi biết chớ không thể diễn giãi cho hết Nghiệp Thức trong giai đoạn Chấp Thủ.

Các Ông nên thịnh trọng nhớ kỹ thời Giáo Ngôn này, đồng lưu ý chú niệm TỨ THỜI NGUỒN MÊ, nó quan hệ nhất là thời hai về THỨC, làm cho các Bậc tu lẫn lộn, tự sanh hồ nghi bất tín trước Thần Thức buông lung, Ý Thức phân biệt hai đường một lối nan giãi, phải bị Nghiệp Thức chấp thủ mà sanh lòng ngạo mạn, Tâm sanh khinh mạn Chân Truyền Bảo Pháp cho rằng CHÂN LÝ NÓ CŨNG THIỆT MÀ NÓ CŨNG GIẢ. Do đó lúc tu sanh tâm Bất Tín tự hào, trở thành bừa bãi, tăng thượng đối với Bậc Chỉ Đạo, mất Tôn Kính. Chính chẳng phải do các Ông, do tu chưa chu đáo, giai đoạn Thức Nguồn Mê chưa hiểu biết tí nào, nên Thức chuyển đảo điên, lầm ngỡ rằng mình nhận đúng Chánh Đạo.

Đối với giai đoạn thời hai Nguồn Mê thuộc về THỨC, nó có lợi cho bậc nương theo VÔ NGÃ để rốt ráo nguồn Sanh Tử, tận tận Chủng Tánh Khởi Sanh, thật biết Pháp Giới Thọ Chấp, tỏ rõ TAM THẾ NHƯ LAI cung kính nghiêng mình Hạnh Nguyện, tránh né Thọ Chấp Tiên Thần, nó chẳng khác :

NGỌN ĐUỐC SÁNG SOI, NẾU VÔ TÌNH THỌ CHẤP MỪNG RỠ NÉM ĐUỐC BỊ CHÁY RỪNG, TẮT ĐUỐC TẠO VÔ MINH, THÌ PHẢI CHỊU CHÁY, CHỊU KẸT TRONG HANG SÂU RỪNG THẲM VẬY.

Khi bậc tu đi qua hai giai đoạn giải Nguồn Mê NGHIỆP và THỨC, thì bắt đầu Thanh Tịnh Tỏ Ngộ, Tự Tại Vô Ngại Dung Thông, biết lượng theo Thời Nghi mà Giải nói, biết từng Khởi Sanh của kẻ tu mà chỉ bày, trên Cung Kính CHÍ TÔN, dưới kiểm soi giúp đỡ, không còn lề lối ngạo mạn bừa bãi, đem Thời Pháp diễn giải đúng chổ phá Mê Lầm, chẳng Tự Ngã khoe khoang, thường Xuất Định giao du các cõi, lúc trả về chẳng vướng mắc vương mang. Lúc bấy giờ mới xét soi TỰ TÁNH để HÀNH THÂM BÁT NHÃ soi từng bậc, từng Cảnh Giới, từng Tam Thiên, từng Lý Sự di chuyển kết hợp diễn hóa tạo thành Cảnh Giới, tạo thành Quốc Độ Tịnh Độ muôn phương. Bậc này biết tỏ rõ, biết tỉ mỉ Nghiệp Sanh, Nghiệp Khởi, Nghiệp Trụ, Nghiệp Chấp, Thức chuyển, Thức Xuất, Thức Sanh, Thức Báo, Tự Tại ra vào VIÊN GIÁC như kẻ nguyện trú TAM BẢO để THỀ NGUYỆN HỌC. Bằng Thức chưa thông đạt, thân tâm liền chưa thoải mái, Lý hãy còn Chướng, Sự thì ngăn ngại cho nó thế nọ, nó thế kia, Trí vẫn vơ, lòng nghi ngại ngớ ngẫn tìm lối giải trong vòng lẩn quẩn áy náy. Như thế bậc tu hành cần phải tu nữa chớ vội thọ chấp rất nguy hại vô cùng. Khi Bồ Tát rốt ráo về Giai đoạn này mới thưa gởi ĐỨC THẾ TÔN rằng: CON KHÔNG CÒN LẤY MỘT NGHI. ĐỨC THẾ TÔN nói: Phải phải, lúc vọng động đảo điên sạch sẽ rốt ráo nó đâu còn Nghi để mà Nghi.

Khi trưởng thành trọn vẹn, giải trọn vẹn Nguồn Mê về TÁNH trong Thời Ba thì đương nhiên TỰ TÁNH PHỔ CHIẾU Sở Đắc các Pháp Thần Thông Tam Muội như Du Hí Thần Thông Tam Muội, Hiện Nhất Thiết Sắc Thân Tam Muội, Chánh Định Tam Muội, cùng các Pháp Thần Thông Tam Muội khác vô kể, vô kể. Vì sao? Vì Bổn Tánh Tự Tại Vô Ngại Đại Bi của Bồ Tát hành dụng. Do lẽ ấy Phật nói: Con mắt Phật không thể nào soi khắp Hành Dụng của các Chư Bồ Tát đặng nên không thể diễn nói hết trong thời Giáo Ngôn này.

Lúc bấy giờ Bồ Tát trưởng thành Đại Bồ Tát thường dùng THƯỜNG TỊCH QUANG để cung kính NHƯ LAI, thường dùng DIỆU ÂM QUANG để đãnh lễ Chư PHẬT, thường dùng KIM SẮC QUANG đặng trang chỉnh QUỐC ĐỘ, thường dùng DIỆU SANH QUANG để CỨU ĐỘ CHÚNG SANH, làm cho tất cả Thường An, Thường Lạc. Đó chính là Bổn Nguyện Tự Tánh.

Đến giai đoạn thời tư tức là Tứ Thời Nguồn Mê, giai đoạn này thật là giai đoạn quá kể, nhưng vì mở màn để giải Nguồn Mê nên Tôi diễn nói để các Ông tự liệu từ đời này làm một CHỈ ĐẠO CHÂN TÂM để mà tu cho khỏi sai lạc, làm cho Chánh Pháp trường cửu chẳng suy đồi. ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ Ngài dạy đến đây, bảo Tứ Chúng đãnh lễ nơi Chánh Điện, đâu đó xong, ngồi lại một bên. Ngài dạy tiếp:

Khi ba thời đã hoàn tất Nguồn Mê, đến thời thứ tư thuộc về TÂM, bước qua giai đoạn Tâm, thì CHÂN TÂM CHÁNH GIÁC Thị Hiện Viên Tịch, Viên Dung. Chỉ mỗi một gật đầu chấp thuận thì thay đổi Tam Thiên Ô Trược, Phiền Não Trược, Chúng Sanh Trược thảy đều trở thành Tịnh Độ Trang Nghiêm. Một lời nói một nụ cười, Chân Đệ Tử Thọ Lãnh thì liền TRI KIẾN GIẢI THOÁT, Tự Tại Vô Ngại Muôn phương. "Mỗi một khơi móng tay, mỗi một lần xét đến thì dù cho Chân Đệ Tử bị Ma Ba Tuần nhiễm hại cũng phải rời rã tay chân, không còn quấy nhiễu. Thật quá kể quá kể, bậc Tứ Thời rốt ráo CHÂN TÂM CHÁNH GIÁC VIÊN MINH, không thể nào Tán Thán hết. Chỉ có Công Đức Phụng Hành, Tin Vâng trọn là Cúng Dường BẢO PHẨM thôi”.

Khi ghi chép xong, chúng tôi không biết nói gì hơn trong thời Giáo Ngôn này để tỏ Chân Thành xưng tán ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ cho vừa, không ai bảo ai đồng quỳ trước Ngài Chiêm Ngưỡng Lễ Bái thưa thỉnh:

“ Kính bạch ĐỨC TĂNG CHỦ, Ngài đã vì lòng thương chúng con từ đời này đến đời sau làm một CẨM NANG CHỈ ĐẠO CHÂN TÔN để tu. Vậy chúng con xin Phụng Hành trước Ngài để Phụng Thỉnh từ Chân Tâm Chí Thành của các con lưu truyền đến Chân Tâm Chí Thành của các Bậc khác, gìn giữ Phụng Hành bất diệt.

Chúng con xin Ngài dủ lòng thương cho chúng con đặng tỏ rõ Thời Pháp này là thời hiệu chi để cho tất cả Phụng Trì ?”

ĐỨC TĂNG CHỦ dạy: “Thời Giáo Ngôn này gọi là “CẨM NANG CHỈ ĐẠO CHÂN TÔN”. Nói lên cái MÊ nó không gốc.”

Chúng tôi đảnh lễ Phụng Hành.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Mâu thuẫn trong giáo lý nhà Phật .

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong

Nam mô A Di Đà Phât.

Đ/h Nhóc Vui Vẽ.

Người hoc. Phât. nhưng không nên nghĩ rằng mình hoc. Phât. hoăc. hiễu đao.; đó mới đúng là tinh thần cũa hoc. Phât.

Tôi xin sám hối với Đức Bỗn Sư và Đức Phât. A Di Đà kinhle kinhle kinhle

Tôi nghĩ rằng tất cã quý vi. thành viên ỡ đây đều có thiên. ý chia xẽ kinh nghiêm. hoc. đao. và hành đao. Nhiều khi quá chân thành nên viêc. đàm đao. có thễ heat up chút xíu. Tôi thấy chĩ cần tất cã giữ thiên. chí bình tĩnh hoc. hõi lẫn nhau thì chẵng gì phãi lăn tăn cã tangbong kinhle :D

Về viêc. Đ/h Koa, Đ/h Koa vào đây với muc. đích không rõ ràng, vơ đũa cã nắm, cho rằng tất cã Phât. tữ và người hoc. Phât. đều chấp vào pháp Như Lai. Cứ cho là tất cã các Đ/h khác ỡ đây trong đó có tôi nữa đều chấp vào pháp Như Lai đi nhưng Đ/h Nhóc Vui Vẽ thữ nghĩ hễ mình còn thấy người khác chấp phương tiên. thì không phãi mình cũng chấp là gì.

Hễ có ngày thì có đêm. Trong hàng tăng ni hễ có hàng hiền thánh tăng thì bắt buôc. phãi có tuc. tăng nhưng Koa lai. nói chung chung rằng hết vi. tăng này tới vi. tăng kia phá giới đi hát karaoke với người khác phái. Nhưng đó là chuyên. cũa ho. Ho. làm sai thì ho. tư. lỗ lã Tư. nghĩ mình hoc. pháp lớn coi thường tất cã, nói năng càn dỡ, mỡ miêng. ra thì nói Như Lai này, pháp no., công bằng mà nói đó chĩ là nguy. biên. cho cái "ta" cũa mình

Người thât. sư. hoc. Phât. chẵng bao giờ hướng ngoai. cã trừ khi đươc. hõi đến.

Hoc. đao. thay vì tư duy thiền quán cách nào làm lơi. mình lơi. người lơi. tất cã moi. người lai. dưa. trên văn tư. rồi đi chỗ này dùng cái biết cũa mình đễ đat. pháp đấu tranh kiên cố.

Tôi đã có đề nghi. Đ/h Koa nên ỡ nhà tư duy thiền quán pháp tu cũa sư phu. Đ/h (pháp tu cũa bà Thanh Hãi) ấy như vây. lơi. ích tất cã lai. không mất hòa khí. Thay vào đó, Đ/h Koa lai. bắt chước anh chàng đê. tữ Bà La Môn nghe lời thầy mình tới diễn đàn Phât. Pháp ỡ đây tư. cho mình là Bồ Tát chĩ trích pháp Như Lai thế này thế kia, rõ ràng không tư. trong. mình lai. nói admin này như thế vầy như thế kia. Chúng ta nên hiễu công viêc. cũa các vi. admin ỡ đây đều là tư. nguyên. chẵng đươc. chút lơi. lôc. gì cã nên tất cã các admin ỡ đây đáng đươc. tôn trong. vì tinh thần bất vu. lơi. cũa ho.

Pháp Như Lai nói chĩ là danh ngôn phương tiên. nói; thêm nữa đó là quy luât. vân. hành cũa vũ tru. nên Như Lai mới nói Như Lai tuy day. đao. 45-49 năm nhưng Như Lai không có nói gì. Koa không hiễu rõ kinh điễn lai. nói trên trời dưới đất, nói chuyên. cartoon. vây. không phãi tư. mình lỗ lã sao????

Viêc. sư phu. Koa nhâp. nhằng từ ngữ Phât. Giáo làm viêc. riêng tư nên bi. cấm truyền đao. ỡ Đài Loan, viêc. này tất cã ỡ đây đều có thễ Google đễ kiễm chứng. Internet ngày nay thì hầu như ai cũng biết xài mà cần gì bàn cãi sư. thât. rành rành. Tôi nói ít đây nhưng Đ/h NVV có thễ dễ dàng kiễm chứng mà.

Tôi nói vì có Đ/h ỡ đây muốn hướng dẫn ban. mình về với chánh pháp nên mới nói những viêc. đã xãy ra liên can sư phu. Đ/h Koa.

Đ/h nào ỡ Mỹ đều có thễ kiễm chứng viêc. làm cũa bà Thanh Hãi mà cần gì gây tranh cãi chứ. Chuyên. này thì nói kiễu thế gian "Xưa rồi Diễm ơi"

Người biết sai thì nên sữa; thay vào đó Đ/h Koa lai. chĩ trích cá nhân cho rằng những người nói ra sư. thât. phãng phù quên phũ phàng cũa bà Thanh Hãi là pham. giới nói láo, là tâm đia. ghê gớm, vv...và vv... :D :D :D

Tôi biết Phât. pháp tuy có thễ dành cho moi. người nhưng không phãi ai cũng thích ho.c Phât. nên tôi đã yêu cầu Đ/h Koa nên ỡ nhà nghiền ngẫm pháp tu cũa sư phu. mình như thế có lơi. ích hơn mà. Quý vi. có thễ kiễm chứng bài cũ tôi viết dễ mà!!!

Nếu pháp tu cũa bà Thanh Hãi là đúng thì Đ/h Koa chẵng phãi là phí thì giờ vào đây nói càn nói rỡ đó sao; chẵng phãi uỗng thì giờ cho mình, cho sư phu. mình lắm sao???? Nên tư. suy nghĩ.

kinhle

tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
nhocvuive
Bài viết: 52
Ngày: 03/08/09 01:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp HCM
Nghề nghiệp: Sinh Viên

Re: Mâu thuẫn trong giáo lý nhà Phật .

Bài viết chưa xem gửi bởi nhocvuive »

Hieule đã viết:tangbong

Nam mô A Di Đà Phât.

Đ/h Nhóc Vui Vẽ.

Người hoc. Phât. nhưng không nên nghĩ rằng mình hoc. Phât. hoăc. hiễu đao.; đó mới đúng là tinh thần cũa hoc. Phât.

Tôi xin sám hối với Đức Bỗn Sư và Đức Phât. A Di Đà kinhle kinhle kinhle

Tôi nghĩ rằng tất cã quý vi. thành viên ỡ đây đều có thiên. ý chia xẽ kinh nghiêm. hoc. đao. và hành đao. Nhiều khi quá chân thành nên viêc. đàm đao. có thễ heat up chút xíu. Tôi thấy chĩ cần tất cã giữ thiên. chí bình tĩnh hoc. hõi lẫn nhau thì chẵng gì phãi lăn tăn cã tangbong kinhle :D

Về viêc. Đ/h Koa, Đ/h Koa vào đây với muc. đích không rõ ràng, vơ đũa cã nắm, cho rằng tất cã Phât. tữ và người hoc. Phât. đều chấp vào pháp Như Lai. Cứ cho là tất cã các Đ/h khác ỡ đây trong đó có tôi nữa đều chấp vào pháp Như Lai đi nhưng Đ/h Nhóc Vui Vẽ thữ nghĩ hễ mình còn thấy người khác chấp phương tiên. thì không phãi mình cũng chấp là gì.

Hễ có ngày thì có đêm. Trong hàng tăng ni hễ có hàng hiền thánh tăng thì bắt buôc. phãi có tuc. tăng nhưng Koa lai. nói chung chung rằng hết vi. tăng này tới vi. tăng kia phá giới đi hát karaoke với người khác phái. Nhưng đó là chuyên. cũa ho. Ho. làm sai thì ho. tư. lỗ lã Tư. nghĩ mình hoc. pháp lớn coi thường tất cã, nói năng càn dỡ, mỡ miêng. ra thì nói Như Lai này, pháp no., công bằng mà nói đó chĩ là nguy. biên. cho cái "ta" cũa mình

Người thât. sư. hoc. Phât. chẵng bao giờ hướng ngoai. cã trừ khi đươc. hõi đến.

Hoc. đao. thay vì tư duy thiền quán cách nào làm lơi. mình lơi. người lơi. tất cã moi. người lai. dưa. trên văn tư. rồi đi chỗ này dùng cái biết cũa mình đễ đat. pháp đấu tranh kiên cố.

Tôi đã có đề nghi. Đ/h Koa nên ỡ nhà tư duy thiền quán pháp tu cũa sư phu. Đ/h (pháp tu cũa bà Thanh Hãi) ấy như vây. lơi. ích tất cã lai. không mất hòa khí. Thay vào đó, Đ/h Koa lai. bắt chước anh chàng đê. tữ Bà La Môn nghe lời thầy mình tới diễn đàn Phât. Pháp ỡ đây tư. cho mình là Bồ Tát chĩ trích pháp Như Lai thế này thế kia, rõ ràng không tư. trong. mình lai. nói admin này như thế vầy như thế kia. Chúng ta nên hiễu công viêc. cũa các vi. admin ỡ đây đều là tư. nguyên. chẵng đươc. chút lơi. lôc. gì cã nên tất cã các admin ỡ đây đáng đươc. tôn trong. vì tinh thần bất vu. lơi. cũa ho.

Pháp Như Lai nói chĩ là danh ngôn phương tiên. nói; thêm nữa đó là quy luât. vân. hành cũa vũ tru. nên Như Lai mới nói Như Lai tuy day. đao. 45-49 năm nhưng Như Lai không có nói gì. Koa không hiễu rõ kinh điễn lai. nói trên trời dưới đất, nói chuyên. cartoon. vây. không phãi tư. mình lỗ lã sao????

Viêc. sư phu. Koa nhâp. nhằng từ ngữ Phât. Giáo làm viêc. riêng tư nên bi. cấm truyền đao. ỡ Đài Loan, viêc. này tất cã ỡ đây đều có thễ Google đễ kiễm chứng. Internet ngày nay thì hầu như ai cũng biết xài mà cần gì bàn cãi sư. thât. rành rành. Tôi nói ít đây nhưng Đ/h NVV có thễ dễ dàng kiễm chứng mà.

Tôi nói vì có Đ/h ỡ đây muốn hướng dẫn ban. mình về với chánh pháp nên mới nói những viêc. đã xãy ra liên can sư phu. Đ/h Koa.

Đ/h nào ỡ Mỹ đều có thễ kiễm chứng viêc. làm cũa bà Thanh Hãi mà cần gì gây tranh cãi chứ. Chuyên. này thì nói kiễu thế gian "Xưa rồi Diễm ơi"

Người biết sai thì nên sữa; thay vào đó Đ/h Koa lai. chĩ trích cá nhân cho rằng những người nói ra sư. thât. phãng phù quên phũ phàng cũa bà Thanh Hãi là pham. giới nói láo, là tâm đia. ghê gớm, vv...và vv... :D :D :D

Tôi biết Phât. pháp tuy có thễ dành cho moi. người nhưng không phãi ai cũng thích ho.c Phât. nên tôi đã yêu cầu Đ/h Koa nên ỡ nhà nghiền ngẫm pháp tu cũa sư phu. mình như thế có lơi. ích hơn mà. Quý vi. có thễ kiễm chứng bài cũ tôi viết dễ mà!!!

Nếu pháp tu cũa bà Thanh Hãi là đúng thì Đ/h Koa chẵng phãi là phí thì giờ vào đây nói càn nói rỡ đó sao; chẵng phãi uỗng thì giờ cho mình, cho sư phu. mình lắm sao???? Nên tư. suy nghĩ.

kinhle

tangbong
=D> =D> =D> =D>

Ồ ! Ồ ! Ồ ! tôi chỉ mong có vậy nhưng thật sự chỉ là bước đầu thôi...

Đây có phải lời thật lòng của ĐH chăng ? tôi thật sự hoan hỷ rất là hoan hỷ...Nhưng miễn bàn về vấn đề Thanh Hải Vô Thượng Sư đi ! Không phê phán không trỉ trích không bình luận. Tùy duyên....Xin hãy xem lại những vấn đề tôi đã dẫn chứng...ĐH nên xem rồi hãy bình luận nhá.Kính kinhle kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Mâu thuẫn trong giáo lý nhà Phật .

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

http://longhoahoithuong.org/lhpages/pri ... &kinhid=63


thì ra bài viết trên nhocvuive lấy trong longhoihoithuong (trang tà ma yêu quái)....

hihihi

Cứ tưởng nhocvuive viết ai dè..."copy" bài người khác...!!!

copy and paste .... lên mạng chỉ vậy thôi..
Còn học hỏi giáo lý thì .... "đầu hàng"...

Thấy ngoại Đạo (koa) phỉ báng Phật, (nhocvuive) còn buông lời tán thán bạn...Koa ...haha.

Hết duyên


Hình ảnh
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Mâu thuẫn trong giáo lý nhà Phật .

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

nhoccuicve mến, tangbong
QT là Phật tử , qui y tam bảo nên chỉ muốn nghe theo kinh điển Phật giáo, những lời dạy của đức Phật. Còn về những lời của ngoại đạo thì xin miễn...
người học Phật thì quang minh , chẳng sợ điều gì nên đối với lời giảng mà không dám xưng danh tánh lại nói là của bậc đắc đạo thì quang tâm cảm thấy hoài nghi vậy !
nếu nói QT kém duyên thì cũng đúng, QT không có duyên với pháp của ngoại đạo. Hữu duyên với phật pháp , đời này được biết Phật pháp thật là điều hạnh phúc lớn lao !
nếu có gì mạo phạm , xin thứ lỗi.
Nam mô BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


_()_
nhocvuive
Bài viết: 52
Ngày: 03/08/09 01:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp HCM
Nghề nghiệp: Sinh Viên

Re: Mâu thuẫn trong giáo lý nhà Phật .

Bài viết chưa xem gửi bởi nhocvuive »

quang_tam3 đã viết:nhoccuicve mến, tangbong
QT là Phật tử , qui y tam bảo nên chỉ muốn nghe theo kinh điển Phật giáo, những lời dạy của đức Phật. Còn về những lời của ngoại đạo thì xin miễn...
người học Phật thì quang minh , chẳng sợ điều gì nên đối với lời giảng mà không dám xưng danh tánh lại nói là của bậc đắc đạo thì quang tâm cảm thấy hoài nghi vậy !
nếu nói QT kém duyên thì cũng đúng, QT không có duyên với pháp của ngoại đạo. Hữu duyên với phật pháp , đời này được biết Phật pháp thật là điều hạnh phúc lớn lao !
nếu có gì mạo phạm , xin thứ lỗi.
Nam mô BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
HaHaHa ok ok toi la ngoai dao day .

Thoi ! Thoi ! Xin chu DH dung buon, dung ban tam vi loi noi cua toi nua nha ! Chu DH cu tu theo nhu y kien ban dau vay hen !

Tu nay toi khong dam lam chu DH phien long nua dau hen caunguyen caunguyen caunguyen

Nam mo A DI DA PHAT
Nguyen tat ca dong ngoi sen bau vang sanh TAY PHUONG CUC LAC CUA DUC TU PHU A DI DA PHAT


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Mâu thuẫn trong giáo lý nhà Phật .

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

ĐỀ TÀI NÀY XIN CHẤM DỨT TẠI ĐÂY VÌ NÓ KHÔNG LÀM LỢI ÍCH.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách