Thức là thường hay vô thường ?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Thức là thường hay vô thường ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Nhân duyên gì mà có thức?
-- Do nhân bốn đại, này Tỷ-kheo, do duyên bốn đại, được gọi là sắc uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là thọ uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là tưởng uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là hành uẩn. Do nhân danh sắc, do duyên danh sắc, được gọi là thức uẩn..

Vậy thế nào là thức ?

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức


Thức là thường hay vô thường, khổ , hay lạc?
20) Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.


Làm sao đoạn diệt chấp thủ thức ?
-- Này Tỷ-kheo, phàm sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả sắc, Tỷ-kheo như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Ðây không phải của tôi, đây không phải là tôi, đây không phải tự ngã của tôi". Phàm thọ gì... Phàm tưởng gì... Phàm các hành gì... Phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả thức, Tỷ-kheo như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Ðây không phải của tôi, đây không phải là tôi, đây không phải tự ngã của tôi!" Này Tỷ-kheo, do biết như vậy, ..thấy như vậy, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có (quan điểm): ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tùy miên.

Nếu 5 uẫn là vô ngã thời cái gì nhận biết?
Lúc bấy giờ, một Tỷ-kheo khác khởi lên suy nghĩ sau đây: "Nếu Ngài nói sắc là vô ngã, thọ... tưởng... các hành... thức là vô ngã, thời các nghiệp do vô ngã tạo ra, thời ngã nào lãnh thọ?"
15) Rồi Thế Tôn với tâm tư của mình biết rõ suy nghĩ của Tỷ-kheo ấy, liền nói với các Tỷ-kheo:
-- Sự kiện này xảy ra, này các Tỷ-kheo, là có kẻ ngu si, vô trí, chìm đắm trong vô minh, tâm bị khát ái chi phối, nghĩ rằng có thể vượt qua lời dạy bậc Ðạo Sư, nghĩ rằng: "Nếu Ngài dạy rằng sắc là vô ngã, thọ... tưởng... các hành... thức là vô ngã, thời các nghiệp do vô ngã làm, các nghiệp ấy do ngã nào lãnh thọ?" Này các Tỷ-kheo, các câu vấn nạn đã được Ta khéo dạy cho các Ông, chỗ này, chỗ kia trong các pháp ấy.
16) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
17-19) -- Thọ... tưởng... các hành...
20) Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng, nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Do vậy... thấy vậy... vị ấy biết: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa".

(bài kinh tuy chỉ nhắc đến Thọ , nhưng chúng ta nên hiểu luôn cả Thức . Nếu 5 uẫn là vô ngã thì cái ngã nào "biết" ? Tiếp sau đó Đức Phật sẽ dạy .....Vì chấp bất kì một trong 5 uẫn nào cũng đều là kẻ ngu si, vô trí, chìm đắm trong vô minh, tâm bị khát ái chi phối, nghĩ rằng có thể vượt qua lời dạy bậc Ðạo Sư .)


Zelda gửi đến các bạn :
Thời mạc pháp này có một số giáo điều cho rằng có một cái "biêt" là Siêu Ngã , là thường hằng vĩnh cữu . Nhưng thưa các bạn đó chính là Thức . Như vậy chính cái biết của các bạn cũng là vô thường , là khổ . Là người học Phật chân chánh Zelda mong mỏi các bạn đừng chấp vào bất cứ cái gì là ta , là của ta . Hay ta là siêu ngã , ta là thức , thọ ,tưởng , hành . Đức Phật chưa hề dạy gì ngoài : Đây là khổ , đây là diệt khổ . Không hề dạy đây là ngã , đây là nguyên nhân tìm ra ngã . Mong rằng thông qua bài viết ngắn ngủi này sẽ góp được chút gì đó cho các bạn .

XIn hết !!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Thức là thường hay vô thường ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Có người nhầm lẫn giữ Thức Duyên Sinh và Thức Uẫn .

Nên cho rằng Vô Minh duyên Thức Uẫn . Đây là quan niệm sai lầm . Vì danh sắc duyên thức uẫn chứ không phải là Vô Minh .

Định nghĩa thức duyên sinh :
13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức.

Định nghĩa thức uẫn :
Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức

Thức uẫn duyên sinh(theo kinh Thiên Uẫn) :
Do nhân bốn đại, này Tỷ-kheo, do duyên bốn đại, được gọi là sắc uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là thọ uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là tưởng uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là hành uẩn. Do nhân danh sắc, do duyên danh sắc, được gọi là thức uẩn..

Thức uẫn duyên sinh(theo knh Thiên Nhân Duyên) :
Danh sắc duyên sáu xứ
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu xứ? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sáu xứ.


***Chúng ta thấy rõ rằng Thức duyên sinh không phải là Thức uẫn mà Zelda đề cập trong bài "thức là thường hay vô thường" . Thức mà Zelda đề cập trong bài này đó là Thức uẫn không phải là thức duyên sinh đâu . NHư vậy các bạn đừng vì thấy chữ Thức là cho đó là Thức Uẫn . Chúng ta muốn biết nó là cái thức gì thì nên xem định nghĩa (chỉ rõ chân lý) của nó . Đừng nên nghe thức là cho đó là Thức uẫn được .
Và theo định nghĩa như trên thì chúng ta thấy rằng Thức Uẫn còn có tên gọi khác đó là 6 xứ .

Duyên sinh thức uẫn :
Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tập khởi.

***Như vậy Danh và sắc chính là nhân sinh Thức uẫn . Vậy chúng ta cần biết thêm thế nào là danh và sắc .
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; đây gọi là danh. Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc. Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc.
Lưu ý : Vinnàna paccayà nàma-rùpam (skt cũng giống vậy), tùy thuộc Thức phát sanh Danh Sắc. Chữ Nàma ở đây có nghĩa là tâm sở (cetasika), hay trạng thái tâm, ta thường dịch là Danh. Nói một cách chính xác, Danh (Nàma) ở đây là ba uẩn: Thọ (vedanàkkhandha, thọ uẩn), (sannàkkhandha tưởng uẩn) và Hành (sankhàrakkhandha, hành uẩn).(theo ngài Piyadassi Maha Thera)

Vô MInh là gì?
Này các Tỷ-kheo, thế nào là vô minh? Này các Tỷ-kheo, không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con đường đưa đến Khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh.

THế nào là đường của Khổ?
3) -- Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán tự ngã dưới nhiều hình thức sai khác, quán cả năm thủ uẩn hay quán một trong năm thủ uẩn.
4) Thế nào là năm? Này các Tỷ-kheo, ở đây kẻ vô văn phàm phu không được thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc, quán thọ... quán tưởng... quán các hành... quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Nếu quán như vậy, thời đi đến chấp kiến: "Tôi là".
5) Này các Tỷ-kheo, khi đi đến chấp kiến: "Tôi là", thời năm căn nhập vào avakkanti (hiện hữu), tức là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
6) Này các Tỷ-kheo, có ý, có các pháp, có vô minh giới. Cảm xúc bởi cảm thọ, cảm thọ này sanh do xúc chạm với vô minh; kẻ vô văn phàm phu đi đến chấp kiến: "Tôi là", đi đến chấp kiến: "Cái này là tôi", đi đến chấp kiến: " Tôi sẽ là", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ không là", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với sắc", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với vô sắc", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với tưởng", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với không tưởng", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với phi tưởng phi phi tưởng".


Thế nào là Tà đạo?
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà đạo? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức... (như trên)... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tà đạo.

***Như vậy là do chúng ta không rõ biết "đây là khổ , đây là diệt khổ" nên mãi đi theo con đường tà đạo.(Vô minh như đã nêu , minh thì ngược lại...)

Vậy thế nào là chánh đạo?
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh đạo? Do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh đạo.

Chánh đạo là gì?
Này các tỉ-khâu, đây chính là Đạo diệt khổ thánh đế, đưa đến diệt Khổ, chính là con đường thánh tám ngành: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định.”
(đây là con đường duy nhất)

VÔ Minh duyên hành (nghiệp) , hành duyên Thức Tái SInh .
Sankhàra paccayà vinnànam (skt vijnàna), tùy thuộc nơi Hành trong kiếp quá khứ, phát sanh Thức (Vinnàna, thức nối liền, hay thức tái sanh). Nói cách khác, tùy thuộc nơi nghiệp thiện hay bất thiện quá khứ Thức được tạo điều kiện để phát sanh trong kiếp hiện tại. Vậy, Thức là yếu tố (nidàna) đầu tiên hay vòng khoen đầu tiên thuộc kiếp sống hiện tại. Vô Minh (Avijjà) và Hành (Sankhàrà) trong quá khứ cùng hợp lại để tạo điều kiện cho Thức (Vinnàna) trong kiếp hiện tại phát sanh. Trong Kinh Mahà Nidàna Sutta của bộ Trường A-Hàm (Dìgha Nikàya) chúng ta thấy tại sao "một khi Vô Minh và Ái Dục bị tận diệt thì không còn hành động thiện và bất thiện nữa, do đó không có thức tái sanh khởi phát trở lại trong một bào thai.(theo ngài Piyadassi Maha Thera).

***Như vậy thức tái sinh là quả báo của kiếp trước . Chúng ta không thể thay đổi , chúng ta chỉ thay đổi những gì ở kiếp hiện tại mà thôi . Thay đổi để tránh tạo ra quả báo xấu đưa đến tái tục triền miên . Tiếp cận chánh đạo , siêng năng tu trì , tạo điều kiện đưa đến thức tái sinh không tăng trưởng lớn mạnh nữa.Và đi đến đoạn diệt nhờ đoạn trừ Vô Minh hay chứng ngộ Tứ Thánh Đế.

Sau cùng Zelda mời các bạn đọc qua bài kinh sau :
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, có năm loại chủng tử. Thế nào là năm? Chủng tử từ rễ, chủng tử từ thân, chủng tử từ đọt, chủng tử từ quả, và chủng tử từ chủng tử là thứ năm.

4) Và này các Tỷ-kheo, nếu năm loại chủng tử này không bị hư hoại, không bị hư thối, không bị gió và nhiệt phá hoại, có lõi cứng, khéo gieo, nhưng không có đất, và không có nước, thời này các Tỷ-kheo, năm loại chủng tử này có thể tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh được không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

5) -- Và này các Tỷ-kheo, nếu năm loại chủng tử này không bị hư hoại, không bị hư thối, không bị gió và nhiệt phá hoại, có lõi cứng, khéo gieo, có đất và có nước, thời này các Tỷ-kheo, năm loại chủng tử này có thể tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh được không?

-- Thưa được, bạch Thế Tôn.

Này các Tỷ-kheo, ví như đất, bốn thức trú cần phải được xem như vậy. Ví như nước, này các Tỷ-kheo, hỷ tham cần phải được xem như vậy. Ví như năm loại chủng tử, này các Tỷ-kheo, thức cùng các món ăn cần phải được xem như vậy.

7) Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh.

8-10) Do tham luyến thọ... Do tham luyến tưởng... Do tham luyến các hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được tồn tại. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh.

11) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra.

12) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu.

13-16) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với tưởng giới... đối với hành giới... đối với thức giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu.

17) Không có chỗ y chỉ như vậy, thức không tăng thịnh, không có hành động, được giải thoát; do giải thoát nên được kiên trú; do kiên trú nên được tri túc; do tri túc nên không có ưu não; do không có ưu não nên tự mình cảm thấy tịch tịnh hoàn toàn. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Thức là thường hay vô thường ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Phải chăng người tu hành tinh tấn , nhưng vẫn bị vô minh che đậy vẫn không có cách gì giải thoát?

Đây là lời giải đáp:người Hiền trí sống Phạm hạnh, vì chơn chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy, người Hiền trí, khi thân hoại mạng chung, không đi đến một thân khác. Do không đi đến một thân khác, vị ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: "Vị ấy thoát khỏi đau khổ"

1). .. Trú Tại Sàvatthi.

2) -- Ðối với kẻ ngu, này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân này được khởi lên như sau: Chỉ có thân này và danh sắc ở ngoài. Như vậy là bộ hai này. Duyên bộ hai này có xúc, có sáu xứ. Do cảm xúc bởi chúng, hoặc một trong hai, người ngu cảm thọ lạc khổ.

3) Ðối với bậc Hiền, này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân này được khởi lên như sau: Chỉ có thân này và danh sắc ở ngoài. Như vậy là bộ hai này. Duyên bộ hai này có xúc, có sáu xứ. Do cảm xúc bởi chúng, hoặc một trong hai, người Hiền cảm thọ lạc khổ.

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có gì phân biệt, có gì sai khác, có gì dị biệt giữa bậc Hiền và kẻ ngu?

5) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ y chỉ. Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn nói lên cho chúng con ý nghĩa lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn giảng, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

6) -- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

7) Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy và bị tham ái hệ phược, thân này của người ngu được sanh khởi. Vô minh ấy, người ngu không đoạn tận. Tham ái ấy, người ngu không tận trừ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người ngu sống Phạm hạnh không phải vì chơn chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy người ngu, khi thân hoại mạng chung, đi đến một thân khác. Do đi đến một thân khác, người ấy không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: "Người ấy không thoát khỏi đau khổ".

8) Và này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân người Hiền trí được sanh khởi. Vô minh ấy, người Hiền trí đoạn tận. Tham ái ấy, người Hiền trí tận trừ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người Hiền trí sống Phạm hạnh, vì chơn chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy, người Hiền trí, khi thân hoại mạng chung, không đi đến một thân khác. Do không đi đến một thân khác, vị ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: "Vị ấy thoát khỏi đau khổ".

9) Này các Tỷ-kheo, đây là sự phân biệt, đây là sự sai khác, đây là sự dị biệt giữa bậc Hiền trí và người ngu.

XIX. Bậc Hiền So Sánh Với Kẻ Ngu (Tạp 12.12, Ðại 2, 83c) (S.ii,23)


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
SAMADHIPUNNO
Bài viết: 5
Ngày: 01/09/08 01:09
Giới tính: Nam
Đến từ: HOCHIMINHCITY

Re: Thức là thường hay vô thường ?

Bài viết chưa xem gửi bởi SAMADHIPUNNO »

tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong
hiếm có phật tử nào chịu nghiên cứu kỹ như Zelda
sadhu sadhu


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thức là thường hay vô thường ?

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

cũng xin được ngợi khen lần nữa

hiếm có phật tử nào chịu nghiên cứu kỹ như Zelda
tangbong tangbong sadhu sadhu lành thay

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


_()_
Hình đại diện của người dùng
tamtanh
Bài viết: 22
Ngày: 28/10/08 09:47
Giới tính: Nam
Đến từ: ALanNha

Re: Thức là thường hay vô thường ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tamtanh »

SAMADHIPUNNO đã viết:tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong
hiếm có phật tử nào chịu nghiên cứu kỹ như Zelda
sadhu sadhu
quang_tam3 đã viết: cũng xin được ngợi khen lần nữa
hiếm có phật tử nào chịu nghiên cứu kỹ như Zelda
tangbong tangbong sadhu sadhu lành thay
Có thể ngợi khen cách khác được mà? Có nhất thiết cần phải nói như vậy không? Hai bạn có hay không khẳng định được chính mình rằng: Bạn quán được hết thảy mọi hiện tượng,mọi loài người trên thế gian này không..mà dùng từ "hiếm"..có là Siêu Ngã không?
Zelda đã viết: Zelda gửi đến các bạn :
Thời mạc pháp này có một số giáo điều cho rằng có một cái "biêt" là Siêu Ngã , là thường hằng vĩnh cữu . Nhưng thưa các bạn đó chính là Thức . Như vậy chính cái biết của các bạn cũng là vô thường , là khổ . Là người học Phật chân chánh Zelda mong mỏi các bạn đừng chấp vào bất cứ cái gì là ta , là của ta . Hay ta là siêu ngã , ta là thức , thọ ,tưởng , hành . Đức Phật chưa hề dạy gì ngoài : Đây là khổ , đây là diệt khổ . Không hề dạy đây là ngã , đây là nguyên nhân tìm ra ngã . Mong rằng thông qua bài viết ngắn ngủi này sẽ góp được chút gì đó cho các bạn .
Pháp Phật thật là vô biên..Cám ơn Zelda nhé..chúc bạn Vô lượng Cát tường như ý,an lạc


Sắc bất dị không, không bắt dị sắc
Sắc tức thị không,không tức thị sắc

Nam mô A Di Đà Phật
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Thức là thường hay vô thường ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chuyện lớn thông cảm để thành chuyện nhỏ . Chuyện nhỏ thông cảm để không có gì phải bàn .
Cám ơn các bạn đã có lời ngợi khen . Tôi thật không xứng đáng vì tôi chỉ có biết nói mà lại không biết làm . tangbong

Thân !


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Thức là thường hay vô thường ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

"Zelda giải thích cho Cá voi đoạn này với(Trích kinh Đại Duyên-Kinh Trường Bộ). "Danh thân" là gì? Có phải là cái tên của mình rồi các tên phụ như học sinh;sinh viên;thầy giáo;giám đốc...v..v.. không? "Thi thiết" ở đây có nghĩa là gì?"Hữu đối xúc" ở đây có nghĩa là gì? Cá voi hiểu lờ mờ mấy đoạn này quá.Cảm ơn zelda trước"

...20. Trước đã nói: "Do duyên danh sắc, xúc sanh". Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên danh sắc, xúc sanh"? Này Ananda, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo, nhờ đó mà danh thân và sắc thân thi thiết; nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có, thời danh mục xúc trong sắc thân có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ananda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy nhờ đó mà sắc thân được thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có, thời hữu đối xúc trong danh thân có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ananda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo nhờ đó mà danh thân và sắc thân được thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có, thời danh mục xúc hay hữu đối xúc có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ananda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo nhờ đó mà danh sắc được thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có thì xúc có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

Do vậy, này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của xúc, tức là danh sắc.


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
Tâm Huệ
Bài viết: 32
Ngày: 21/05/09 19:06
Giới tính: Nam
Đến từ: Hanoi

Re: Thức là thường hay vô thường ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tâm Huệ »

HI, bạn thấy có điều gì thường hằng trên đời mà hỏi vậy nhỉ.
Vạn pháp vô thường. Vô thường là quy luật của vũ trụ này, mọi thứ đều sinh ra, biến đổi và hoại diệt làm gì có thứ gì tồn tại mãi mãi được đâu. Vậy thì thức chứ thức thức cũng vô thường mà thôi.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Thức là thường hay vô thường ?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Quả thật không có lời nào hay hơn lời Phật dạy. Đọc qua nhiều bài luận. Tôi vẫn thấy lời Phật dạy thật là huyền diệu không thể tả nổi! kinhle kinhle kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách