Bắc cầu qua hố ngăn cách giữa tu sĩ và cư sĩ

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Bắc cầu qua hố ngăn cách giữa tu sĩ và cư sĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Ron Epstein

Báo Vajra Bodhi Sea, v. 35, series 82, August, 2004, pp. 32-34.



Tu sĩ và cư sĩ đều là những cá nhân mà tánh chất cá biệt của họ không có thực thể chủ yếu thường tồn. Cho đến mức hễ họ còn bám vào tính danh cá nhân, là họ bị đánh lừa. Cho đến mức hễ họ còn bám chấp vào pháp, như là cho rằng “Tôi là một nữ tu hay nữ cư sĩ trên đường Đạo”, họ cũng bị đánh lừa, nhưng đó là một sự chấp trước có thể dẫn đến vô chấp, và rốt ráo đưa đến giác ngộ. Đức Phật nói:

Các ông không nên bám vào Pháp, cũng không nên bám vào những gì không phải là Pháp. Vì ý nghĩa này, Như Lai thường nói: "Này chư Tỳ Kheo, các ông nên biết rằng Pháp mà Ta nói ví như chiếc bè. Ngay cả Pháp cũng còn phải bỏ, huống là những gì không phải là Pháp!" .[1]

Chính việc nắm lấy chiếc bè Pháp đã giúp chúng ta khỏi chết đuối trong biển phiền não của tâm mình. Trước khi chúng ta buông bỏ được hết tất cả các chấp trước, chúng ta phải đối phó với vấn đề hiện tại do quan điểm chưa giác ngộ của chúng ta, trong đó, tướng ngã và tướng nhân vẫn còn quan trọng đối với chúng ta. Đó là lý do vì sao Đức Phật lập nên những hướng dẫn cho những mối quan hệ giữa bốn chúng.

Hố ngăn cách cần được bắc cầu qua là gì? Trong Kinh Trường Bộ, Đức Phật nói:

Đời sống gia đình thì khép kín và nhiều bụi bặm, còn đời sống không nhà thì tự do như không khí. Không dễ gì sống trong cuộc sống gia đình mà có thể sống đời sống hoàn toàn thánh thiện, tinh khiết và nhẵn trơn như vỏ ốc xà cừ.[2].

Khi một cư sĩ đến tu viện, người đó phải luôn cố gắng không mang theo những thói quen ô nhiễm của đời sống tại gia. Khi người tu sĩ bước vào thế giới thế gian, người đó phải không sợ sự bất tịnh của thế gian. Cần nhớ rằng: " Khi tâm tịnh thì cõi Phật tịnh", người ta có thể hành xử do từ bi hơn là do sợ bị ô nhiễm tâm linh hoặc do lòng tự tôn ích kỷ.

Khi đi vào những tu viện truyền thống, thường có những hố ngăn cách về văn hóa cần được bắc cầu. Ví dụ, chúng ta cần phải ý thức vấn đề các chủ nghĩa thượng tôn: nam giới, văn hóa, và tổ chức. Xã hội truyền thống có thứ bậc của Trung Hoa rất khác với xã hội Ấn Độ nguyên thủy mà trong đó Đạo Phật được sinh ra, và cũng rất khác với những lý tưởng bình đẳng xã hội của Tây phương. Trong nước Ấn Độ cổ xưa, xã hội đặt tu sĩ ra ngoài những trách nhiệm của hệ thống xã hội. Cộng đồng tu viện ở Ấn Độ có thể là chế độ dân chủ trực tiếp cổ xưa nhất trên thế giới, tuy thế nó đã phát triển hưng thịnh giữa các giai cấp phong kiến của Ấn Độ. Ở Trung Hoa và hầu hết các quốc gia Đông Á, những mô hình hệ thống có thứ bậc của xã hội Nho giáo cổ xưa được du nhập vào trong các tu viện Phật giáo, và phần lớn mô hình dân chủ nguyên thủy bị biến mất. Sự nỗ lực của Đức Phật nhằm giải phóng tinh thần của phụ nữ cũng bị chống đối mạnh mẽ vừa tại Ấn Độ vừa tại các xã hội Trung Hoa.

Để phần nào du nhập thành công Đạo Phật tại Tây phương, điều cần thiết là tìm ra những mô hình quan hệ nào trong các cộng đồng Phật giáo là dựa trên Phật pháp, và mô hình quan hệ nào là do văn hóa. Bởi vì có sự khác biệt giữa những mô hình dân chủ của xã hội Tây Phương tân tiến và những mô hình độc đoán của đa số xã hội Á châu truyền thống, điều đặc biệt quan trọng là những mô hình độc đoán không nên được giới thiệu tại Tây Phương như là dựa vào Phật pháp. Khi rời khỏi nền văn hóa quốc tế tân tiến và đi vào thế giới những cuộc sống tu viện đương thời, chúng ta cần nhìn kỹ xem những phương diện nào của hố ngăn cách là dựa trên nền tảng Phật pháp và những phương diện nào là văn hóa. Nếu bị chóng mặt vì những khó khăn của những viễn cảnh này, chúng ta chỉ cần quay trở về gốc rễ của giáo pháp Phật giáo. Các giáo pháp nầy chỉ dẫn chúng ta bỏ lại đằng sau những bám chấp vị ngã của mình khi tương tác với người khác, dầu là tu sĩ hay cư sĩ. Việc tôn trọng Phật tánh trong mỗi người phải là không có điều kiện. Nếu một người có thể tôn trọng mọi người ở tầm mức này, không việc tôn trọng nào khác là cần thiết. Nếu chưa đạt được đến mức độ này, thì con người cần được tôn trọng theo lòng quyết tâm, thực hành, thiện ý và phẩm hạnh của họ.

Ngoài ra, người cư sĩ cần nhớ rằng Tăng đoàn, cộng đồng các tăng ni thọ cụ túc giới (toàn giới), là một phước điền. Nghĩa là, hỗ trợ Tăng Đoàn bằng cách làm việc thiện ích và cúng dường là một phương pháp quan trọng để tạo công đức (tức là phước báo, thiện nghiệp) cho người cư sĩ. Đức Phật giải thích:

Các đệ tử tăng của Đấng Thánh thực hành chân đạo, thực hành chánh đạo; các đệ tử tăng của Đấng Thánh này xứng đáng thọ nhận đồ dâng cúng, xứng đáng nhận đồ cúng dường, xứng đáng được chào đón tôn kính, và là phước điền vô thượng trên thế gian.[3]

Phước điền tăng là nói đến Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni, những người thọ trì giới luật và là những người trí tuệ; họ, giống như cây như ý trên cõi trời , có thể làm mãn nguyện chúng sanh. Hơn nữa, gặp được tăng cũng giống như lúc bị khổ sở vì khát nước và cần nước giữa sa mạc cằn cỗi thì được gặp trận mưa rào cam lồ từ cõi trời xuống, cơn mưa đến đúng lúc và giúp đuợc uống no đủ. Hơn nữa, như đại dương là nguồn của nhiều khó báu, phước điền Tăng Bảo cũng thế, mang lại an ổn và hạnh phúc cho chúng sanh. Hơn nữa, Tăng Bảo thì thanh tịnh và không cấu nhiễm, có thể xua tan bóng tối của tham lam, sân hận, si mê, giống như ánh sáng trăng rằm mọi chúng sanh nhìn ngắm.[4]

Để bắc cầu qua hố ngăn cách giữa cư sĩ và tu sĩ, người cư sĩ cần biết về ích lợi của Tăng đoàn đối với thế giới, đối với cộng đồng của họ và đối với chính họ. Họ cần phải muốn nuôi dưỡng và ủng hộ những người đã quyết tâm dành toàn thời gian cho việc giác ngộ của chính mình và của những người khác. Họ cần phải muốn bảo vệ những tu viện, vốn là nền tảng của cuộc sống tu viện, để những mục tiêu và những lối sống của các tu viện có thể nẩy nở.

Để bắc cầu qua hố ngăn cách giữa tu sĩ và cư sĩ, các tu sĩ cần ý thức rằng họ và những cộng đồng của họ đều nương tựa vào cộng đồng cư sĩ về những vật dụng thiết yếu cho đời sống hàng ngày. Đức Phật dạy rằng:

Này các Tỳ Kheo, những người tại gia rất có ích cho các ông, như họ cung cấp cho các ông các vật cần thiết như y phục, thức ăn, chỗ ở và thuốc men. Và các ông, những Tỳ Kheo, thì rất hữu ích đối với người tại gia vì các ông dạy cho họ về Phật pháp đáng tôn kính ở phần đầu, đáng tôn kính ở phần giữa, và đáng tôn kính ở phần cuối cùng, vì các ông giải thích đời sống thánh thiện cả về những chi tiết và về cốt tủy, trọn vẹn đầy đủ, thanh tịnh cao thượng. Bằng cách này, đời sống thánh thiện đuợc sống trong sự phụ thuộc lẫn nhau, cho mục đích vượt qua dòng nước, để làm chấm dứt khổ não.[5]

Như vậy cây cầu bắc qua hố ngăn cách giữa hai cộng đồng, cư sĩ và tu sĩ, là một mối quan hệ liên đới của sự giúp đỡ lẫn nhau. Và mối quan hệ liên đới đó cần phải được trân quý và trưởng dưỡng bằng dòng nước của tình thương từ bi từ cả hai phía.





Bài này dựa vào bài nói chuyện tại Vạn Phật Thánh Thành vào tháng tư năm 2002.

Chú Thích:

1 Kinh Kim Cang - Vajra (Diamond) Sutra.

2 Kinh Trường Bộ - The Long Discourses of the Buddha, p. 99.

3 Kinh Trung Bộ - The Middle Length Discourses of the Buddha, p. 119.

4 Kinh Lục Độ Ba La Mật - Six Pāramitās Sutra, [T869a27-869b04].

5 Itivuttaka: This Was Said by the Buddha, 107.

http://www.dharmasite.net/baccauhongancach.htm


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách