Tại sao các thừa lại có cao thấp?

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
talaai
Bài viết: 7
Ngày: 28/08/08 09:32
Giới tính: Nam

Tại sao các thừa lại có cao thấp?

Bài viết chưa xem gửi bởi talaai »

Tại sao các thừa lại có cao thấp?


Tiểu thừa chưa đến cứu cánh, chỉ phá nhân ngã chấp được ra khỏi phần đoạn sanh tử, tức là không đi đầu thai trong lục đạo (trời, người, a tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục), nhưng họ còn biến dịch sanh tử chưa dứt, họ cần phải tiến thêm nữa. Tức là họ cất nhà ở giữa đường mà cho là đã đến nơi rồi, kinh Pháp Hoa nói: “Tiểu thừa chưa đến bảo sở”. Nên bị Phật quở: “Không thể làm hạt giống Phật”, như hạt lúa bị cháy không làm hạt giống được.

Quả A La Hán là cao nhất của thừa Thanh Văn, sự thấy họ chỉ thấy được 1 tam thiên đại thiên thế giới, còn 1 tam thiên đại thiên thế giới khác họ không biết. Về thời gian họ chỉ biết 8 muôn kiếp trước và 8 muôn kiếp sau, rồi quá 8 muôn kiếp thì họ không biết, vì cái dụng của họ có hạn chế.

Còn cái dụng quả Phật không hạn chế, không bị cái gì làm chướng ngại, A La Hán còn chướng ngại, vì có kiến lập Niết Bàn của A La Hán, họ bỏ ngũ uẩn ngã nhưng còn ôm Niết Bàn ngã cho là ta chứng, tức là cái ngã vi tế. Cho nên bị Phật quở, phải bỏ A La Hán tiến lên Đại thừa.

Tiểu thừa phá nhân ngã chấp, Trung thừa phá pháp ngã chấp, Đại thừa phá hết nhân ngã chấp và phá luôn pháp ngã chấp, nhưng lọt vào không chấp (chấp không). Nếu còn chấp cái gì đều không được, tức là có sở trụ, còn có sở trụ thì còn chướng ngại cái dụng của bản tâm. Cho nên, phải đến cứu kính không còn một chút chướng ngại gì nữa, miễn cưỡng gọi là vô sở hữu.

Vì con người muốn kiến lập sở hữu, luôn cả hư không cũng muốn kiến lập, nên ngài Long Thọ nói: “Hư không vô sở hữu dung nạp được tất cả vật”. Bây giờ con người muốn lìa cái sở hữu không được, như cho tiền và nhà là sở hữu của tôi,... có sở hữu mới được. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tự tâm buộc tự tâm”.

(thuvienhoasen)


Hình đại diện của người dùng
beyeu3nam
Bài viết: 38
Ngày: 07/04/08 20:37
Giới tính: Nữ
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: .....

Re: Tại sao các thừa lại có cao thấp?

Bài viết chưa xem gửi bởi beyeu3nam »

hihi nghe cũng hay
nhưng mỗi người tùy theo mỗi căn cơ của mỗi chúng sanh mà :D :"> :-P
A Di Đà Phật


"Lạnh chết, không phan duyên
Đói chết, không hóa duyên
Nghèo chết, không cầu duyên
Tùy duyên không đổi, không đổi tùy duyên
Chúng ta quyết định thực hành ba tông chỉ này
Xả mạng vì Phật sự
Tạo mạng vì tăng sự
Chánh mạng vì bổn sự
Nơi sự hiểu lý, nơi lý hiểu sự
Luôn hành tổ sư nhất mạch tâm truyền."
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Tại sao các thừa lại có cao thấp?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Xin chào talaai !!!

Sư Phạm Trí một lần nói thế này : Anh nói rằng anh biết chùa Bữu Đức , anh biết cổng chùa Bữu Đức . Điều này anh nói đúng .
Nhưng anh kô biết Chư Tăng chùa Bữu Đức , anh không biết chánh điện chùa Bữu Đức . ANh có thể thấy cái cổng hoặc nghe người khác nói thế này , thế khác về chùa Bữu Đức . Như vậy anh hãy xem Chư Tăng tu tập trong chùa thế nào rồi hãy cho rằng "chùa Bữu Đức thế này , chù Bữu Đức thế khác" ..v..v.

Như bài viết trên của bạn . Có đóng ngoặc "Thư viện hoa sen" .
Bài viết này hoàn toàn vô giá trị về mặt Phật Học và SỬ Học .

Sai về sử:
Không có một nhà nghiên cứu Sử Học nào chấp nhận thuyết phân chia Tiểu , Đại thừa . Nhất là 5 thời giáo lại càng không .

Sai về Phật học:

Trong bài có đoạn :
Còn cái dụng quả Phật không hạn chế, không bị cái gì làm chướng ngại, A La Hán còn chướng ngại, vì có kiến lập Niết Bàn của A La Hán, họ bỏ ngũ uẩn ngã nhưng còn ôm Niết Bàn ngã cho là ta chứng, tức là cái ngã vi tế. Cho nên bị Phật quở, phải bỏ A La Hán tiến lên Đại thừa
Đức Phật hoàn toàn không hề quở trách các vị Alahan như vậy . NHất là trong những bộ kinh tạng được UNESCO công nhận là kinh điển lâu đời và đúng nhất với những gì Phật thuyết . Đoạn như bạn nói là có trong kinh điển Bắc Tông được sáng tác lại sau này mà thôi .

Trong bài có đoạn :
Còn cái dụng quả Phật không hạn chế, không bị cái gì làm chướng ngại, A La Hán còn chướng ngại, vì có kiến lập Niết Bàn của A La Hán, họ bỏ ngũ uẩn ngã nhưng còn ôm Niết Bàn ngã cho là ta chứng, tức là cái ngã vi tế. Cho nên bị Phật quở, phải bỏ A La Hán tiến lên Đại thừa.
Trước khi Zelda nói cái sai cua đoạn này mời các bạn xem kinh :

1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Ananda ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika.
2) Ở đây, Tôn giả Ananda gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda nói như sau:
3) -- Chư Hiền giả, Tôn giả Punna Mantaniputta, lúc chúng ta mới tu học, đã giúp đỡ chúng ta nhiều. Vị ấy giáo giới chúng ta với lời giáo giới này: Này Hiền giả Ananda, do chấp thủ, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ.
4) Do chấp thủ gì, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ. Do chấp thủ sắc, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ. Do chấp thủ thọ... tưởng... các hành... Do chấp thủ thức, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ.
5) Này Hiền giả Ananda, ví như một người đàn bà hay người đàn ông, hay người trẻ tuổi, ưa thích trang điểm, ngắm bóng mặt của mình trong một tấm gương sạch sẽ, trong sáng, hay trong một bát nước trong, thấy được do duyên chấp thủ, không phải không chấp thủ. Cũng vậy, này Hiền giả Ananda, do chấp thủ sắc, nên có (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ. Do chấp thủ thọ... tưởng... các hành... do chấp thủ thức, nên có (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ.

Ananda (Tạp 10, Ðại 2,66a) (S.iii,105)

NGay trong bài kinh này ngài Anan đã xác định rõ bất kì quan điểm "tôi là" hoàn toàn là kiến chấp thủ .

Chúng ta tiếp tục xem tiếp đoạn kinh :

-- Này Hiền giả Khemaka, cái mà Hiền giả nói: "Tôi là", cái mà Hiền giả nói: "Tôi là", là cái gì? Hiền giả nói: "Tôi là sắc?"; Hiền giả nói: "Tôi là khác sắc"... "là thọ... là tưởng... là các hành"...; Hiền giả nói: "Tôi là thức?"; Hiền giả nói: "Tôi là khác thức?"; Này Hiền giả Khemaka, cái mà Hiền giả nói: "Tôi là", cái mà Hiền giả nói "Tôi là", là cái gì?
20) -- Thưa chư Hiền, tôi không nói: "Tôi là sắc". Tôi không nói: "Tôi là khác sắc"... "là thọ... là tưởng... là các hành"... Tôi không nói: "Tôi là thức". Tôi cũng không nói: "Tôi là khác thức". Dầu rằng, này các Hiền giả, Tôi có chứng được (tư tưởng): "Tôi là", nhưng tôi không có quán : "Cái này là tôi".
23) Dầu cho đối với vị Thánh đệ tử, này chư Hiền, năm hạ phần kiết sử đã được đoạn tận, nhưng vị ấy còn nghĩ: "Ðối với năm thủ uẩn, vẫn còn dư tàn tế nhị". Dư tàn kiêu mạn 'Tôi là", dư tàn dục 'Tôi là’, dư tàn tùy miên 'Tôi là’ chưa được vị ấy đoạn trừ. Vị ấy sau một thời gian, sống quán sự sanh diệt trong năm thủ uẩn: "Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ... Ðây là tưởng... Ðây là các hành... Ðây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt".

Khemaka (Tạp 5, Ðại 2,29c) (S.iii,126)

Trong bài kinh này Tôn Giả Khemaka nói rất rõ :"Dầu rằng, này các Hiền giả, Tôi có chứng được (tư tưởng): "Tôi là", nhưng tôi không có quán : "Cái này là tôi".".

Và nếu cho rằng các bậc Alahan có chấp "ngã vi tế" thì mời bạn xem tiếp :

21) -- Và ở đây, này Anuràdha, ngay trong hiện tại không tìm được một Như Lai thường còn, thường trú, thời có hợp lý chăng khi Ông trả lời: "Này chư Hiền, vị Như Lai nào là bậc Tối thượng nhân, Tối thắng nhân, đã đạt được quả Tối thắng, bậc Như Lai ấy được xem là đã tuyên bố ra ngoài bốn trường hợp như sau: 'Như Lai tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết’ "?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

IV. Anuràdha (Tạp 5, Ðại 2,32c) (S.iii,116)

Ngay trong bài kinh mà người ta cho là dạy cho rốt rồi mà vẫn còn chấp một cái "Ngã Vi Tế" .
Đã nói rất rõ rằng không có một Như Lai thường hằng . Vậy thì thử hỏi cái Ngã Vi tế ấy còn hay không ?
Hãy nhớ rằng : Phật GIáo Nguyên Thủy là trung đạo , không chấp "có" cũng chẳng chấp "không".


Kết : Người viết lên bài trên nói như vậy là do bị "đầu độc" bởi những tư tưởng xấu , phỉ báng những giáo thuyết cao thâm của Đức Phật . Trong khi bản thân lại không biết chút gì về nó . Zelda đã dùng kinh điển Pali nói rất rõ , do vậy nếu có ai tình cờ đọc bài luận của người như vậy hãy xem xét kĩ cho .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao các thừa lại có cao thấp?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Đức Phật thuyết pháp không phải để cho người này hay người kia thành bậc này bậc kia đâu!Vậy để làm gi? Chỗ này, bằng sự ngu dốt của tôi không thể đo lường được, trả lời đều trật cả. Chỉ khi thành Phật mới thật sự thấu rõ.
Lời Phật dạy lợi ích không thể đo lường được, dù lời dạy đó Ngài giảng với người này hay người kia, người đó đều thấy được lợi ích lớn lao siêu trội chẳng thể nghĩ bàn.

Người thời nay, nhất là bậc mới học, tự tìm tòi, chắc là nhức cả đầu khi tìm họ thấy nhiều tài liệu nói ngược nhau mà họ chưa có trình độ thống nhất. Nhất là các khuynh hướng thiên lệch, chia thừa, chia phái.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao các thừa lại có cao thấp?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Vì Chúng Sanh Căn Tánh Sai Biệt



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao các thừa lại có cao thấp?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Căn tánh chúng sanh vốn chẳng sai biệt nên các thừa vốn chẳng có cao thấp, tại vì ngu muội nên thấy chúng sanh có tánh sai biệt và như vậy mà tồn tại các thừa cho đến sự cao thấp và tranh chấp.

Ngu muội chẳng có thực thể cố định chẳng khác chi các pháp khác nên phải chuyển biến, do đó lập nên các thừa làm phương tiện. Người tiểu thừa chẳng trụ được tiểu thừa, người đại thừa cũng chẳng trụ được ở đại thừa, vì tất cả pháp trụ ấy chẳng thể có được. Tất cả rồi sẽ đều phải hòa giải rốt ráo.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao các thừa lại có cao thấp?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Căn tánh chúng sanh vốn chẳng sai biệt nên các thừa vốn chẳng có cao thấp, tại vì ngu muội nên thấy chúng sanh có tánh sai biệt và như vậy mà tồn tại các thừa cho đến sự cao thấp và tranh chấp.
Căn Tánh Chúng Sanh Nếu Không Sai Biệt Thì Tại Sao tất Cả Chúng Sanh Không Phát Tâm Bồ Đề Tu Bồ Tát Đạo Mà Lại Tu Tập Các Pháp Khác Nhau?

Các Thừa Không Cao Thấp Vậy Ngay Phàm Phu Thừa Đã Bằng Chư Phật Rồi?

Nước Ao, Nước Sông, Mước Biển Đều Là Nước Mà Biển Thì Lớn Hơn Sông, Sông Thì Lớn Hơn Ao.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao các thừa lại có cao thấp?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Căn tánh chúng sanh vốn chẳng sai biệt nên các thừa vốn chẳng có cao thấp, tại vì ngu muội nên thấy chúng sanh có tánh sai biệt và như vậy mà tồn tại các thừa cho đến sự cao thấp và tranh chấp.
Thấy Có Chúng Sanh Là Có Sai Biệt Thấy Có Thừa Là Có Sai Biệt Nếu Không Sai Biệt Chẳng Thể Nói Chúng Sanh Hay Thừa.

Căn Tánh Chúng Sanh Nếu Không Sai Biệt Thì Tại Sao tất Cả Chúng Sanh Không Phát Tâm Bồ Đề Tu Bồ Tát Đạo Mà Lại Tu Tập Các Pháp Khác Nhau?

Các Thừa Không Cao Thấp Vậy Ngay Phàm Phu Thừa Đã Bằng Chư Phật Rồi?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại sao các thừa lại có cao thấp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Trên mặc "Lý Tánh" thì 10 pháp giới không có sai biệt giữa căn cơ, tu chứng, cũng như thừa pháp.

Trên mặc "Sự Tướng" thì rành rành căn cơ 10 pháp giới chẳng đồng, tu chứng chẳng đồng, cho nên thừa pháp cũng chẳng đồng.

Vì căn tánh chúng sanh sai biệt nên cần phải có các thừa pháp khác nhau mới độ khắp chúng sanh. Đó là phương tiện nhiệm mầu sâu kính của chư Phật. Nếu chẳng có các thừa pháp thì không thể độ khắp chúng sanh.

Kinh Pháp Hoa Tam Thừa Quy Nhứt cho chúng ta thấy sở dĩ có các thừa vì căn tánh chúng sanh có sai khác, phải dùng các thừa để diều dắt dẫn dụ chúng sanh, sao khi họ đã tạm thoát khỏi tam giới rồi thì mới dạy họ tiếp rằng đó chỉ là hóa thành không phải bảo sở, cần phải phát tâm Bồ Đề tiến tu đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mới gọi là giải thoát giác ngộ hoàn toàn, mới gọi là Phật.

Há chẳng nghe Pháp Hoa dạy một trận mưa to nhưng tùy theo loại cây lớn nhỏ mà hấp thụ nước mưa nhiều hay ít đó sao? Cũng thế Phật xuất thế ban một trân mưa pháp lớn hiếm có cho tất cả chúng sanh, căn cơ cao thì hấp thụ pháp cao, căn cơ thấp thì hấp thụ pháp thấp. Ai ai cũng đều được lợi ích chân thật cả. Pháp của phật ban ra chỉ có một vị, đó là vị giải thoát. Cho nên tuy có căn cơ cao thấp hấp thụ tu tập pháp cao thấp khác nhau nhưng cũng nhầm mục đích giác ngộ giải thoát mà thôi! Cho nên ta phải một lòng cung kinh tôn trọng các pháp của Phật dạy không kể là Tiểu Đại, Thiền Tịnh v.v... Nếu không thì thành ra kẻ báng pháp, gieo mầm giống của địa ngục A Tỳ. Phải nên suy sét cho kỹ. Mong thay!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao các thừa lại có cao thấp?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Căn Tánh Chúng Sanh Nếu Không Sai Biệt Thì Tại Sao tất Cả Chúng Sanh Không Phát Tâm Bồ Đề Tu Bồ Tát Đạo Mà Lại Tu Tập Các Pháp Khác Nhau?

Nếu căn tánh chúng sanh không sai biệt thì chẳng có chúng sanh riêng biệt hay đặc biệt nào, huống chi đến việc phát tâm bồ đề hay tu tập pháp khác nhau.
Nếu căn tánh chúng sanh sai biệt thì quả thật có chúng sanh phát tâm bồ đề hay tu những pháp khác nhau.

Chư vị chọn cái nào trong hai cái "nếu" trên?(Không ai ép đâu nhé! Đừng tự ràng buộc)

Căn tánh chúng sanh chẳng phải sai biệt nên phát tâm bồ đề, tâm nhất thiết trí, tâm bình đẳng. Lại nữa căn tánh chúng sanh chẳng phải không sai biệt nên cần phải lập nên các pháp tu tập.
Tất cả sự việc, lý việc đều là diễn bày của thật tánh chân như.

Các Thừa Không Cao Thấp Vậy Ngay Phàm Phu Thừa Đã Bằng Chư Phật Rồi?
Nếu các thừa không có cao thấp thì căn tánh chúng sanh không có sai biệt, như trên, chúng sanh chẳng có, huống chi là phàm phu và chuyện bằng Phật.
Và cứ như trên, không nhắc lại.
Sự tức là Lý, Lý tức là Sự. Sự = S + ư + .
Lý = L + y + '
Xưa nay nói Lý, nói Sự cũng để cho thấy rằng Lý và Sự chẳng có ranh giới, nói Lý, nói Sự không phải để suy luận về lý về sự, mà Lý Sự cần phải dứt bặc. Còn Lý còn Sự ắt còn chướng ngại vậy. Không hiểu Lý, Sự ắt kẻ mê muội sâu dày.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại sao các thừa lại có cao thấp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Sự tức là Lý" nghĩa là hoàn toàn cái Sự thì mới trọn nên cái Lý. Tu hành trọn vẹn trên mặc Sự Tướng để đạt được Lý Tánh. Từ Sự mà hiểu Lý. Từ Tướng mà thấy Tánh.

"Lý tức là Sự" Nghĩa là hiểu đến đâu hành tới đó thì Lý mới tức là Sự, nói chung là hiểu một phần thì thực hành một phần, hiểu 10 phần thì thực hành cả 10 phần. Nếu hoàn toàn cái lý mà không có cái sự nào thì gọi là Lý Xuông.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao các thừa lại có cao thấp?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Ngộ Lý Là Cạn Chứng Sự Là Sâu.

Bồ Tát Trong Thập Địa Chổ Thấy Tánh Đồng Phật Mà Sự Chứng Không Đồng.

Nước Nước Trong Ao, Nước Trong Sông, Nước Trong Biển Đều Là Đồng Thể Ướt Mà Cái Tướng Khác, Cái Dụng Khác.

3 Thừa Thể Đồng Mà Dụng Khác.

Ánh Sáng Bóng Đèn 40 watt, Ánh Sáng Bóng Đèn 100 watt, Ánh Sáng Bóng Đèn 1000 watt Đều Là Ánh Sáng Cả Nhưng Mà Sự Chiếu Sáng Mạnh Yếu Khác Nhau.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách