Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi học tập Tịnh Độ rút ra được những Pháp mà người tu Tịnh Độ cần học tập. Nay xin chia sẽ Đại Chúng.

1. Học Tập Sám Hối
2. Học Tập Phát Tâm Bồ Đề
3. Học Tập Ngũ Giới
4. Học Tập Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo (nếu tốt hơn thì học cả 37 phẩm trợ đạo)
5. Học Tập Kinh Lăng Nghiêm
6. Học Tập Kinh A Di Đà

1. Vì sao phải Học và Tập Pháp Sám Hối?

Trước hết nên hiểu hai chữ Sám Hối. Sám nghĩa là ăn năn hối hận việc làm sấu ác khi xưa. Hối là hối cải từ nay không dám tái phạm những điều sấu ác đó nữa.

Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện có dạy: "Ta đã tạo vô lượng vô biên ác nghiệp từ vô thỉ kiếp đến nay, giả sử nếu những ác nghiệp đó có hình tướng, thì tận hư không khắp pháp giới cũng không thể dung chứa hết được". Đó là lời chân thật của ngài Phổ Hiền Bồ Tát mà tôi cho rằng đúng 100%. Tôi theo Phật Pháp bấy lâu, và càn lâu thì thấy nghiệp ác của tôi càn nhiều, thật không thể nói hết được, dung chứa hết được. Nhiều đến nỏi mà phát kinh, chỉ có nước đọa vào địa ngục trong vô lượng kiếp mà thôi. Há chẳng đáng sợ sao? Nếu không sám hối thì không thể tiêu trừ được những nghiệp ác đó vậy! Vì thế mỗi ngày tôi phải tụng chú Đại Bi, Niệm Phật A Di Đà, Lạy Phật A Di Đà cầu mong sám hối. Thường ăn năn hối hận. Thật vậy, mỗi khi tôi làm điều ác, phạm lỗi nhiều khi là vô tình, vô ý. Nhưng lâu lâu nghĩ lại thì thấy rất hối hận bởi vì lương tâm không cho phép, nên bị rai rức trong lòng. Nếu tâm không sám hối thì tâm bất an khó chịu lắm. Cho nên phải thú tội với Phật và xin sám hối. Sau đó tâm tôi mới an trở lại, nhưng cũng thường nhớ không quên.

Người tu hành Phật Pháp phải biết ăn năn, hổ thẹn, sám hối tội lỗi của mình đã làm từ vô thỉ kiếp đến nay. Nếu không biết ăn hăn, hổ thẹn, sám hối thì làm sao có thể tu hành được chứ? Bởi vì sám hối chính là việc tu hành đó vậy. Không sám hối tức là không chừa bỏ, không chừa bỏ tức là không chịu sửa lỗi lầm, không chịu sửa đỗi lỗi lầm thì đâu còn gọi là "tu" được nữa? Cho nên bước vào cửa Phật phải sám hối nghiệp chướng.

Cách tu tập sám hối có thể làm như sau:

a. Thành Tâm Tụng Kinh, Trì Chú, Niệm Phật, Lạy Phật.

b. Nhưng miệng tụng niệm sám hối mà tâm không sám hối thì có ích gì? Vì thế phải đem ra mà thực hành. Nếu ta lở chưởi người khác, nói sấu người khác v.v... thì phải đến người đó mà xin lỗi. Thì ngay lập tức nghiệp ác đó được tiêu trừ, nếu không đời sau phải chịu quả báo bị người khác chưởi lại, và còn nặng hơn. Oan Oan tương báo khó ngày chấm dứt ra khỏi.

c. Khi làm lỗi phải ăn năn mà hổ thẹn luôn nhắc chính mình kỳ sau tôi sẽ quyết không làm vậy nữa. Như lở đã dùng miệng chưởi người, nói sấu người thì phải giác tỉnh ăn năn tự trách và bảo chính mình tôi quyết sẽ không bao giờ nói sấu, chưởi người khác nữa. Và khi lần sau đến mình theo thối quen định nói sấu, chưởi người khác thì liền nhớ ngay tôi đã thề quyết không làm như vậy nữa mà. Và buông xã tự trách hổ thẹn và không làm việc đó.

d. Tổ Huệ Năng dạy: "Nhìn lỗi mình đừng nhìn lỗi người". Đó là pháp sám hối, là pháp ngăn ngừa nghiệp ác của chúng ta. Khi người ta nói sấu mình, chưỡi mình, chớ vội nóng giận mà phải quán chiếu lại chính mình, vì sao người đó lại làm như vậy? Tại sao ta phải nóng giận? Ai đang nóng giận?

Người ta nói sấu mình, chưỡi mình chính là lúc mình phải tu, người ta đang tạo cái duyên cho ta tu sửa lỗi lầm của mình. Phải nên cám ơn người ấy mới phải. Vì sao họ chưởi mình? Có nhiều nguyên nhân nhưng không ngoài hai chữ "nhân quả". Nếu ta không tạo cái nhân thì làm sao chịu cái quả bị mắng chưởi nầy? Nếu ta sai nên thành tâm xin lỗi người đó. Nếu ta đúng nhưng cũng nghĩ mình sai, bởi vì một khi ta nỏi giận thì ta đã sai rồi. Cho nên tốt sấu, đúng sai thì người sai có lỗi vẫn chính là mình. Ta đem tâm phàm phu suy nghĩ ai đúng ai sai, ai tốt ai sấu thì chính ta đã sai lầm. Bởi vì thấy người kia tốt thì khen, thấy người nọ sấu thì chê thì chính mình đang làm việc sấu ác mê lầm vậy. Chẳng biết rằng những người kia là thuận, nghịch duyên Bồ Tát đang giúp mình tu hành sửa đỗi lỗi lầm vậy.

Vậy tại sao ta phải nóng giận? Bởi vì vẫn còn vô minh ngã chấp, cho rằng có cái "ta" tồn tại. Mê mờ bản tánh, lầm nhận cho rằng thân mạng xương thịt được tạo thành bởi Tứ Đại (đất, nước, gió, lửa) và Ngũ Uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) nầy là mình. Nên bị cái "ta" nầy nó sai khiến làm bao ác nghiệp để thỏa mản cho nó, tạo cái nghiệp sanh tử luân hồi, không ngày ra khỏi. Như vậy ta là ai mà nóng giận? Thân nầy là ta ư? Nếu là ta thì sao lại bị tan rả thành đất, nước, gió, lửa khi chết? Vậy đất nước gió lửa là ta ư? Nếu là ta sao ta không tự chủ được đất nước gió lửa? Tâm suy nghĩ là ta ư? Nếu là ta thì sao sanh diệt liên hồi trong từng sát na? Sao ta không làm chủ được, nắm bắc được nó? Suy cho cùng ta chẳng là gì (vô ngã) và chẳng gì là của ta (ngã sở). Thế thì nóng giận cũng chẳng chổ nương. Vì thế nên nhìn lỗi mình, không nên nhìn lỗi người thì mới thật là sám hối, mới thật là tu hành vậy.

Chư Bồ Tát còn phải tu tập pháp Sám Hối, huống chi chúng ta ư?

Chư Bồ Tát sám hối là vì tu tập Tâm Bồ Đề. Cho nên người tu hành Phật Pháp đặc biệt người tu Tịnh Độ phải nên "Phát Tâm Bồ Đề".


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

2. Vì Sao Phải Học Tập Phát Tâm Bồ Đề?

Trước hết nên hiểu Tâm Bồ Đề là gì. Bồ Đề nghĩa là "Giác". Bồ Đề có ba nghĩa: Thanh Văn Bồ Đề, Duyên Giác Bồ Đề và Phật Bồ Đề. Bồ Đề Tâm ở đây nêu ra không phải chỉ cho Thanh Văn và Duyên Giác Bồ Đề mà là Phật Bồ Đề. Bồ Đề tuy có nhiều bậc nhưng Phật Bồ Đề là siêu việt hơn tất cả Bồ Đề cho nên còn gọi là "Vô Thượng Bồ Đề". Vì vậy lời khuyên Phát Tâm Bồ Đề ở đây là khuyên phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề vậy.

Kinh Hoa Nghiêm lại dạy: "Thiện Nam Tử! Bồ Tát vì điều phục giáo hóa tất cả chúng sanh nên phát Tâm Bồ Đề. Vì trừ diệt khổ tụ cho tất cả chúng sanh nên phát Tâm Bồ Đề. Vì đem cho tất cả chúng sanh sự an vui đầy đủ nên phát Tâm Bồ Đề. Vì dứt trừ sự ngu tối cho tất cả chúng sanh nên phát Tâm Bồ Đề. Vì đem lại Phật Trí cho tất cả chúng sanh nên phát Tâm Bồ Đề... Vì muốn vào Trí Huệ rộng lớn của tất cả chư Phật, nên phát Tâm Bồ Đề. Vì muốn hiển hiện các đức lực, vô úy của chư Phật nên phát Tâm Bồ Đề."

Vì thế chúng ta nên biết tâm Bồ Đề nghĩa là Tâm Giác Ngộ cho chính mình và muôn loài chúng sanh. Vậy Phát Tâm Bồ Đề nghĩa là "Trên cầu Phật Đạo, Dưới Độ Chúng Sanh". Trên thì phải quyết chí cầu chứng được Phật quả, tức là Tự Giác. Dưới phải nguyện độ hết tất cả chúng sanh, nghĩa là Giác Tha. Tự Giác Giác Tha, Tự Lợi Lợi Tha Viên Mãn thì gọi là Phật.

Vì sao phải Học Tập Phát Tâm Bồ Đề? Bởi vì như Kinh Hoa Nghiêm dạy: "Nếu quên mất Tâm Bồ Đề mà tu các pháp lành, đó gọi là nghiệp ma." Làm lành mà không vì Tâm Bồ Đề, làm lành mà không vì sự tự giác giác tha, tự lợi lợi tha, thì cái việc làm đó chẳng khác vì việc làm của ma! Vì sao nói thế? Bởi vì ở đời người làm lành chẳng có mục đích, đa phần mục đích của họ chỉ mong hưởng quá báo lành của trời người đời sau, và do nghiệp nhân lành đã tạo đời nầy chắc chắc cái quả của đời vị lai sẽ là quả báo lành. Nhưng thử nhìn xem nhiều người hưởng quả báo lành hiện đời được sống trong cảnh giàu sang phú quý xinh đẹp v.v... có mấy ai biết tiếp tục tu hành Phật Pháp để cầu giác ngộ giải thoát? Phần nhiều là tiếp tục tạo nghiệp để luân hồi sanh tử. Vậy thì đời kế tiếp nữa khi phước báo đã hưởng hết ở đời nầy thì phải chịu đọa lạc luân hồi ở những kiếp sau. Vậy đâu có khác gì là việc làm của ma?

Trong sách "Khuyết Phát Bồ Đề Tâm Văn" của Tỉnh Am Thật Hiền Đại Sư (Tổ Tịnh Độ) dạy rằng: "Từng nghe, cửa chính yếu để vào đạo thì sự phát tâm làm đầu, việc khẩn cấp tu hành thì sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập thì có thể độ chúng sanh, tâm phát thì Phật đạo có thể thành. Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập cái nguyện vững bền kiên cố, thì dù trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng vẫn y nhiên ở trong vòng luân hồi. Dù có tu hành cũng chỉ là uổng công lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Nên Kinh Hoa Nghiêm nói 'nếu quên mất tâm Bồ Đề mà tu các pháp lành, gọi đó là nghiệp ma'. Quên mất tâm Bồ Đề mà còn như thế, huống chi chưa phát ư? Cho nên muốn học Như lai thừa thì trước phải phát Bồ Tát nguyện, không thể chậm trễ vẫy."

Cho nên tu hành phải có và rỏ "Mục Đích" hướng đi của mình, nếu không thì sẽ mãi lẩn quẩn trong đường sanh tử. Bởi thế tu hành cần phải Học Tập Phát Tâm Bồ Đề, lấy "Vô Thượng Bồ Đề" làm mục đích cho ta tiến tu giải thoát. Dù trên con đường tu chứng Vô Thượng Bồ Đề có dày tới đâu, có cực khổ tới đâu ta cũng phải quyết chí mà tiến bước để đạt được, vì đó là mục tiêu, mục đích của việc tu hành của mình. Ví như người có mục đích làm "Bác Sĩ", thì họ quyết chí học hành không ngại cực nhọc giang nan cũng gắng tiến bước và kết quả thì họ được làm Bác Sĩ. Nếu không có mục đích thì làm sao biết đường hướng nơi đâu mà đi? Không biết đường hướng làm sao tinh tiến bước đi? Không tinh tiến bước đi thì làm sao đạt được mục đích đó?

Như Kinh Hoa Nghiêm dạy: "Nầy Thiện Nam Tử! Như người học bắn, trước phải tập thế đứng, sau mới học đến cách bắng. Cũng thế, Bồ Tát muốn học đạo Nhứt Thiết Trí của Như Lai, trước phải an trụ nơi Bồ Đề Tâm, rồi sau mới tu hành tất cả Phật Pháp."

Xong phát Tâm Bồ Đề không phải là miệng thề thốt xuông, mà phải nương theo lời nguyện mình phát mà chân thật thực hành. Ví dụ như phải học Phật Pháp, phải đọc kinh Phật, và phải đem ra thực hành. Đây là trên cầu "Trí Huệ của Phật". Đem lời dạy của Phật ra trao lại cho người hữu duyên, ấn tống kinh điển, bố thí trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí huệ v.v... tự tận khả năng mà làm. Đem lòng từ bi thương sót chúng sanh, không giết hại chúng sanh, cứu giúp chúng sanh, lợi ích chúng sanh một cách trí huệ. Làm bao nhiêu việc như thế cũng chỉ vì cầu quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vì khiến cho tất cả chúng sanh cũng đồng được Giác Ngộ giải thoát như thế.

Làm việc lớn không được thì làm việc nhỏ. Thí như thường mình dụng miệng nói sấu người khác, nhưng bây giờ đã phát Tâm Bồ Đề rồi thì không nói sấu người nữa vì hiểu rằng người đó cũng có giống Phật, cũng sẽ thành Phật ở đời vị lai, hiện giờ họ còn mê nên ta vui vẻ thương sót họ. Thí dụ dắt một bà cụ qua đường, cho đứa bé một bát cơm chén nước, thấy con kiến không đạp, thấy người giết con vật chớ vui, thấy người làm việc thiện hoan hỉ và tùy hỉ. Vào chùa thì quén dọn chùa chiền sạch sẽ, làm các việc công quả nên nghĩ mình đang lợi ích mọi người, đang phụng sự chúng sanh, đang ban vui cho chúng sanh v.v... thì đây là việc đang thực hành Bồ Đề Tâm vậy. Đâu cần phải giảng kinh thuyết pháp mới gọi là hóa độ lợi ích chúng sanh? Đức Quán Thế Âm dùng đủ mọi thân hình để ban vui cứu khổ lợi ích chúng sanh. Người đáng dùng thân Phật được độ thoát thì ngài hiện thân Phật, người đáng dùng thân Tỳ Kheo thì ngài hiện thân Tỳ Kheo mà độ thoát, người đáng dùng thân cư sĩ, thiên long bát bộ để độ thoát thì ngài liền hiện thân như thế mà độ thoát. Cho nên chớ thấy những người làm việc nhỏ như lao chùi cầu tiêu cho chùa, quét rác cho chùa, nấu ăn cho chùa, hoặc ngoài đời thì lợi ích cho mọi người mà khinh chê, đâu biết rằng họ là Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân lợi ích chúng sanh! Đâu biết rằng họ đang thực hành Bồ Đề Tâm dũng mảnh!

Vui thay những người chân thật phát Tâm Bồ Đề! Cao cả thay những người lợi ích chúng sanh! Nguyện tất cả mọi người đại nguyện sớm viên thành và đồng chứng quả Vô Thượng Bồ Đề!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

3. Vì Sao Phải Học Tập Ngũ Giới?

Dĩ nhiên trước khi trở thành Phật Tử phải thọ Tam Quy (Quy Y Phật, Pháp, Tăng). Sau rồi mới đến thọ Ngũ Giới.

Trước hết phải hiễu thế nào là Ngũ Giới. Ngũ là âm Hán Việt, dịch ra tiếng Việt là Năm. Giới tiếng Phạn và Pali gọi là "Sila", nghĩa là điều luật. Như vậy Ngũ Giới là Năm Điều Luật mà Phật dạy cho hàng Phật Tử Tu Tại Gia (Nam Nữ Cư Sĩ: Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di).

Vì sao Phật phải đưa ra những điều luật nầy? Vì muốn lợi ích chúng sanh. Vì muốn giúp người tu hành sống trong khuôn phép kỹ luật nề nếp. Vì muốn người tu hành được sống trong sự an vui chân chính. Vì muốn giúp người tu hành đi trên con đường Trung Đạo Chân Chính, không lạc đường tà. Vì muốn giới làm cái góc để trưởng dưỡng thân tâm người học đạo để họ có thể dễ dàng tiến đến sự Giác Ngộ và Giải Thoát.

Giới Luật là thành vách, đường viền ngay thẳng bảo vệ chúng ta đi trên con đường ngay thẳng chống đến Giác Ngộ Giải Thoát. Giới Luật cũng giống như cái "lane" cái viền trên con đường để biết rằng chúng ta không được cán cái đường viền nầy, nếu không là phạm luật, có thể đưa đến tai nạn giao thông. Như vậy đường viền “lane” là để bảo vệ chúng ta đi cho ngay thẳng, chống tới mục đích, và không bị tai nạn khổ đau. Cũng thế Giới Luật là điều luật để bảo vệ chúng ta đi cho gay thẳng, chống tới quả vị Giác Ngộ Giải Thoát, không bị các khổ chướng ngại giữa đường. Đúng với Luật Nhân Quả, ta không tạo nhân sấu ác thì đâu có quả khổ đau đến với ta. Giữ Giới là không tạo nhân sấu ác, ngược lại tạo nên cái nhân thiện lành, cho nên không có quả khổ đau mà chỉ có quả an vui.

Như vậy Phật chế Giới Luật là để bảo vệ chúng ta, không phải là đàng áp ban phúc giáng họa gì cả. Nếu không có giới làm cái lane bảo vệ ta thì ta mặt tình cán lane, mặt tình phạm luật, mặt tình đụng xe gây tại nạn, hại mình hại người. Như thế ta đã tạo cái nhân không tốt, thì chính mình phải lảnh cái quả khổ đau. Vậy chúng ta bị khổ đau là do chính chúng ta, đúng theo Luật Nhân Quả, nào phải là do Phật, do Giới Luật, hoặc do ông Trời, Ma Quỷ có quyền ban phúc giáng họa hại ta bao giờ!

Ngũ Giới là Năm Điều Luật như sau (nếu muốn biết chi tiết thì hãy đọc phần Nhân Thừa trong quyển Phật Học Phổ Thông của cố Hòa Thượng Thiện Hoa, ngài đã viết rất khéo rồi nên không viết thêm làm gì):

1. Không giết hại chúng sanh
2. Không trộm cắp
3. Không tà dâm
4. Không nói dối
5. Không uống rượu (các chất mê người)


Thân người có được cũng do giữ Ngũ Giới. Cho nên biết thân người rất khó có được, phải nên quý trọng! Nếu không tiếp tục giữ Ngũ Giới, làm sao bảo đảm đời sau không đọa lạc tam đồ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh)? Bởi vì được thân người như đất trên móng tay, còn thân tam đồ thì nhiều như đại địa. Một mai mất thân người rồi thì khó có lại được. Nếu không có thân người thì làm sao biết Phật Pháp mà tu hành để tiến tu giải thoát?

Hơn nữa, chúng ta đã Sám Hối tội lỗi thề không tái phạm, đã phát Tâm Bồ Đề nguyện trên thành Phật đạo dưới độ khắp chúng sanh. Thì làm sao có thể giết hại chúng sanh, trộm cấp chúng sanh, tà dâm với chúng sanh, nói dối với chúng sanh, và uống các chất sai mê làm hại chúng sanh? Cho nên giữ Ngũ Giới là việc cần thiết cho việc tu đạo giải thoát giác ngộ, là việc làm của người chân sám hối, của người chân Phát Tâm Bồ Đề. Vì thế Phật dạy “Phải lấy Giới Luật làm Thầy”“Giới Luật còn thì Phật Pháp còn”.

Lấy Giới Luật làm Thầy nghĩa là phải đối sử với Giới Luật cũng như một ông thầy tốt luôn luôn ở cạnh chúng ta, quan tâm lo lắng mà khuyên, mà dạy, mà nhắc nhở chúng ta chớ có đi sai đường, chớ có cán lane. Ông khổ tâm điêu khắc, rèn luyện cho những người học trò như chúng ta trở thành những người tốt hữu dụng cho chính mình và xã hội, cho thân tâm chúng ta được thanh tịnh an vui, cũng như ngăn chặn những điều sấu xa, giúp chúng ta có thể đi ngay thẳng và chống về đến mục đích Giác Ngộ Giải Thoát.

Giới Luật còn và Phật Pháp còn không phải là dựa trên tờ giấy trắng ghi chép Giới Luật, ghi chép Kinh Điển. Mà là dựa trên những người Phật Tử tu hành như chúng ta. Những người đã thọ giới và giữ giới luật như chúng ta là những tờ giấy sống động. Giới Luật và Phật Pháp được ghi ngay trên thân tâm chúng ta, được biểu hiện qua những tương tưởng, hành vi, cử chỉ của chúng ta. Ngày nào chúng ta còn giữ giới luật mà mình đã nhận lảnh thì ngày đó giới luật và phật pháp còn, và nó hiện rỏ ngay trên thân tâm (thân, khẩu, ý) của chúng ta. Ngày nào mà giới luật và phật pháp không còn hiện rỏ ngay trên thân tâm của chúng ta nữa, thì ngày đó giới luật và phật pháp không còn.

Muốn trên đền bốn trọng ân (Cha mẹ, Phật/Thầy, Quốc Gia, Chúng Sanh), dưới cứu ba đường khổ (Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh) thì phải gắng mà giữ Ngũ Giới nầy. Bởi vì đền ân Phật không gì hơn chính mình được giác ngộ giải thoát và giúp cho chúng sanh cũng đồng được giác ngộ giải thoát như chính mình vì thế “phải bái và nghe lời ông thầy Giới Luật”. Và muốn cứu độ chúng sanh thì phải bảo tồn Phật Pháp, mà muốn phật pháp được trường tồn lưu truyền hậu thế lợi ích chúng sanh thì chính mình phải giữ giới vậy, vì “Giới Luật còn thì Phật Pháp còn.” Mong thay! Mong lắm thay!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Ngài Thánh_Tri già mà không già.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Trước khi vào các đề mục như Học Tập Tứ Niệm Xứ, Học Tập Kinh Lăng Nghiêm, Học Tập Kinh A Di Đà, tôi muốn tự trả lời vì sao người Tu Tịnh Độ nên học tập Tứ Niệm Xứ của Nam Tông và Lăng Nghiêm của Thiền Tông?

Nói chung ra thì người tu Tịnh Độ chỉ cần chuyên Tu Tín Nguyện Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc là đủ, không cần phải thêm pháp gì khác. Nhưng theo quan điểm kinh nghiệm của tôi mà chính tôi đã và hiện đang trải quả thì cần phải học tập những pháp khác mà tôi đã đang và sẽ trình bài theo thứ tự trong bài nầy. Vì vậy cho nên những gì tôi viết đây củng chỉ là chia sẽ cho những ai có cùng một hoàn cảnh và sở thích như tôi mà học tập. Không bắc buộc những người tu Tịnh Độ nào cũng đều phải học và thực hành như phương pháp của tôi. Quý vị thấy phần nào hay thích hợp với mình thì làm, không hay không thích hợp với mình thì không làm. Không sao cả! Chỉ mong một điều là sau khi quý vị đọc những bài nầy thì có những cảm nghĩ tương tự như sau:

1. Khiến tôi hiểu rỏ thêm một chút về Phật Pháp nói chung và Tịnh Độ nói riêng.
2. Khiến tôi tăng trưởng chánh tín nơi Phật pháp nói chung và Tịnh Độ nói riêng, không còn bị mê tín theo lối hiểu biết nong cạn ngoài đời.
3. Khiến tôi hiểu Phật Pháp dung thông, không thể khinh chê pháp nầy pháp kia (pháp nào cũng hay và hữu dụng cả).
4. Khiến tôi thích thú giáo lý Phật Đà và hăng hái tiếp tục học và hành Phật Pháp.
5. Khiến tôi tăng trưởng Tâm Bồ Đề, và được kiên cố.
6. Khiến tôi có chút hiểu biết về đường lối tu hành của mình, việc mình phải làm, đường mình phải đi.
6. Khiến tôi quyết tâm Tín Nguyện Niệm Phật vãng sanh Cực Lạc ngay trong một đời nầy, an tâm hơn vì biết mãng báo thân nầy tôi sẽ đi về đâu, nơi cõi Cực Lạc mọi người sinh sống thế nào, tôi sẽ chống dứt các khổ, thoát sanh tử luân hồi, lên Bất Thối, chứng Vô Sanh, thành Chánh Giác, lợi ích khắp tất cả chúng sanh.

Ngày xưa tôi ngu muội tuy không khinh chê pháp Tiểu Thừa nhưng không có ý ham cầu tu tập theo pháp Tiểu Thừa, chỉ một mặt chuyên tu Tịnh Độ. Và hễ nghe nói đến Thiền dù là Minh Sát hoặc Thoại Đầu thì tôi chẳng muốn nghe, có lẽ vì tôi sợ đi lầm đường lạc lối, chứ chẳng phải khinh chê.

May thay cho tôi không phỉ báng Phật Pháp! Có lẽ nhờ hồng ân đức Quán Thế Âm và Đức A Di Đà Phật nên tôi Niệm Phật tâm được an và thành kính tôn trọng Phật Pháp. Cũng như các vị Tổ Sư Tịnh Độ đều là Đại Thiện Tri Thức của tôi, vì tôi học lời dạy của các ngài dạy những người tu thiền mà chê Tịnh Độ là báng Phật Pháp Tăng. Nên tôi hiểu tôi dù là tu Tịnh Độ cũng không nên chê Thiền, và rộng ra thì không thể chê bai các pháp của Phật đã dạy. Vì vậy tôi không đến nỏi ngu tối mà phỉ báng Phật Pháp. May thay cho tôi được biết pháp môn Tịnh Độ, được học lời dạy của chư Tổ sư Tịnh Độ.

Những năm đầu trên bước đường tu hành, tôi chỉ chuyên học và hành pháp môn Tịnh Độ tuyệt chẳng màng tới những pháp khác. Tôi chỉ đọc những Kinh Tịnh Độ, những sách Tịnh Độ, và nghe những pháp âm Tịnh Độ và theo đó mà Tụng Kinh Niệm Phật. Nhưng trong giai đoạn đó tôi cũng đôi khi "lén lúc" tìm hiểu Thiền Tông. Đọc sơ qua để xem Thiền Tông có gì hay, nhưng cũng không để ý mấy, không tu tập vì thứ nhứt sợ mình lầm đường và thứ hai nghe các vị Tổ dạy phải chuyên nhứt một pháp mới thành công, nếu nay vầy mai khác thì không được, nên tôi tuân theo. Tôi không hối hận về việc chuyên tu nghe theo lời của chư Tổ đã dạy.

Từ từ tôi tu tập và viết bài trên các trang diễn đàn Phật Giáo, hiểu bao nhiêu viết bấy nhiêu, lấy những bài mình tự viết và người khác viết để khuyên nhắc chính mình và mọi người, mong trao dồi sự hiểu biết về Phật Pháp, cũng như học hỏi được nhiều điều hay lẻ phải, kinh nghiệm. Cho nên những người trong các trang diễn đàn Phật Giáo đều là Thiện Tri Thức của tôi. Nhiều lúc đọc lại những bài xưa củ của mình thấy mắt cười vì kiến thức mình còn nong cạn ấu thơ. Và càng ấu thơ theo năm tháng. Không biết gì cũng bắt chước kẻ khác khuyên người tu hành Phật Pháp như đứa trẻ khờ dạy nhưng tâm hồn trong sáng bắc chước người lớn nói chuyện làm thơ, khiến cho người lớn phải cười rộ xót thương. Vì con nít không có nghĩ xa vời, nghĩ gì làm nấy, chỉ một mục đích là khuyên người tu hành Phật Pháp.

Mục đích tôi vào viết bài trong các diễn đàn Phật Giáo ngoài những điều đã nói trên còn có: lòng tôi luôn luôn muốn đền ân Tam Bảo, muốn giúp chút sức hèn nhỏ nhoi như hạt cát để đem phật pháp phát dương quang đại, đi vào lòng người tân tiến của thời hiện tại thích lên internet, để Phật Pháp có thể tiếp tục được trường tồn, lợi ích khắp chúng sanh mai sau.

Tôi rất tích cực làm việc nầy, bởi vì tôi được vui khi làm việc nầy, vui vì có thể đem chút sức mọn đền Bốn Ân, học Phật Pháp, lợi mình lợi người. Cho nên thú thật tôi rất ít đi đâu chơi, cũng rất ít bạn bè. Tôi không thích kết giao bạn bè vì tôi thấy những việc làm của họ chẳng thích hợp cho tôi, và cũng chẳng có gì gọi là vui. Sum tụ lại cũng nói những chuyện vô ích, làm những chuyện vô ích. Chi bằng khi làm xong các việc cần làm thì rỗi rảnh ở nhà bế quan, Niệm Phật, tụng Kinh, xem kinh, nghe pháp, viết bài khuyên người tu hành Phật Pháp. Vậy mà thân tâm được định lại và an lạc rất nhiều. Bớt "duyên" khiến mình tham sân si, thêm "duyên" cho mình văn tư tu, giới định huệ. Bớt "duyên" khiến mình tạo nghiệp sấu ác, thêm "duyên" cho mình tạo nghiệp thiện lành. Há chẳng phải tốt hơn sao?

Rời bỏ "tâm thế gian" một bước là gần với "tâm xuất thế gian" một bước vậy. Đây chính là phương pháp để nuôi dưỡng tâm xuất thế vậy.

Càn học, càn tu tôi mới thấy tôi tôi hiểu thêm chút về Phật Pháp nói chung và Tịnh Độ nói riêng. Lúc trước chỉ thấy Phật Pháp bằng một khía cạnh, dần dần học hiểu chút ra thì có thể nhìn Phật Pháp rộng hơn từ những khía cạnh khác. Cho nên những khía cạnh khác lại giúp cho cái khía cạnh mà mình hiểu được gia tăng và vững chắc hơn. Ý tôi nói ở đây là lúc trước học tập pháp môn Tịnh Độ chuyên nhứt và chỉ hiểu Phật Pháp trên khía cạnh nầy mà thôi. Sau nầy học hiểu những pháp khác trong Phật Pháp qua Kinh sách, qua băng giảng nên mới thấy Phật Pháp bằng khía cạnh khác, và nhờ vậy mà lòng tin Tịnh Độ lại càn Chánh tín hơn, vững chắc hơn. Thấy có lợi ích nên tôi mới giới thiệu với quý vị vậy.

Nhân Duyên sau tôi phát tâm đến chùa tụng hết bộ Kinh Hoa Nghiêm rất dày 8 quyển, mỗi quyển có thể dầy bằng 1 bộ Pháp Hoa vào một mùa hè. Ngày nào tôi cũng đến chùa từ sáng đến chiều tụng 2 thời, mỗi thời 2-3 tiếng. Cộng thêm tụng Kinh Di Đà và Mong Sơn vào buồi chiều trước khi ra về. Làm như vậy hơn nữa tháng mới xong.

Khi tụng xong tôi thấy lòng mình cởi mở ra, muốn học theo hạnh của ngài Thiện Tài đi tham phỏng các vị Thiện Tri Thức. Thế thì tôi cũng bắc đầu đi nghe giảng từ các vị Tăng, Ni, từ Nam Tông đến Bắc Tông, hoặc là nghe trực tiếp, hoặc là nghe băng giảng giáng tiếp. Tôi tập gác bỏ những gì mình học đã biết để lòng mình tróng rỗng khi nghe từng vị giảng. Nhưng tôi vẫn không bỏ công phu Niệm Phật của mình.

Lúc đầu khi bắc đầu tìm hiểu những pháp khác thật sự mà nói rất là khó khăn khi mình sợ bị những pháp khác làm mình thối chuyển pháp môn tu Tịnh Độ của mình. Và thấy các pháp điều mâu thuẫn với nhau. Khó mà phân biệt chọn lọc thế nào. Vị nầy giảng như thế nầy, vị kia giảng như thế kia. Ôi chao! Mỗi người một cách, mà đi nghe học với nhiều người thì không sao khiến lòng băng khoăn.

Cũng mai tâm tôi đối với pháp môn Tịnh độ đã ăn sâu nên không dễ bị lung lai. Ngược lại tôi rút ra những điều hay lẻ phải của người giảng để học tập. Cái nào thích hợp và tôi có thể làm được và không trái với hạnh Tịnh Độ mà ngược lại còn giúp đở hạnh Tịnh Độ thêm vững chắc thì tôi làm.

Ngài Thiện Tài đi tham phỏng các bậc Tri Thức, cuối cùng gặp ngài Phổ Hiền dạy Thập Nguyện khuyên vãng sanh Cực Lạc. Cho nên học hành các pháp môn bao nhiêu rồi cũng quay về Tịnh Độ. Tôi cũng vậy, đã học tập Tịnh Độ, rồi muốn tìm hiểu các pháp khác, cuối cùng cũng đem các pháp khác quay về hổ trợ hạnh Tịnh Độ, vì càn học các pháp khác thì mới càn thấy rỏ Tịnh độ đích thực là pháp thích hợp với căn cơ của tôi, với mục đích tu hành của tôi. Bởi vì tôi muốn chấm dứt sanh tử ngay một đời nầy, không còn luân hồi trong lục đạo nữa. Tìm khắp chỉ có pháp môn Tịnh Độ, nguyện Lực của đức Phật A Di Đà mới có thể giúp tôi hoàn thành việc sanh tử đại sự nầy mà thôi!

Cho nên tôi hiểu Tứ Niệm Xứ có thể giúp cho người tu Tịnh Độ nhận rỏ bản chất của cõi ta bà và thân nầy là vô thường, khổ, không, vô ngã mới mong chân thật xã bỏ mà nguyện sanh Cực Lạc.

Học Tập Kinh Lăng Nghiêm mới có thể giúp cho đường đi Tịnh Độ của ta rỏ ràng hơn. Kinh Lăng Nghiêm là ngọn đuốc soi đường, làm sáng tỏ con đường Tịnh Độ của mình, để mình đi cho sáng suốt, không mập mờ. Chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông ở trong Kinh Lăng Nghiêm thật sự là bí yếu của pháp môn Tịnh Độ.

Người muốn học, muốn tu, muốn phát dương Tịnh Độ cần phải nghiên cứu kinh Lăng Nghiêm, phải siển dương Kinh Lăng Nghiêm. Không nhưng chỉ Tịnh Độ, mà tất cả Phật Pháp. Vì Kinh Lăng Nghiêm là bộ Xương của Đại Tạng, của tất cả Kinh Phật.

Kinh Lăng Nghiêm mất là Phật Pháp sẽ bị hủy diệt. Phật huyền ký Kinh Lăng Nghiêm sẽ bị hủy diệt đầu tiên, rồi tới các kinh khác, sau đó phật pháp sẽ bị hủy diệt hoàn toàn trên quả địa cầu nầy.

Như thế phải học tập Kinh Lăng Nghiêm, phải siên dương Kinh Lăng Nghiêm.

Người nào cho Kinh Lăng Nghiêm là ngụy tạo, khiến lòng người bân khuân chính là những người không biết, không hiểu Kinh Lăng Nghiêm, là những kẻ tà kiến vô trí muốn hủy diệt phật pháp.

Ngài Tuyên Hóa nói rất hay: "Kinh Lăng Nghiêm là kính chiếu yêu". Muốn thấy con ma trong thân tâm mình thì đem Kinh Lăng Nghiêm mà chiếu rội nó! Nó sẽ lập tức hiện nguyên hình.

Nếu muốn biết thế nào là tà, thế nào là chánh, thế nào là chân, thế nào là ngụy, thế nào là mê, thế nào là ngộ, thế nào là luân hồi, thế nào là giải thoát, thế nào là chúng sanh, thế nào là Phật v.v... thì không gì hay hơn là học Kinh Lăng Nghiêm vậy!

Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

4. Vì Sao Phải Tu Tập Tứ Niệm Xứ, cũng như 37 Phẩm Trợ Đạo?

Trước hết nên biết thế nào là Trợ Đạo và những gì là 37 Pháp để Trợ Đạo. Trợ nghĩa là phụ giúp. Đạo nghĩa là con đường Giác Ngộ Giải Thoát. Vậy Trợ Đạo có nghĩa là phụ giúp cho người tu hành đi đến con đường Giác Ngộ Giải Thoát. Cho nên các pháp nầy rất cần cho những người tu hành Phật Pháp. Người tu Tịnh Độ lấy việc Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ làm chánh hạnh và lấy việc tu trì 37 Phẩm Trợ Đạo làm phụ hạnh thì rất chắc ăn, rất chững chạt trên con đường Vãng Sanh Cực Lạc.

Những gì là 37 Phẩm Trợ Đạo? Nếu muốn tìm hiểu chi tiết về 37 Phẩm Trợ đạo thì nên vào Thư Viện Hoa Sen để tìm đọc. Cũng như trong các Kinh A Hàm của Hán Tạng và các Kinh Bộ của Pali Tạng.

Ở đây chỉ mong chuyên chú vào phần đầu của 37 Phẩm Trợ Đạo đó là Tứ Niệm Xứ.

Tứ Niệm Xứ là một phương pháp Thiền có cả Chỉ (Định) và Quán (Tuệ).

Kinh Tứ Niệm Xứ được tìm trong Kinh Trung Bộ của Nam Tông Tập 1, bài số 10. Và cũng được tìm trong Kinh Trung A Hàm của Bắc Tông phẩm 9, bài 98. Sau đây xin trích một đoạn kinh văn của Kinh Tứ Niệm Xứ trong Kinh Trung Bộ:

"Thế Tôn thuyết như sau:
Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo:

Sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời."


Như vậy người thực hành Tứ Niệm Xứ có thể giúp cho tâm thanh tịnh, không bị phiền não, khổ đau, được cái Trí chân chính, và được chứng ngộ cả Niết Bàn. Nhưng điều cần yếu là "giúp tâm thanh tịnh và không bị phiền não khổ đau, được chánh kiến, chánh niệm, chánh định".

Trước hết nên hiểu ba chữ "Tứ Niệm Xứ". Tứ là bốn. Niệm là tưởng nhớ, ghi nhận, rỏ biết. Xứ là nơi chốn xứ sở. Vậy Tứ Niệm Xứ là bốn pháp nghi nhận rỏ biết xứ sở của Thân, Thọ, Tâm và Pháp. Có thể vào những trang web sau đây để tìm đọc rỏ ràng về Tứ Niệm Xứ, cũng như cách tu tập.

1. http://www.thuvienhoasen.org/trisieu-th ... mxu-00.htm
2. http://www.chuaduocsu.org/KinhSach_PDF/ ... Xu_PDF.pdf

Sau đây chỉ nói sơ qua về Quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

1. Quán Thân Trên Thân

Thế nào là Quán Thân Trên Thân? Phật dạy trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều biết mình đang đi đứng nằm ngồi. Lúc ngồi thiền phải quán sét hơi thở ra vào. Hơi thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra, thở vào mạnh sâu thì biết thở vào mạnh sâu, thở ra mạnh dày thì biết thở ra mạnh dày v.v... Cho đến quán 32 thứ ô trược của thân như móng, long, tóc, da, thịt, xương, tủy, tim gan phèo phổi, ruột non ruột già, cức, nước đái, máu, mở v.v... nói chung những gì về Thân đều phải ghi nhận rỏ biết đúng với sự thật. Khi quán như vậy thì chúng ta được tỉnh giác trong từng hơi thở, được chánh niệm trong từ hơi thở. Nhờ có tỉnh giác và chánh niệm trong từ hơi thở ta mới có thể "chế ngự cái tham, cái khổ ở đời" như Phật đã nói.

2. Quán Thọ Trên Thọ

Thế nào là Quán Thọ Trên Thọ? Phật dạy nếu ta cảm giác khổ biết có cảm giác khổ, cảm giác vui biết vui, cảm giác không vui không khổ biết không vui không khổ. Nói chung phải gi nhận và biết đúng với sự cảm giác của mình trong từng niệm. Ta tập làm quen với cái cảm giác sanh khởi của vui khổ, và cảm giác diệt mất của vui khổ thì khi đối diện với cái mất mát nào trong đời, cái vui xướng nào trong đời, ta đã quen không còn bị chúng làm đau khổ nữa. Tập như vậy thì sắc thinh hương vị súc pháp mà ta đang cảm thọ không còn làm chi phối mê muội được ta nữa. Khi quán như vậy thì chúng ta được tỉnh giác trong từng niệm, được chánh niệm trong từ niệm. Nhờ có tỉnh giác và chánh niệm trong từ niệm ta mới có thể "chế ngự cái tham, cái khổ ở đời" như Phật đã nói.

3. Quán Tâm Trên Tâm

Thế nào là Quán Tâm Trên Tâm? Phật dạy phải quán sát từng ý niệm sanh khởi của tâm thức và sự diệt mất của tâm thức. Tâm sấu khởi lên thì biết tâm sấu khởi, tâm sấu diệt mất biết tâm sấu diệt mất, tâm tốt cũng như thế, cho đến tâm tham ái, tâm sân gianạ, tâm si mê khởi lên và diệt mất cũng điều nhận biết rỏ ràng. Khi quán như vậy thì chúng ta được tỉnh giác trong từng tâm niệm, được chánh niệm trong từ tâm niệm. Nhờ có tỉnh giác và chánh niệm trong từ tâm niệm ta mới có thể "chế ngự cái tham, cái khổ ở đời" như Phật đã nói.

4. Quán Pháp Trên Pháp


Thế nào là Quán Pháp Trên Pháp? Phật dạy phải quán sát những pháp như Tứ Diệu Đế, Ngũ Uẩn, Ngũ Cái cho đến cả 37 phẩm trợ đạo. Khi quán như vậy thì chúng ta được tỉnh giác trong từng tâm niệm, được chánh niệm trong từ tâm niệm về các pháp. Nhờ có tỉnh giác và chánh niệm trong từ tâm niệm về các pháp ta mới có thể "chế ngự cái tham, cái khổ ở đời" như Phật đã nói.

Hễ là con người thì ai cũng bị cái dục làm chi phối, làm đau khổ, đặc biệt là Tình Dục. Đấy là "Cộng Nghiệp" của chúng sanh trong cõi dục. Dù là súc sanh hay loài người cũng điều bị chung một cái cộng nghiệp nầy gây ảnh hưởng, cho nên đều có cái thân, mà trong thân lại sản xuất những chất "hormones" để thúc dục mọi người vào sự tình dục để tiếp tục sanh tồn truyền kế nồi giống. Đó là vấn đề sinh lý.

Vấn đề Tâm lý thì đó cũng chẳng qua là do nghiệp vô minh mà ra! Lại tiếp tục vô minh sống trong mê muội từ đời nầy sang đời khác chính là do "chấp" cái thân nầy là mình, là của mình. Mà không biết rằng cái thân nầy là vô thường, hễ vô thường là khổ, hễ khổ thì không phải ta, đã không phải là ta thì cũng không phải của ta. Do vì sáu căn thường hay dính sáu trần để sanh sáu thức cho đó là mình nên làm việc tạo nghiệp luân hồi. Cái tâm hay ưa thích sắc, thinh, hương, vị, súc, pháp cho nên bới bị nó sai khiến mà tạo nghiệp luân hồi. Đây là do vì không có chánh kiến, không thật nhận biết rỏ được các pháp vốn chẳng có tự tánh, lầm chấp cho nên bao cái khổ cũng từ đây mà sanh.

Cải hai phần sinh lý và tâm lý hòa hợp khiến cho cái dục tăng trưởng dẫn đến làm việc tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Như vậy nếu có thể dùng năng lực của ý chí và sự hiểu biết chân chính về thân và tâm để chuyển hóa tâm lý và sinh lý, thì dục vọng sẽ giảm dần cho đến khi hoàn toàn được chuyển hóa. Chuyển hóa cái tâm tham dục thành cái tâm không tham dục, cái thân không trong sạch thành cái thân trong sạch. Làm sao chuyển hóa? Phật dạy tu tập Tứ Niệm Xứ để chế ngự, chuyển hóa và dứt trừ tham ái và khổ não.

Khi thân và tâm ta có thể chuyển hóa về tham ái dục vọng thì ta có thể không còn khổ não do thân và tâm vô thường, không tự thể nầy gây ra.

Nếu không tu tập để chuyển hóa mà tiếp tục chạy theo cái tham dục thì mỗi ngày mỗi đắm nhiễm, đi sâu vào sẽ không thể nào dứt trừ được tham dục, và vì thế sẽ mãi bị luân hồi sanh tử trong ba đường ác. Vì chúng ta không ý chí dứt trừ, mà lại tăng trưởng sự tham dục. Thế thì con đường giải thoát giác ngộ khó mong đạt được.

Hãy xét lại xem cái thân nầy có 32 tướng ô trược được tạo ra từ những nhân duyên như Tinh cha, huyết mẹ, sự giao hợp giữa cha mẹ và thần thức si ám của mình. Từ khi nhập thay ở trong tử cung của mẹ, húp máu tanh để sinh trưởng, mới đầu bằng máu huyết, sau đống lại thành cục máu, rồi dần dần 32 tướng ô trược hình thành như đầu mắt, tay chân, tim gan, long tóc v.v... Ta cứ húp máu tanh mà sống, và ở trong chổ nhơ uế, gần những cức máu. Sau khi sanh lại phải sanh ra bằng chổ dơ bẩn hôi tanh, tiếp tục bú sửa, lớn chút nữa thì ăn cơm cháo và tiếp tục trưởng dưỡng bằng những thức ăn mà chúng ta cho là thơm ngon, ai có dè là đất. Bởi vì thân nầy là đất mỗi ngày phải ăn đất để sinh tồn.

Vì có ăn đất cho nên mới thảy ra những đồ dơ bẩn hằng ngày. Nếu không tắm sẽ bóc mùi hôi thúi không thể tả nói, sáng thức dậy cái miệng đã không ai dám tới gần. Khi chết đi cũng không ngoại lệ, nó sình ương, phát ra mùi hôi thúi mà ai cũng kinh tởm.

Như thế cái thân nầy từ đầu đến cuối toàn là do những nhân duyên và những thứ không trong sạch tạo thành có gì đáng để cho ta tự hào?

Thế mà lúc còn sống, trong thân cũng hôi thúi mà người ta cho là thơm ngọt hun hít âu yếm thân nầy. Bận đồ sang trọng, tổ điểm đắp son, thoa dầu thơm, đeo vàng ngọc v.v... rất tự hào về thân nầy. Khi người ta khen đẹp liền vui, khi người ta chê sấu liền buồn.

Nhưng chẳng thật biết bản chất của thân là dơ bẩn, hôi thúi, chẳng khác nào là cái bao bọc cức. Từ đầu khi nhập thai đã như vậy, khi sanh ra cũng như vậy, khi lớn lên cũng như vậy, khi chết mất cũng như vậy. Bản chất là như vậy chúng ta phải hiểu và chấp nhận đúng như vậy. Phải đối với thân nầy sanh tâm kinh tởm như là thấy bao cức vậy, nhìn thân nầy như bao cức, nhìn thân người khác cũng như bao cức, hương vị của bao cức là thúi, phẩm chất là dơ bẩn mà chẳng khởi tưởng mơ hồ. Từ từ tu tập cách quán chính sát như thế về thân, khi nhìn người nào dù có đẹp đến đâu cũng phải nhìn đúng sự thật rằng trong người nầy toàn là cức máu mủ đảm đải hôi tanh, phải tưởng người đó như thây ma, từ từ bảo đảm tự buông xuống tham vọng tình dục.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Phẩm II Triền Cái có dạy:
"6. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến dục tham chưa sanh không sanh khởi, và dục tham đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tướng bất tịnh. Tướng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời dục tham chưa sanh không sanh khởi, và dục tham đã sanh được đoạn tận."

Như vậy khi chúng ta thấy rỏ tướng bất tịnh của thân mình và thân người thì chúng ta có thể trừ được cái dục tham nầy.

Phải nghĩ đến "Nhân Quả". Ta muốn đọa địc ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tha hồ sống trong tham vọng tình dục. Người mà dâm độ không chừng mứt sẽ chết sớm, sẽ bị bệnh HIV, AIDS và các bệnh phong tình khác. Khi chết rồi phải bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh tùy theo nghiệp nặng nhẹ, phải tiếp tục chịu khổ vì dâm dục trong trăm ngàn kiếp. Thử nghĩ xem chỉ vì cái dục hư dối giả tạm trong một lúc mà phải chịu khổ tù ngục trong vô lượng kiếp. Há có đáng chăng?

Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm phẩm 11 Bất Đãi, Đức Phật đã dạy:

“Hãy diệt một pháp, Ta sẽ xác chứng các ngươi thành A-na-hàm. Một pháp gì? Tham dục. Này các Tỳ-kheo, hãy diệt tham dục, Ta sẽ các chứng các ngươi đắc A-na-hàm.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Bị nhiễm bởi tham dâm,
Chúng sanh rơi đường dữ;
Siêng tu bỏ tham dục,
Liền thành A-na-hàm.

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành."


Cho nên Quán cái Thân cho chính chắn để tỉnh giác rằng thân nầy là vô thường, vì vô thường nên khổ, vì khô nên không phải thật là mình, đã không phải thật là mình thì cũng không phải của mình. Bản chất của thân nầy là đất nước gió lửa, là bất tịnh. Ta cứ hiểu lầm cho thân nầy là mình nên bị nó sai khiến, tạo bao ác nghiệp, sát đạo dâm vọng. Và vì tạo nhân như thế ắc sẽ phải lảnh quả như thế. Nay ta đã tỉnh ra thân nầy không phải là mình, ta phải quyết chí không bị thân nầy sai khiến mà tạo nghiệp ác. Phải dùng thân nầy để làm nghiệp lành tu hành Phật Pháp để được Giác Ngộ Giải Thoát.

Như trong Kinh Phật có dạy thân nầy có thể bị hủy diệt bất cứ lúc nào và bất cứ một vật gì. Thí như ngày mai đang láy xe, thân ta có thể bị hủy diệt do tai nạn giao thông. Ta sẽ nghĩ như thế nào nếu lúc đó ta chưa giác ngộ giải thoát? Và nghĩ như thế nào khi ta sẽ không có thân người được nữa trong vô lượng kiếp?

Phải thường nghĩ như thế thì tự động sẽ tinh tấn tu hành cầu đạo giải thoát giác ngộ. Người Niệm Phật cũng nên quán Tứ Niệm Xứ nầy để không lầm nhận cái thân nầy và tham đắm chấp lấy nó. Có thể chán chê cái thân bất tịnh nầy mới quyết tâm nguyện sanh Cực Lạc để được thân thanh tịnh của Hoa Sen, 32 tướng đẹp như Phật. Chán vòng tình ái đưa ta luân hồi mới quyết lòng nguyện vãng sanh để chấm dứt tình ái khổ đau. Chán cái thân giả tạm vô thường mới quyết tâm nguyện sanh cực Lạc để được Vô Lượng Thọ. Chán cái tâm vô minh bởi tham dâm, sân giận, si mê mới quyết tâm nguyện sanh Cực Lạc để được Vô Lượng Quang.

Kính mong mọi người suy sét cho chính chắn, quán sét rỏ sự thật, sống trong sự thật, chứ đừng bị cái thân bất tịnh, tâm vô thường nầy đánh lừa, sống trong hư vọng, làm mê muội sai khiến nữa!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Kính thưa Thánh Tri...
1. Học Tập Sám Hối
2. Học Tập Phát Tâm Bồ Đề
3. Học Tập Ngũ Giới
4. Học Tập Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo (nếu tốt hơn thì học cả 37 phẩm trợ đạo)
5. Học Tập Kinh Lăng Nghiêm
6. Học Tập Kinh A Di Đà
Sao tự dưng Thánh Tri lại dính qua Nhị Thừa ????

1. Pháp môn đó dành cho người căn cơ thế nào???
2. Rốt ráo của pháp môn đó như thế nào???
3. Sự rốt ráo của pháp đó có liên quan đến Tịnh Độ không???

Ví dụ:
Người Niệm Phật cũng nên quán Tứ Niệm Xứ nầy để không lầm nhận cái thân nầy và tham đắm chấp lấy nó. Có thể chán chê cái thân bất tịnh nầy mới quyết tâm nguyện sanh Cực Lạc để được thân thanh tịnh của Hoa Sen, 32 tướng đẹp như Phật.
Pháp Tứ Niệm Xứ không có dạy "chán chê cái thân bất tịnh nầy mới quyết tâm nguyện sanh Cực Lạc".

Pháp đó hoàn toàn không tương ưng với Tứ Niệm Xứ. Rốt ráo của Tứ Niệm Xứ là an trụ vào cái Không Vĩnh Viễn. Không có vãng sanh gì hết.

Tịnh Độ Tông từ chư Tổ cho đến Cao Tăng xưa nay chưa hề dạy pháp này trong Tịnh Độ Tông. Đừng nói chi Tịnh Độ, cả pháp Thiền Quán Đại Thừa cũng không thể dung thông được, làm gì có cái Tịnh ngoài Bất tịnh kia mà quán thân bất tịnh để được cái Tịnh.

Mong Ban Điều Hành Thánh Tri xét lại cho.

Duy Ma Cật: "Nếu ngài chưa rõ căn nguyên của chúng sinh thì đừng nên phát khởi chúng bằng pháp Tiểu thừa. Kia chưa bị lở lói, chớ làm họ trầy xước..."

Vãng sanh luận "Nhị Thừa chũng chẳng sanh" (Nhị Thừa không thể vãng sanh Cực Lạc)
Nay đem pháp này vô tình lồng vào có phải ngăn chặn người tu Tịnh Độ vãng sanh ???

Lại nữa....Người tu Pháp Niệm Phật... nếu dạy pháp Quán thì Phật đã dạy Quán Thân Phật cho đến quán Cảnh giới Tây Phương....chẳng có dạy quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp trong kinh Tịnh Độ. 2 pháp Quán này đi 2 con đường khác nhau.

Mong Ban Điều Hành Tịnh Độ cứu xét cho...
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Như đã nói, người tu Tịnh Độ không cần phải tu pháp nào thêm, chỉ cần tín nguyện niệm Phật là đủ. Nhưng những gì Vô Tri chia sẽ ở đây là cá nhân của mình tự thấy đúng, thích hợp với mình mà làm. Nếu như những pháp nầy có thể giúp người Niệm Phật được vững tâm thì nên học, nếu không thấy thích hợp với mình thì không cần phải học. Vô Tri đã có nhắc trước rồi, vì hiểu không phải ai cũng giống Vô Tri.

2. Như đã nói lấy Niệm Phật làm chánh hạnh, còn 37 Phẩm Trở Đạo là Phụ Hạnh. Thế thì Tứ Niệm Xứ cũng chỉ là phụ hạnh mà thôi! Đã là phụ hành thì không phải tu tập cứu cánh, mà là để giúp tạm hiện đời thấy rỏ sự thật về thân để không đắm chấp. Thở vô Niệm A Di, Thở ra niệm Di Đà. Mỗi câu mỗi chữ điều biết rỏ ràng. Thì đây phụ hạnh trợ giúp chánh hạnh vậy.

3. Kinh Tứ Niệm Xứ tuy dạy quán hơn thở về thân, nhưng cũng dạy quán cái thân nầy có 32 thứ ô trược để giúp cho chúng ta thấy rỏ sự thật về thân nầy mà không đắm nhiễm. Vô Tri thường thấy người niệm Phật mà hay đắm vào thân nầy, ngay cả vô tri cũng thế, nên dùng pháp Tứ Niệm Xứ nầy để thanh lọc thân tâm, dễ bề nhàm chán thân nầy. Nhàm chán thân nầy rất thích hợp cho người tu Tịnh Độ. Bởi vì ai cũng sợ chết, ai cũng không muốn rời bỏ thân nầy, khi chết mà còn luyến tiếc thì làm sao vãng sanh? Người tu tịnh độ không được vãng sanh, một trong nguyên nhân vẫn còn chưa chịu triệt để buông xã thân nầy, chưa chịu vì chưa từng tập xã bỏ thân nầy, chưa từng hiểu rỏ thân nầy là vô thường, là khổ, là chẳng phải ta, của ta.

4. Kinh A Di Đà há chẳng dạy rằng: "Những con chim đó ngày đêm sáu thời, kêu tiếng hòa nhã, diễn nói những pháp âm như Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần và nhiều những pháp khác. Thế thì chớ bảo 37 Phẩm Trợ đạo là pháp của tiểu thừa vậy.

Nên biết rằng:

a. nếu không có căn bản thì không vững chắc cho nên dù là tu Đại Thừa cũng không thể không học không biết pháp Tiểu Thừa. Thử hỏi người Học Đại Học mà hỏi về cộng trừ nhân chia của tiểu học không biết thì có đáng là người Đại Học không? Ngược lại người học tiểu học mà cho họ bài Đại Học thì họ không hiểu, thấy khó, chán là đúng. Nhưng từ từ rồi họ cũng vào Đại Học thôi như Kinh Pháp Hoa chẳng có Tam Thừa, chỉ có Nhứt Thừa, nhưng vì căn tánh chúng sanh chẳng đồng, Phật tùy nghi mà khuyến dụ và rốt cuộc khiến họ cũng vào Nhứt Thừa Phật Pháp.

b. Bồ Tát với Nhị Thừa khác nhau ở chổ là "Phát Tâm Bồ Đề". Thế thì trước khi học Tứ Niệm Xứ, Vô Tri đã khuyên phải phát Tâm Bồ Đề. Bởi vì nếu không có tâm Bồ Đề thì cho dù tu pháp nào cũng là nghiệp ma như Kinh Hoa Nghiêm đã nói. Đã có tâm Bồ Đề thì tu pháp nào trong 84,000 pháp môn, vô lượng pháp môn cũng điều gọi là tu Bồ Tát Đạo. Vì thế người phát Tâm Bồ Đề mà tu 37 Phẩm Trợ Đạo cũng gọi là Bồ Tát, người tu hạnh Bồ Tát.

Cho nên phải biết người tu Bồ Tát Đạo không hẳng là bậc thượng căn. Người tu theo Nhị Thừa Đạo không hẳng là bậc hạ căn. Chớ nên lầm lẩn! Thử hỏi ai trong chúng ta tu theo Đại Thừa đều là "Thượng Căn" hết sao? Còn ai tu pháp Nhị Thừa điều là "Hạ Căn"? Xin thưa chẳng có đạo lý như vậy. Chẳng qua Bồ Tát khác với Thanh Văn ở chổ là Bồ Tát "Phát Tâm Bồ Đề". Cho dù người tu học Đại Thừa mà cái tâm nhỏ bé, không phát tâm Bồ Đề thì coi như cũng là người tu Tiểu Thừa vậy. Còn người tu pháp Tiêu Thừa mà ngược lại phát đại Tâm Bồ Đề thì họ chính là người tu theo Đại Thừa vậy. Cho nên người tu Tiểu Thừa mà phát tâm Bồ Đề cầu sanh Cực Lạc cũng được vãng sanh vào Phương Tiện Hữu Dư Độ.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

2. Như đã nói lấy Niệm Phật làm chánh hạnh, còn 37 Phẩm Trở Đạo là Phụ Hạnh. Thế thì Tứ Niệm Xứ cũng chỉ là phụ hạnh mà thôi! Đã là phụ hành thì không phải tu tập cứu cánh, mà là để giúp tạm hiện đời thấy rỏ sự thật về thân để không đắm chấp. Thở vô Niệm A Di, Thở ra niệm Di Đà. Mỗi câu mỗi chữ điều biết rỏ ràng. Thì đây phụ hạnh trợ giúp chánh hạnh vậy.

dct nói cái này Thánh Tri sẽ dễ nhận ra ngay...

Bất luận người tu Đại Thừa Phật pháp nào...đều cũng phải:

1.
2. Học Tập Phát Tâm Bồ Đề
2. Pháp Thiền Tứ Niệm Xứ, trên căn bản không phải là pháp Đại Thừa, hành giả sẽ không pháp tâm Bồ Đề.

3. Pháp quán thân trên thân: (ở đây Thánh Tri chia làm 2 phầm quán hơi thở và quán thân bất tịnh). Pháp quán này theo tinh thần " vô thường, khổ, vô ngã" (Tam pháp ấn).

Tam Pháp Ấn này là giai đoạn vào Không của Nhị Thừa....
Người đã phát tâm Đại Thừa.... thì phải biết "Chân Thường, Chân Lạc, Chân Ngã, Chân Thanh Tịnh"

Chân thường: "Thế gian tướng thường trụ" ( Pháp Hoa) .... Tứ Niêm Xứ không thấy được điểm này.
Chân Lạc: Vô Sanh Pháp Nhẫn, lìa khổ, lìa vui, vui khổ không 2. ... Tứ Niệm Xứ không thấy được điểm này.
Chân Ngã: Như Lai Tạng của tất cả chúng sanh đầy đủ tất cả..... Tứ Niệm Xứ không thấy được điểm này.
Chân Tịnh: Chẳng phải cái Tịnh lìa Động, chẳng phải cái Niết Bàn ngoài Sanh Tử....Tứ Niệm Xứ không thấy được điểm này.

trong Đại thừa thì Kinh Đại Bát Niết Bàn nói "khổ, không, vô thường, vô ngã là điên đảo tà kiến, chỉ có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh mới là Niết Bàn chân chính"

Vậy thì Tứ Niệm Xứ đó làm sao sánh nổi Đại Thừa ??? Huống chi Pháp môn Tịnh Độ Niệm Phật vãng sanh ???

Nói về Quán hơi thở....thì thiền 4 Niệm Xứ không có dạy quán hơi thở + thêm niệm danh hiệu Phật + nguyện vãng sanh...

Cái đó không đúng theo Thiền 4 Niêm Xứ....

Họ Quán Hơi Thở...
Còn người tu Tịnh Độ...mượn hơi thở để niệm danh hiệu Phật. Chớ không phải Quán cái hơi thở...
Thánh Tri có thể đi tìm hỏi tất cả những người tu Nam Tông...về tu Tứ Niệm Xứ xem họ có dạy cách quán hơi thở + thêm niệm Phật vãng sanh không ???

3. Kinh Tứ Niệm Xứ tuy dạy quán hơn thở về thân, nhưng cũng dạy quán cái thân nầy có 32 thứ ô trược để giúp cho chúng ta thấy rỏ sự thật về thân nầy mà không đắm nhiễm. Vô Tri thường thấy người niệm Phật mà hay đắm vào thân nầy, ngay cả vô tri cũng thế, nên dùng pháp Tứ Niệm Xứ nầy để thanh lọc thân tâm, dễ bề nhàm chán thân nầy. Nhàm chán thân nầy rất thích hợp cho người tu Tịnh Độ.
Trong tát cả các kinh điển Đại Thừa....rất nhiều kinh nói về thân thể mình rất bất tịnh, nào chỉ có 4 Niệm Xứ ??? Tại sao nhất định phải dùng pháp Tiểu Thừa 4 Niệm Xứ ???

Thiền Tứ Niệm Xứ trên căn bản tu học cũng dạy thân thể bất tịnh, nhưng pháp thực hành thì hoàn toàn khác thiền Đại Thừa, huống chi Tịnh Độ.

Vả lại kinh Vô Lượng Thọ phần cuối có nói về 5 Ác, rất dễ hiểu, dễ học....có thể nương vào kinh Tịnh Độ đó mà học...

Kinh Điểm Đại Thừa có nói về khổ, vô thường rất nhiều, chẳng phải chỉ có pháp Tiểu Thừa mới có.
4. Kinh A Di Đà há chẳng dạy rằng: "Những con chim đó ngày đêm sáu thời, kêu tiếng hòa nhã, diễn nói những pháp âm như Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần và nhiều những pháp khác. Thế thì chớ bảo 37 Phẩm Trợ đạo là pháp của tiểu thừa vậy.
Đoạn trên rất hay !!!
Câu nói trên của Thánh Tri là câu hỏi trong đầu của dct trước đây thắc mắc ...

Thứ 1. dct tự hỏi... cõi đó thuần Đại Thừa làm gì có pháp Tiểu Thừa ???
Thứ 2. Tại sao trong kinh chỉ đề cập tới cõi Cực Lạc chỉ nói pháp Tiểu Thừa, không nghe 1 pháp Đại Thừa ???

Sau này dct mới hiều, À thì ra Phật Đại Từ Đại Bi đến cùng cực....

*Không những có chim nói pháp, có cây to lớn, cung điện nguy nga, lại không có 3 đường dữ là để dẫn dắt chúng sanh có nhân duyên về Cực Lạc mà còn lại dùng các pháp " Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần" để hóa độ hàng Nhị Thừa...
Đọc tới khúc này mà rất cảm động.... đây thực sự là phương tiện thù thắng của Phật. Chẳng những dạy cho những người có căn tánh Đại Thừa có duyên pháp Tịnh Độ, mà Tiểu Thừa cũng được mở ra phương tiện cho họ được vãng sanh... Đại Từ Bi đến cùng cực như thế thì hà tất phải phụ lòng Phật ư ???

37 phẩm trợ đạo....rốt ráo thì không tu theo, nhưng tinh thần rất tán dương .....
a. nếu không có căn bản thì không vững chắc cho nên dù là tu Đại Thừa cũng không thể không học không biết pháp Tiểu Thừa.
Chết rồi !!! Cái này Thánh Tri hiểu sai nữa rồi....

Căn bản ... Nói về căn bản thì xét về mặt gì để nói về căn bản ???

1. Căn bản thời gian:
...nếu xét theo thời gian thì kinh Hoa Nghiêm giảng trước tiên... Không thể nói pháp Tiểu Thừa có trước.
2. Nói về căn bản pháp môn:... thì ...TÙY CHÚNG SANH TÂM, ỨNG SỞ TRI LƯỢNG (Lăng Nghiêm), không có pháp căn bản cố định...để thuyết.
3. Nói về căn bản của tất cả pháp: ...... TẤT CẢ PHÁP TÙNG TÂM TƯỞNG SANH... Vậy pháp nào là pháp căn bản và pháp không căn bản ???

Thử hỏi người Học Đại Học mà hỏi về cộng trừ nhân chia của tiểu học không biết thì có đáng là người Đại Học không? Ngược lại người học tiểu học mà cho họ bài Đại Học thì họ không hiểu, thấy khó, chán là đúng.
Ví dụ này không đúng....!!!

Tiểu thừa là 1 con đường đi riêng.
Đại Thừa là 1 con đường đi riêng.

Đích đến của nó không có link với nhau được. Cho nên cái này không phải là căn bản cái kia...Căn bản của người tu Đại Thừa là tin mình có Chân Tâm Phật Tánh đồng Phật không khác ..... cái này là căn bản nhất. Hàng Nhị Thừa không tin nổi.

Ví như rốt ráo của Tiểu Thừa là Niết Bàn ngoài sanh tử, còn rốt ráo của Đại Thừa là Niết Bàn ngay trong Sanh Tử. Hoặc Phiền não tức Bồ Đề, hoặc bất Nhị Pháp Môn, hoặc Tịnh trong Động, hoặc ....hoặc....hoặc...

Căn bản (bước đầu tiên) của người tu Tiểu Thừa không phát Bồ Đề Tâm, trên không cầu Phật Đạo, dưới không rộng độ tất cả chúng sanh.
Cho nên Ngài Phổ Hiền nơi kinh Hoa Nghiêm nói... Bồ Tát Sơ Phát Tâm khi đã phát tâm Bồ Đề thì liền vượt hẳng Hàng Thánh Giả Nhị thừa, mặc dầu Bồ Tát ấy còn đầy dẫy tất cả phiền não...
Nhưng từ từ rồi họ cũng vào Đại Học thôi như Kinh Pháp Hoa chẳng có Tam Thừa, chỉ có Nhứt Thừa, nhưng vì căn tánh chúng sanh chẳng đồng, Phật tùy nghi mà khuyến dụ và rốt cuộc khiến họ cũng vào Nhứt Thừa Phật Pháp.
Thánh Tri có biết khi hàng Nhị Thừa khi an trú vào Niết Bàn rồi thì ....khó có thể ra ngoài độ sanh thành Phật được không...???
Ngài Ca Diếp tự nói mình "hằng Thanh Văn chúng ta sao lại chịu MẤT HẲN GIỐNG ĐẠI THỪA, như vậy chẳng khác gì mầm trượt héo khô" ...."Nay hàng Thanh Văn chúng tôi không còn đủ sức phát Tâm Bồ Đề, cho đến những kẻ phạm 5 tội Vô Gián còn có thể phát ý cầu Phật pháp" (Kinh Duy Ma Cật)

Trong Pháp Hoa có nói khi Phật Thích Ca hóa độ những người thời của Phật Đại Thông Trí Thắng Như Lai đến nay trãi qua số cát bụi của vô lượng cõi Phật mà còn ở địa vị Thanh Văn.


Cho nên Tổ Long Thọ có nói trong Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận:

Nếu rơi vào Thanh văn,
và ở Bích Chi Phật,
Gọi là Bồ tát chết,
mất tất cả lợi lành.
Nếu rơi vào địa ngục,
không đáng sợ như vậy,

Nếu rơi vào Nhị thừa,
lo sợ còn nhiều hơn.
Rơi vào trong Địa ngục,
cứu kính đến đạo Phật
Nếu rơi vào Nhị thừa,
hoàn toàn cách Đạo Phật.

Phật ở trong các kinh,
đã từng nói như thế.
Như người ưa sống lâu,
chém đầu điều đáng sợ.
Bồ tát cũng như thế
Nếu ở nơi Thanh văn
Và nơi Bích Chi Phật
Phải sanh lòng sợ sệt....

b. Bồ Tát với Nhị Thừa khác nhau ở chổ là "Phát Tâm Bồ Đề". Thế thì trước khi học Tứ Niệm Xứ, Vô Tri đã khuyên phải phát Tâm Bồ Đề. Bởi vì nếu không có tâm Bồ Đề thì cho dù tu pháp nào cũng là nghiệp ma như Kinh Hoa Nghiêm đã nói. Đã có tâm Bồ Đề thì tu pháp nào trong 84,000 pháp môn, vô lượng pháp môn cũng điều gọi là tu Bồ Tát Đạo. Vì thế người phát Tâm Bồ Đề mà tu 37 Phẩm Trợ Đạo cũng gọi là Bồ Tát, người tu hạnh Bồ Tát.
Sao Thánh Tri không dùng các phương tiện khác của Đại Thừa Phật Pháp...lại dùng Thiền Tứ Niệm Xứ của Tiểu Thừa ???
Đã phát tâm Đại Thừa mà đi tu pháp Tiểu Thừa ....thì .....sao cho ra lẽ ???
Cho nên phải biết người tu Bồ Tát Đạo không hẳng là bậc thượng căn. Người tu theo Nhị Thừa Đạo không hẳng là bậc hạ căn. Chớ nên lầm lẩn! Thử hỏi ai trong chúng ta tu theo Đại Thừa đều là "Thượng Căn" hết sao? Còn ai tu pháp Nhị Thừa điều là "Hạ Căn"? Xin thưa chẳng có đạo lý như vậy. Chẳng qua Bồ Tát khác với Thanh Văn ở chổ là Bồ Tát "Phát Tâm Bồ Đề".
Thánh Tri nói phải.... Thượng Căn hạ căn không phải ở chỗ Đại Thừa, Tiểu Thừa mà...là ....căn tánh đó phù hợp với Đại Thừa hay Tiểu Thừa.

Cho dù người tu học Đại Thừa mà cái tâm nhỏ bé, không phát tâm Bồ Đề thì coi như cũng là người tu Tiểu Thừa vậy.
Không đúng... như trên dct đã post:

"Nay hàng Thanh Văn chúng tôi không còn đủ sức phát Tâm Bồ Đề, cho đến những kẻ phạm 5 tội Vô Gián còn có thể phát ý cầu Phật pháp" [/color](Kinh Duy Ma Cật)
Còn người tu pháp Tiểu Thừa mà ngược lại phát đại Tâm Bồ Đề thì họ chính là người tu theo Đại Thừa vậy.


Nếu họ Phát Tâm Bồ Đề thì việc họ tu học pháp Tiểu Thừa là không đúng, vì pháp Tiểu Thừa đó rốt ráo không thể đưa đến cứu cánh được.
Cho nên người tu Tiểu Thừa mà phát tâm Bồ Đề cầu sanh Cực Lạc cũng được vãng sanh vào Phương Tiện Hữu Dư Độ.
Cái này phải hiểu cho đúng, không thể hiểu một cách hờ hợt được.

Người tu pháp Tiểu Thừa muốn được vãng sanh phải có 2 điều kiện:

1. Phải phá bỏ pháp Tiểu Thừa. (Nhị Thừa chủng bất sanh)
2. Phải phát tâm nguyện vãng sanh.

Vì không phá bỏ pháp Tiểu Thừa thì không thể tu Tịnh Độ. Cho nên chỉ khi Hàng A La Hán "hồi Tiểu hướng Đại" mới có tư cách vãng sanh vào Phương Tiện Hữu Dư.

Lần nữa mong Thánh Tri cứu xét lại dùm dct vì pháp môn Tịnh Độ.
Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tangbong
Chẳng qua Bồ Tát khác với Thanh Văn ở chổ là Bồ Tát "Phát Tâm Bồ Đề".
kinhle
vâng, đại thừa là bổn nguyện tu tập hơn nữa để cứu độ chúng sanh; các kinh luận hoặc pháp môn đâu biết phát tâm thì tại sao ta lại gán sự phân biệt đại thừa với không đại thừa vào chúng; càng phân biệt như thế thì rơi vào cái chấp tạo phiền não chẳng những cho mình mà còn cho các phật tử khác

để củng cố ý đ/h Thánh_Tri mình nói ví dụ cho dễ hiểu, muốn học đại học thì phải học cho làu tiểu học và trung học; không có căn bản thì học đại học chỉ là học đại
:)


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

dct tạm thời không thảo luận với các đạo hữu, hiện chỉ thảo luận học tập với những Liên Hữu (đạo hữu tu Tịnh)
muốn học đại học thì phải học cho làu tiểu học và trung học; không có căn bản thì học đại học chỉ là học đại...
tương đương câu:
Thử hỏi người Học Đại Học mà hỏi về cộng trừ nhân chia của tiểu học không biết thì có đáng là người Đại Học không
Cho nên dct xin trả lời câu trên của liên hữu Thánh Tri.

"...Khi ấy, đại chúng trong hội đều thấy hóa thân Bồ Tát bay lên phương trên, đến cõi Chúng Hương đảnh lễ chân Phật và lập lại lời Duy Ma Cật như trên. Các đại sĩ cõi ấy thấy hóa thân Bồ Tát, tán thán việc chưa từng có, liền hỏi Phật:

-Thượng nhơn này từ đâu đến? Cõi Ta Bà ở chỗ nào? Thế nào gọi là kẻ ưa pháp tiểu thừa?... "


Người không bệnh đó hà tất phải đi uống thuốc đó ???


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Lời tốt nhắc nhở của DCT rất đáng khen thưởng!

Như đã nói, học Tứ Niệm Xứ, đặc biệt là "Quán Thân Bất Tịnh" để mà trừ ba đọc Tham Sân Si. Sở dĩ có ba đọc là do Thân Miệng Ý. Chấp Thân Miệng Ý là ta, tạo ba nghiệp ác để bảo tồn cái ta nầy. Cho nên chúng ta phải học hiểu Tứ Niệm Xứ, Quán cái Thân nầy là vô thường thì tự nhiên ba đọc tham sân si có thể chuyển hóa dứt trừ.

Ta tu học Tứ Niệm Xứ đâu có mong chứng Nhứt Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền để nhập Niết Bàn của Tiểu Thừa? Mà chỉ mong giúp cho thân tâm thanh tịnh, trừ ba đọc tham sân si. Như vậy dù cái thân và tâm thanh tịnh để trở giúp việc Niệm Phật của mình thì rất phù hợp. Bởi vì Tịnh Độ trủ trương "Tâm Tịnh" vì vậy Kinh Duy Ma dạy "Tâm Tịnh Thời Cõi Phật Tịnh".

Như đã nói 37 Phẩm Trợ Đạo không phải chỉ là pháp Tiểu Thừa như chúng ta thường lầm nhận. Thử hỏi chổ nào trong Đại Tạng cho rằng 37 Phẩm Trợ Đạo chỉ dành riêng cho Tiểu Thừa, mà không phải là Bồ Tát Đạo?

Cho nên phải biết Tất cả pháp của Phật nói ra điều là "Nhứt Thừa" bởi thế Kinh Pháp Hoa mới "Tam Thừa Quy Nhứt". Dù là Tiểu, Trung, Đại cũng chỉ là cấp bực để tiếng lên đạo Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Lại một lần nữa nhắc lại rằng người đã Phát Tâm Bồ Đề tu Bồ Tát Đạo rồi thì pháp nào cũng là pháp của Bồ Tát, hạnh nào cũng là hạnh của Bồ Tát vì có "Tâm Bồ Đề".

Bồ Tát đâu hạng lượng ở Lục Độ? Bồ Tát tu vô lượng pháp môn, hành vô lượng hạnh nguyện.

Trong Đại Trí Độ Luận của Bồ Tát Long Thọ cũng có dạy 37 Phẩm Trợ Đạo rằng:
http://www.thuvienhoasen.org/daitridoluan-01-19.htm
LUẬN: Hỏi: Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là đạo của Thanh-văn và Bích-chi Phật; sáu Ba-la-mật là đạo của Bồ-tát Ma-ha-tát. Đây vì sao trong Bồ-tát đạo còn nói đến pháp Thanh-văn?

Đáp: Bồ-tát Ma-ha-tát phải học tất cả các thiện pháp, tất cả đạo; như Phật nói với Tu-bồ-đề: “Bồ-tát Ma-ha-tát thực hành Bát-nhã Ba-la-mật đều phải học tất cả các thiện pháp, tất cả đạo; đó là từ Càn huệ địa cho đến Phật địa. Chín địa ấy nên học mà không thủ chứng; Phật địa cũng học và cũng thủ chứng.

Lại nữa, chỗ nào nói Ba mươi bảy phẩm trợ đạo chỉ là pháp Thanh-văn, Bích-chi Phật, chứ không phải là pháp Bồ-tát? Chính trong phẩm Đại thừa của kinh Bát-nhãBa-la-mật, Phật nói bốn niệm xứ, cho đến tám thánh đạo phần là Đại thừa. Trong Tam tạng cũng không nói ba mươi bảy đạo phẩm chỉ là pháp Tiểu thừa. Phật vì tâm đại từ nên nói Ba mươi bảy đạo phẩm là đạo Niết-bàn; tùy nguyện của chúng sanh, tùy nhân duyên của chúng sanh đều chứng được đạo ấy. Người muốn cầu Thanh-văn thì đắc Thanh-văn đạo; người muốn gieo giống thiện căn về Bích-chi Phật thì đắc Bích-chi Phật đạo; người cầu Phật đạo thì đắc Phật đạo. Tùy bản nguyện và các căn lanh lợi hay đần độn; có tâm đại bi, không tâm đại bi; ví như Long vương xuống mưa, mưa khắp thiên hạ, mưa không sai khác, cây lớn cỏ lớn, gốc lớn cho nên thọ nhận nhiều; cây nhỏ cỏ nhỏ, gốc nhỏ cho nên thọ nhận ít.

Hỏi: Ba mươi bảy đạo phẩm, tuy không chỗ nào nói là đạo riêng của Thanh-văn, Bích-chi Phật chứ không phải Bồ-tát đạo. Song lấy nghĩa suy ra khá biết; Bồ-tát ở lâu trong sanh tử, qua lại năm đường, không gấp lấy Niết-bàn; còn trong Ba mươi bảy đạo phẩm thì chỉ nói pháp Niết-bàn, không nói đến Ba-la-mật, cũng không nói đại bi. Do đó nên biết không phải là Bồ-tát đạo?

Đáp: Bồ-tát tuy ở lâu trong sanh tử cũng phải biết thật đạo, phi thật đạo, là pháp thế gian, là pháp Niết-bàn. Biết thế rồi lập đại nguyện: “Chúng sanh đáng thương, ta sẽ lôi ra và đặt vào chỗ vô vi”. Do thật pháp ấy, thực hành các Ba-la-mật, có thể đạt đến Niết-bàn. Bồ-tát tuy học, tuy biết pháp ấy, song vì chưa đầy đủ sáu Ba-la-mật nên không thủ chứng. Như Phật nói: Ví như ngửa mặt bắn lên giữa không, mỗi mũi tên dính nhau, không cho rơi xuống đất, Bồ-tát Ma-ha-tát cũng như vậy, lấy mũi tên Bát-nhã Ba-la-mật, bắn vào giữa không của ba giải thoát môn; lại dùng mũi tên phương tiện bắn vào mũi tên Bát-nhã, không cho rơi xuống đất Niết-bàn.

Lại nữa, hoặc như ông vừa nói, Bồ-tát ở lâu trong sanh tử, phải chịu các thứ khổ não nơi thân tâm. Nếu không có được thật trí thời làm sao nhẫn được việc ấy. Do vậy, Bồ-tát khi cầu thật trí về đạo phẩm ấy, do sức Bát-nhã Ba-la-mật mà có thể chuyển thế gian thành đạo quả Niết-bàn, vì cớ sao? Vì ba cõi thế gian đều do hòa hợp sanh; hòa hợp sanh là không có tự tánh. Vì không có tự tánh nên là không, vì là không nên không thể thủ; không thể thủ tướng ấy là Niết-bàn. Do vậy nói Bồ-tát Ma-ha-tát do không trú pháp nên trú trong Bát-nhã Ba-la-mật. Vì không sanh nên đầy đủ bốn niệm xứ.
Lại trong Tịnh Độ Thập Nghi Luận của ngài Trí Giả cũng dạy "Quán Thân":
9 Hỏi:- Thế giới Cực Lạc cách đây mười muôn ức cõi Phật, hạng phàm phu yếu kém làm sao có thể đi đến? Lại, trong luận Vãng Sanh nói: 'Người nữ, kẻ căn thiếu. Nhị thừa chủng không sanh.' Đã có lời ấy thì người nữ và kẻ sáu căn không toàn vẹn chắc là không được vãng sanh?

Đáp:- Thế giới Cực Lạc cách đây mười muôn ức cõi Phật là đối với tâm lượng của hạng nhục nhãn phàm phu ở trong nẻo luân hồi mà nói vậy thôi. Nếu đối với chúng sanh tịnh nghiệp thành tựu thì tâm ở trong định khi lâm chung chính là tâm thọ sanh về Tịnh Độ, vừa động niệm liền được vãng sanh. Vì thế trong Quán Kinh nói: 'Cõi nước của Phật A Di Đà cách đây không xa!' Lại nghiệp lực không thể nghĩ bàn, trong một niệm liền được sanh về cõi Phật, không cần phải lo đường lối xa xôi. Ví như người nằm mơ, thân tuy ở nơi giường, mà tâm đi khắp các nơi xa lạ như lúc còn thức. Sự sanh về Tịnh Độ đại để cũng như vậy.

Còn câu: 'Người nữ, kẻ căn thiếu. Nhị thừa chủng không sanh' là ý nói người nữ khi sanh về Cực Lạc sẽ chuyển thành nam, kẻ căn thiếu lúc về đó các căn sẽ đầy đủ, và tất cả đều được ba mươi hai tướng tốt; chớ không phải bảo người nữ cùng kẻ căn thiếu, không được vãng sanh. Nếu quả như thế thì bà Vi Đề Hy và năm trăm thị nữ đâu được Phật thọ ký cho sanh về Cực Lạc? Thế nên, người nữ cùng kẻ đui điếc câm ngọng ở cõi nầy, nếu niệm Phật A Di Đà, tất đều được vãng sanh. Đến như hàng nhị thừa, nếu chịu hướng về Đại Thừa tin môn Tịnh Độ, nguyện về Cực Lạc, niệm Phật A Di Đà, quyết định đều được vãng sanh, và khi đã về cõi ấy không còn chấp theo tâm lượng hẹp hòi của nhị thừa nữa. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Pháp Tạng Tỳ Khưu, tiền thân của Phật A Di Đà đã phát nguyện rằng: 'Như tôi đắc quả Vô Thượng Giác, tất cả người nữ trong mười phương thế giới nhàm chán thân nữ, xưng danh hiệu tôi, nguyện kiếp sau không còn thọ nữ nhân, quyết đều sẽ được toại ý. Nếu chẳng như thế, tôi thề không thành Phật.' Người nữ chỉ vì muốn chuyển nữ thành nam, niệm Phật A Di Đà, còn được toại nguyện, huống chi những vị đã sanh về Cực Lạc? Cho đến kẻ căn thiếu cũng lại như thế.

Tóm lại, hai câu trên đại ý chỉ luận ở cõi Cực Lạc không có người nữ, kẻ căn thiếu, cùng hạng chủng tử nhị thừa mà thôi.

10 Hỏi:- Nay tôi quyết định cầu sanh Tây Phương, nhưng chưa biết phải làm những nghiệp gì, và lấy chi làm chủng tử để được sanh về Cực Lạc? Lại hạng phàm phu ở thế tục đều có gia đình, chưa biết không đoạn dâm dục có được sanh về cõi kia chăng?

Đáp:- Muốn quyết định được sanh về Tây Phương phải có đủ hai hạnh: yểm ly và hân nguyện.

Nói yểm ly là hàng phàm phu từ vô thỉ đến nay bị ngũ dục buộc ràng nên luân hồi trong sáu đạo, chịu không biết bao nhiêu nỗi khổ! Trong vòng lẩn quẩn ấy, nếu không chán lìa ngũ dục thì làm sao có thể thoát ly? Cho nên người tu Tịnh Độ phải thường xét thân nầy là một khối thịt xương máu mủ, chứa đựng đàm dãi, đại tiểu tiện và các thứ nhơ nhớp hôi tanh. Kinh Niết Bàn nói: 'Vòng thành thân kiến như thế, duy loài La Sát ngu si mới chịu ở trong đó; nếu người có trí ai lại đắm nhiễm thân nầy!” Lại trong Kinh cũng nói: 'Thân nầy là nơi tập hợp của các thứ khổ, là cảnh tù ngục, là một khối ung sanh tất cả đều bất tịnh. Nên xét cho cùng, nó không có nghĩa lý lợi ích chi khi ta chấp lấy nó, dù là thân của chư thiên.' Vì thế, hành giả ở trong các oai nghi hoặc khi nằm nghỉ, lúc thức giấc, nên thường quán sát thân nầy chỉ có khổ không chi vui, mà thâm tâm sanh niệm chán lìa. Như thế, dù cho không dứt liền được việc nam nữ, cũng có thể lần lần khởi tâm nhàm chán.

Lại hành giả cũng cần nên quán bảy pháp bất tịnh. Bảy pháp ấy là:


a. Chủng tử bất tịnh: Thân nầy do nơi nghiệp dâm dục, từ hạt giống tham ái mà sanh.

b. Thọ sanh bất tịnh: Mầm sanh khởi của bản thân lại do một điểm tinh huyết cha mẹ hòa hợp trong khi gần gũi.

c. Trụ xứ bất tịnh: Thai thân ở trong tử cung nhơ nhớp, nằm dưới ruột non, trên là ruột già.

d. Thực đạm bất tịnh: Khi còn ở trong thai, huyễn thân lại thọ dụng huyết phần của người mẹ.

e. Sơ sanh bất tịnh:
Khi đã đủ tháng ngày, thai thân đầu hướng về sản môn, ra khỏi mình người mẹ cùng một lúc với máu mủ, sự hôi nhơ dẫy đầy.

f. Cử thể bất tịnh: Trong lớp da ngoài che đậy, thân nầy là tất cả sự hôi nhơ của các chất: thịt, xương máu, đàm, đạI, tiểu.

g. Cứu cánh bất tịnh: Đến khi chết rồi, thân nầy là một đống thịt sình thúi rã rời, mặc cho giòi tửa bò lan hoặc quạ diều tha mổ.

Thân của mình đã thế, thân người khác cũng như vậy. Nếu thường quán sát bảy điều ấy, đối với các thân nam nữ mà người đời cho rằng xinh đẹp, cũng sanh niệm yểm ly và lửa ái dục cũng lần lần tiêu giảm. Như thật hành được môn cửu tưởng quán, càng thêm tốt:

- Tưởng thân mới chết.
- Tưởng thây chết đổi sắc bầm xanh tím.
- Tưởng thây chết sình lên dẫy đầy máu mủ và sắp rã.
- Tưởng thây sình bấy nứt rã, nước hôi chảy ra.
- Tưởng thây sình rã, giòi tửa bò lúc nhúc.
- Tưởng thây sình thịt tiêu hết chỉ còn gân và xương.
- Tưởng gân cũng tiêu hoại chỉ còn xương nằm ngổn ngang.
- Tưởng thây bị thiêu chỉ còn bộ xương co rút, hay thây rã chỉ còn những khúc xương thúi.
- Tưởng nắng chan mưa gội, xương hóa thành khô trắng.

Lại nên phát nguyện cầu cho mình vĩnh viễn thoát ly thân nam nữ mê nhiễm, tạp thực, không sạch của ba cõi, mà được thân pháp tánh Tịnh Độ. Trên đây là đại lược về Yểm Ly môn.

Về hạnh hân nguyện, đại khái có hai điều kiện.

1. Phải nhận rõ mục đích cầu sanh: Sở dĩ chúng ta cầu về Tịnh Độ là vì muốn thoát sự khổ cho mình và tất cả chúng sanh. Hành giả phải nghĩ rằng: Sức mình yếu kém, còn bị nghiệp ràng buộc, mà ở cõi đời ác trược nầy cảnh duyên não phiền quá mạnh. Ta cùng chúng sanh bị chìm đắm nơi dòng mê, xoay vần trong sáu nẻo, trải qua trần kiếp từ vô thỉ đến nay, cũng vì lẽ ấy. Bánh xe sống chết quay mãi không ngừng, ta làm thế nào để tìm con đường độ mình độ người một cách yên ổn chắc chắn? Muốn được như thế, duy có cầu sanh Tịnh Độ, gần gũi Phật, Bồ Tát, nhờ cảnh duyên thắng diệu bên cõi ấy tu hành chứng Vô Sanh Nhẫn, mới có thể vào nơi đời ác cứu khổ cho hữu tình. Luận Vãng Sanh đã nói: 'Phát tâm Bồ Đề chính là phát tâm cầu thành Phật, tâm cầu thành Phật là tâm độ chúng sanh, tâm độ chúng sanh là tâm nhiếp chúng sanh sanh về cõi Phật.'

Lại muốn sanh về Tịnh Độ, phải có đủ hai phương diện: xa lìa ba pháp chướng Bồ Đề và y theo ba pháp thuận Bồ Đề. Ba pháp chướng Bồ Đề là thế nào?

Một là tâm cầu sự an vui riêng cho mình, chấp ngã và tham trước bản thân. Hành giả phải y theo trí huệ môn mà xa lìa tâm niệm ấy.

Hai là tâm rời bỏ không chịu cứu vớt chúng sanh khổ. Hành giả phải y theo từ bi môn mà xa lìa tâm niệm ấy.

Ba là tâm chỉ cầu sự cung kính cúng dường, không tìm phương pháp làm cho chúng sanh được lợi ích an vui. Hành giả phải y theo phương tiện môn mà xa lìa tâm niệm ấy. Nếu lìa ba pháp chướng Bồ Đề, thì sẽ được ba pháp thuận Bồ Đề. Xin kể rõ ra đây ba pháp tùy thuận ấy:

Một là Vô Nhiễm Thanh Tịnh tâm, không vì tự thân mà cầu các sự vui. Bởi Bồ Đề là thể trong sạch lìa nhiễm trước, nếu cầu sự vui riêng cho mình tức thân tâm có nhiễm, làm chướng Bồ Đề môn; nên tâm thanh tịnh không nhiễm gọi là tùy thuận Bồ Đề.

Hai là An Thanh Tịnh tâm, vì cứu độ tất cả khổ cho chúng sanh. Bởi Bồ Đề là tâm trong sạch làm cho chúng sanh được an ổn, nếu không cứu độ loài hữu tình khiến họ được lìa sự khổ sanh tử, tức là trái với Bồ Đề môn; nên tâm cứu khổ đem lại an ổn cho chúng sanh gọi là tùy thuận Bồ Đề.

Ba là Lạc Thanh Tịnh tâm, muốn khiến cho chúng sanh được Ðại Niết Bàn. Bởi Ðại Niết Bàn là chỗ cứu cánh thường vui, nếu không khiến cho loài hữu tình được niềm vui cứu cánh tức là ngăn che Bồ Đề môn; nên tâm muốn cho chúng sanh được hưởng cảnh thường lạc gọi là tùy thuận Bồ Đề.

Làm thế nào để thành tựu sự xa lìa và tùy thuận trên đây? Ấy là phải cầu sanh Tịnh Độ để được thường gần Phật, tu hành cho đến khi chứng Vô Sanh Nhẫn. Chừng đó mặc ý cỡi thuyền đại nguyện vào biển luân hồi, vận tâm bi trí cứu vớt chúng sanh, tùy duyên mà bất biến, không còn chi trở ngại nữa. Tất cả mấy điểm trên đây là thuyết minh về mục đích cầu sanh.

2. Nên quán tưởng y chánh cõi Cực Lạc: Hành giả nên quán tưởng báo thân của Phật A Di Đà sắc vàng rực rỡ, có tám muôn bốn ngàn tướng, mỗi tướng có tám muôn bốn ngàn vẻ đẹp, mỗi vẻ đẹp có tám muôn bốn ngàn tia sáng, soi khắp pháp giới, nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật. Lại nên quán cõi Cực Lạc bảy báu trang nghiêm như các kinh Tịnh Độ đã nói. Ngoài ra, người niệm Phật khi bố thí, trì giới, cùng làm tất cả hạnh lành, đều phải hồi hướng cầu cho mình và chúng sanh đồng sanh Cực Lạc.

Nếu thật hành hai điều trên, hành giả sẽ phát tâm khát ngưỡng Tây Phương, quyết định sẽ được vãng sanh. Và đây là Hân Nguyện Môn.
Vô Tri tôi tham sân si còn đầy dẫy, nếu không quán thân nầy để rỏ biết mà chán chê buông xuống thì tịnh nghiệp khó thành tựu. Cho nên phải dùng Tứ Niệm Xứ để Quán Thân phụ giúp cho việc tu hành thanh lọc thân tâm hiện tại, và vãng sanh Tịnh Độ. Chứ chẳng phải để cầu quả vị Tiểu Thừa.

Vô Tri tôi chẳng dám ép ai phải theo con đường như tôi, chỉ mong chia sẽ để mọi người nếu thấy có lợi thì làm. Còn nếu như dùng các pháp phụ trợ nào khác ngoài pháp Tứ Niệm Xứ có thể thanh lọc thân tâm khỏi ba đọc tham sân si thì tùy nghi mà tu tập.

Cái nguyện của tôi vãng sanh Cực Lạc bềnh chắc theo năm tháng, nhờ học hiểu phật pháp đôi chút. Nếu tôi không học hiểu phật pháp thì vẫn còn lung lơ lắm.

Xin DCT chờ xem những phần kế là Kinh Lăng Nghiêm và Kinh A Di Đà nhé.

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.36 khách