Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
nếu đ/h vào chỗ này coi

http://buddhistlibraryonline.org/en/the ... ajala.html

thì thấy sự phân chia tiểu trung đại chỉ là độ ngắn dài của lời dạy thôi (short, longer, long paragraphs) :D

xúc trong "xúc duyên thọ" nếu là xúc xứ thì hóa ra các sắc xứ, thanh xứ, khí xứ, vị xứ bị bỏ quên sao?

đẳng/vô gián duyên là nói đến sự liên tục trên trục thời gian của các tâm, mình không nghĩ sự liên tục đó được ứng dụng cho hai tâm sở khác nhau
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Thợ quay?

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Tôi đọc trong kinh đại niệm xứ;Đức Phật có ví dụ:

Này các tỷ kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay tuệ tri thiện xảo, khi quay dài, tuệ tri rằng: "Tôi quay dài"; hay khi quay ngắn, tuệ tri rằng: "Tôi quay ngắn." Cũng vậy, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"

Không hiểu "thợ quay" ở đây hàm ý gì?Thời đó thợ quay làm những công việc gì;và đặc điểm của nghề này thế nào mà Đức Phật lại lấy làm ví dụ?Chẳng biết bây giờ còn nghề này không?Câu hỏi có đi ra ngoài lề một chút thì xin được thông cảm :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
mình đoán là thợ quay khung cửi dệt sợi của ngày xưa?
:D


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

hlich đã viết:tangbong
mình đoán là thợ quay khung cửi dệt sợi của ngày xưa?
:D
Tôi tra bản dịch tiếng Anh thì nó là turner :thợ tiện! :D


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Tôi đọc trong kinh trường bộ số 28. Kinh tự hoan hỷ(và bộ nhân chế định của abhidhamma) thì thấy có đoạn phân loại các hạng người như sau:

8. Lại nữa, bạch Thế Tôn, điểm này thật là vô thượng: Thế Tôn thuyết pháp về vấn đề phân loại các loại Người. Bạch Thế Tôn, có bảy loại Người như thế này: Câu giải thoát, Tuệ giải thoát, Thân chứng, Kiến chí, Tín thắng giải, Tùy pháp hành, Tùy tín hành. Bạch Thế Tôn, như vậy là tối thượng về vấn đề phân loại loài Người.

Chẳng hay bảy loại người này đều là thánh nhân cả hay có hạng là thánh nhân;có hạng vẫn là phàm phu? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
trong bản dịch của T. W. Rhys Davids, " ... Even as a skilful turner, or turner's apprentice, drawing (his string) out at length, or drawing it out short ..." mình thấy có chữ string (sợi)

đây là một chú thích về chữ turner, "The Pali word translated as "turner" here is bhamakāro, literally, "one who makes spin," usually refering to the spinning of a wheel"

còn bảy loại người, họ là các thánh đạo đệ tử (noble disciples); đối với những người thành tâm thì dù chưa chứng, họ cũng đang xa rời phàm phu thế tục
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Trong kinh A ma trú(trường bộ 3):

3. Lúc bấy giờ, thanh niên Ambattha (A-ma-trú) là đệ tử của Bà-la-môn Pokkharasàdi, một vị đọc tụng Thánh điển, chấp trì chú thuật, tinh thông ba tập Vệ đà với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng. Vị này độc đáo về ba minh và được công nhận như vậy khiến các thân giáo sư phải nói: "Ðiều gì ta biết, ngươi cũng biết; điều gì ngươi biết, ta cũng biết".

Chẳng hay thuận thế luận là môn học gì mà lại được Bà la môn đề cao vậy?


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

hlich đã viết:tangbong
trong ngày trai giới phải tắm rửa gội đầu
vâng, là thế đó

:D
Nếu gội đầu vào ngày trai giới mà dùng dầu gội đầu và sữa tắm thoa thân thì có phạm chi thứ 7 của bát quan trai giới không hiền giả? :D

II. Bát quan trai giới:

1) Không sát sinh.

2) Không trộm cắp.

3) Không hành dâm.

4) Không nói dối.

5) Không uống rượu và các chất say.

6) Không ăn trái giờ.

7) Không múa hát, thổi kèn, đàn, xem múa hát, nghe đàn kèn, trang điểm, thoa vật thơm, đeo tràng hoa.

8) Không nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Lokâyata là chữ được dịch ra "thuận thế luận"; ở một bản dịch anh ngữ nó được chú là nature-lore, các kiến thức về thiên nhiên

mình không biết cách ăn ở hồi xưa như thế nào nhưng đặt vào thời bây giờ thì tắm gội với xà phòng và sau đó không xức nước hoa thì không phạm giới luật đó?
:D


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Trong bản kinh Phạm Võng: đoạn cuối chép lại lời đối thoại thế này:

73. Này các Tỷ-kheo, thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến đời sống khác đã bị chấm dứt. Khi thân của vị này còn tồn tại thời chư Thiên và loài Người còn có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung, thời chư Thiên và loài Người không thể thấy được.

Này các Tỷ-kheo, như nhánh có một chùm xoài bị chặt đứt, tất cả trái xoài dính với nhánh ấy đều bị chung một số phận với nhánh kia. Cũng như vậy này các Tỷ-kheo, thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt. Khi thân của vị này còn tồn tại thời chư Thiên và loài Người có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung thời chư Thiên và loài Người không thể thấy được.


Hiền giả!Ví dụ này có vẻ không tương ưng lắm?? Bởi chùm xoài có thể bị chặt đứt;xoài rụng xuống nhưng hột xoài nếu gặp đất thích hợp có thể nảy mầm trở lại.Nhưng bậc Lậu tận thì do đoạn trừ nhân tái sinh nên không còn tái sinh.

74. Khi nghe nói vậy, đại đức Ananda bạch đức Thế Tôn:

- Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Pháp môn này gọi là gì, bạch Thế Tôn?

- Này Ananda, pháp môn này gọi là "Lợi Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Pháp Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Phạm Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Kiếm Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Vô thượng Chiến thắng", hãy như vậy mà phụng trì.

Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi kinh này được truyền thuyết, một ngàn thế giới đều rung động.


Hiền giả; sao HT.Thích Minh Châu lại là "lợi võng" và "kiếm võng" nhỉ? Tôi đọc trong bản anh ngữ thì dùng từ "Perfect net"?!


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
đây là ví với cái nhánh chớ không phải ví với trái; nhánh đã bị chặt mà nó cũng mất cả trái vì "tất cả trái xoài dính với nhánh ấy đều bị chung một số phận với nhánh kia"; không có cách nào một sự sống mới có thể sinh ra từ nhánh nữa

đoạn kế nói đến các danh xưng khác nhau của pháp môn được dạy; phạm võng (perfect net) là một danh xưng; có các danh xưng khác như lợi võng (net of advantage), kiến võng (net of views) ...

chữ kiếm đáng lẽ phải là kiến, lỗi ấn loát vậy
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

hlich đã viết:tangbong
đây là ví với cái nhánh chớ không phải ví với trái; nhánh đã bị chặt mà nó cũng mất cả trái vì "tất cả trái xoài dính với nhánh ấy đều bị chung một số phận với nhánh kia"; không có cách nào một sự sống mới có thể sinh ra từ nhánh nữa

đoạn kế nói đến các danh xưng khác nhau của pháp môn được dạy; phạm võng (perfect net) là một danh xưng; có các danh xưng khác như lợi võng (net of advantage), kiến võng (net of views) ...

chữ kiếm đáng lẽ phải là kiến, lỗi ấn loát vậy
:)

tangbong Oh đúng rồi rất cảm ơn hiền giả;net of views là kiến võng (lưới tà kiến) chứ ko phải Kiếm võng.Tuy nhiên lợi võng thì tôi vẫn chưa hiểu lắm?Do lợi ích (advantage) mà các tà sư nắm lấy các kiến chấp như đã kể chăng? :)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách