Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Vô Ký Nghiệp Là Nói Hành Động Của Các Bậc Thánh A La Hán Duyên Giác Vì Các Ngài Dứt Tham Sân Si Cho Nên Không Tạo Nghiệp.
* Chữ "nghiệp vô kí" ....là chữ của dct mường tượng ra, nó không có trong kinh sách...
* A La Hán, Duyên Giác dứt tham sân si, đồng thời cũng phá sạch các nghiệp quá khứ...

Vô Kí = không biết gì ráo.
Nghiệp vô kí = Nghiệp không biết gì ráo (bất tỉnh nhân sự).

Nói hàng Nhị thừa có nghiệp không biết gì ...là sao???
Một Hành Động Của Phàm Phu Thành Nghiệp Là Do Dấy Niệm Khởi Ý Niệm, Nếu Không Dấy Khởi Ý Niệm Thì Không Thành Nghiệp Chỉ Là Thành Quả Báo.
Phàm phu không lúc nào mà không tạo nghiệp cả.... Nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp không thiện không ác (vô kí).
Bậc A La Hán Đi Đường Dẫm Chết Trùng, Kiến Cũng Không Tạo Nghiệp Sát Sanh Không Có Quả Báo Sát Sanh.
:) ?????????????

Chúc vui vẻ,
.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

dct87 đã viết:
Vô Ký Nghiệp
Là Chử Dùng Trong Kinh Luận

Có Ba Loại
Nghiệp Nghiệp Thiện Ác
Nghiệp Không Thiện ác
Nghiệp Vô Ký


Vô Ký Không Phải Là Không Biết Mà Là Không Có Nhân Thiện Ác.

Bậc A La Hán Đi Đường Dẫm Chết Trùng, Kiến Cũng Không Tạo Nghiệp Sát Sanh Không Có Quả Báo Sát Sanh.

Tại Sao?

Vì Muốn Tạo Nghiệp Thọ Sanh Trong 3 Cõi Thì Phải Có Nhân Đó Là Vô Minh, Tham Sân, Si.

Các Bậc A La Hán, Duyên Giác Không Còn Vô Minh, Tham Sân, Si Nên Các Hành Động Của Các Ngài Không Thành Nghiệp.

Bạn DCT Muốn Hiểu Sâu Lý Nhân Quả Nghiệp Báo Thì Cần Phải Đọc Kinh Ưu Bà Tắc Giới, Câu Xá Luận.

Những Hành Động Của Bậc A La Hán, Duyên Giác Không Thành Nghiệp Không Có Quả Báo Vì Nếu Như Vậy Thì Lẽ Ra Các Ngài Còn Bị Sanh Tử Luân Hồi Trong 3 Cõi.
Sửa lần cuối bởi kimcang vào ngày 12/10/09 12:38 với 1 lần sửa.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
2-Có Nghiệp Không Có Quả Báo:

Dấy Khởi Ý Niệm Thiện Hay Là Ác Muốn Làm Việc Gì Mà Không Có Làm Thì Đó Là Có Nghiệp Không Có Quả Báo.
nếu chỉ là một ý thoáng qua thì chưa đủ mạnh để tạo quả; tuy nhiên nếu nghĩ nhiều thì sẽ tạo quả, tức là sẽ đi ăn trộm
Thí Dụ Dấy Khởi Ý Tưởng Trộm Cắp Rồi Đi Ăn Trộm Mà Không Lấy Được Tài Vật.

Đây Là Có Nghiệp Trộm Cắp Không Có Quả Báo Trộnm Cắp.
đi ăn trộm là quả của ý tưởng ăn trộm; trường hợp không lấy được tài vật là nhờ còn có "phước" mà quả không nặng thêm thôi
3-Không Dấy Khởi Ý Niệm Làm Trong Sự Vô Ý Thức Thì Là Không Có Nghiệp Có Quả Báo.

Uống Rượu Say Lái Xe Đụng Chết Người.

Không Có Nghiệp Sát Sanh Có Quả Báo Sát Sanh.
ở đây tuy không có ý định giết người nhưng lái xe khi say là "một khởi ý trong vô minh", một nghiệp bất thiện; đó là lý do tại sao cấm uống rượu là giới thứ năm, vì uống rượu dễ đưa đến sự tạo các nghiệp bất thiện

nói chung, nghiệp bất thiện luôn là do nhân "si", cộng thêm với, "tham", "sân" tùy trường hợp
các nghiệp thiện thì luôn là do các nhân "trí", "vô tham", và "từ" kết hợp
nói chung quả hiện báo sẽ tương tợ; tuy nhiên nếu không tương tợ thì có thể do các "phước oán" của tiền kiếp
4-Không Có Nghiêp Không Có Quả Báo.
các bậc thoát sanh tử thì không còn tạo nghiệp nhưng vẫn chịu các quả do nghiệp tạo trước khi thoát sanh tử
:)


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Ai Muốn Hiểu Rõ Về Lý Nhân Quả Nghiệp Báo Thì Nên Tìm Đọc Kinh Ưu Bà Tắc Giới Tại Thư Viện Hoa Sen.

Kinh Ưu Bà Tắc Giới Giảng Rất Rõ Ràng Về Sự Vi Tế Của Lý Nhân Quả Nghiệp Báo.

Kinh Ưu Bà Tắc Giới Giảng Sự Khác Nhau Giữa Nghiệp Và Quả Báo Và Sự Sai Biệt Các Loại Nghiệp Và Quả Báo.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Nguyen Quan
Bài viết: 38
Ngày: 24/09/09 02:22
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Quan »

Như Kimcang đã đưa : Nghiệp là những hành động từ thân,miệng,ý.chung quy lại cũng do căn ý mà ra.vậy thì nếu căn ý ko làm việc-vô thức.thì làm gì tạo nghiệp.
theo m, khi một ý nghĩ dù tốt hay xấu dù nhiều hay ít,dù nhanh hay chậm... thì đều gây nghiệp.Dưới cách nhìn bản chất phân biệt là bởi vì xuất hiện hình tư tưởng tác động đến tất cả các pháp.như các linh hồn họ đọc được ý nghĩ của chúng ta,tất nhiên ý nghĩ của chúng ta sẽ tác động đến họ...
Như hlich đã nói có giới uống rượu vì muốn chúng sinh giảm nghiệp ác.Ngoài ra Tu theo Đạo Phật nhằm diệt bỏ vô minh làm đầu.Mà chỉ có trí mới diệt được vô minh .Uống rượu đồng nghĩa với tiêu diệt hàng triệu nơron thần kinh làm suy giảm trí tuệ...
Hơn nữa,dưới cách nhìn... Trí là sự khái quát mà người uống rượu,là người chỉ chấp vào cái nhỏ,cái trước mắt... thì làm sao mà có trí đc.
- bậc A La Hán ko tạo nghiệp chỉ có 2 khản năng: - Thực hiện chương trình của các Đức Phật( như tạo duyên cho chúng sinh)
- Đức rất lớn đã hóa giải.

các bậc thoát sanh tử thì không còn tạo nghiệp nhưng vẫn chịu các quả do nghiệp tạo trước khi thoát sanh tử".Câu này của ban hlich m ko đồng ý.Khi đã thảy bỏ tất cả kể cả bản ngã,thoát khỏi sanh tử chỉ khi đã trả hết nghiệp, mà khỉ trả hết nghiệp thì làm gì còn quả nữa.

xin hỏi dct87 nghiệp không thiện không ác thì có gọi là nghiệp ko?
làm thế nào để tạo loại nghiệp này?
ĐỨC A DI DÀ PHẬT.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
các bậc thoát sanh tử thì không còn tạo nghiệp nhưng vẫn chịu các quả do nghiệp tạo trước khi thoát sanh tử".Câu này của ban hlich m không đồng ý.Khi đã thảy bỏ tất cả kể cả bản ngã,thoát khỏi sanh tử chỉ khi đã trả hết nghiệp, mà khỉ trả hết nghiệp thì làm gì còn quả nữa.
thoát sanh tử không có nghĩa là trả hết nghiệp mà là không tạo nghiệp nữa; cái thân thể con người chính là quả của tiền kiếp, rồi những sướng khổ bệnh tật của thân thể cũng là do những quả của tiền nghiệp đó

một người thoát sanh tử và bị bệnh đau khớp xương chẳng hạn, sự đau đớn của cơ thể chính là quả của tiền kiếp; dĩ nhiên tâm của người ấy không hề bị sự đau đớn làm ảnh hưởng; tâm không bị ảnh hưởng không có nghĩa là không có cảm nhận cái đau
:)


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

các bậc thoát sanh tử thì không còn tạo nghiệp nhưng vẫn chịu các quả do nghiệp tạo trước khi thoát sanh tử".Câu này của ban hlich m không đồng ý.Khi đã thảy bỏ tất cả kể cả bản ngã,thoát khỏi sanh tử chỉ khi đã trả hết nghiệp, mà khỉ trả hết nghiệp thì làm gì còn quả nữa.
Đây Là Do Không Thấy Được Sự Khác Biệt Giữa Nghiệp Và Quả Báo.

Nghiệp Là Nói Nơi Tâm Thức Quả Báo Là Nói Nơi Thân Cảnh.

Dứt Sanh Tử Là Dứt Nghiệp Không Phải Là Trả Hết Nghiệp Gọi Là Dứt Sanh Tử.

Vì Vậy A La Hán Hết Tham, Sân, Si Thì Hết Nghiệp Nhưng Mà Quả Báo Của Đời Trước Thì Không Mất.

Trả Nghiệp Là Nhìn Theo Phàm Phu Vì Phàm Phu Thấy Có Ngã Cho Nên Thấy Có Trả Nghiệp.

Bậc A La Hán, Duyên Giác Không Có Niệm Ngã Nên Nên KhônG Thấy Có Trả Nghiệp..

Tuy Nhiên Nhìn Theo Phàm Phu Thì Thấy Các Ngài Có Trả Nghiệp Cũ.
xin hỏi dct87 nghiệp không thiện không ác thì có gọi là nghiệp không?
làm thế nào để tạo loại nghiệp này?


Nghiệp Không Thiện Không Ác Vẫn Gọi Là Nghiệp.

Chúng Sanh Tạo Nghiệp Không Thiện Không Ác Hằng Ngày Thí Dụ Như Là Thở, Ăn Cơm, Uống Nước, Ngủ.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Nguyen Quan
Bài viết: 38
Ngày: 24/09/09 02:22
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Quan »

Thẹo em khi đã tu luyện vượt qua sự chi phối của Quy luật nhân quả tức là không có sự kết hợp nghiệp với duyên để sinh quả
Nghiệp Là Nói Nơi Tâm Thức Quả Báo Là Nói Nơi Thân Cảnh.
Bác Kimcang nói cái ni,em thấy đúng-Nghiệp chưa trả và tạo mới đc lưu giữ trong tâm thức,và hay hơn,rốt ráo hơn thì
Tăng tiến tàng nhân. (Tăng tiến chỉ thời gian-dòng proton ảo chỉ trôi một chiều từ quá khứ tới tương lai,bản chất thời gian là trưởng,tăng lớn,ảo)
Chúng Sanh Tạo Nghiệp Không Thiện Không Ác Hằng Ngày Thí Dụ Như Là Thở, Ăn Cơm, Uống Nước, Ngủ
~x(


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tu luyện vượt qua sự chi phối của Quy luật nhân quả
xin bạn cho biết pháp môn phật giáo nào dạy như thế; hoặc từ quan sát nào mà bạn có kết luận như vậy?
tham sân si thì tạo nghiệp; vô tham vô sân vô si thì không tạo nghiệp; đó là luật nhân quả; vượt qua chi phối của luật nhân quả để làm chi nữa?
:)


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Nghiệp Là Là Do Tâm Thức Khởi Động Cho Nên Nghiệp Là Nơi Tâm Thức.

Quả Báo Là Nơi Thân Cảnh Cho Nên Hết Nghiệp Vẫn Phải Chịu Quả Báo Của Đời Trước.

Dứt Nghiệp Chứ Không Thể Dứt Quả Báo Bởi Vì Quả Báo Là Khi Nghiệp Đã Chín Muồi Hiện Thành Kết Quả.

Lấy Thí Dụ Có Đời Này Được Thân Người Là Do Đời Trước Tu Nghiệp Người.

Hễ Có Hình Tướng Đều Phải Chịu Lý Nhân Quả.

Lý Nhân Quả Bao Trùm Tất Cả Các Sự Vật Hiện Tượng Trên Là Thánh Hiền Dướt Đến Phàm Phu.

Nhân Quả Có 2 Loại:

Nhân Quả Thể Gian.

Nhân Quả Xuất Thế Gian


Tham, Sân Si Là Nhân Chịu Quả Báo Trong 3 Cõi Luân Hồi Là Quả.

Dứt Tham, Sân, Si Là Nhân Chứng A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát Là Quả.

Bạn NQ Đưa Thí Dụ Có Điều Gì Ở Ngoài Nhân Quả?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Nguyen Quan
Bài viết: 38
Ngày: 24/09/09 02:22
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Quan »

hlich đã viết:tangbong
tu luyện vượt qua sự chi phối của Quy luật nhân quả
xin bạn cho biết pháp môn phật giáo nào dạy như thế; hoặc từ quan sát nào mà bạn có kết luận như vậy?
tham sân si thì tạo nghiệp; vô tham vô sân vô si thì không tạo nghiệp; đó là luật nhân quả; vượt qua chi phối của luật nhân quả để làm chi nữa?
:)
Câu này em chịu


Nguyen Quan
Bài viết: 38
Ngày: 24/09/09 02:22
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Quan »

kimcang đã viết:Nghiệp Là Là Do Tâm Thức Khởi Động Cho Nên Nghiệp Là Nơi Tâm Thức.

Quả Báo Là Nơi Thân Cảnh Cho Nên Hết Nghiệp Vẫn Phải Chịu Quả Báo Của Đời Trước.

Dứt Nghiệp Chứ Không Thể Dứt Quả Báo Bởi Vì Quả Báo Là Khi Nghiệp Đã Chín Muồi Hiện Thành Kết Quả.

Lấy Thí Dụ Có Đời Này Được Thân Người Là Do Đời Trước Tu Nghiệp Người.

Hễ Có Hình Tướng Đều Phải Chịu Lý Nhân Quả.

Lý Nhân Quả Bao Trùm Tất Cả Các Sự Vật Hiện Tượng Trên Là Thánh Hiền Dướt Đến Phàm Phu.

Nhân Quả Có 2 Loại:

Nhân Quả Thể Gian.

Nhân Quả Xuất Thế Gian


Tham, Sân Si Là Nhân Chịu Quả Báo Trong 3 Cõi Luân Hồi Là Quả.

Dứt Tham, Sân, Si Là Nhân Chứng A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát Là Quả.

Bạn NQ Đưa Thí Dụ Có Điều Gì Ở Ngoài Nhân Quả?
Bác hỏi đến đây thì em chịu luôn.
Cảm ơn bác đã trả lời bài của em


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách