Làm sao biết đã kiến tánh?

Học làm Phật - học làm người, có những niềm vui, nổi buồn không biết gởi gắm và chia sẻ cùng ai mời vào đây.

Điều hành viên: quang_tam3, binh

Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Một câu rốt sau. Đen trắng phân minh : Giác khá sâu, định và trí rất tốt kinhle nhưng kiến tánh thì ... 8->.
Chính vì "Đã thấy cái không động của biết rồi" nên mới có thể phát biểu những câu mà Ht đã in đậm trên. Nhưng chừng đó chưa đủ. Một chút nữa thôi!
tinhthuc đã viết: Làm sau biết là mình đã Thấy Tánh hay chưa ? Cách hành trì như thế nào để đưa một hành giả đến Kiến Tánh?
.

1. Làm sao biết mình đã Thấy tánh chưa? Người xưa đã nói "Nóng lạnh tự biết" không thể diễn tả cho người khác biết. Thật ra ngay cả mình còn không biết đó là cái gì, huống là nói ra cho người khác biết. "Không một vật" mà biết cái gì? Nhưng không phải do hôn trầm, nói mớ ngủ mê. Đó là chỗ rất độc : biết mà không cái biết. Không cái biết mà biết. Vì sao nói không cái biết mà biết thì chứng đi rồi sẽ thấy. Rất độc. Vì thế tuy không một vật mà không phải muốn nói gì thì nói. Giờ Ht trình kiến giải của mình. Hợp cơ duyên thì xin lấy đó hồi hướng cho con đường Phật đạo của tất cả. Không hợp cơ duyên thì cũng xin một chữ nghi. Nghi cho đến khi ... kiến tánh. Cũng xin hồi hướng cho con đường Phật đạo của tất cả.

. Nói ngay chỗ kiến tánh thì chịu. Nhưng nói trước chỗ kiến tánh một chút thì có thể được. Điều kiện tiên quyết để chúng ta có thể kiến tánh là minh tâm. Hai nhóm từ này hay đi đôi với nhau : Minh tâm kiến tánh. MINH có nghĩa là sáng. tâm sáng như mặt trời sáng, như ánh đèn sáng vậy. Không có ý nghĩa ẩn dụ gì trong đó. Đơn giản vậy thôi. Nó chính là phần "sở minh" mà kinh Lăng Nghiêm đã đề cập đến. Nhận cái tâm sáng đó là tánh thì không đúng, dù tánh không lìa tâm đó. Nhưng tâm chưa sáng thì khó mà nói đến chuyện kiến tánh. Như nước chưa trong thì trăng khó hiện.

. "Tâm như đài gương sáng" của Thần Tú là nút gần kề với cái "không một vật" của Lục Tổ. Toàn là chỗ chứng nghiệm.

Cách hành trì : Ht sẽ nói sau. Giờ Ht phải làm nhiệm vụ hằng ngày của mình rồi.


Nhị Nguyên

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhị Nguyên »

Mã: Chọn hết

. Nói ngay chỗ kiến tánh thì chịu. Nhưng nói trước chỗ kiến tánh một chút thì có thể được. Điều kiện tiên quyết để chúng ta có thể kiến tánh là minh tâm. Hai nhóm từ này hay đi đôi với nhau : Minh tâm kiến tánh. MINH có nghĩa là sáng. tâm sáng như mặt trời sáng, như ánh đèn sáng vậy. Không có ý nghĩa ẩn dụ gì trong đó. Đơn giản vậy thôi. Nó chính là phần "sở minh" mà kinh Lăng Nghiêm đã đề cập đến. Nhận cái tâm sáng đó là tánh thì không đúng, dù tánh không lìa tâm đó. Nhưng tâm chưa sáng thì khó mà nói đến chuyện kiến tánh. Như nước chưa trong thì trăng khó hiện.

. "Tâm như đài gương sáng" của Thần Tú là nút gần kề với cái "không một vật" của Lục Tổ. Toàn là chỗ chứng nghiệm. 
Chỗ sáng tâm như HT nói đó là hành giả tỏ mạnh sức dụng của tự tánh, đó là minh tâm, nhưng nói minh tâm là kiến tánh thì không phải, khá khen cho ngài Thần Tú đã diển tả chỗ dụng của tánh, nhưng tin tức kiến tánh của ngài Thần tú thì thật không có, vì chỉ cần có pháp tu đúng hành thiền đúng thì tâm đã sáng, nhưng không kiến tánh thì sức dụng đó cũng chỉ là phù phím, vì kiến tánh mà từ tánh lưu xuất tỏ rõ sức dụng đó mới gọi là minh tâm kiến tánh, tức thể tức dụng mà đồng Tổ đồng Phật, ngài Thần Tú chỉ thiếu nỗi là kiến tánh mà thôi.

Thật là kiến tánh một đức trẻ có căn tánh vẫn kiến được, không kiến tánh dù công phu đúng tâm sáng chiếu khắp 10 phương đi nữa cũng chỉ là bỏ đi. Đúng là kiến tánh thật khó.


tinhthuc
Bài viết: 3
Ngày: 12/10/07 02:47

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhthuc »

Chị Hiền Tâm Kính,

Rất cám ơn chị đã trả lời đúng vô chỗ tinhthuc muốn hỏi. Mong chị viết tiếp phần 2 nhé mong lắm.

Hơn cả tuần qua hơi thất vọng. Mặc dù rất cảm kích tấm lòng của quý vị đã chia sẽ , có nhiếu ý kiến rất hay nhưng rơi quá nhiếu vào văn tự, chữ nghĩa, chưa dính dáng gì hết trơn.

Còn bao chữ nghĩa xin thôi,
Trăng tâm, mắt tuệ cũng LỜI TRÊN MÔI.


Nhưng cuối cùng có chị HT tóm luoc lai cho đúng chỗ thật là cám ơn hết sức. Cuối tuần này có thêm được phân nữa niềm vui. Phải chị HT viết luôn phần hai biết đâu tinhthuc có được niềm vui trọn vẹn.

kinhle kinhle kinhle

Kinh chúc tất cả chư vị luôn vững bước trên đường trở về quê cũ.
Kính


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Trước hết xin cám ơn Tinhthuc :oops: và những vị đã tham gia chương thảo luận này.
Đúng là "lời nói trên môi" (dù lời nói trên môi này phải có công phu mới nói được) nhưng nếu không có nó thì Ht không có bàn đạp để bung người ... mà nhận được lời khen của Tinhthuc. Thành không thể không gật đầu bái lạy tất cả. kinhle kinhle kinhle Đời này gặp được những tri kỷ có thể thảo luận trong tinh thần định tỉnh, trí tuệ như thế rất là khó!

Cách hành trì : Ht từ trước đến giờ chỉ áp dụng một pháp Biết Vọng Không Theo của Ht Thanh Từ. Không có pháp thứ hai. Thành đi sâu vào pháp này thì Ht nói dễ dàng. Nhưng vậy thì rất cục bộ. Chư Tổ ngày xưa có người tham công án, có người niệm Phật v.v... điển hình nhất là Tổ Ấn Quang thời gần đây (chuyên về pháp Niệm Phật), đều là những vị không phải chỉ đạt được cửa kiến tánh mà đều ... thành Tổ. Vì thế, ở đây Ht chỉ nêu những điều kiện tổng quát cần thiết cho việc hành trì. Chỗ nào thấy thiếu sót, xin chư vị phụ thêm cho đầy đủ. Cái cục bộ thì kham nỗi, vì có gì nói nấy, nhưng cái tổng quát thì xin phụ giúp cho.

Phương hướng tu hành :
- Làm sao để tâm được định. Tâm định là một trong các nhân duyên giúp tánh hiện. Vì kiến tánh là để thấy được cái THỂ không của tự tâm, nên việc tu hành của mình phải nghiêng về CHỈ nhiều. Dù có tu QUÁN, cũng là để CHỈ được thành công. QUÁN ở đây đóng vai trò giúp dứt bỏ hoặc hết hôn trầm. Quán là để giúp CHỈ (dừng tâm) được thành công.
- Phá thẳng vào trí phân biệt. Trí này chính là nền tảng khiến tâm thức của mình xao động v.v... Chưa kiến tánh cũng phải tập trung phá trí phân biệt, mà kiến tánh rồi cũng tập trung phá tiếp trí phân biệt để thể nhập.

Điều kiện tu hành :
- Phải có tâm tha thiết. Không có tâm này thì chịu. Không cách gì tu để kiến tánh được. Có tâm này, mình mới có thể vượt qua những "khổ nạn" trong quá trình tu hành, mới có thể dững dưng với các thứ "thân ruột" sắc, thanh, hương v.v... mà tập trung cho việc tu hành. Tâm mới dễ thành một khối.

- Việc tu hành không đặt nặng ở hình thức bên ngoài như sám hối, tụng kinh theo thời khóa v.v... (tức không cấm cản các việc đó, nhưng chừng đó thì chưa dính dáng), mà phải tu ngay ở tâm (chỉ cho chỗ xuất hiện các cảm thọ, suy nghĩ, phân biệt v.v... của mình). Cứ ngay đó mà dí tới. Pháp Niệm Phật hay Tham Công Án (tuy có khác nhau) nhưng đều là dùng một niệm buộc ngàn niệm v.v... Pháp Biết Vọng thì niệm nào xuất hiện đều dùng cái biết (giác) đưa nó về không.

- Phải miên mật, tức tu trong cả bốn oai nghi, trong tất cả thời. Càng miên mật thì tin tức đến càng sớm. Tham công án thì khỏi nói rồi, không miên mật, nghi tình không thành. Niệm Phật phải niệm liên tục cho đến nhất tâm. Biết vọng thì tâm khởi liền biết v.v...

- Ứng dụng pháp tu thì pháp đó phải có khuynh hướng đưa tâm từ cái nhiều về cái ít, từ cái ít về cái không. Vì sao? Vì tâm vốn vô trụ. Muốn đạt được cái vô trụ đó, đầu tiên mình phải cho nó "không" trước. (Tức phải đối trị dòng "chân tưởng" trước. Khi nào mình thấy nó đúng là vọng rồi, mới tính chuyện khác được. Ngày nào nó còn lực đem mình chạy, thì ngày đó mình còn phải đối trị nó, đưa nó về không). Đưa thẳng cái nhiều về không luôn, thì càng tốt. Nhưng phải nhớ một điều : Thứ gì thẳng tắt thì phản lực của nó cũng mạnh. Đây là điều mình phải tự liệu. Không đủ lực, mình dễ thối tâm và ngán. Tất cả các pháp như tham thoại đầu, niệm Phật, biết vọng v.v... đều đáp ứng tiêu chuẩn đã nêu.

Thứ lớp kết quả :
- Nhận ra được mặt vọng của dòng cảm thọ, suy tưởng, rồi đến thân cũng là vọng. Tất cả đúng là như huyễn. Như huyễn, nghĩa là có mà như cái bóng. Nó không làm ảnh hưởng đến "mình" nhiều. Tùy công phu mà cái "nhiều" này có cạn sâu. Có vậy ai cần cái đầu mình mới dám cho chớ. Có vậy thì khi đau mới có cái không đau.
- Nhận ra cảnh giới chung quanh cũng như huyễn.

Qua chương thảo luận vừa rồi, Ht không dấu các bạn nữa : Những kết quả Ht nói đây, Ht không đạt được trong toàn thời, nhưng đã có một hoặc hai lần trải nghiệm qua. Nó giống như tình trạng sốt rét cách ngày mà ngài A Nan nói. Nhờ nó, Ht mới hiểu những điều mà kinh luận nói : Như từ sở minh, như huyễn, quá trình tu hành, v.v... Vậy thôi. Xin chia sẻ cùng các vị Phật tương lai. Chỗ nào thiếu xót xin thêm dùm. Không thì từ từ Ht sẽ nói chi tiết hơn về quá trình tu hành pháp biết vọng của Ht Trúc Lâm.


vivi
Bài viết: 38
Ngày: 15/09/07 08:30

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi vivi »

Con có thắc mắc :

Chân tịnh ở bản tâm vốn tự tịnh có đồng với cái tịnh của Tứ thiền Bát định ko ạ?Sao lại nói là Chân trong khi chính Bản tâm không có xưng hô là chân là vọng gì cả?


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

vivi đã viết:Con có thắc mắc :

Chân tịnh ở bản tâm vốn tự tịnh có đồng với cái tịnh của Tứ thiền Bát định không ạ?Sao lại nói là Chân trong khi chính Bản tâm không có xưng hô là chân là vọng gì cả?
Đến cảnh giới "giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự" rồi. >:D<

Đạo vốn vô ngôn, nếu có ngôn từ thì không phải là đạo. Đối với cảnh giới của người chứng đạo, "tâm này là Phật tâm làm Phật" ban ngày cùng Phật sinh hoạt ban đêm ôm Phật ngũ thì ăn cơm uống nước ... nhất cử nhất động đều là đạo. Nhưng đối với kẻ phàm phu, mọi việc phải cần thận. Cho nên kinh nói : "cẩn thật chớ tin vào ý của ông, ý của ông không đáng tin, cho đến khi nào ông chứ quả A La Hán rồi thì mới được tin ý ông vậy" "Thận vật tín nhữ ý, nhữ ý bất khả tín... Ðắc A-la-hán dĩ, nãi khả tín nhữ ý."

Do vậy cần phải dĩ ngôn tải đạo nếu không sẽ không ai biết đạo là gì. Cứ bảo đạo Phật là đạo tự giác nhưng không mấy người có khả năng đó, vậy phải lấy ngón tay chỉ mặt trăng để người ta biết mặt trăng là gì. khi bắt được cá rồi mới có quyền quên nôm. nếu không hà hà lăn lộn sáu đường trôi lăng ba cõi.

cho nên Phật dùng ngôn ngữ để chỉ ngài A nan đâu chân đâu vọng. vì là phương tiện nên cũng một câu ấy nhưng do một người giác ngộ nói ra được Phật tổ hứa khả nhưng do kẻ mê nói thì đáng lãnh 32 hèo của Lâm Tế.

Chính lẽ đó Tông chỉ của thiền tông vốn "bất lập văn tự" nhưng tam tạng kinh điển sách vở do các thiền sư sáng tác đến quá phân nữa.

Gọi là tứ thiền vì còn nằm trong sắc giới gọi là bát định bởi vì đã trụ vào cõi vô sắc. Nhưng cả 2 đều chưa chứng được quả nào trong tứ quả cả(tu đà hoàn, tư đà hoàn, a na hàm, và a la hán) (theo đại trí độ luận)! Vẫn còn trong vòng sanh tử luân hồi! cho đến phi phi tưởng xứ thì cũng vậy. Nhưng những vị tu đến cảnh giới này có thể đã đạt được ngũ thông. và ngoại đạo cũng chứng được tứ thiền... Thái tử Tất- đạt- đa trong thời gian tu khổ hạnh và học đạo đã đạt đựoc tứ thiền rồi và không dừng lại ở đó ngài cầu học với Uất- đầu- lan- phất và chứng đến cảnh phi phi tưởng xứ, nhưng ngài vẫn chưa bằng lòng vì cho đó là vòng luẫn quẩn trong 3 cõi sáu đường. do vậy cuối cùng thì mới đạt đến cảnh giới giác ngộ như chúng ta biết ngày nay.

Theo cá nhân mình hiểu: đừng lạm dụng từ ngữ thì chân tịnh bản tâm vượt quá tứ thiền rồi. (ở đây ta nên hiểu chân tịnh bản tâm là tự tại về tâm, là tự tánh là chân như là Phật tánh. tệ lắm thì cũng đắc quả tu đà hoàn.) Nếu khong thì phải tùy cách dùng từ của mỗi người. đây chỉ là định nghĩa theo cá nhân mình đừng xem đây là khuôn vàng thước ngọc! con không muốn chịu 500 kiếp chồn ạ kinhle


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

MongGiac nói hay.
Ừ! Tự tánh thanh tịnh vốn không phải chân không phải vọng. Nhưng một khi đã có lời nói thì phải mượn từ chân để phân biệt với cái không phải chân, mà đang lầm tưởng là chân. Mọi thứ Mộng Giác đã nói đủ.


vivi
Bài viết: 38
Ngày: 15/09/07 08:30

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi vivi »

monggiac đã viết: Gọi là tứ thiền vì còn nằm trong sắc giới gọi là bát định bởi vì đã trụ vào cõi vô sắc. Nhưng cả 2 đều chưa chứng được quả nào trong tứ quả cả(tu đà hoàn, tư đà hoàn, a na hàm, và a la hán) (theo đại trí độ luận)! Vẫn còn trong vòng sanh tử luân hồi! cho đến phi phi tưởng xứ thì cũng vậy. Nhưng những vị tu đến cảnh giới này có thể đã đạt được ngũ thông. và ngoại đạo cũng chứng được tứ thiền... Thái tử Tất- đạt- đa trong thời gian tu khổ hạnh và học đạo đã đạt đựoc tứ thiền rồi và không dừng lại ở đó ngài cầu học với Uất- đầu- lan- phất và chứng đến cảnh phi phi tưởng xứ, nhưng ngài vẫn chưa bằng lòng vì cho đó là vòng luẫn quẩn trong 3 cõi sáu đường. do vậy cuối cùng thì mới đạt đến cảnh giới giác ngộ như chúng ta biết ngày nay.

Theo cá nhân mình hiểu: đừng lạm dụng từ ngữ thì chân tịnh bản tâm vượt quá tứ thiền rồi. (ở đây ta nên hiểu chân tịnh bản tâm là tự tại về tâm, là tự tánh là chân như là Phật tánh. tệ lắm thì cũng đắc quả tu đà hoàn.) Nếu khong thì phải tùy cách dùng từ của mỗi người. đây chỉ là định nghĩa theo cá nhân mình đừng xem đây là khuôn vàng thước ngọc! con không muốn chịu 500 kiếp chồn ạ kinhle
Vâng Mộng giác nói cũng đúng với ý Vi ,chân tịnh ở Bản tâm vốn tự tịnh trong suốt thường hằng bất động không sanh diệt chẳng đồng với cái tịnh của Tứ Thiền ,Bát Định.

Điều khác căn bản rõ ràng nhất là cái tịnh của Tứ thiền Bát định ấy là do có dụng công tu tập mới sanh tịnh, đó là cái tịnh đối với cái động,cái gì có tạo tác ,có sanh ra đều là sanh diệt chứ chẳng phải thường hằng.Vậy nên ngài vẫn chưa bằng lòng vì cho đó là vòng luẫn quẩn trong 3 cõi sáu đường.

Đó là cái không đồng,vậy giữa 2 cái tịnh này có chút gì đồng không ạ?Con muốn nghe thêm ý kiến một số vị khác.

Đúng là phải nói Chân đối với những người chưa biết gì về thật giả,chân vọng,về tướng và vô tướng hầu phản vọng hoàn chân ,lìa tướng hội tánh.Nhưng khi đã thể nhập chân thì chẳng những ko thấy vọng mà cũng chẳng nên chấp chân.Tự tâm đã là chân rồi thì ko thể thấy nó là chân nữa,giống như con mắt không thể tự thấy dc con mắt vạy

Sao lại nói Chân tâm này là chẳng phải không và cũng chẳng phải có ạ?Chẳng phải có thì có thể hiểu là vì chân tâm xưa nay vốn không sanh ,ko diệt ,không hình tướng nên nói chẳng phải có,còn chẳng phải ko là saoo?


Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

"vivi"]Con có thắc mắc :

Chân tịnh ở bản tâm vốn tự tịnh có đồng với cái tịnh của Tứ thiền Bát định không ạ?Sao lại nói là Chân trong khi chính Bản tâm không có xưng hô là chân là vọng gì cả?
Cho Viên tham gia với nha...
Bạn Vivi hỏi rất hay. tangbong
Monggiac:Đến cảnh giới "giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự" rồi. >:D<

Đạo vốn vô ngôn, nếu có ngôn từ thì không phải là đạo...
Theo cá nhân mình hiểu: đừng lạm dụng từ ngữ thì chân tịnh bản tâm vượt quá tứ thiền rồi...
ĐH monggiac trả lời rất hay. tangbong tangbong tangbong
Mình chỉ góp chúc lá trên tràng hoa đẹp thôi nha...
*Theo mình nghe.-Thì có lẽ vivi nói CHÂN TỊNHchắc là ý muốn nói đến 4 Đức Niết Bàn là :Thường,Lạc,Ngã,Tịnh theo tư tưởng Đại Thừa Phật Giáo ?
-Nếu như vậy Thì CHÂN TỊNH ,tức là Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên của Vạn Pháp (Nhơn-Pháp).Cái Tịnh này vốn sẳn đủ . không sanh không diệt,không thêm không bớt.lìa cả sạch dơ.ngôn ngữ diễn đạt không thấu được,suy lường không hiểu đến được.nói ở xa ta thì không đúng,nói ở gần cũng chẳng xong.
*Như vậy làm sao tiếp cận được Chân Tịnh Này?
-Xin Thưa Viên chưa biết... :((
-Viên chỉ biết mang máng rằng:
Muốn đến được cảnh giới đó hành giả phải thực hành Tam vô lậu học là giới .định,huệ.
*Tứ Thiền bát định mà bạn vivi nói ở trên.-Chính là con đường để đạt đến Chân Tịnh.Nhưng cũng đúng như ĐH monggiac nói:...vượt quá tứ Thiền rồi...
Viên cũng nghĩ như vậy.
Bởi vì Hữu Dư y Niết Bàn của Chư vị Alahán.thì phải qua tứ thiền,tứ định rồi mới vào Diệt tận định,diệt thọ tưởng định.
*Đó cũng là điểm khác nhau của Chân Tịnh và Tịnh cảnh của tứ Thiền bác định.
NGHĨA LÀ :
*/.CÁI TỊNH CỦA TỨ THIỀN BÁC ĐỊNH LÀ HỮU DƯ Y NIẾT BÀN.
*/.CHÂN TỊNH CỦA MA HA DIỄN LÀ VÔ DƯ Y NIẾT BÀN.


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

tangbong tangbong tangbong
=D> =D> =D>
:x :x :x


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

vivi đã viết: Đó là cái không đồng,vậy giữa 2 cái tịnh này có chút gì đồng không ạ?Con muốn nghe thêm ý kiến một số vị khác.

Sao lại nói Chân tâm này là chẳng phải không và cũng chẳng phải có ạ?Chẳng phải có thì có thể hiểu là vì chân tâm xưa nay vốn không sanh ,không diệt ,không hình tướng nên nói chẳng phải có,còn chẳng phải không là saoo?
Muốn biết hai cái tịnh đó là đồng hay khác, thì "con" phải tự chứng nghiệm lấy, ai mà trả lời cho con được thưa "con". Có đồng mà có khác.

Nói không có mà không nói "không không" thì "Nó" bỏ CÓ trụ KHÔNG sao? Trụ không chính là trạng thái của chư vị La Hán. Không trụ có không trụ không mới là vô trụ. Chỗ này chịu chưa? ("Trụ không" nói đây không phải nói đến cái chấp không, không có trí tuệ của hàng bỏ nhân bỏ quả nghe).

Cái "không có cũng không không" đó là mượn trong bát bất của Trung Luận, nói về thực tướng của vạn pháp thôi. Chỉ cho cái tâm chân như vô trụ đó mà.


chieuthanh

Re: Làm sao biết đã kiến tánh?

Bài viết chưa xem gửi bởi chieuthanh »

Tự Tánh thanh tịnh chân thật rổng rang vô tướng (chân Tâm) nên lập là “không”, Tự tánh không nhân mà là quả nên lập là “không”, nghĩa là không do tạo tác mà thành, củng không ngòai tạo tác mà được! Thí dụ như đồng tiền vàng bị vùi lấp trong đất cát lâu ngày xám xịt, khi nhận được thì chùi rửa , cạo sạch cáu bẩn, thì hiện lên màu kim lọai vàng sáng đẹp, màu vàng sáng đẹp đó không phải lấy hành động cạo rửa làm nhân mà sáng vì tự thân vàng có màu sáng đẹp. Nếu đó là đồng xu chì thì có cạo đến mòn hết cả đồng xu củng không có màu vàng sáng đẹp. Nên nói Tự tánh không nhân mà là quả chính là vậy.

Nhưng nếu ngược lại chấp “Không” nghĩa là Tự Tánh (chân tâm) vì vô tướng, vô trụ, vô tác nên củng không hiện hửu tức là chấp đọan diệt, Chấp đọan diệt như vậy là Vô minh , vì cho dù nghiệp tướng đọan diệt nhưng chân tánh không hề diệt, khi vô minh đó phát khởi thì nghiệp tướng theo đó mà sanh lại. Trong Kinh Lăng Già Viết : “Phật bảo Đại Huệ: Ta nói Như Lai tàng chẳng đồng cái ngã của ngoại đạo nói. Đại Huệ! Có khi nói không, vô tướng, vô nguyện, như thật tế, pháp tánh, Pháp thân, Niết-bàn, ly tự tánh, bất sanh bất diệt, bản lai tịch tĩnh, Tự tánh Niết-bàn, những câu như thế đều nói Như Lai tàng. Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác vì đoạn cái sợ vô ngã của ngu phu, nên nói lìa vọng tưởng cảnh giới vô sở hữu có Như Lai tàng.

Tự tánh (chân tâm) là thật chẳng không, chẳng không không, nhưng ngòai cái nghĩa ngôn thuyết đối đãi thế gian, phàm phu chỉ lấy thức phân biệt đối đãi mà dụng làm tri kiến, gọi là “có” thì lại sanh phân biệt rằng có một thứ gọi là Tự tánh chân thật rổng rang (chân tâm) ngòai cái vọng tưởng, ngòai nghiệp thức, như một người vì muốn nói nghĩa như vậy nên mượn ví dụ là hết mây đen thì trăng sáng, người nghe lại hiểu rằng mây là một, còn trăng là một khác ! hay quặng vàng, chiết xuất sạch đất quặng thì còn lại vàng ròng, người nghe lại nhầm tưởng đất quặng là một, còn vàng là một khác. .Kinh Lăng già viết : “Thí như người thợ gốm nơi một đống đất dùng phương tiện nhân công, nước, cây, bánh xe quay mà làm thành các món đồ.” Vọng tưởng, nghiệp thức, Tự Tánh củng giống như vậy Nếu dụng lý duyên sanh mà luận chấp rằng : “có , nghĩa là nhân duyên sanh nên mới có” Đây là sai lầm về chấp “có” . Vì thể củaTự Tánh vượt cả ba thời, nghĩa là “Thể Tự tánh” hiện tại không là quả của bất cứ nhân nào thời quá khứ, và tất cả những tạo tác (sự) không là nhân sanh “ thể tự tánh” tương lai, vì vậy nghĩa Tự tánh là “Thường” củng là “Chơn Ngã”, chỉ hiểu “có” mà không ngôn thuyết, ngòai ngôn thuyết, ngòai lý nhân duyên quả! Đây củng là nghĩa của chử “Liểu Tánh”.
Các pháp ngôn thuyết chỉ là trừ bịnh nhặm, chớ chẳng thêm hay bớt thễ Tánh Chân Tâm. Nên củng là huyển Pháp. Pháp “kiến Tánh” củng không ngọai lệ. Kể cả bàn như thế này củng là huyển . Kinh Lăng Già viết : “Thế nên, Đại Huệ! Chư Phật chúng ta và các vị Bồ-tát không nói một chữ chẳng đáp một chữ. Vì cớ sao? Vì pháp lìa văn tự, chẳng phải không nói nghĩa lợi ích. Ngôn thuyết là vọng tưởng của chúng sanh. Đại Huệ! Nếu chẳng nói tất cả pháp thì giáo pháp ắt hoại. Giáo pháp hoại thì không có chư Phật, Bồ-tát, Duyên giác, Thanh văn, nếu không thì ai nói và vì ai?
Tìm “Tánh” để “kiến”, như vậy là “vọng”, vì vậy nói “liểu Tánh” thì có vẻ đúng hơn
Tại sao có chuyện kiến tánh rồi lại mất ! Thật ra đó là từng bậc kiến tánh, mà trong Thiền tông dùng bức tranh “Thập mục Ngưu Đồ”. Người thấy dấu chân trâu củng có thể xem là kiến tánh một phần, người thấy trâu củng xem là kiến tánh một phần có hơn… cho đến thảnh thơi cởi trâu không còn ràng rịt sỏ mũi củng chưa là kiến tánh tòan diện, cả trâu và người còn có thể lạc mất ? bởi vậy Phật mới lập nhiều tầng bậc chứng đắc. Thập địa, trong mỗi địa có nhiều chi… Phật Địa là Viên Mãn . Trong Thập mục Ngưu đồ có bức tranh “thỏng tay vào chợ” đây là Bậc Bồ Tát Bất Thối Chuyển, hết sợ lầm lạc nửa, tất cả năng tác, sở tác đều là diệu dụng, hoặc mắng hoặc chửi hoặc la hoặc hét, phạm ngũ giới trọng, củng đều là diệu dụng của Thể Tự Tánh, còn chưa được bậc này thì đều phải luôn luôn Tỉnh Giác

Củng vì vậy nên trong Thiền Tông lấy chử “Tỉnh Giác” dán lên trán, thấy dấu thì phải theo không lơ là một niệm nào hết, lơ là thì mất dấu ngay, thấy trâu là nắm dây, trâu chưa thuần thục thì không buông dây… đó là Tỉnh giác.

Trong Thiền Tông có bài kệ của Tổ Sư Đạt Ma là “Trực chỉ chân tâm”. Đó là hoặc chỉ dấu chân trâu, hoặc chỉ trâu, chớ chẳng phải chỉ và thấy là “Viên Mãn” tức là thành Phật ! hay chỉ thẳng được cái “chân Tâm” vô tướng, vô trụ, vô tác, !Nhiều người lầm chổ này. Chân Tâm vô tướng thì làm sao chỉ ? Trong Bích Nham Lục viết :Chỉ thẳng nghĩa là :”Thấy khói ven đồi biết ngay: nơi ấy có lửa, cách tường thấy sừng: biết có trâu! Như vậy là trao cho một “đầu mối”, để mà lần, không tỉnh giác thì củng mất tiêu đầu mối !

Người đã hạ quyết tâm tu Thiền thì phải luôn luôn tỉnh giác trước và sau, trước là trước khi nắm được đầu mối, và sau là sau khi nắm được đầu mối. Vì tỉnh giác nên không tào lao chuyện thế sự, không làm thi làm kệ cho giống cái Tướng Thiền sư, không nói ẩn ngữ, ẩn nghĩa như Thiền sư, không gián đọan thời, phi thời, không phân biệt không gian. Đó là lý do mà thường các Cư sỉ tại gia ít Liểu Chân Tâm. Bởi vì còn lắm nhiều phiền trược.

Làm thế nào để biết là đã “Kiến Tánh” ! Chổ này là tự biết, tự tri, tự kiến chớ khó mà bày ra vẻ ra, trong tác phẫm “Chứng Đạo Ca” Huyền Giác Thiền Sư gọi là “Duy chứng nải tri nan khả trắc”. Có người cho rằng “không còn sanh tử” hay thóat sanh tử hay liểu sanh tử hay … tức là kiến tánh. Xin nói theo Huyền Giác Thiền Sư là sanh tử bất tương can, nghĩa là sự sanh tử chẳng dính dáng gì đến chân tâm, bởi vì Chân tâm vượt ngòai ba thời, thì sự sanh tử đâu có can hệ gì tới, để chứng minh cho lý đó Ngài lấy Phật Thích Ca làm ví dụ.

Ngã sư đắc kiến Nhiên Đăng Phật.
Đa kiếp tằng vi nhẩn nhục tiên.


Nghĩa là Phật đã từng là vị tiên Nhẩn nhục từ nhiều kiếp kể từ thời Phật Nhiên Đăng . Lúc đó Ngài đã liểu chân tâm, và phát nguyện rộng lớn nên chuyện sanh tử đi về, hay luân hồi chỉ là diệu dụng, vì vậy không thể vịn vào Kiến tánh là thóat sanh tử luân hồi , thấy Phật sao vẩn còn luân hồi.
Làm thế nào để Kiến Tánh ! không thể không có “Thầy”. Người mà Căn tánh bậc thượng củng cần phải có “người tháo chốt”, không thì sẻ rơi vào Tà kiến. Thí dụ như một người cúi thấp xuống nhìn không bỏ sót một tý gì, quần thảo nát đám ruộng mà không thấy dấu chân trâu hay trâu gì hết ! chẳng qua là vì chưa từng biết dâu chân trâu như thế nào? Con Trâu ra làm sao ? Thì dù dụng công ngày này qua ngày khác củng không thể biết, có khi nó ngay trước mặt. Người biết mặt mũi con trâu, hình dạng con trâu thì chỉ ngay, lúc đó mới àh! Thì ra…!!! Nếu không được chỉ đúng lúc thì tâm lực sức lực sanh ra mõi mệt, nghĩ tưởng lạc bậy bạ, hoặc cho là không có ! đó là rơi vào Tà kiến.
Phàm phu chưa chứng đắc lấy sanh tử làm hệ trọng, kiếp nhân sinh vô thường. dụ như chưa thành tựu mà lìa bỏ sắc thân ngũ ấm củng thật là tiếc uổng công lao, bởi vậy nên quý từng giây phút chớ giải đải. củng không sợ gì chuyện chết đi, vì Phật có dạy rằng: “ khi cây ngã thì lúc đứng nghiêng hướng nào, cây lúc ngã sẻ ngã về hướng đó”. Còn giử Tỉnh Giác thì sẻ thành tựu, chỉ sợ mất Tỉnh Giác.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách