Chớ coi Thường Niệm Phật

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Chớ coi Thường Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Tín, Hạnh

Nhân dịp lễ vía Ðức Phật A-Di-Ðà vào ngày 17 tháng 11 âm lịch, chúng tôi xin trích đăng một đoạn trong Kinh Phật Thuyết A-Di-Ðà, HT Tuyên Hóa lược giải, nói về Tín Nguyện Hạnh, ba thứ tư lương của người tu theo pháp môn Tịnh Ðộ. Bởi báo trang có giới hạn, chúng tôi sẽ đăng phần giảng về "Nguyện" trong số sau.

Tín, Nguyện, Hạnh là ba thứ tư lương của người tu theo pháp môn Tịnh độ, như người trước khi đi xa cần phải dự bị lộ phí và lương thực. Bạn muốn đi sang thế giới Cực Lạc cũng phải chuẩn bị ba thứ tư lương, trước tiên phải có lòng tin, nếu không thì sẽ không có duyên với thế giới Cực Lạc. Trừ việc tự tin nơi chính mình, cũng phải tin ở người khác, tin nhơn tin quả, tin sự tin lý.

Thế nào là tin ở chính mình (tín tự kỷ)? Ðó là tin ở tự mình quyết định có thể vãng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây, đừng nên khinh thường tự ti mà nói: "Tôi tạo rất nhiều tội, làm sao có thể sanh về thế giới Cực Lạc ở phương Tây được?" Nghĩ như thế tức là không tin ở chính mình. Không luận là mình đã gây tạo ác nghiệp như thế nào đi nữa, đều có thể có cơ hội đới nghiệp vãng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây, nhưng mà nghiệp mang theo là nghiệp cũ chớ không phải nghiệp mới. Tội nghiệp đời trước có thể mang đi, nhưng chẳng thể mang đi ác nghiệp tương lai được. Những ác nghiệp gây tạo trước đây hiện tại đều cần phải sửa đổi; sau khi cải ác hướng thiện mới có thể vãng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây. Người nào sau khi niệm Phật, lại không chịu sửa lỗi, vẫn tiếp tục tạo nghiệp, chẳng những không thể đới nghiệp vãng sanh, mà ngay cả thế giới Cực Lạc phương Tây cũng không đi được. Cho nên niệm Phật, lạy Phật là gieo trồng nhơn lành để tương lai có thể thành Phật, chẳng phải là nói hiện đời mà được. Sở dĩ người tin theo Phật, chẳng nên biết rồi mà cố phạm. Khi chưa quy y Tam Bảo và tin Phật, đã lỡ tạo ác nghiệp còn có thể tha thứ. Nhưng sau khi tin Phật và quy y Tam Bảo rồi mà còn gây tạo tội nghiệp thì tội ấy nặng thêm một bực, là do biết mà còn cố phạm. Cho nên phải tin nơi chính mình có khả năng "cải quá tự tân", thì chắc chắn sẽ được vãng sanh thế giới Cực Lạc phương Tây.

Tin người khác (tín tha) là tin theo lời Phật nói, chắc chắn có thế giới Cực Lạc ở phương Tây cách đây 10 vạn ức cõi nước Phật. Cõi nước Phật này là do Tỳ-kheo Pháp Tạng thuở xưa (tức Phật A Di Ðà bây giờ) phát nguyện mà thành tựu. Tất cả chúng sanh ở mười phương nếu muốn sanh về Tịnh độ này thì có thể vãng sanh như ý nguyện, đã không phí việc, lại không tốn tiền, chẳng hao sức, dễ dàng lại đơn giản, phương tiện mà viên dung, chỉ cần chuyên tâm niệm "Nam mô A Di Ðà Phật" mà thôi. Ðây quả là một pháp môn cao tột vô thượng. Tin như thế tức là tin người khác (Tín tha).

Tin nhơn, tin quả (tín nhơn, tín quả). Chúng ta cũng cần phải tin vào chính mình đã từng gieo trồng nhơn lành từ quá khứ, nhờ có căn lành nên đời này mới gặp pháp môn niệm Phật này. Ngoài ra, đời này cần phải vun trồng Tín, Nguyện, Hạnh, thì căn lành mới có thể thêm lớn mà thành tựu quả vị. Cho nên tin có nhơn quả là tự tin mình thuở xưa đã từng gieo trồng nhơn Bồ-đề và ở tương lai nhất định sẽ thành tựu quả Bồ-đề. Nhưng kết quả đó muốn đạt được thì phải trãi qua sự vun tưới và chăm sóc mới có thể thêm lớn được. Có người nói: "Tôi không biết mình có căn lành gì không?"

- Bạn làm sao biết mình có hay không có căn lành? Thường thường có người hỏi tôi: "Thầy xem tôi có căn lành không?" Tôi trả lời: "Bạn xem tôi có căn lành hay không?" Người ấy nói: "Tôi không biết!" Tôi nói: "Bạn không biết mình có căn lành hay không thì làm sao tôi biết được? Nhưng mà tôi có cách biết. Nếu bạn không có căn lành thì đời này sẽ không thể nào gặp được Phật pháp, cho nên bạn phải tự hiểu về đạo lý này".

Người không biết được Phật pháp là vì không có căn lành nên không gặp được, cũng không có duyên. Chỉ vì căn lành là phải được gieo trồng, nếu không gieo trồng thì hoàn toàn không có căn lành; cho nên có căn lành hay không việc đó không quan trọng. Quan trọng nhất là đời này mình phải nương theo Phật pháp mà tu hành, vun bồi, chăm sóc căn lành của chính mình. Chớ nói Phật pháp dạy người không nên uống rượu mà mình lại đi uống rượu bạt mạng, cho đến phạm cả những tội sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối nữa. Sau khi tin Phật rồi, đã biết rõ mà cố phạm, cho đó là những lỗi nhẹ không hề chi. Chính vì ý nghĩ "không hề chi" đó mà người ta phải sa vào địa ngục, làm ngạ quỷ, chuyển thân súc sanh. Tất cả đều nhơn cái hại của câu nói "không hề chi" này. Cho nên phải tin vào chính mình đời nay gieo trồng căn lành, đời sau mới có quả lành.

Tin lý, tin sự (tín sự, tín lý). Tin rằng Ðức Phật A Di Ðà cùng chúng ta có nhơn duyên lớn, tương lai nhất định có thể tiếp dẫn chúng ta thành Phật. Ðây tức là Sự. Tại sao nói Ðức Phật A Di Ðà có nhơn duyên lớn đối với chúng ta? Nếu không có nhơn duyên thì đời nay chúng ta đâu gặp được pháp môn Tịnh độ. Tất cả chúng sanh tức là Phật A Di Ðà, Phật A Di Ðà tức là tất cả chúng sanh. Phật A Di Ðà nhơn niệm Phật mà thành, tất cả chúng sanh nếu hay niệm Phật, cũng có thể thành Phật, đây tức là Lý. Người nương Sự Lý mà tu hành như tông Hoa Nghiêm đã lập, tức "Sự vô ngại pháp giới, Lý vô ngại pháp giới, Lý Sự vô ngại pháp giới, Sự sự vô ngại pháp giới".

"Lý sự vô ngại pháp giới" cùng Tự tánh Phật A Di Ðà căn bản là một. Cho nên chúng sanh đều có tư cách thành Phật. Sao gọi là Sự lý? - Xin đưa ra một việc dễ hiểu, phàm sự tướng đều có sự biểu hiện của nó, như cây gỗ có thể làm nhà, đây tức là Lý; làm thành phòng nhà rồi, tức là Sự; đó là nghĩa Sự Lý. Chúng ta hiện tại có Lý thành Phật này, mà cũng có Sự thành Phật nữa. Chúng ta nếu có: Tín, Nguyện, Hạnh, Trì danh, thì tương lai sẽ đạt đến sự thành Phật.

Phật A Di Ðà là Phật A Di Ðà trong tâm chúng sanh, chúng sanh cũng là chúng sanh trong tâm Phật A Di Ðà, sự quan hệ này cũng có sự và lý, nhưng đạo lý này cần phải có lòng tin và sự thực hành không được biếng trễ. Ví như niệm Phật phải mỗi ngày một tăng lên, không nên mỗi ngày một ít đi. Khi chúng ta niệm "Nam mô A Di Ðà Phật", thì trong nước Bát công đức của ao thất bảo nơi thế giới Cực Lạc phương Tây sẽ mọc lên một hoa sen. Niệm Phật càng nhiều thêm thì hoa sen càng lớn dần, nhưng vẫn chưa nở. Ðợi đến lúc chúng ta mạng chung thì đương nhiên chúng ta sẽ sanh vào trong hoa sen ở thế giới Cực Lạc. Sở dĩ chúng ta muốn biết phẩm vị của mình cao hay thấp, là Thượng phẩm thượng sanh, Trung phẩm trung sanh hay hạ sanh, thì phải xem công phu niệm Phật của chúng ta nhiều hay ít. Mình càng niệm Phật nhiều thì hoa sen càng nở lớn ra. Mình niệm Phật ít đi thì hoa sen nở nhỏ lại. Nếu không niệm, hoặc có lúc niệm rồi không niệm nữa, thì hoa sen kia sẽ khô rụi đi. Cho nên điều cần thiết là bạn phải tự tranh thủ lấy quả vị của chính mình: Niệm Phật càng nhiều, trì danh, tin sâu không dời đổi, nguyện thiết tha, thực hành mãi không biếng lười. Không nên nói ngày nay ngủ nhiều một tí, ngày mai sẽ tu tiếp. Việc này không thể nào chấp nhận được. Tu hành thì không thể biếng lười, mà phải siêng năng tinh tấn thì mới có thể thành công.

Kinh này lấy Tín, Nguyện, Trì danh làm "tông". Tại sao gọi là Trì danh? -Trì danh chính là trì niệm danh hiệu của Phật A Di Ðà, cũng giống như hạt thanh châu bỏ vào nước đục, thì nước đục sẽ trong ngay. Niệm danh hiệu Phật cũng giống như hạt thanh châu bỏ vào nước đục nước sẽ lóng trong ngay vậy. Chúng sanh vọng tưởng lăng xăng không biết là bao nhiêu, không lúc nào ngừng nghỉ, giống như sóng trào ở biển cả không lúc nào dừng. Khi Phật hiệu nhập vào trong tâm loạn thì tâm loạn cũng trở thành tâm Phật. Vì niệm một tiếng Phật, trong tâm sẽ có một niệm Phật. Bạn niệm Phật, Phật cũng niệm bạn, cũng như cùng đem danh hiệu A Di Ðà Phật đánh vào một vô tuyến điện báo, đó kêu là "cảm ứng đạo giao." Bạn không niệm Phật, thì Phật sẽ không thâu nhận được, cho nên cần phải Trì danh.

Trì danh niệm Phật là một pháp môn rất trọng yếu trong thời Mạt pháp, cho nên có rất nhiều người niệm Phật. Nhưng chớ nên xem thường pháp môn niệm Phật này. Ngài Vĩnh Minh Thọ Thiền sư khi niệm một tiếng Phật, lúc ấy người có ngũ nhãn lục thông, thấy từ miệng Ngài hiện ra một hóa Phật, cho nên công đức niệm Phật thật không thể nghĩ bàn. Hơn nữa, khi bạn niệm Phật, trên đầu sẽ phát ra ánh sáng. Một khi ánh sáng phát ra thì yêu ma quỷ quái sẽ co giò chạy xa. Cho nên công đức niệm Phật thật là không thể nghĩ bàn. Ðó là Trì danh niệm Phật.

Trì tức là Chí trì, giữ lại, cũng chính là thọ trì, cũng chính là như trong sách Trung Dung nói: "Toàn quyền phục ưng." Tâm niệm niệm ghi nhớ. Trì danh hiệu nào? Trì danh hiệu A Di Ðà Phật, tức là niệm danh hiệu Phật A Di Ðà.

Pháp môn niệm Phật có bốn cách: 1/ Quán tưởng niệm Phật, 2/ Quán tượng niệm Phật, 3/ Thật tướng niệm Phật, 4/ Trì danh niệm Phật.

-Quán tưởng niệm Phật: Chính là quán tưởng toàn thân sắc vàng của Phật A Di Ðà tướng hảo quang minh không sánh ví, toàn thân của Phật A Di Ðà phóng ra ánh sáng sắc vàng. Tướng hảo là thành tựu công đức viên mãn, đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, ánh sáng của Ngài không sánh ví. Xem thấy tướng sáng lông trắng giữa chặn mày của Phật A Di Ðà to lớn xoay quanh như năm hòn núi Tu Di. Mắt của Ngài to như bốn biển lớn, cho nên quý vị xem thân của đức Phật A Di Ðà to lớn dường nào?

Ở trong ánh sáng của Phật A Di Ðà hóa hiện ra rất nhiều Phật. Chẳng những hóa ra hình tượng của Phật mà còn hóa hiện ra hình tượng của Bồ-tát nữa. Phật A Di Ðà có 48 lời nguyện cứu độ tất cả chúng sanh khiến cho đều lên chín phẩm sen vàng được giải thoát.

Chín phẩm có Thượng phẩm, Thượng trung phẩm, Thượng hạ phẩm, Trung thượng phẩm, Trung trung phẩm, Trung hạ phẩm, Hạ thượng phẩm, Hạ trung phẩm, Hạ hạ phẩm. Hoa sen ở mỗi phẩm lại chia làm 9 phẩm, thành ra 9 x 9=81 phẩm. Có được 81 phẩm, tất cả chúng sanh sẽ đến bờ bên kia, tức là Niết bàn.

-Quán tượng niệm Phật: Ðó là cúng dường một tôn tượng Phật A Di Ðà. Niệm Phật cách này chính là quán nhìn tượng Phật A Di Ðà, càng lâu càng kỹ mới được thành công.

-Thật tướng niệm Phật: Chính là niệm mà không niệm, không niệm mà niệm. Bạn muốn không niệm cũng không được. Nó giống như giòng nước, và mình ở trong đó; niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, miên miên mật mật, đạt đến cảnh giới ấy chính là Niệm Phật Tam-muội, cũng chính là Thật tướng niệm Phật.

Trì danh niệm Phật: Tức là chuyên niệm Phật A Di Ðà, mở miệng ngậm miệng đều niệm A Di Ðà. Niệm cần phải niệm cho rõ ràng, lỗ tai phải nghe cho rõ ràng, tâm cũng phải nhớ cho rõ ràng; ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh niệm Phật, tâm không vọng tưởng. Miệng không có 4 điều ác: Mắng chửi, nói thêm, nói láo, nói đâm thọc. Thân không có 3 điều ác: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Ý không tham, sân, si. Ðó là dùng ba nghiệp thanh tịnh để niệm Phật. Thân khẩu thanh tịnh mà niệm Phật thì niệm niệm thanh tịnh, niệm niệm Phật. Như vậy:

Tâm thanh nước hiện trăng
ý tịnh trời sạch mây.


Niệm cho đến được niệm Phật Tam-muội, nghe thấy gió thổi cũng là Nam mô A Di Ðà Phật, nghe tiếng mưa rơi cũng là Nam mô A Di Ðà Phật, nghe mọi thứ âm thanh cũng đều là tiếng niệm Phật, đó là "Nước chảy, gió rung, diễn Ma-ha"; tiếng nước chảy, tiếng gió rung đều là Nam mô A Di Ðà Phật cả. Vì thế Tô Ðông Pha có câu:

Tiếng khe đều là lưỡi rộng dài
Màu núi khắp cùng tâm thanh tịnh.

Âm thanh trong trẻo, nước khe róc rách đều phát xuất từ tướng lưỡi rộng dài (quảng trường thiệt), đó là "vô tình thuyết pháp". Núi non cùng màu sắc đều là thanh tịnh thân. Ðó là: "Non xanh, mây trắng, hoa vàng, trúc biếc" đều là pháp thân sở hiện. Ðây chính là niệm Phật Tam-muội vậy. Niệm không gián đoạn nghĩa là suốt ngày từ sáng đến chiều đều là niệm Phật, niệm A Di Ðà.

Trước đây tôi có viết một bài kệ:

Niệm Phật niệm hoài không gián đoạn
Hồng danh đồng khởi tại tâm can
Tạp niệm không sanh Tam-muội được
Vãng sanh Tịnh độ có phần sang
Trọn ngày chán nản Ta Bà khổ
Tâm niệm hồng trần dứt sạch quang
Cầu sanh Cực Lạc luôn trong ý
Nhiễm niệm dứt trừ, Tịnh niệm toàn


Ðây là tu tập pháp môn niệm Phật, Tam-muội thì chắc chắn có hy vọng vãng sanh được Tây phương Cực Lạc. Ðã dứt hết lòng trần của thế gian, không còn có tâm dâm dục, cũng không có tâm tranh danh đoạt lợi, tất cả tâm duyên bên ngoài thế giới này đều buông bỏ hết, xem tất cả đều là giả dối, buông bỏ nhiễm tâm quay về Tịnh độ, bài kệ này chính là thuyết minh đạo lý niệm Phật đấy. Trì danh niệm Phật giống như là cầm một vật gì, phải luôn cầm chắc trong tay mới được. Cho nên mỗi ngày đều phải niệm "Nam mô A Di Ðà Phật" để xua đi những tạp niệm của chính mình. Niệm Phật là pháp môn lấy độc trị độc, vọng tưởng là một thứ độc, trì danh niệm Phật cũng là một thứ vọng tưởng, đó là lấy vọng tưởng để ngăn vọng tưởng, cũng giống như dùng binh lính để ngăn binh lính, dùng chiến tranh để dứt chiến tranh. Nếu muốn diệt hết vọng tưởng thì phải thường niệm Phật. Khi vọng tưởng diệt hết thì sẽ đạt được niệm Phật Tam-muội.
chuavanphat.org


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
karakifun
Bài viết: 91
Ngày: 18/08/09 08:01
Giới tính: Nam
Đến từ: vungtau

Re: Chớ coi Thường Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi karakifun »

=D> =D> =D> =D> =D> đồng ý cái này, hay lắm, mong rằng nhiều phật tử sẽ đọc được bài này, để không còn hiểu lầm ý Phật


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Chớ coi Thường Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

kinhle kinhle kinhle kinhle . Tạ ơn chư Phật! Hy vọng nhiều đạo hữu đọc bài này và nhiều bày liên quan, tư liệu có sẵn, khéo đọc và thực hành. Đạo quý ở hành.


Asoka
Bài viết: 44
Ngày: 25/08/09 08:13
Giới tính: Nữ

Re: Chớ coi Thường Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Asoka »

Mình nghe nói niệm Phật là phải miên mật ngày đêm nhưng nghe một số người nói là khi làm những việc bất tịnh hoặc ở những chỗ không sạch sẽ như nhà vệ sinh chẳng hạn :"> thì không được trì danh hiệu Phật, có phải vậy không? Người mới tu niệm Phật có thể theo pháp Thật tướng niệm Phật được không? Thật tướng là gì? Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm là sao? Mong các bạn chỉ giùm
Nam mô A Di Đà Phật kinhle


một ngày đã hết
mạng cũng giảm dần
như cá cạn nước
thử hỏi vui gì?
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Chớ coi Thường Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Mình nghe nói niệm Phật là phải miên mật ngày đêm nhưng nghe một số người nói là khi làm những việc bất tịnh hoặc ở những chỗ không sạch sẽ như nhà vệ sinh chẳng hạn thì không được trì danh hiệu Phật, có phải vậy không? Người mới tu niệm Phật có thể theo pháp Thật tướng niệm Phật được không? Thật tướng là gì? Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm là sao? Mong các bạn chỉ giùm
Nam mô A Di Đà Phật
Niệm Phật ở trong đầu, Dù ở chỗ bất tịnh cũng vậy, trong đầu chỉ có danh hiệu Phật thôi, nên không thấy bất tịnh.

Phải hiểu Thật Tướng mới niệm Phật Thật Tướng đuọc.
Muốn biết Thật Tướng phải tìm hiểu qua kinh sách và hành thiền.

Niệm Phật ở trông đầu riết rồi thành thói quen, nên thường niệm mà thấy như không niệm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Chớ coi Thường Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Việc niệm Phật thì dễ. Nhưng niệm để "nhất tâm bất loạn" thì không phải dễ, phải có lòng thành kính 100%, ăn năn thật sự, sám hối thật sự về các tội lỗi đã làm dù quá khứ hay hiện tại,....Nên xem thêm kinh sách, luận,...Nên niệm theo cách mà mình thấy dễ thực hành.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Chớ coi Thường Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Asoka đã viết:Mình nghe nói niệm Phật là phải miên mật ngày đêm nhưng nghe một số người nói là khi làm những việc bất tịnh hoặc ở những chỗ không sạch sẽ như nhà vệ sinh chẳng hạn :"> thì không được trì danh hiệu Phật, có phải vậy không? Người mới tu niệm Phật có thể theo pháp Thật tướng niệm Phật được không? Thật tướng là gì? Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm là sao? Mong các bạn chỉ giùm
Nam mô A Di Đà Phật kinhle
Chưa niệm Phật mà hỏi đến thật tướng niệm phật, niệm mà không niệm làm gì vô ích. Ông cứ thật thà niệm Phật thì sẽ tự rỏ, không cần phải nghe người ta nói thế nầy và tự ông lại hỏi thế kia. Chỉ làm rối thêm đầu óc đã đang rối của ông! Cứ đừng để những gì vào tâm ông, chỉ có câu phật hiệu, dù tâm ông có khởi lên cái gì cũng nên nhân biết mà trở về với câu phật hiệu.

Niệm Phật là pháp không gì chướng ngại được. Có chướng ngại hay không là do chính ông mà thôi. Vì thế nếu ông chân thành chịu niệm Phật thì dù nơi nào công cũng có thể niệm thầm trong tâm.

Chúc ông mau sớm phát tâm niệm phật và thành tựu đại nguyện.

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
huan
Bài viết: 10
Ngày: 22/09/09 03:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Chân trời xa lạ!

Re: Chân trời xa lạ

Bài viết chưa xem gửi bởi huan »

niệm phật có nhiều cách niệm, nhưng không lên niệm ở nơi không tôn nghiêm, không thanh tịnh vì con người có thanh tịnh thì tâm mới khởi.còn ý nghĩa của tụng niệm như thế nào quí vị đã rõ.
giữa niệm và hành niệm khác nhau nên trong kinh có dạy nhưng thử hỏi kẻ tội lỗi đầy người mà tâm không thành chỉ mượn cớ niệm hiệu phật mà đặng sao được, mà đấy chỉ là khởi nguồn để đến được đích hay không là cả một quá trình/ chúc thành công!


Nguyen Quan
Bài viết: 38
Ngày: 24/09/09 02:22
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Chớ coi Thường Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Quan »

Niệm Phật là Đại Vị Tha.Khi danh hiệu Phật vang lên thì ngũ dục tiêu tan,ma quỷ sợ hãi.
Xuất hiện năng lượng lớn truyền đến tất cả các Pháp hướng tất cả các pháp quay về Đại Ngã.
ĐỨC A DI ĐÀ PHẬT.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chớ coi Thường Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Niệm Phật là Đại Vị Tha.Khi danh hiệu Phật vang lên thì ngũ dục tiêu tan,ma quỷ sợ hãi.
Xuất hiện năng lượng lớn truyền đến tất cả các Pháp hướng tất cả các pháp quay về Đại Ngã.
ĐỨC A DI ĐÀ PHẬT.
Trong Đạo Phật Không Có Dạy Nhập Về Đại Ngã Đây Là Giáo Lý Của Ấn Độ Giáo.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Nguyen Quan
Bài viết: 38
Ngày: 24/09/09 02:22
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Chớ coi Thường Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Quan »

Đừng chấp chữ.mà viết lại cũng sai ko phải là "nhập" mà là "quay về".Đi từ đâu thì quay về đấy nhưng mang thêm một nửa tự tính nữa.
Nên xem lại phẩm trong kinh Pháp Hoa nói về Đức Diệu Âm được Phật Tổ mời sang dự lễ ở thế giới Sa Bà,Và Phật Tổ phải dùng năng lượng khổng lồ tạo ra ống không thời gian thì Đức Diệu Âm Bồ Tát mới sang đc.
ĐỨC A DI ĐÀ PHẬT.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chớ coi Thường Niệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Đừng chấp chữ.mà viết lại cũng sai không phải là "nhập" mà là "quay về".Đi từ đâu thì quay về đấy nhưng mang thêm một nửa tự tính nữa.
Nên xem lại phẩm trong kinh Pháp Hoa nói về Đức Diệu Âm được Phật Tổ mời sang dự lễ ở thế giới Sa Bà,Và Phật Tổ phải dùng năng lượng khổng lồ tạo ra ống không thời gian thì Đức Diệu Âm Bồ Tát mới sang đc.
ĐỨC A DI ĐÀ PHẬT.
Không Chấp Chử Nhưng Nương Chử Mà Hiểu Nghĩa.

Đạo Phật Không Có Dạy Đại Ngã Gì Cả.

Kinh Pháp Hoa Đoạn Nào Mà Nói Như Trên?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách