Phát tâm bồ đề!

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

Phát Tâm Bồ Đề
How to Generate Bodhicitta
Ribur Rinpoche giảng
Hồng Như chuyển ngữ

Tâm bồ đề là tâm nguyện vì lợi ích chúng sinh mà cầu giác ngộ. Tâm này quả thật kỳ diệu tuyệt vời. Một trong những vị sư phụ của Lama Atisha có lần nói với ngài như sau: "dù biết được quá khứ vị lai, thấy được linh ảnh đấng Bổn tôn, hay nhập định vững như trái núi, tất cả so với tâm bồ đề đều chẳng có gì đáng nói." Chúng ta ngược lại phục lăn những thành tựu nói trên. Hoặc chính bản thân, hoặc nghe ai khác làm được những việc như vậy - thấy được linh ảnh của Phật, thấy được chuyện quá khứ vị lai, định vững như trái núi - chúng ta sẽ thấy đây thật là việc hy hữu tuyệt vời. Thế nhưng sư phụ của ngài Atisha lại nói "tất cả so với tâm bồ đề đều chẳng có gì đáng nói, vì vậy con hãy lo tu tâm bồ đề".

Dù có tu theo pháp tu Đại Thủ Ấn [Mahamudra], Đại Viên Mãn [Dzogchen], hay hành trì hai giai đoạn phát khởi và viên thành của Mật tông Tối thượng Du già, dù quán được linh ảnh của nhiều đấng Bổn tôn Pháp Chủ, nếu thiếu tâm bồ đề thì những việc như vậy vẫn chẳng mang đến cho quí vị chút lợi ích nào cả.

Đại bồ tát Shantideva có nói "mang hết tám vạn bốn ngàn pháp môn ra khuấy lại, tinh túy của tất cả chính là tâm bồ đề". Mang sữa ra khuấy sẽ gạn được bơ. Tương tự như vậy, mang hết tám vạn bốn ngàn pháp môn ra quán chiếu, tinh túy đều nằm ở tâm bồ đề. Vì vậy đã là con Phật thì điều quan trọng nhất là phải cố gắng hết sức để có tâm bồ đề không dụng công, hay ít ra cũng phải gắng đạt cho được loại tâm bồ đề có dụng công.

Ribur Rinpoche thị tịch vào tháng 01năm 2006, nhập định thế kiết già năm ngày sau khi dứt hơi thở, lưu lại hàng ngàn hạt ngọc xá lợi. Hiện nay Phật tử có thể chiêm bái ngọc xá lợi của thầy Ribur qua các buổi chiêm bái Tâm Bảo Điện Ngọc Xá Lợi thuộc Dự Án Di lạc. Xin xem hình nghi lễ trà tì và một số xá lợi khi vừa nhặt trong tro ra ở bìa sau sách này.


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
ĐẠI SƯ RIBUR RINPOCHE THUYẾT GIẢNG

LỜI NÓI ĐẦU


Năm 1997, trung tâm Phật Giáo A Di Đà (Amitabha Buddhist Center) may mắn thọ nhận bài pháp do đại sư Ripur Rinpoche truyền dạy. Đại Sư đến viếng trung tâm Phật Giáo A Di Đà hai lần, lưu lại tổng cộng ba tháng rưỡi, truyền dạy pháp tu Lam – Rim (Bồ Đề Đạo Thứ Luận – nghĩa là đường tu tuần tự giác ngộ) và pháp Lo – Jong (phương pháp chuyển tâm). Cuốn sách nhỏ này ghi lại khoá giảng lần đó.


Tiểu sử


Ngài Ribur Rinpoche sinh năm 1923 tại tỉnh Kham nước Tây Tạng. Năm lên năm, ngài được xác nhận là hoá thân đời thứ 6 của Lama Kunga Osel, một đại sư uyên thâm quảng bác đã tĩnh toạ nhập thất trong suốt thời gian mười hai năm cuối cuộc đời. Năm vị hoá thân đời trước của ngài đều là sư trưởng của tu viện Ribur ở Kham.
Năm 14 tuổi, Ribur Rinpoche vào tu viện Ser tu học. Đây là một trong những viện đại học Phật Giáo lớn nhất của dòng Gelug tại thủ đô Lhasa. Từ đó ngài ráo riết tu học Phật pháp, đến năm 25 tuổi nhận bằng tiến sĩ Phật học (Gehse Degree). Trong thời gian tu học tại Tu Viện Sera, ngài thường đến dự khoá giảng và nhận nhiều pháp quán đảnh từ đấng bổn sư là ngài Pabongka Rinpoche, lúc bấy giờ đang là vị thầy cao trọng nhất của dòng Gelug. Sau khi tu học hoàn tất, Ribur Rinpoche trở về Kham, nhiều năm nhập thất trong căn chòi dựng giữa rừng. Đến năm 1950, Trung Quốc xâm nhập Tây Tạng, hoàn cảnh xứ Kham càng lúc càng nguy hiểm. Năm 1955, một trong những đấng đạo sư của ngài là Trijang Rinpoche đã khuyên ngài nên về Lhasa để tiếp tục nhập thất tu học.
Nhưng ngay sau đó tình thế ở thủ đô Lhasa cũng không còn an toàn. Từ năm 1959 (là năm người dân Tây Tạng vùng dậy) cho đến năm 1976, ngài phải trải quả nhiều cảnh sống khó khăn cùng cực, bị tù đày, đánh đập, làm chứng nhân bất lực trước sức tàn phá khủng khiếp của cuộc Cách Mạng Văn Hoá. Dù vậy, ngài vẫn giữ được niềm an lạc, hoan hỉ hành trì những pháp tu đã học. Ngài nói, “Tôi không thật sự cảm thấy khổ sở khó khăn khi phải sống trong nghịch cảnh như vậy”. Đó toàn là nhờ lòng từ bi của Lama Dorje Chang [Pabongka Rinpoche]. Nhờ thầy tôi mà tôi học được một vài phương pháp chuyển tâm, khi gặp nghịch cảnh tôi tức thì nhìn ra chân tướng của luân hồi, của phiền não ô nhiễm, của nghiệp quả, v.v. Vì vậy, tôi thật sự cảm thấy thoải mái an lạc.”
Sau Cách Mạnh Văn hoá, ngài cùng đức Ban – Thiền Lama (Panchen Lama) ra sức gom lại kho tàng Phật Pháp Tây Tạng đã bị phá huỷ. Hai thành tựu đáng kể của ngài là tìm lại được hai tượng Phật Thích Ca quý giá nhất ở Tây Tạng: Jowo Chenpo và Ramo Chenpo. Hai pho tượng này do hai vị hoàng hậu của vua Songsten Gampo (617 – 698), một vị người Trung Hoa và một vị người Nepal, đưa vào Tây Tạng. Đến thời Cách Mạng Văn Hoá, hai pho tượng này bị chở đi bắc Kinh, cất trong một kho hàng nào đó chung với hàng ngàn pho tượng khác, thất lạc suốt 17 năm mãi đến khi Ribur Rinpoche tìm lại được, hoàn trả về lại chùa cũ ở Lhasa.
Năm 1987, Ribur Rinpoche rời Tây Tạng sang tỉnh Dharamsala ở nước Ấn Độ để tìm gặp Đức Đạt – Lai Lạt – ma. Từ đó về sau ngày trụ tại tu viện Namgyal ở Dharamsala. Đáp lời thỉnh cầu của Đức Đạt – lai Lạt – ma, ngài soạn lại tiểu sử của rất nhiều đại lama, cùng một bộ sách rất cọng phu nói về lịch sử tôn giáo Tây Tạng. Ngài đã từng thuyết pháp ở nhiều nơi trên thế giới như Úc, Tân Tây Lan, Mỹ và các nước Châu Âu. Với tính tình vui vẻ ấm cúng, trí tuệ sâu thẳm cùng với lời dạy luôn gần gũi với thực tế, ngài là đấng đạo sư vô vàn kính yêu của Phật tử nhiều nơi trên thế giới.


Nguồn gốc giáo pháp Lam- Rim


Hai ngàn năm trăm năm về trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành tựu đại giác ngộ và hướng dẫn đường đến giác ngộ cho người khác bước theo. Giáo pháp của đức Phật, có thể giữ gìn sống động cho đến ngày nay là nhờ tấm lòng từ bi và sự nỗ lực của rất nhiều thế hệ hành giả tiếp nối không gián đoạn, đời này nhận pháp từ sư phụ, chuyên tâm tu tập hành trì, rồi truyền lại cho đời sau. Ở Tây Tạng, tinh yếu lời Phật dạy được tóm gọn trong giáo pháp gọi là Lam – rim (Bồ Đề Đạo Thứ Luận), còn gọi là con đường tuần tự giác ngộ, giảng về từng giai đoạn về đường tu giác ngộ.
Giáo pháp Lam – rim chủ yếu chia thành ba giai đoạn, tương ứng với ba loại căn cơ tâm nguyện của người tu theo Phật pháp. Giai đoạn thứ nhất gọi là “bậc sơ căn” [hạ căn], người tu bước vào giai đoạn này khi bắt đầu biết quan tâm đến kiếp sau của mình. Biết quan tâm như vậy là vì hiểu được đời sống hiện tại có tểh chấm dứt bất cứ lúc nào, sau khi chết phần lớn sẽ vào sinh vào cõi ác đạo (súc sinh, ngạ quỷ hay địa ngục), nếu muốn tái sinh vào thiện đạo thì phải quy y Tam Bảo, sống thuận theo nhân quả.
Gia đoạn thứ hai là “căn cơ bậc trung” [trung căn], ở đây người tu phát khởi tâm nguyện muốn vĩnh viễn thoát khỏi sinh tử luân hồi. Quant rọng nhất trong giai đoạn này là tu theo Tứ Diệu Đế: [1] Khổ, [2] nguyên nhân của khổ (nghiệp và phiền não), [3]trạng thái diệt khổ (Niết Bàn), [4] và phương pháp diệt khổ qua ba môn vô lậu học Giới, Định, Tuệ.
Giai đoạn thứ ba là “căn cơ bậc cao”[thượng căn]. Người tu trong giai đoạn này mở rộng con tim, quan tâm đến tất cả cảnh sống của mọi loài chúng sinh. Nhìn thấy chúng sinh không muốn khổ mà cứ phải chịu khổ, muốn an vui mà chẳng lúc nào an vui, vì thấy như vậy nên người tu muốn nhanh đạt giác ngộ viên mãn để sớm có khả năng giúp đỡ chúng sinh. Tâm nguyện vị tha ngày chính là Tâm Bồ Đề.

Tập sách trong tay quý vị gom lại một số bài giảng quý giá từ Ribur Rinpoche, hướng dẫn phương pháp phát Tâm Bồ Đề và phương pháp chuyển tâm, từng bước từng bước một, chuyển tâm vị kỷ chỉ biết có mình thành tâm vị tha biết quan tâm đến người khác. Sách này có được là nhờ sự giúp đỡ của nhiều người: bài giảng của Rinpoche được Fabrizio Pallotti khéo léo thông dịch ra tiếng Anh; nhiều học viên ABC hoan hỉ đánh máy từ băng ghi âm, tôi hiệu đính bản đánh máy nhờ sự giúp đỡ của Doris Low và Risen Koben.
Khadrye Khadro
Tháng 10 -1998.

Dịch giả Việt Ngữ bổ túc: Ribur Rinpoche thị tịch vào tháng 1 năm 2006, nhập định thế kiết già 5 ngày sau khi hơi thở dứt, lưu lại hàng ngàn hạt ngọc xá lợi. Hiện nay các phật tử có thể chiêm bái ngọc xá lợi của ngài Ribbur Rinpoche qua các buổi chiêm bái Tâm Bảo Điện Ngọc Xá Lợi thuộc dự án Di Lạc. Xin xem hình nghi lễ trà tì và xá lợi khi vừa nhặt trong tro ra bìa sau của sách này.


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

BẢY ĐIỂM NHÂN QUẢ



Tâm Bồ Đề là tâm nguyện vì lợi ích của chúng sinh mà cầu giác ngộ. Tâm này quả thật kỳ diệu tuyệt vời. Một trong những vị sư phụ của Lama Atisha có lần nói với ngài rằng :”dù biết được quá khứ vị lại, thầy được Linh ảnh Đấng bổn Tôn, hay nhập định vững như trái núi, tất cả so với Tâm Bồ Đề chẳng có gì đáng nói”. Chúng ta ngược lại phục lăn nhưng thành tựu nói trên. Hoặc chính bản thân, hoặc nghe ai khác làm được những việc như vậy – thấy được linh ảnh của Phật, thấy được chuyện quá khứ vị lại, định vững như trái núi – chúng ta sẽ thấy đây là việc hy hữu tuyệt vời. Thế nhưng sự phụ của ngài Lam Atisha lại nói “tất cả so với Tâm bồ Đề đều chẳng có gì đáng nói, vì vậy con hãy lo tu Tâm Bồ Đề”.


Dù có tu theo pháp Đại Thủ Ấn [Mahamudra], Đại Viên Mãn [DzogChen], hay hành trình hai giai đoạn phát khởi và viên thành của Mật Tông Tối Thượng Du Già, dù quán được nhiều linh ảnh của Đấng Bổn Tôn Pháp Chủ, nếu thiếu Tâm Bồ Đề thì những việc như vậy chẳng mang đến cho quý vị chút lợi ích gì cả.


Đại Bồ Tát Shantideva có nói “mang hết tám vạn bốn ngàn pháp môn ra khuấy lại, tinh tuý của tất cả chính là Tâm Bồ Đề”. Mang sửa ra khuấy sẽ gạn được bơ. Tương tự như vậy, mang hết tám vạn bốn ngàn pháp mon ra quán chiếu, tinh tuý đều nằm ở Tâm Bồ Đề. Vì vậy đã là con Phật, thì điều quan trọng nhất là phải cố gắng hết sức để có Tâm Bồ Đề không dụng công, hay ít ra cũng phải gắng đạt cho được loại Tâm Bồ Đề có dụng công.


Có hai dòng truyền thừa chính chỉ dẫn phương pháp phát Tâm bồ Đề, quý vị có thể dựa vào đó để tu tập và phát tâm. Phương pháp thứ nhứt là pháp tu Bảy điểm Nhân Quả, phương pháp thứ hai là pháp tu Hoán Chuyển Ngã Tha.


Pháp tu Bảy Điểm Nhân Quả hướng dẫn phương pháp phát triển lòng từ bi đối với tất cả các chúng sinh, rồi dựa vào đó để phát tâm. Các cao tăng Ấn Độ như ngài Nguyệt Xướng (Chandrakirti) , ngài Nguyệt Cung (Chandragomin) v.v. đều phát tâm theo phương pháp này. Pháp tu thứ hai là Hoán Chuyển Ngã Tha, chủ yếu đến từ ngài Tịch Thiên (Shantideva). Hai pháp tu nói trên, tu theo pháp nào cũng sẽ phát được Bồ Đề Tâm.


Thánh Atisha đối với Tâm Bồ Đề có sự khao khát đặc biệt. Ngài vì muốn tìm một phương pháp phát tâm hữu hiệu nên đã không quản gian nguy khó nhọc, du hành đến tận đảo Indonedia Island of Sumatra, tìm gặp đại sư Serlingpa để cầu pháp. Ngày nay chúng ta có thể đến đảo Indonesia bằng máy bay hoặc tàu lớn, ngài Atisha phải mất đến 13 tháng mới đến được đảo Indonesia. Đến nơi ngài gặp đại sư Serlingpa, nhận được cả hai pháp tu Bảy Điểm Nhân Quả và Hoán Chuyển Ngã Tha. Ngài lưu lại cạnh đại sư Serlingpa hết mười hai năm, kiên trì tu hai pháp này cho đến khi phát triển trọn vẹn Tâm Bồ Đề. Vậy Lama Atisha tiếp nhận dòng truyền thừa của cả hai pháp tu Bảy Điểm Nhân Qủa và Hoán Chuyển Ngã Tha.


Tuy tiếp nhận được cả hai dòng truyền thừa, nhưng khi giảng cho đại chúng, ngài Atisha chỉ hướng dẫn pháp tu Bảy Điểm Nhân Quả, còn pháp tu Hoán Chuyển Ngã Tha ngài dành riêng cho một nhón đệ tử chọn lọc. Đến khi qua Tây Tạng, ngài không truyền pháp Hoán Chuyển Ngã Tha cho ai cả, ngoài trừ vị đệ tử trên Dromtonpa.


Về sau lama Tông Khách Ba, bậc che chở toàn thể chúng sinh, kết hợp hai pháp tu này thành một, bao gồm mười một bước. Người tu vẫn phải thọ nhận riêng biệt từng pháp tu, nhưng khi hành trì có thể gom chung thành pháp chuyển tâm mười một bước. Kết hợp hai pháp tu này thành một, đó chính là đặc điểm của dòn Gelug.


Lama Pabongka Dorje Chang có soạn một bài kệ thỉnh nguyện chánh pháp nơi Lama Tông Khách Ba, như sau:


Kết hợp giáo pháp Bảy Điểm Nhân Quả,
Cùng với giáo pháp
Hoán Chuyển Ngã Tha,
Điều lớn lao này
Nơi khác không thấy.
Xin nguyện cho con
Gặp được chánh pháp
Thầy Tông Khách Ba.


“Nơi khác không thấy” có nghĩa là Je Rinpoche ( Lama Tông Khách Ba) kết hợp hai phương pháp phát Tâm Bồ Đề làm một. Đây là đặc điểm của dòng Gelug, các dòng khác không có.
Lần đầu tôi nhận hai pháp tu này do vị thầy rất mực từ bi là Lama Pabongka Dorje Chang truyền cho. Lần ấy, ngài thuyết giảng về tám bộ luận văn trọng yếu về pháp tu Lam – rim, kéo dài suốt bốn tháng tại tu viện Sera, Tây Tạng. Thời đó tôi còn rất trẻ, khi Lama Pabongka giảng đến phần Hoán Chuyển Ngã Tha, ngài cũng giảng về Bảy Điểm Luyện Tâm [Seven Points Mind Training]. Về sau tôi nhận hai pháp tu này từ đại sư Kyabje Trijang Rinpoche.

Pháp tu Bảy Điểm Nhân Quả


Khi tu theo pháp tu Bảy Điểm Nhân Quả, người tu bắt đầu quán Tâm Bình Đẳng (Tâm Xả), rồi lần lượt quán từng đề mục như sau:


* Thấy tất cả chúng sinh đều là mẹ mình.
* Nhớ lại ơn nặng của mẹ chúng sinh.
* Muốn đền trả ơn ấy
* Đại Từ
* Đại Bi
* Đại Nguyện [Tâm Nguyện Phi Thường]
* Tâm Bồ Đề

Sáu bước đầu là nhân, đưa tới bước thứ 7 là quả là Tâm Bồ Đề
Tâm Bồ Đề, tâm vì chúng sinh tầm cầu giác ngộ, có thể phát sinh tuần tự từng bước một, đó là vì chuỗi nhân quả như sau: Tâm Bồ Đề chỉ có thể phát sinh từ Đại Nguyện. Đây là một loại tinh thần trách nhiệm rất đặc biệt, tiếng Tạng gọi là “Lhagsam”, còn gọi là “tâm nguyện phi thường”, là “thái độ phi thường”, hay là “trách nhiệm đối với tất cả”. Nói cách khác đây là tinh thần trách nhiệm đối với toàn thể chúng sinh. Muốn có Đại Nguyện , trước đó phải có ước nguyện muốn chúng sinh hết khổ – Đây chính là Đại Bi. Muốn có Đại Bi, thì trước đó phải có tấm lòng biết thương yêu toàn bộ chúng sinh – đây chính là Đại Từ. Trong hiện tại, chúng ta chỉ biết yêu thương thân nhân bạn bè chứ chưa biết thương yêu những người không quen không quý. Vì vậy, muốn có Đại Từ, chúng ta phải có cảm giác thân thiết gần gũi với tất cả mọi loài, và muốn được như vậy, thì phải thấy được tất cả chúng sinh đều đã từng là mẹ mình, đã từng thương yêu chăm sóc mình, từ đó nảy sinh nguyện vọng muốn đền trả ơn nặng của chúng sinh. Pháp tu này được gọi là pháp tu nhân quả, là vì điểm đi trước luôn là nhân tố phát sinh ra điểm đi sau.


Quý vị không nên đến với pháp tu này với cách nhìn thiển cận, không nên nghĩ rằng “pháp tu này vượt quá khả năng tôi, đòi hỏi quá nhiều thời gian và năng lực. Tâm bồ Đề quý giá vậy tôi làm sao có được”. Thái độ như vậy không đúng. Quý vị không nên sợ hãi. Pháp tu này thực sự thâm sâu và mãnh liệt, cứ noi theo đó mà kiên trì luyện tâm, từng bước từng bước một, chắc chắn sẽ thành công. Mọi pháp tu của dòng cựu Kadampa nói chung đều rất hiệu quả, huống chi pháp tu này do Lama Tông Khách Ba kết hợp. Ngài là người có đủ thiện duyên thọ pháp trực tiếp từ đức Văn Thù. Hai pháp tu này cực kỳ hữu hiệu, vì vậy các vị không nên n


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

Quán Tâm Bình Đẳng (hay Đại Xả)


Muốn luyện cho tâm mình thấy được tất cả chúng sinh đều đã từng là mẹ mình, việc đầu tiên cần phải làm phát triển Tâm Bình Đẳng. Cũng như trước khi hoạ hình , chúng ta cần xem kỹ mặt vẽ có bằng phẳng hay không, phải cho thật bằng phẳng không lồi lõm thì mới có thể vẽ được. Ở đây cũng vậy, trước khi quán chúng sinh là mẹ, tâm của ta đối với tất cả chúng sinh phải tuyệt đối bình đẳng. Nói cách khác, phải san bằng tâm lý thiên vị phân biệt, đừng cảm thấy thân thiết với người này, xa lạ với kẻ kia. Vì vậy phải phát triển Tâm Bình Đẳng, còn gọi là Tâm Đại Xả.

Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn phương pháp luyện Tâm Bình Đẳng. Vị nào đã từng nghe qua phương pháp này rồi, xin hãy thiền quán theo lời giảng. Còn vị nào chưa từng nghe qua, xin chú ý lắng nghe ghi nhớ. Xin tất cả quý vị ngồi đây hãy cố gắng “khởi chí nguyện phát Bồ Đề Tâm” nghĩ rằng mình nhất định phải có cho được Tâm Bồ Đề. Như tôi có nói, pháp tu này do các vị Lama dòng Kadampa dạy, hữu hiệu vô cùng, nhất là pháp tu kết hợp Bảy Điểm Nhân Quả và Hoán Chuyển Ngã Tha do Lama Tông Khách Ba truyền dạy. Vì vậy xin quý vị hãy chăm chú lắng nghe, phát khởi tâm nguyện cho thật mãnh liệt, như sau: “Tôi nhất định sẽ tu theo, nhất định sẽ phát Tâm Bồ Đề”.

Bây giờ hãy quán tưởng phía trước có ba người: một người luôn làm quý vị khó chịu, nghĩ tới thôi đã cảm thấy mất vui. Kế bên là một người quý vị luôn cảm thấy thương yêu, nghĩ tới thôi đã cảm thấy hân hoan vui vẻ. Kế bên lại có một người hoàn toàn xa lạ, không làm lợi, cũng không gây hại cho quý vị. Nghĩ đến ba người như vậy, quý vị cảm thấy ghét bỏ người mình không ưa, quyến luyến người mình thích và dửng dưng đối với kẻ lạ.

Bây giờ, quý vị hãy nghĩ tới người mình ghét, tự hỏi “ người này thật ra đã làm gì tôi? Tại sao tôi lại ghét đến như vậy?” Quý vị sẽ thấy thật ra quý vị ghét như vậy chỉ vì người ấy trong kiếp hiện tại đã từng làm hại quý vị một tí. Ngang đây nên quán về sự biến chuyển của khái niệm bạn và thù tong pháp tu Lam – rim dành cho bậc trung căn. Đây là một trong những khiếm khuyết của luân hồi: chúng ta không thể biết chắc ai là bạn, ai là thù. Có khi đang bạn lại biến thành thù, có khi đang thù lại trở thành bạn. Phải nghĩ như vầy: “Mặc dù người ấy đã từng hại tôi trong đời này, nhưng từ vô lượng đời kiếp quá khứ cũng đã nhiều lần lo lắng chăm sóc tôi. Trong kiếp hiện tiền dù có hại tôi chăng nữa, cũng vẫn ít lắm so với mối quan tâm đã từng chia sẻ cho nhau từ vô lượng kiếp trước. Vậy mà tôi lại xem người ấy như kẻ thù chân chính, thật quá sai lầm”. Quý vị nên suy nghĩ như vậy nhiều lần để dần dần san bằng cảm giác thù ghét.

Bây giờ hãy nghĩ đến người mà quý vị yêu thương, luôn khiến quý vị vui vẻ hạnh phúc khi gặp mặt. Quý vị cho rằng đây là người bạn chân chính, thân thiết hơn bất cứ một ai, quyến luyến đến nỗi không muốn rời xa dù chỉ trong chốc lát. Nếu xét kỹ vì sao lại như vậy, sẽ thấy lòng yêu thích ấy chỉ đến từ chút ít lợi lạc người kia mang đến cho quý vị. Nhận được một ít lợi lạc nên quý vị cảm thấy hân hoan vui vẻ. Nhưng thật ra quý vị phải thấy rằng: “Mặc dù kiếp này người ấy đã mang chút ít lợi lạc đến cho tôi, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trong các đời kiếp vô lượng về trước, người này đã từng là kẻ thù của tôi, đã từng làm hại tôi đến nỗi chỉ thấy mặt thôi là đã phát ghét. Cho dù người ấy đã có làm lợi cho tôi, đang làm lợi cho tôi, và sẽ làm lợi cho tôi chăng nữa, cũng không nên vì vậy mà yêu quý quyến luyến quá độ, vì người ấy cũng đã từng làm hại tôi rất nhiều rồi." Cứ suy nghĩ vậy cho thật nhiều, rồi sẽ từ từ bỏ được cảm giác tham đắm.

Bây giờ quán tới người xa lạ. Khuynh hướng tự nhiên của quý vị đối với người này sẽ là: “Tôi không quen, cũng không quan tâm. Người này có liên hệ gì tới tôi đâu, trong quá khứ cũng không, trong hiện tại cũng không, trong tương lại cũng không nốt, việc gì tôi phải quan tâm đến người ấy?” Thái độ như vậy hoàn toàn sai lầm. Quý vị phải nghĩ như thế này: “tuy rằng bây giờ người ấy đối với tôi chẳng phải bạn cũng chẳng phải thù, nhưng trong rất nhiều đời kiếp về trước đã từng là người thân của tôi. Vì vậy tôi không thể dửng dưng.” Phải suy nghĩ như vậy nhiều lần để san bằng cảm giác dửng dưng đối với kẻ lạ, tương tự như khi quý vị tập san bằng cảm giác thương ghét đối với người thân kẻ thù.

Vậy khi ngồi thiền, trước tiên quý vị phải nghĩ rằng hoàn toàn không có lý do gì để mình phải ghét kẻ thù, vì kẻ thù cũng đã từng là bạn thân của mình trong nhiều đời quá khứ. Cần quán như vậy rất nhiều lần để san bằng cảm giác ghét bỏ, mở tâm bình đẳng đối với người mình ghét. Rồi lại nghĩ rằng cũng chẳng cần phải quyến luyến người mình thương, vì người mình thương bây giờ cũng đã từng là kẻ thù trong nhiều kiếp trước. Quán như vậy nhiều lần để san bằng cảm giác tham luyến, mở Tâm Bình Đẳng đối với người mình thương.

Khi quán ba loại người như vậy, chúng ta nhìn họ qua ba lăng kính khác nhau: bạn, thù và kẻ lạ. Tuy vậy không ai cứ mãi là bạn, là thù, hay là kẻ lạ. Vì vậy chúng ta chẳng có lý do gì để mà ghét người này, thương người kia, hay dửng dưng với kẻ nọ.

Nếu xét kỹ lại xem ba người kia thực sự là ai, sẽ thấy họ đều là chúng sinh, đều giống nhau ở điểm cùng muốn được hạnh phúc, cùng không muốn khổ đau. Vì vậy không có lý do gì lại dựa vào lòng thương ghét hay dửng dưng của mình để phân họ ra thành ba loại người như vậy. Quý vị phải tập nhìn như vậy, cho thật nhiều lần, đến một lúc nào đó, quý vị sẽ thấy cúng sinh ai cũng như ai, tình cảm quý vị dành cho mọi loài đồng đều như nhau. Đây là kết quả mà quý vị cần phải đạt đến.
Dù cho mỗi ngày quý vị có tụng câu Tứ Vô Lượng Tâm: Nguyện cho chúng sinh / cùng được hạnh phúc / và mầm hạnh phúc / nguyện cho chúng sinh / cùng thoát khổ đau / và mầm khổ đau v.v. nhưng nếu không có Tâm Bình Đẳng thì trong thực tế tụng như vậy cũng giống như là tụng “nguyện cho chúng sinh cùng được hạnh phúc và mầm hạnh phúc, nhưng mà chỉ nguyện cho chúng sinh nào tôi thích thôi, mặc kệ chúng sinh tôi không thích.” Dù quý vị có tụng câu này siêng năng thiết tha đến đâu chăng nữa, nếu chưa có Tâm Bình Đẳng thì tất cả cũng chỉ là ngôn từ, không phải Tứ Vô Lượng Tâm thật sự.

Do đó Tâm Bình Đẳng quan trọng vô cùng. Dù phải tốn nhiều năm thắng nhập thất chỉ để miên mật tu Tâm Đại Xả, cũng là việc rất nên làm. San bằng được cảm giác thương ghét đối với người thân kẻ thù là điều vô cùng lợi lạc cho tâm thức của mình.


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

Thấy tất cả chúng sinh đều là mẹ của mình


Bước tu kế tiếp là luyện cho tâm thấy được tất cả chúng sinh đều đã từng là mẹ của mình. Đây chính là bước đầu tiên trên đường tu phát Tâm Bồ Đề. Lama Pabongka Dorje Chang có nói bước tu này không dễ, đòi hỏi rất nhiều thời gian. Tuy khó, nhưng lại có tính chất quyết định, vì những bước tiếp theo có thành tựu được hay không đều tuỳ vào bước đầu tiên này, thiếu đi là không thề tiến tới được nữa. Xin quý vị đặc biệt lưu ý quan tâm đến đề mục này.

Nói chung, khi thiền quán chúng ta cần dựa vào hai điều: kinh luận và lý trí. Ở đây, có thể thấy ra tất cả chúng sinh đều là mẹ mình, quý vị nên dựa vào lý trí hơn là kinh luận.Mặc dù vẫn có thể nhờ ở kinh luận đễ hiểu điều này nhưng nếu dựa vào lý trí thì tâm thức sẽ bị đánh động một cách khác, mãnh liệt và hữu hiệu hơn nhiều.

Ở đây lý lẽ căn bản cần thấy rõ là tâm thức vốn không có khởi điểm.
Trước tiên, ta cần vận dụng lý trí hiểu rằng dòng tâm thức vốn không có khởi điểm. Bắt đầu suy nghiệm như sau: dòng tâm thức hôm nay đến từ dòng tâm thức hôm qua, dòng tâm thức hôm qua đến từ dòng tâm thức hôm kia. Cứ như vậy, từng bước, suy ngược về quá khứ: dòng tâm thức của ngày hôm sau đến từ dòng tâm thức của ngày hôm trước, dòng tâm thức ở sát na tiếp theo sau đến từ dòng tâm thức của sát na ngay trước đó.

Cứ như vậy truy ngược mãi, cho đến thời điểm chào đời. Phải nhớ rằng tâm thức trẻ sơ sinh cũng cần phải có một thời điểm trước đó mới có thể phát sinh. Tâm thức trẻ sơ sinh nối liền với dòng tâm thức của thai nhi trong bụng mẹ. Cứ truy ngược như vậy sẽ không tìm thấy khởi điểm. Không thể có một thời điểm nào cho chúng ta chỉ vào đó mà nói: “Tâm thức bắt đầu từ đây” . Đó là vì tâm thức ở bất cứ thời điểm nào cũng cần phải có một thời điểm đi trước mới có thể phát sinh. Suy nghiệm như vậy sẽ thấy dòng tâm thức sẽ không có khởi điểm. Không một điểm tâm thức nào có thế là điểm tâm thức đầu tiên.

Dựa vào đó quý vị có thể kết luận rằng số lần mình đã tái sinh thật sự không thể đếm biết. Không những vậy, trong hết thảy những kiếp tái sinh ấy, cũng như trong kiếp hiện tại, quý vị luôn có mẹ. Tái sinh một trăm lần thì có một trăm người mẹ. Tái sinh một ngàn lần thì có một ngàn người mẹ. Vì quý vị tái sinh vô lượng kiếp nên cũng có vô lượng người mẹ.

Vậy nếu suy nghĩ cho tường tận, sẽ thấy không những mình đã tái sinh vô lượng lần, mà còn có vô lượng người mẹ. Hơn nữa, mặc dù số lượng chúng sinh cũng nhiều không thể đếm hết, nhưng số lượng chúng sinh hiện đang hiện hữu so với số lượng tất cả những bà mẹ mà quý vị đã từng có trong quá khứ dù sao vẫn ít hơn. Quý vị đã từng tái sinh vô lượng lần, tái sinh thành đủ loại chúng sinh, vậy số lượng chúng sinh đã từng là mẹ của quý vị nhiều hơn số lượng chúng sinh hiện đang có. Vì vậy, mỗi chúng sinh trong hiện tại không chỉ là mẹ của quý vị một lần, mà đã từng là mẹ của quý vị vô lượng lần.

Bắt đầu bằng người mẹ đời này của quý vị. Nhớ rằng người mẹ đời này đã từng là mẹ của mình vô lượng lần trong quá khứ. Quý vị hãy quán như vậy nhiều lần, cho đến khi trong tâm nảy ra chút kinh nghiệm trực tiếp, đối với mẹ đã bắt đầu thấy khác, khi ấy chuyển qua nghĩ đến cha. Nhớ rằng người cha đời này đã từng là mẹ của mình vô lượng lần trong quá khứ. Sau đó, nghĩ đến bạn bè, đã từng là mẹ của mình. Tiếp theo nghĩ đến kẻ thù, ngay cả kẻ thù trong đời này cũng đã từng là mẹ của mình trong quá khứ. Cuối cùng, mở rộng tâm ra, nghĩ đến tất cả chúng sinh, quán chúng sinh đã từng là mẹ của mình, trong vô lượng đời kiếp quá khứ.

Quý vị phải quán như vậy cho thật nhiều lần, qua một thời gian dài, đồng thời nên học thêm về các đề mục và phương pháp quán tưởng trong Lam – rim, từ đó sẽ nhận được nhiều cảm ứng. Có điều gì chưa rỏ, quý vị phải nhờ sư phụ giải thích thêm, phải thảo luận với bạn đồng tu. Cứ kiên trì miên mật suy nghĩ về đề mục này, sẽ có lúc quý vị sẽ thực sự thấy rằng, tất cả chúng sinh đều đã từng là mẹ của mình, cho dù là con sâu cái kiến nhỏ nhoi. Cả khi nhìn thấy con côn trùng bé nhỏ, quý vị cũng biết chắc nó đã từng là người mẹ yêu quý của mình rất nhiều lần trong quá khứ, đã từng chăm nom săn sóc quý vị và quý vị đã từng tin yêu rất mực. Tương truyền thánh Atisha, sau khi thành tựu bước tu này, mỗi khi gặp bất kỳ chúng sinh nào, ngài cũng đều cảm thấy kính trọng sâu xa. Ngài thường chắp tay vái: “Chúng sinh trân quý, ơn quá sâu nặng!”


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

Nhớ lại ơn nặng của mẹ chúng sinh


Bước tu tiếp theo là nhớ lại tình thương của mẹ chúng sinh. Biết chúng sinh đều là mẹ của mình vẫm chưa đủ, quý vị còn phải nhớ lại tấm lòng bao la sâu thẳm của mẹ dành cho quý vị. Nói ví dụ, người mẹ đời này của quý vị đã đối xử với quý vị rất tốt, mang nặng chín tháng dài, thận trọng từng miếng ăn thức uống. Vì quan tâm đến đứa con trong bụng, nên việc cần làm mẹ đều làm đủ. Ngay cả việc quý vị hiện đang sống tốt, có thể tu học Phật pháp, đó cũng là nhờ ơn mẹ, cưu mang quý vị trong bụng, chăm sóc tốt cho quý vị chào đời.

Mẹ chăm lo khi con còn trong thai. Mẹ chăm lo khi con đã chào đời Lúc chào đời, quý vị nào biết tự lo cho mình, chỉ như loài côn trùng nhỏ nhoi, không ra tích sự gì. Vậy mà mẹ vẫn nâng niu quý vị như là ngọc quý, ngày đêm chăm sóc không ngơi nghỉ, ngày đêm chăm sóc không lơi nghỉ, trong tâm chỉ có mỗi một mối quan tâm diu nhất, đó là sự bình an của quý vị. Mẹ cho ăn, mẹ tắm rửa, mẹ khoát lên người quý vị những chiếc áo mềm mại êm ái, mẹ bồng đi khắp nơi, thậm chí chỉ vì muốn quý vị được vui, mà mẹ bẹo mặt múa tay, mong quý vị mỉm cười miệng. Vì thương yêu con nên tim mẹ lúc nào cũng chứa đầy bất an lo lắng, sợ con bệnh, sợ con đau, đến nỗi giấc ngủ của mẹ chẳng mấy khi được yên.

Quý vị biết đi là nhờ mẹ đưa tay nâng đỡ bước đầu đời, rồi lại đỡ bước thứ hai, và những bước kế tiếp. Quý vị biết nói cũng là nhờ công ơn cha mẹ. Khi lớn lên, quý vị có khả năng học hỏi rất nhiều thứ, nhưng có học nhiều như vậy, cũng là nhờ từ căn bản, cũng là nhờ từ băn bản mẹ đã dạy cho biết nói, biết đi. Tất cả nhờ vào tình thương của mẹ.

Ở bước tu trước, quý vị đều đã thấy tất cả chúng sinh đều là mẹ của mình, ở đây quý vị thấy không những người mẹ đời này tốt với mình, mà tất cả chúng sinh đều đã từng tốt với mình như vậy.


Muốn đền trả ơn Ấy


Bước tiếp theo là muốn phát khởi tâm nguyện muốn đền trả ơn nặng của tất cả các bà mẹ chúng sinh. Tự hỏi mình như sau: “ Tôi có đủ khả năng đến trả tình thương ấy hay không?” và nghĩ rằng, “chắc chắn là đủ, vì tôi có được kiếp tái sinh thật may mắn: gặp được chánh pháp, gặp được đạo sư chân chính, gặp được đường tu,và có được mọi cơ hội để thuận tiện tu hành. Ví vậy tôi cần làm hết những gì mình có thể làm để giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau, đến với an lạc. Tôi cần phải làm như vậy, để đền trả tình thương mà chúng sinh đã dành cho tôi.”

Đền trả ơn của chúng sinh đương nhiên bao gồm cả việc giúp đỡ vật chất, giúp kẽ đói có miếng ăn, giúp kẻ khát có thức uống, giúp áo quần hay là giúp phương tiện sinh sống. Tuy vậy, quan trọng nhất vẫn là giúp chúng sinh thoát khỏi mọi khổ đau, có được mọi hạnh phúc mong cầu. Quý vị cần nhớ nghĩ thường xuyên liên tục.


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

Đại Từ


Bước tiếp theo là phát tâm Đại Từ. Đại Từ là tình thương tương tự như tình thương người mẹ dành cho đứa con duy nhất. Khi nhìn con, mẹ chỉ thấy những điều đẹp đẽ tốt lành, cảm thấy yêu thương không bờ bến. Ở đây, quý vị đối với toàn thể chúng sinh cũng phát khởi tình thương yêu trìu mến tương tư như vậy, thấy tất cả đều đẹp ngời.

Thật ra, nếu qua những bước tu trước quý vị đã thấy được chúng sinh là mẹ của mình, nhớ lại ơn nặng của mẹ và mong được đền trả ơn ấy, thì ở đây quý vị không cần cố gắng gì thêm vẫn có thể phát được Tâm Đại Từ. Tình yêu thương chúng sinh sẽ tự nhiên nảy nở, nhờ thành tự những bước tu trước.
Khi quán Tâm Đại Từ, quý vị cũng nên nghĩ đến điều này: chúng sinh tuy mong cầu hạnh phúc nhưng lại chẳng có được chút hạnh phúc nào cảo, nhất là loại hạnh phúc chân chính không vướng ô nhiễm. Cứ quán chiếu như vậy rồi trong tâm sẽ nảy sinh ước nguyện mạnh mẽ mong chúng sinh có được hạnh phúc và nhân duyên tạo hạnh phúc, mong chúng sinh thật sự an trú trong hạnh phúc. Không những vậy, quý vị còn phát nguyện chính bản thân mình sẽ làm nên việc này. Từ đáy lòng sâu thẳm, quý vị khẩn nguyện đạo sư hộ trì cho quý vị có được khả năng làm nên việc này.

Đại Bi


Bước tiếp theo là phát Tâm Đại Bi. Đây là một trong những điểm đặc biệt của Phật Pháp. Lama Tông Khách Ba thường nhấn mạnh tầm quân trọng của Tâm này, nói đây là nhân tố rất đặc biệt, dẫn đến kết quả rất đặc biệt. Đại sư Nguyệt Xướng [Chandrakirti] cũng vậy, trong phần đầu bộ luận Nhập Trung Đạo [Entering Middle Way] ngài viết lời tán dương Tâm Đại Bi, nói tâm này dù ở đoạn đầu, tâm này là hạt giống đưa người tu vào với Đại Thừa. Đoạn giữa, khi đang tu Hạnh Bồ Tát, hành trì sáu hạnh toàn hảo, tâm này là tinh tuý của đường tu. Đoạn chót, Tâm này là nhân tố giúp quả vị Phật chín mùi sung mãn, thành tựu mọi thiện hạnh của Phật Đà, mang lợi lạc về cho chúng sinh. Vì vậy Tâm Đại Bi được tán dương là yếu tố tối quan trọng, ở đoạn đầu, đoạn giữa, và đoạn chót.

Thường nói ở giai đoạn đầu nếu muốn phát khởi Tâm Đại Bi, người tu có thể nhớ đến cảnh đồ tể mổ thịt – xẻ họng, móc ruột, lột da. Nghĩ đến cảnh này sẽ dễ phát Tâm Đại Bi. Ở đây (Singapore) có một chợ thịt người ta có thể đến đó mua thú phóng sinh. Rất nên đến đó để mà chiêm nghiệm về những con thú đang bị xẻ thịt và những tay đồ tể đang xẻ thịt thú vật.
Một khi Tâm Đại Bi đã bắt đầu phát sinh, quý vị chuyển qua quán đề mục chuyển tâm dạy tron pháp tu Lam – rim dành cho bậc sơ căn: quán về nỗi khổ trong ba cõi ác đạo như cảnh địa ngục v.v. Chỉ khác một điểm, ở đây quý vị quán với Tâm Đại Bi, nghĩ tới nỗi khổ của một loài chúng sinh đặc biệt nào đó, ví dụ như khổ đau cõi hoả ngục, cõi hàn ngục, khổ đau đói khát của ngạ quỷ, khổ đau của các loài súc sinh.

Nhờ vào đâu có thể biết mình đã có Tâm Đại Bi hay chưa? Có Tâm Đại Bi thì đối với tất cả chúng sinh quý vị đều mang cùng một ước nguyện, mang trái tim của người mẹ hiền đối với đứa con một mà cầu mong cho chúng sinh thoát khỏi cảnh khổ đau. Bao giờ đối với mỗi mỗi chúng sinh quý vị đều có mang cùng một ước nguyện thôi thúc tha thiết như vậy, đó là dấu hiệu cho thấy Tâm Đại Bi đã phát sinh.


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

ại Nguyện


Bước tu kế tiếp là Đại Nguyện. Đó là lúc quý vị cảm thấy bản thân mình phải gánh lấy trách nhiệm phá sạch phiền não cho chúng sinh, mang về trọn nguồn hạnh phúc cho chúng sinh. Tinh thần trách nhiệm này tương tự như người con cảm thấy mình có trách nhiệm đối với người mẹ, đối với sự an vui của mẹ. Khi quý vị có được tinh thần trách nhiệm như vậy đối với tất cả chúng sinh , thấy chính mình sẽ làm nên việc này, thì như vậy là quý vị đã phát Đại Nguyện. Gọi là Đại, vì tâm nguyện này lớn lao rộng rãi phi thường, quá hơn tâm nguyện của các bậc Thanh Văn Duyên Giác trong tiểu thừa.

Đại Nguyện này cũng tương tự như khi chứng kiến có người sắp rơi xuống hố thẳm, tự nhiên cảm thấy có trách nhiệm phải cứu người ấy. Tương tự như vậy, quý vị cảm thấy có trách nhiệm phải phá tan khổ não, và mang lại hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, đó chính là đại nguyện. Tâm nguyện phi thường này còn được gọi là “thái độ phi thường”, là “trách nhiệm đối với tất cả”.

Tâm Bồ Đề


Bước tiếp theo là phát Tâm Bồ Đề, còn gọi là “phát Tâm”. Tâm này phải khởi khi chúng ta biết suy nghĩ như sau: “tôi đâu có khả năng gì, làm sao có thể giúp chúng sinh thoát khổ đau đạt hạnh phúc đây? Nói cho ngay, như tôi thì đừng nói tới toàn thể chúng sinh, dù chỉ một người tôi cũng không đủ khả năng giúp. Thử xét lại xem ai là người có khả năng làm được việc này? Chỉ có Phật. Chỉ có Phật mới đủ khả năng, đại thần thông, đại trí tuệ, nhờ khả năng mang lợi ích đến cho chúng sinh một cách rất tự nhiên.” Ngang đây, quý vị phải quán về tánh đức của Phật, là chốn quy y chân chính, theo như pháp tu Lam – rim dành cho bậc sơ căn có dạy.

Cứ như vậy mà phát chí nguyện thành tựu mọi tánh đức của Phật vì chúng sinh. Đó chính là phát Tâm Bồ Đề, là ý nghĩ “tôi nhất định phải thành tựu vô thượng Bồ Đề để có khả năng mang lợi ích đến cho chúng sinh.” Chí nguyện thành Phật này không chỉ đơn thuần là buông bỏ những gì cần buông bỏ để thành tựu mục tiêu rốt ráo cho riêng mình. Trong những bước tu trước, quý vị đã vì chúng sinh mà khởi Tâm Đại Từ và Tâm Đại Bi, vậy ở đây quý vị vì chúng sinh mà phát tâm nguyện muốn thành Phật.

Quý vị cũng cần xét kỹ: “thật ra tôi có khả năng thành Phật hay không?” Đương nhiên là có, quý vị nhất định đang đứng ở một vị trí rất thuận tiện để tu thành Phật. Nói cho thật chính xác, không nơi nào thuận tiện hơn chỗ đứng hiện tại của quý vị: quý vị có được kiếp tái sinh làm người rất quý giá, lại được bậc đạo sư tuyệt hảo cùng với đường tu Đại Thừa. Như vậy có nghĩ là quý vị hiện tại đang ở trong hoàn cảnh thuận tiện nhất để có thể vì chúng sinh mà tu thành Phật.

Hơn nữa quý vị lại gặp được giáo pháp tuyệt hảo của thầy Tông Khách Ba. Nhiều hành giả trong quá khứ có được thân người quý giá, nhờ nương vào giáo pháp phi thường này mà thành tựu được quả vị Phật ngay trong kiếp hiện tai.Lại có nhiều đại hành giả, như bậc toàn giác Gyalwa Ensapa, có thể thành Phật trong thời gian ngắn hơn nữa – mười hai năm, hay ba mươi năm, Những bậc hành giả này đều có được hoàn cảnh thuận tiện mà quý vị đang có – được tái sinh làm người và những sự thuận tiện khác. Vì vậy là quý vị phải tự tin là mình có đủ mọi điều kiện thuận tiện để thành Phật.

Tâm Bồ Đề có dụng công là loại Tâm Bồ Đề dấy lên nhờ sự cố gắng. Tây Tạng gọi tâm này là “lớp vỏ ngoài của cây mía”. Tâm Bồ Đề được gọi là “không dụng công” khi chí nguyện thành Phật vì chúng sinh luôn dấy lên một cách rất tự nhiên mỗi khi gặp chúng sinh khác, bất kể là ai. Có được Tâm Bồ Đề không dụng công là dấu hiệu cho biết mình đã phát Tâm Bồ Đề. Và phát Tâm Bồ Đề rồi là “đứa con của Đấng Thế Tôn”.

Đến đây là hết bài giảng về phương pháp phát Tâm Bồ Đề qua Bảy Điểm Nhân Quả.


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

HOÁN CHUYỂN NGÃ THA


Phương pháp phát Tâm Bồ Đề thứ hai là pháp tu Hoán Chuyển Ngã Tha. Pháp tu này phối hợp với pháp Cho và Nhận (Tong – len), gọi chung là phương pháp chuyển tâm (Lo – giong). Bây giờ thầy sẽ nói về dòng truyền thừa của hai pháp tu này: cả hai đều phát xuất từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Văn Thù Sư Lợi [Manjushri], truyền lại cho các đời cao tăng tiếp nối – Trong đó có ngài Tịch Thiên [Shantideva] – thành một dòng truyền thừa không gián đoạn. Khi ngài Atisha vào Tây Tạng, ngài mang pháp Bảy Điểm Nhân Quả ra giảng cho đại chúng, nhưng pháp Hoán Chuyển Ngã Tha ngài chỉ truyền riêng cho ngài Dromtonpa mà thôi, vì ngài cho rằng pháp tu này không thích hợp với các đệ tử khác.

Ngài Dromtonpa cũng giữ pháp tu này rất kín mật. Ngài có vô số đệ tử, đại thiện tri thức dòng Kadampa: Geshe Potowa. Geshe Potowa cũng giữ pháp tu này rất kín mật. Dù có đông đệ tử nhưng ngài chỉ truyền cho đại sư Geshe Langri Tangpa, và [vị này truyền lại cho] Geshe Sharawa. Geshe Langri Tangpa thọ nhận và hành trì thành tựu pháp tu này, dựa vào kinh nghiệm chứng ngộ để soạn ra bài tụng nổi tiếng tên là Tám câu kệ chuyển hóa tâm nổi tiếng. Nhờ được ghi thành lời nên pháp tu này trở nên phổ biến, nhiều người có thể tu học và hành trì. Về sau có một bậc thầy tên là Geshe Chekawa tình cờ gặp được tám câu kệ nói trên. Ngài là một học giả tinh thông cả năm món khoa học, nhưng lại không cảm thấy thỏa mãn với trí tuệ của mình nên phát tâm muốn tu học Phật Pháp. Một hôm ngài đọc được hai dòng trong Tám Câu Kệ Chuyển Hóa Tâm, như sau:

Nguyện tôi một phần thua
Nhường đi mọi phần thắng.


Geshe Chakawa cảm thấy tò mò muốn hiểu làm sao có thể cho đi mọi phần thắng lợi tốt lành để nhận về mọi thất bại thua kém. Từ đó ngài ra công tìm kiếm pháp tu này, du hành đến tận vùng Pendo ở Tây Tạng, nơi đại sư Geshe Langri Tangpa trú ngụ. Đến nơi đại sư đã viên tịch. May thay ngài tìm được đệ tử của vị đại sư Geshe Langri Tangga là Geshe Sharawa. Vị này truyền lại cho ngài trọn pháp tu Hoán Chuyển Ngã Tha. Nhờ hành trì pháp tu này mà Geshe Chakawa thành tựu được Bồ Đề Tâm. Ngài dạy pháp tu này cho một số người cùi, hướng dẫn họ kết hợp pháp tu này với pháp Tong – len để tự chữa bệnh. Vì vậy hai phap tu này còn có tên là “Chánh Pháp Người Cùi”. Quán tưởng pháp Tong – len cho thật tập trung, với đầy đủ chi tiết rõ ràng, làm được như vậy sẽ thành liều thuốc chữa bệnh cùi hữu hiệu nhất.

Geshe Chakawa khi ấy nghĩ rằng nếu cứ mãi giữ kín mật hai pháp tu này không phổ biến thì thật quá phí uổng. Từ đó ngài mang cả hai pháp tu Hoán Chuyển Ngã Tha và pháp tu Cho và Nhận (Tong – len) ra giảng cho đại chúng.

Pháp tu Cho và Nhận, thật sự là một pháp tu phi thường. Hồi trước nếu có ai ngã bệnh, bị trù ếm hay gặp chướng ngại v.v., họ thường tìm đến một vị lama dòng Kadampa, vị thầy này sẽ quán pháp Cho và Nhận, gánh về mọi khổ nạn của người bệnh và của kẻ gây bệnh, hoặc thầy sẽ quán Tâm Đại Bi, đặc biệt là Từ Bi đối với kẻ gây hại cho người khác. Với lòng Đại Bi, thầy nguyện gánh hết khổ đau về, với lòng Đại Từ, nguyện cho hết mọi an lạc đi. Các vị lama dòng Kadampa dùng pháp tu này để trị tà ma, chướng ngại, tật bệnh, v.v.

Pháp tu Hoán Chuyển Ngã Tha có năm giai đoạn chính như sau:

1. Ngã Tha bình đẳng [mình và người bình đẳng như nhau]
2. Nhược điểm của Tâm Vị Kỷ
3. Lợi điểm của Tâm Vị Tha
4. Hoán chuyển ngã tha
5. Quán cho và nhận


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

NGÃ THA BÌNH ĐẲNG

Bao giờ mới có thể bắt đầu quán vào đề mục thứ nhất của pháp tu này? Trước khi bắt đầu quán đề mục thứ nhất, quý vị cần phải quán về năm đề mục đầu trong pháp Bảy Điềm Nhân Quả: đại xả, thấy ra tất cả chúng sinh đều là mẹ của mình, nhớ lại tình thương của mẹ, phát nguyện muốn đền trả ơn mẹ, tâm đại từ thấy chúng sinh đều tốt đẹp. Quán năm đề mục này cho đến khi có kết quả rồi mới nên bắt đầu quán về ngã tha bình đẳng. Năm đề mục này đã được giải thích trong phần trước.

Làm thế nào để quán ngã tha bình đẳng? Trước hết, quý vị phải thấy rõ thật ra mình nghĩ đến những gì khi nói tới chữ “ngã”. Khi nghĩ tới “ngã và tha”, “mình và người khác”, chúng ta luôn tự nhiên cảm thấy “ngã” quan trọng hơn “tha”, “mình quan trọng hơn “người khác”.

Vậy đối với chúng ta, “mình” luôn quan trọng hơn “người khác” rất nhiều. Bất cứ điều gì liên quan đến chính mình cũng biến thành cực kỳ quan trọng, dù là vui hay buồn, nóng hay lạnh, cảm giác của mình bao giờ cũng quan trọng hơn cảm giác của người khác. Ngoài ra, tất cả những gì thuộc về mình – “thân thể của tôi, của cải của tôi, bạn bè của tôi, gia đình của tôi, đến bản thân tôi, là trở nên quan trọng hơn những gì thuộc về người khác – “thân thể của họ, gia đình của họ” v.v.

Tự xét như vậy quý vị sẽ thấy ra quý vị không từng xem mình và người bình đẳng như nhau. Mình bao giờ cũng quan trọng hơn người khác rất nhiều. Nhưng nếu xét [một cách khách quan] trên phương diện số đông, mình chỉ có một, trong khi đó người khác lại nhiều vô kể. Dù vậy quý vị vẫn giữ quan niệm lệch lạc về “mình” và “người khác”: mặc dù “người khác” nhiều hơn “mình” , “quý vị” vẫn thấy “mình” quan trọng hơn “người khác”. Đây là một sai lầm rất lớn.

Vậy quý vị phải quyết tâm tu theo phương pháp này để sửa cái nhìn sai lệch đó, để thấy mình và người bình đẳng như nhau. Muốn làm được như vậy, hãy nghĩ rằng mình và chúng sinh đều giống nhau không khác: ai cũng muốn hạnh phúc, ai cũng sợ khổ đau. Quý vị phải nghĩ đến điều này cho thật nhiều lần, rằng đối trước khổ đau và hạnh phúc, bản thân quý vị cũng như mỗi mỗi chúng sinh đều giống nhau không có chút khác biệt nào cả.

So sánh pháp tu Bảy Điểm Nhân Quả với pháp tu Hoán Chuyển Ngã Tha, quý vị sẽ thấy có năm điểm giống nhau: đại xả, thấy tất cả chúng sinh đều là mẹ, nhớ lại tình thương của mẹ, nguyện đền trả ơn mẹ, và phát đại nguyện. Riêng hai điểm đại từ và đại bi có chút khác biệt. Năng lực của Tâm Đại Từ và Đại Bi không bằng nhau khi tu theo hai pháp nòi trên. Tại sao lại như vậy? Đó là vì khi quán về ơn nặng của chúng sinh theo pháp quán Bảy Điểm Nhân Quả, quý vị chỉ ghi nhớ ơn nặng của chúng sinh khi họ làm mẹ của quý vị, còn khi quán theo Hoán Chuyển Ngã Tha, quý vị không những ghi nhớ ơn nặng của chúng sinh khi họ làm mẹ của quý vị, mà còn cả khi họ không phải là mẹ của quý vị. Pháp tu này sâu rộng hơn. Vì vậy luyện tâm theo theo pháp tu Hoán Chuyển Ngã Tha sẽ khiến lòng Đại Từ và Đại Bi của quý vị sâu rộng vững chắc hơn.

Mục đích của hai pháp tu này là luyện cho tâm thật sự hoán chuyển mình và người. Để uốn nắn chuyển tâm theo hướng này, quý vị phải quán về nhược điểm của tâm vị kỷ và lợi điểm của tâm vị tha.


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

NHƯỢC ĐIỂM CỦA TÂM VỊ KỶ


Nguồn gốc phương pháp quán nhược điểm của Tâm Vị Kỷ nằm trong các bộ kinh luận như Nhập Bồ Tát Hạnh của ngài Tịch Thiên và Cúng Dường Đạo Sư [Guru Puja]. Dưới đây là một bài kệ trong Cúng Dường Đạo Sư, nói rằng:

Chỉ biết đến mình
là bệnh kinh niên
là cội nguồn của
tất cả khổ đau
không ai mong cầu.
Thấy được điều này
con xin thành kính
hướng về đạo sư
xin thầy hộ trì
cho con chán ngán
diệt bỏ ác quỷ
là Tâm Vị Kỷ.

Có một câu kệ trong Nhập Bồ Tát Hạnh, nói rằng

Tất cả mọi khổ đau
trên toàn cõi thế giới
đều đến từ ham muốn
hạnh phúc cho riêng mình.
Chánh văn bảy điểm chuyển tâm, có nói như sau:
Hảy trục xuất nó đi
Cái thứ thật đánh trách
Thủ phạm của mọi điều.


Nói như vậy có nghĩa là thủ phạm duy nhất gây ra tất cả mọi khổ đau, mọi vấn đề, mọi chướng ngại, mọi sai sót, mọi khổ nạn có trên đời này, chính là tâm lý nuông chìu chính mình. Cái ở đây gọi là “khổ đau” không phải chỉ là những gì xảy ra đến với quý vị, mà còn bao gồm cả những vấn đề lớn hơn, chiến tranh giữa các nước, sự bất đồng ý kiến giữa các nhà lãnh đạo, tranh chấp nơi làm việc, xung đột trong gia đình, cha mẹ con cái cấu xé nhau, v.v.. Tất cả chuyện bất như ý này đều đến từ tâm vị kỷ, tâm lý chỉ biết nâng niu nuông chìu chính mình, vì vậy tâm vị kỷ chính là thủ phạm duy nhất gây ra mọi vấn đề.

Lại thêm một ví dụ khác về nhược điểm của tâm vị kỷ: nói ví dụ quý vị ăn nhiều quá nên bội thực mà chết. Mặc dù đây là chứng bệnh đường ruột, do bộ tiêu hóa có vấn đề, tuy vậy thủ phạm chính vẫn chỉ là tâm nuông chìu bản thân, không thấy thỏa mãn cứ muốn ăn thêm. Chết như vậy không phải vì tiêu hóa mà vì quá nuông chìu chính mình.

Ngay cả những việc không phải do quý vị gây ra, như bị hàm oan, cướp bóc, sát hại, …, khi gặp phải cảnh bất khả kháng như vậy, nguyên nhân chính cũng là vì tâm vị kỷ. Việc xảy ra bây giờ là kết quả của nghiệp đã tạo trong quá khứ, nghiệp ấy bị tác động bởi tâm vị kỷ. Trong những đời quá khứ, vì ích kỷ chỉ biết đến hạnh phúc của riêng mình nên quý vị đã từng vu oan, cướp bóc hay giết hại người khác. Bây giờ phải trả nghiệp đã gieo. Thủ phạm chính gây ra khổ đau lại cũng vẫn là tâm vị kỷ.

Trong quá khứ, quý vị đã từng phải sinh vào ba cõi ác đạo rất nhiều lần, đó cũng vì tâm vị kỷ. Tâm vị kỷ khiến quý vị tạo nghiệp sinh vào cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục, cõi súc sinh. Nói ví dụ, keo bẩn là nguyên nhân khiến phải sinh làm ngạ quỷ, mà keo bẩn là vị ích kỷ, xem mình quý hơn người khác. Hoặc là để thỏa mãn tự ái, quý vị chê bai dung mạo của người khác, chê mặt người ta giống như mặt súc sinh, làm như vậy là tạo nghiệp sinh vào cõi súc sinh. Do đó thủ phạm gây ra tất cả mọi khổ đau triền miên trong ác đạo vẫn không phải ai khác hơn là tâm vị kỷ.

Ngay như trong đời sống hàng ngày, tâm vị kỷ luôn rất tai hại. Nói ví dụ, quý vị vì tự cao nên hễ gặp ai hơn mình là lập tức phát sinh tâm lý ganh ghen khổ sở. Hễ gặp người bằng mình thì lại muốn kèn cựa ganh đua. Nếu lại là một nhà thương nghiệp, quý vị lúc nào cũng muốn ngồi trên đầu người khác, tâm lý cạnh tranh này luôn dẫn đến nhiều vấn đề. Rồi khi gặp người thua mình thì lại muốn ăn hiếp người ta, hạ nhục, chỉ trích, bêu, rếu, … tất cả những tâm lý bất thiện này đều đến từ tâm vị kỷ. Cũng vì hành động như vậy mà quý vị tạo ra vô số vấn đề trong hiện tại, gieo trồng vô số nghiệp dữ trong tương lai. Cứ ngồi suy nghĩ cho tận tường về tất cả khuyết điểm của tâm vị kỷ, quý vị sẽ thấy tâm này tạo nhiều vấn đề tai hại không thể đo lường.

Nói tóm lại, tất cả mọi khổ đau, mọi vấn đề khó khăn mà quý vị đã gặp từ vô lượng đời kiếp trong quá khứ cho đến ngày hôm nay, tất cả mọi cảnh sống bất như ý trong luân hồi, đều do tâm vị kỷ mà có. Nói cho thật chính xác, tất cả mọi khổ đau luân hồi đều từ tâm vô minh chấp ngã và tâm vị kỷ nuông chìu bản thân. Xét về mặt triết lý thì hai tâm này khác nhau, nhưng nếu nhìn về phương diện chuyển hóa tâm thì lại như nhau. Một bên là tâm chấp ngã - chấp bám vào cái tôi nhất định, chấp vào cái ngã – và một bên là cái tâm thay vì buông xả cái tôi đi thì lại nâng niu, cưng quý, nghĩ rằng “tôi muốn hạnh phúc, tôi cần cái này, tôi muốn cái kia”. Đó là tâm vị kỷ, từ đó phát sinh tất cả mọi khổ đau, mọi cảnh sống bất như ý, và cũng từ đó mà phát sinh đủ mọi ác nghiệp. Vì vậy, tâm này là thủ phạm của tất cả mọi vấn đề.

Nếu quý vị chân thành muốn tu theo phật pháp, phải suy nghĩ về điều này cho thật thường xuyên, suy nghĩ về nhược điểm của tâm vị kỷ và lợi điểm của tâm vị tha, phải biết quan tâm đến người khác thay vì quan tâm đến bản thân. Cũng phải nghĩ rằng chúng ta không nên chỉ biết lo cho kiếp sống hiện tại mà còn phải nghĩ đến lợi ích của những kiếp tương lai. Đó là những điều quý vị nên làm.


Dorje Tsuley
Bài viết: 18
Ngày: 13/10/09 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Phát tâm bồ đề!

Bài viết chưa xem gửi bởi Dorje Tsuley »

LỢI ĐIỂM CỦA TÂM VỊ THA


Bước tu tiếp theo là quán về lợi điểm của Tâm Vị Tha, biết lo lắng quan tâm cho người khác. Điểm này được ngài Tịch Thiên nói rõ trong Nhập Bồ Tát Hạnh, như sau:

Tất cả hạnh phúc
trên toàn thế gian
đều có được nhờ
tấm long vị tha.
Trong Cúng dường đạo sư cũng có nói như sau:
Con thấy được rằng
ngay tại trái tim
trân quý tất cả
bà mẹ chúng sinh
đó chính là cửa
dẫn vào tất cả
mọi sự tốt lành


Chánh văn Bảy Điểm Chuyển Tâm nói rằng:

Hãy quán về ơn nặng
của tất cả chúng sinh.


Dựa vào những lời trích dẫn trên đây, quý vị phải thấy rõ lợi điểm của Tâm Vị Tha. Ví dụ, tất cả mọi hạnh phúc của kiếp tái sinh làm người cũng như mọi hoàn cảnh thuận tiện khác, tài sản, cảnh sống xung quanh v.v …., đều đến từ lòng vị tha biết trân quý người khác. Vì sao? Vì biết trân quý mạng sống nên quý vị thôi không sát sanh, và kết quả là được sinh vào thiện đạo, có được đời sống lâu dài. Sinh vào thiện đạo, thọ mạng lâu dài, đó là kết quả của long hiếu sinh. Tương tự như vậy, tài sản dồi dào và cảnh sống thuận tiện là kết quả của tấm long rộng lượng biết chia sẻ, không tham lam trộm cắp. Tất cả những việc này đều đến từ tâm biết trân quý người khác.
Nói tóm lại, trong Nhập Bồ Tát Hạnh có nói,

Không cần phải nói nhiều
Chỉ cần nhìn cho rõ
kẻ phàm phu ấu trĩ
chỉ biết đến lợi mình
còn mười phương Phật Đà
lại lo cho lợi ích
của tất cả chúng sinh.


Trong Cúng Dường Đạo Sư cũng có câu kệ nói như sau:

Nói cho ngắn gọn
Phàm phu ích kỷ
chỉ biết chăm lo
cho bản than mình
còn Phật Thích Ca
trong mọi việc làm
đều vì chúng sinh.


Phàm phu ích kỷ chỉ biết nghĩ đến bản thân, đến hạnh phúc cá nhân, cũng như trẻ con chỉ biết nghĩ đến mình. Ngược lại chư Phật đạt được giác ngộ là nhờ quan tâm trân quý người khác. Không cần đi sâu vào chi tiết, chỉ cần nhìn vào sự khác biệt giữa Tâm Vị Tha và Tâm Vị Kỷ.

Hãy thử nhìn lại đức Phật Thích Ca. Trong quá khứ vô thủy, Phật Thích Ca đã từng là phàm phu như chúng ta, vướng kẹt trong luân hồi. Đến một lúc nào đó, Phật bắt đầu trân quý người khác, rồi nhờ triển khai Tâm Vị Tha mà đạt được cả hai thành tựu [là đạt Vô Thượng Bồ Đề và lợi ích chúng sinh]. Bây giờ thử nhìn lại bản thân chúng ta. Lúc nào chúng ta cũng chỉ biết nuông chìu bản thân, vì vậy ngay cả thân mình cũng không thể tự do, trôi lạc triền miên trong sinh tử ác đạo. Không cần phải phân tích chi li, chỉ cần nhìn vào kết quả của việc Phật làm và kết quả của việc chúng ta làm là đủ, một bên làm vì Tâm Vị Tha, một bên làm vì Tâm Vị Kỷ. Chạy theo Tâm Vị Kỷ sẽ chẳng gặt hái được gì ngoài cảnh khổ trong ba cõi ác đạo.

Khi giảng đến phần này, Lama Dorje Chang Pabongka thường hay kể về câu chuyện cuộc đời của đại sư Drukpa Kunley, một đại hành giả tu theo dòng Drukpa Kagyu, lừng danh với lối giảng dí dỏm khác thường, luôn khiến mọi người cười. [Ngài thường kể như sau:]

Một hôm đại sư Drukpa Kunley đến thành phố Lhasa. Ghé qua chùa Jokhang. Đây là một ngôi chùa lớn ở Lhasa, trong chùa có pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni rất nổi tiếng. tên của pho tượng là Jowo. Khách thập phương khi đến viếng chùa thường đến đảnh lễ Jowo, sau đó đi nhiễu quang tượng để nhận phước lành. Ngài Drukpa Kunley cũng làm như vậy, cũng đi nhiễu quan tượng Phật và nhận phước,nhưng rồi ngài đứng lại ngay trước mặt tượng Phật và nói, “hồi trước tôi và ông giống nhau. Nhưng rồi ông lại tu Tâm Vị Tha, quan tâm đến người khác, nên bây giờ thành Phật. Còn tôi thì chỉ biết tới mình nên cứ còn hoài trong luân hồi sinh tử. Thành ra bây giờ tôi phải lễ bái ông”.
Đại sư Drukpa Kunley là một vị hành giả khác thường, luôn giảng Phật pháp bằng lời nói dí dỏm. Tương truyền có lần đại sư đến thăm tòa bảo tháp Bodnath ở Nepal. Bảo tháp này có tướng trạng rất kỳ lạ, so với tám loại bảo tháp thông thường thật chẳng giống loại nào cả. Khi đến chân bảo tháp, đại sư quỳ lạy và nói với bảo tháp như sau: “mặc dù ngài tròn như quả đồi, trông chẳng giống loại nào trong tám loại bảo tháp Như Lai, tôi vẫn xin đảnh lễ”.

Lại có lúc ngài nói, “Tôi đánh lạc mất ba món thật quan trọng quý giá”. Nếu có ai hỏi ba vật ấy là gì, ngài sẽ trả lời, “ một là si, hai là tham, ba là sân”. Tôi lỡ tay đánh mất rồi, ba cái sự mà ai nấy đều trân quý nâng niu.” Lời này cho thấy mức độ chứng ngộ của ngài, nhưng lại diễn tả bằng lời nói bông đùa. Drukpa Kunley thật sự là một đại hành giả. Tôi nhớ hình như tiểu sử của ngài đã được thông dịch ra tiếng Anh, trong đó có kể những giai thoại tôi vừa kể.

Vậy chúng ta cần phải nhìn lại đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhờ quan tâm đến người khác đã thành tựu được những gì, so sánh thành tựu này với nỗi khó khăn mà chúng ta đang phải chịu vì chỉ biết quan tâm đến bản thân. Quý vị nên tìm đọc chuyện tiền thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khi ngài chưa thành Phật, ví dụ như tập truyện Jakata. Quý vị sẽ thấy đức Phật vì thương lo cho người khác mà làm được những việc làm phi thường, quý vị có thể nhờ đó mà được nhiều cảm ứng để hành trì pháp tu chuyển tâm.

Đến chỗ này quý vị nên nhớ đến ơn nặng của chúng sinh, dù là mẹ hay không phải là mẹ của quý vị. Nhớ ghĩ như vậy rất hữu ích, giúp quý vị thấy ra thật sự có rất nhiều lý do khiến mình nên quan tâm đến người khác. Dưới đây là một ví dụ đơn giản về ơn của chúng sinh không phải là mẹ của mình: ngay việc chúng ta có thể ngồi trong căn phòng này, an vui tu học chánh pháp đại thừa, toàn là nhờ ơn của chúng sinh. Có rất nhiều người đã tốn biết bao công sức để chúng ta có tểh tụ họp nơi đây. Trước hết, chỗ này trước kia có thể có một tòa nhà khác, cần bứng đi, việc làm này cần nhiều tay thợ. Rồi phải có người thiết kế căn nhà mới, mua vật liệu, gạch, hồ, xi măng v.v,…. Rồi lại phải có người điều khiển máy móc, vì máy móc không thể tự chạy một mình, để dựng nên tòa nhà này. Rồi khi xây xong lại phải có người trang trí nội thất, sưu tập các biểu hiện thân khẩu ý của Phật để làm bàn thờ. Chúng ta có thể vui vẻ tụ hợp ở đây toàn là nhờ vào lòng tốt của người khác, có phải vậy không?

Căn nhà quý vị đang ở, tài sản quý vị đang hưởng dụng, tất cả những gì quý vị có, đều đến từ người khác. Quý vị có thể phản đối, nói “không phải vậy đâu, tôi phải mua bằng tiền đấy chứ.” Đúng rồi, phải mua bằng tiền. Nhưng tiền cũng phải nhờ người khác mới có được. “Người khác đưa tiền cho tôi, nhưng tôi vẫn phải làm việc khó nhọc mới có được tiền đấy chứ.” Đúng rồi phải làm việc mới có tiền. Nhưng ngay chính sự có thể làm việc, đó cũng là nhờ người khác, không phải sao? Cứ suy nghĩ cho tường tận, rồi sẽ thấy tất cả những gì mình có được, mọi niềm vui hạnh phúc đều đến từ lòng tốt của người khác.

Khi quán về lợi điểm của Tâm Vị Tha, quý vị nên mang hết những suy nghĩ nói trên này về quán chung. Quý vị cũng có thể quán rằng tất cả mọi lợi lạc, ngay cả việc thành Phật, cũng chỉ có thể được nhờ biết trân quý người khác. Vì sao? Vì muốn thành Phật thì phải phát Tâm Bồ Đề, không có Tâm Bồ Đề thì sẽ không có Phật. Mà Tâm Bồ Đề lại đến từ đại nguyện muốn mang lợi lạc đến cho người khác: “tôi phải thành Phật để có thể mang lợi lạc về cho chúng sinh.” Yếu tố quan trọng nhất giúp Tâm Bồ Đề phát sinh là Tâm Đại Bi thì lại đến từ Tâm Vị Tha. Vậy quý vị có thể phát được Tâm Đại Bi đó cũng là nhờ người khác.

Không những vậy, tất cả sáu hạnh Ba La Mật có tu được cũng đều nhờ người khác. Nói ví dụ quý vị vì người khác mà tu hạnh Giới, và để tu hạnh Thí, hạnh Nhẫn, quý vị cần phải có một đối tượng, và đối tượng của hạnh Thí và hạnh Nhẫn chính là chúng sinh. Cũng như ngài Tịch Thiên có nói trong Nhập Bồ Tát Hạnh:

Nếu muốn thành tựu
vô Thượng Bồ Đề
có hai yếu tố
không thể nào thiếu
đó là chư Phật
cùng với chúng sinh.
Nay tôi tán dương
Các đấng Thế Tôn,
sao lại không biết
tán dương chúng sinh
ngang bằng như vậy?


Thành tựu Vô Thượng Bồ Đề là một nửa nhờ ơn chư Phật và một nửa là nhờ ơn chúng sinh. Chúng ta thường vẫn tôn kính đức Phật, còn chúng sinh cũng quan trọng đối với thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, nhưng tại sao chúng ta không tôn kính chúng sinh ngang bằng bằng với Phật? Trong Tám Câu Kệ Chuyển Hóa Tâm, đại sư Langri Tangpa nói như sau:

Tôi có thể thành tựu
quả Vô Thượng Bồ Đề
đều nhờ ơn chúng sinh.
Vậy tôi xin giữ gìn
Chúng sinh torng đáy tim
Vì chúng sinh quý hơn
cả bảo châu như ý.


Có rất nhiều lời giảng rất thiết tha nói về ơn nặng của chúng sinh.
Đại sư Langri Tangpa là một vị thầy phi thường, thật sự là một bậc thánh. (sẵn đây xin nói thêm, ngài là một trong những hóa thân đời trước của Kyabje Trijang Rinpoche.). Tương truyền gương mặt ngài Langri Tangpa luôn rất nghiêm nghị, torng suốt cuộc đời ngài chỉ cười có ba lần, vì vậy người ta gọi ngài là “Hắc diện Langri Tangpa” (chữ hắc diện – mặt đen – tiếng Tây Tạng có nghĩa là nghiêm nghị) ngài luôn thiền quán về khổ đau luân hồi và Tâm Bồ Đề, vì vậy chẳng mấy lúc ngài được dịp cười vui.

Để tôi kể cho quý vị nghe một trong ba lần ngài Langri cười, cái gì đã khiến ngài cười. Chuyện này liên quan đến tòa mạn đà la. Theo truyền thống dòng Kadampa, nhất là theo truyền thống của Lama Pabongka Dorje Chang, pháp cúng dường mạn đà la đặc biệt được xem trọng. Hồi còn nhỏ ở Tây Tạng, phần đông học viên chúng tôi đều mang một tòa mạn đà la đến lớp giảng, vì vậy đến lúc cúng dường mạn đà la, chẳng mấy ai là không có một tòa mạn đà la sẵn bên mình. Bên phía các vị Tulku (lama tái sinh), mỗi vị đều mang theo một tòa mạn đà la rất đẹp, có khi bằng vàng, có khi bằng bạc, nhưng chóp mạn đà la lúc nào cũng bằng vàng. Cảnh các vị Tulku cúng dường mạn đà la thật là vô cùng ngoạn mục! Nhưng đó là chuyện của quá khứ. Về sau tất cả đều bị lấy đi cả. Tòa mạn đà la của tôi cũng bị lấy đi. Lại có cả một cái khay cúng phẩm đặc biệt, vẽ nhiều hình tượng trên đó, dùng để cúng 100 phẩm cúng dường. Tôi cũng có một cái khay như vậy, vì truyền thống dòng Kadampa luôn nhấn mạnh vào các tháp cúng dường, nhưng cũng bị lấy đi. Nói “lấy đi” có nghĩa là bị Trung Hoa tịch thu. Ngày nay tôi dùng những món vật rất đơn giản.

Trở lại với chuyện của ngài Langri Tangpa, ngài đang tọa thiền, có tòa mạn đà la đặt sẵn trên bàn cạnh bên. Có lẽ đây chỉ là một tòa mạn đà la đơn giản, không phải loại đẹp đẽ cầu kỳ. khi đang tọa thiền, ngài thì thấy có một con chuột đến gặm hạt trên mạn đà la. Giữa mấy hạt (gạo?) có một viên ngọc lam rất to. Chẳng hiểu sao con chuột lại thích viên ngọc ấy. nó bắt đầu húc rồi ủi, rồi ôm, nhưng viên ngọc to quá, ôm không đặng. Lúc ấy lại có một con chuột mò đến, giúp con chuột kia ôm viên ngọc. Chẳng bao lâu có tới năm con chuột cùng ra sức tha viên ngọc: một con nằm giữa ôm viên ngọc vào bụng, bốn con còn lại gặm đầu gặm chân kéo đi. Đại sư Langra Tangpa thấy vậy phì cười. Tại sao cười? Vì ngài thấy trong cõi luân hồi, khi cần thỏa mãn ước muốn của mình, loài vật có khi còn khôn hơn cả loài người. Thật vậy, có khi loài vật còn khôn hơn cả loài người khi cần thỏa mãn nhu cầu và hạnh phúc trước mắt.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách