Vấn đề ẩm thực của Phật Giáo Nam Truyền?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
daotubi
Bài viết: 29
Ngày: 18/10/09 07:31
Giới tính: Nam
Đến từ: tpHCM

Vấn đề ẩm thực của Phật Giáo Nam Truyền?

Bài viết chưa xem gửi bởi daotubi »

Kính chào quý Thầy!
Chào quý đạo hữu!
Lâu nay con thường nghe nói nhiều về chuyện ẩm thực của Phật Giáo Nam truyền chúng ta, và có người nói rằng, chư Thầy ở Phật Giáo Nam truyền được phép ăn mặn, không như Phật Giáo Bắc truyền là phải trường chay. Vậy hôm nay con xin được hỏi quý Thầy và quý đạo hữu rằng, không biết lời đồn đại trên có thật hay không, và vì sao lại có sự phân biệt về ẩm thực giữa hai hệ phái này ạ?
Chân thành cảm ơn!


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Vấn đề ẩm thực của Phật Giáo Nam Truyền?

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Không những được phép ăn mặn mà còn được phép ăn chay nữa cơ :D Trong luật tạng của Nam truyền có ghi lại điều này: tỳ kheo được thọ dụng thịt có trong (đầy đủ) 3 trường hợp: không nghe;không thấy;không nghi.Nếu gặp phải có thấy;có nghe và có nghi mà vẫn thọ dụng;phạm tội dukkata(đột kiết la-tác ác);ngoài ra còn có 10 loại thịt ko được phép thọ dụng như thịt người;thịt voi;thịt hổ;báo.. bạn đọc trong luật tạng Nam truyền sẽ thấy.


daotubi
Bài viết: 29
Ngày: 18/10/09 07:31
Giới tính: Nam
Đến từ: tpHCM

Re: Vấn đề ẩm thực của Phật Giáo Nam Truyền?

Bài viết chưa xem gửi bởi daotubi »

whale đã viết:Không những được phép ăn mặn mà còn được phép ăn chay nữa cơ :D Trong luật tạng của Nam truyền có ghi lại điều này: tỳ kheo được thọ dụng thịt có trong (đầy đủ) 3 trường hợp: không nghe;không thấy;không nghi.Nếu gặp phải có thấy;có nghe và có nghi mà vẫn thọ dụng;phạm tội dukkata(đột kiết la-tác ác);ngoài ra còn có 10 loại thịt không được phép thọ dụng như thịt người;thịt voi;thịt hổ;báo.. bạn đọc trong luật tạng Nam truyền sẽ thấy.
Cảm ơn whale đã giải thích giùm mình. Nhưng vẫn có 1 điều mình vẫn chưa thấu đáo lắm, đó là trường hợp thứ 3, tức là không nghi. "nghi" ở đây được hiểu như thế nào vậy bạn?. Mong bạn giải thích thêm.
Chân thành cảm ơn!


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Vấn đề ẩm thực của Phật Giáo Nam Truyền?

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

daotubi đã viết:Cảm ơn whale đã giải thích giùm mình. Nhưng vẫn có 1 điều mình vẫn chưa thấu đáo lắm, đó là trường hợp thứ 3, tức là không nghi. "nghi" ở đây được hiểu như thế nào vậy bạn?. Mong bạn giải thích thêm.
Chân thành cảm ơn!
Không có gì;đừng khách sáo :D .Thật ra thì mình cũng chưa nghiên cứu bản luật này bằng tiếng Pali chính gốc nên cũng chưa biết là từ "nghi" này có giống như từ "nghi" trong năm triền cái không.Nhưng qua bản văn luật tạng được dịch bởi tỳ kheo Indacanda Nguyệt Thiên thì mình có một số suy luận và nhận xét;bạn có thể tham khảo:

Câu chuyện duyên khởi của vấn đề thịt cá nào được thọ dụng đúng pháp và phi pháp: theo như kinh điển thì các đấng Như Lai thuyết pháp và tuyên bố điều học(giới luật) có nhân duyên chứ không phải không có nhân duyên;vì vậy nên để hiểu "không nghe;không thấy;không nghi" nghĩa là thế nào cần đặt vào bối cảnh mà đã dẫn đến điều luật chế định;nó chính là câu chuyện về đại tướng Siha cải đạo từ đạo của Nigantha sang đạo Phật;câu chuyện này nằm trong chương V-chương Dược Phẩm;tụng phẩm thứ 4; của Đại Phẩm(Mahavagga).Xin trích:

Sau đó, khi đã thấy được Pháp, đã thành tựu được Pháp, đã hiểu được Pháp, đã thấm nhuần Pháp, hoài nghi đã không còn, sự lưỡng lự đã dứt hẳn, đã thành tựu niềm tin vào Giáo Pháp của bậc đạo sư, không còn cần sự trợ duyên của người khác, tướng quân Sīha đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn và hội chúng tỳ khưu nhận lời bữa trai phạn của con vào ngày mai.

Đức Thế Tôn đã nhận lời bằng thái độ im lặng. Khi ấy, tướng quân Sīha hiểu được sự nhận lời của đức Thế Tôn nên đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

Sau đó, tướng quân Sīha đã ra lệnh cho người đàn ông nọ rằng:

- Này khanh, hãy đi và tìm (mua) loại thịt đã được làm sẵn (pavattamaṃsaṃ).


Qua đoạn văn trên thì tướng quân Siha đã chứng quả Dự Lưu;vậy thì sự cúng dường phi pháp là điều khó mà xảy đến;và sự thọ dụng phi pháp lại càng không xảy ra với ... các đấng Như Lai.

Sau đó, có người đàn ông nọ đã đi đến gặp tướng quân Sīha, sau khi đến đã thì thầm vào tai của tướng quân Sīha rằng:

- Thưa tướng quân, ngài cần biết điều này. Những người Nigaṇṭha ấy, từ đường phố (này) đến đường phố (khác) từ giao lộ (này) đến giao lộ (khác), huơ tay kêu gào rằng: “Hôm nay, tướng quân Sīha đã giết con thú lớn và đã làm bữa trai phạn cho Sa-môn Gotama. Sa-môn Gotama vẫn cố tình thọ dụng thịt được làm với sự xác định (người thọ dụng); (đó là) nghiệp có tính cách liên đới.”


Rõ ràng;sự phân tích "nghiệp có tính cách liên đới" về vấn đề này là phân tích của những người Nigantha;chứ không phải của Đức Phật; họ hiểu về nghiệp rất máy móc;sai lầm;không cốt lõi(ví dụ như kinh Upali trung bộ) và về tương quan duyên hệ thì càng không thể bằng trí tuệ Như Lai.Và câu trả lời của đại tướng Siha là:

- Ông bạn ơi, thôi đi! Đã từ lâu nay, các ngài đại đức ấy có ý muốn phỉ báng đức Phật, có ý muốn phỉ báng đức Pháp, có ý muốn phỉ báng đức Tăng nhưng các ngài đại đức ấy không lượng sức, phí công, láo khoét, đã vu khống với điều không thật mà vẫn không làm tổn hại được đức Thế Tôn ấy. Và cho dầu vì lý do sống còn, chúng tôi cũng không cố ý tước đoạt mạng sống của chúng sanh.

Vừa mới chuyển đạo;đại tướng Siha biết rất rõ chuyện nội tình ganh ghét giữa Nigantha và tăng đoàn do đức Phật làm thượng thủ.Ngài nói rõ ràng rằng với người chứng đắc thánh quả;đã dự vào dòng những người thánh thì vì lý do sống còn cũng không cố ý tước đoạt mạng sống của chúng sinh.Và "cố ý"(cetana) ở đây mới chính là nhân tố tạo nghiệp;mới "liên đới" đến nghiệp quả;chứ không phải thịt cá gì.

Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, khi biết thịt được làm (giết) có liên quan (đến bản thân) không nên thọ dụng; vị nào thọ dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép (thọ dụng) cá và thịt có được ba điều tuyệt đối thanh tịnh: không được thấy, không được nghe, không nghi ngờ.[14]


Dựa vào tuyên ngôn điều luật này;tôi cho rằng cái điều mà nghi ấy;có cùng nội dung với thấy và nghe;chẳng hạn như ta(giả dụ là tỳ kheo) nghe rằng "tôi sẽ giết con gà này đãi ngài nhé" thì nếu ta gật đầu đồng ý;hoặc làm thinh ko nói gì rồi thọ dụng;thì phạm dukkata do thọ dụng thịt bất hợp pháp.Nếu người ta nói "tôi sẽ giết con gà này đãi ngài nhé";mà ta gật đầu hoặc làm thinh nhưng rồi không thọ dụng;thì có thể phạm một lỗi khác;ví dụ như lỗi dối trá do thân biểu tri(gật đầu);gọi là thân biểu tri có tội;trường hợp làm thinh thì hình như luật tạng ko có nhắc đến(?!).

Đại tướng Siha cúng dường thịt đã được nấu chín lên đức Phật;và đức Phật cùng tăng chúng đã thọ thực.Như vậy thì theo tạng luật này rõ ràng thịt chín được phép thọ dụng-nhưng thịt sống thì không!Kinh Phạm Võng;kinh Sa môn quả đã nói rõ ràng rằng đức Phật và thánh chúng từ bỏ thịt sống;không nhận thịt sống.(Nhưng tôi cũng chưa rõ là nếu nhận thịt sống sẽ phạm tội nào trong tạng luật;nếu cần bạn có thể tra cứu thêm).Như vậy có thể kết luận là nếu tăng ni đi chợ mua thịt sống thì rõ ràng là trái luật(thứ nhất là sử dụng tiền bạc mua bán trao đổi;thứ hai là đem thịt sống về);nhưng nhận thịt chín từ nơi thí chủ thì có thể!

Cũng cần nói thêm là trong giới luật cũng rất chú trọng việc ăn uống coi như là cách rèn luyện oai nghi và sự ít dục;biết đủ.Và không chỉ đối tượng mà tỳ kheo ăn vào là gì;mà còn cả cách thức ăn uống;một tỳ kheo mà ăn liếm mép hay liếm bát thì cũng phạm tội dukkata-tác ác;thời gian ăn uống:không ăn phi thời...rồi thái độ với thí chủ như không được đòi hỏi yêu cầu trừ phi bị bệnh...Những điều này nằm trong pháp chúng học của giới bản;những điều này với những ai nghiêm túc thì đều quan trọng như nhau chứ không chỉ riêng tính chất "chay mặn" của thực phẩm.

Cuối cùng;về mức độ tội.Nó nằm trong nhóm tội tác ác(dukkta);tức là nhóm tội nhỏ nhất trong 7 nhóm tội của tỳ kheo.Có nghĩa là;một người cư sĩ;nếu thực sự quan tâm đến vấn đề rèn luyện bản thân mình;và tham khảo luật tạng để rèn theo đó;thì nên khảo sát mình là đã thanh tịnh những giới quan trọng hơn chưa;rồi từ từ xét xuống các giới thấp hơn cho đến mức độ vi tế.Và đừng quên như ngài Punna đã nói : "giới thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) kiến thanh tịnh; kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đoạn nghi thanh tịnh; đoạn nghi thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh; đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo tri kiến thanh tịnh; đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tri kiến thanh tịnh; tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) vô thủ trước Bát-niết-bàn. Này Hiền giả, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn." Đừng vì những vấn đề tranh cãi của người đời mà chậm chân trên con đường giải thoát. :)


daotubi
Bài viết: 29
Ngày: 18/10/09 07:31
Giới tính: Nam
Đến từ: tpHCM

Re: Vấn đề ẩm thực của Phật Giáo Nam Truyền?

Bài viết chưa xem gửi bởi daotubi »

Xin chân thành cảm ơn WHALE đã bỏ chút ít thời gian quý báu để giải đáp giúp mình.
Vì không biết WHALE là Phật tử tại gia hay là một bậc xuất gia nên không biết xưng hô như thế nào cho phải phép, đành mạn phép gọi bằng tên vậy.
Mong nhận được hồi âm từ WHALE.
Một lần nữa xin được cảm ơn!
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát!


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Vấn đề ẩm thực của Phật Giáo Nam Truyền?

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Mình là người tại gia;và cũng chưa nhiều tuổi;xin cứ tự nhiên trao đổi.


daotubi
Bài viết: 29
Ngày: 18/10/09 07:31
Giới tính: Nam
Đến từ: tpHCM

Re: Vấn đề ẩm thực của Phật Giáo Nam Truyền?

Bài viết chưa xem gửi bởi daotubi »

whale đã viết:Mình là người tại gia;và cũng chưa nhiều tuổi;xin cứ tự nhiên trao đổi.
Cảm ơn whale đã hồi âm cho mình.
Nếu ko chê thì mong được trao đổi và kết bạn cùng.
Đây là nick của mình: da.le36
Chân thành cảm ơn!


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Vấn đề ẩm thực của Phật Giáo Nam Truyền?

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

daotubi đã viết: Cảm ơn whale đã hồi âm cho mình.
Nếu không chê thì mong được trao đổi và kết bạn cùng.
Đây là nick của mình: da.le36
Chân thành cảm ơn!
Vâng;nick mình là danielwesber2004.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách