Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
mình cũng đang học hỏi - đại khái thôi - Câu xá luận, là bộ luận tổng kết thắng pháp của các phái hữu bộ, kinh lượng bộ,...; trong mô hình tâm và tâm sở của các thắng pháp này có hơn hai mươi tâm sở xấu (bất thiện và phiền não) và "hại" là một tâm sở trong số đó
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Hiền giả; câu xá luận có 9 chương;"hại tâm sở" mà hiền giả nói nằm ở chương nào vậy;tôi cũng muốn tham cứu.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
chương hai nói về tâm và tâm sở; chương năm nói về các cách đoạn trừ
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

hlich đã viết:tangbong
chương hai nói về tâm và tâm sở; chương năm nói về các cách đoạn trừ
:)
LUẬN CÂU-XÁ http://thuvienhoasen.org/luancauxa-thethan-00.htm
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân
Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch: Đạo Sinh


MỤC LỤC
Chương 1: Phân biệt các giới
Chương 2: Phân biệt căn
Chương 3: Phân biệt giới
Chương 4: Phân biệt nghiệp
Chương 5: Phân biệt tùy miên
Chương 6: Phân biệt hiền thánh
Chương 7: Phân biệt trí
Chương 8: Phân biệt định
Chương 9: Phá chấp ngã

Đạo Sinh Việt dịch
(Hoằng Pháp)


Chương 2 nói về các căn còn chương 5 nói về tùy miên mà?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

whale đã viết:Có nghĩa là "sân giới" ở đây hàm ý là nơi chất chứa những nguyên liệu của sân;và nơi đó chính là hành uẩn? Ví như một người có thói quen hay nổi sân tức là đã chất chứa vào hành uẩn của mình phong phú thêm "sân giới"? Phải chăng giới ở đây cũng có nghĩa là khu vực-dhatu (dosa-dhatu?)

Còn về "dục giới" ở phía trên có phải chính là với "dục giới" (kama-dhatu) mà tính từ địa ngục A tỳ đến cõi trời tha hóa tự tại hay là khác? :D
Hãy xem phần giải thích "Hành Uẩn" dưới đây:


Sắc uẩn gồm hai: Ngoại sắc (trần cảnh bên ngoài) và Nội Sắc (Pháp Trần bên trong). Tất cả sắc điều biến đổi không lường chứng minh cho sự vô thường của vạn vật. Nếu đắm nhiểm vào sắc thì cái tâm cũng sanh diệt theo sắc, nếu có thể thấy sắc mà không khởi niệm vui buồn ưa thích thì mới không bị sắc uẩn che ám tâm tánh của mình, dần dần Chân Tánh sẽ hiện rỏ như trong bóng tối lại có đèn thì lập tức bóng tối tiêu tan. Đoạn Trừ Được Tham Sắc là Giải Thoát khỏi Sắc Uẩn.

Thọ Uẩn có ba: Thọ Vui, Thọ Khổ, Thọ không vui không khổ. Những khi sáu căn tiếp súc sáu trần đều phát sinh ra ba thứ thọ nầy. Những cái thọ chúng ta cho là vui, nhưng Phật điều cho là khổ. Như ta cho vui thì Phật cho là Hoại khổ, ta thọ khổ thì Phật cho là khổ khổ (khổ trồng thêm khổ), và ta cho không vui không khổ, Phật cho là Hành khổ. Cảm thọ được trừ bằng cách xã bỏ cảm thọ. Tức là "Thiểu Dục Tri Túc". Ít muốn, và biết đủ thì giúp cho chúng ta từ từ rời bỏ cảm thọ. Nếu hoàn toàn xã được cảm thọ thì giải thoát khỏi Thọ Uẩn.

Tưởng Uẩn: Những tư tưởng được khởi lên về quá khứ, hiện tại và vị lai. Mọi người thường hay nhớ tưởng quá khứ, tưởng tượng vị lai, phán đoán hiện tại. Đây gọi là vọng tưởng. Người đời thường cho rằng cái tưởng uẩn nầy là tâm tánh của mình nên bị mê hoặc điên đảo. Chính vì Tưởng Uẩn mà có ngã chấp. Có thể trị vọng tưởng bằng nhiều cách Thiền Định, Thiền Quán, Niệm Phật v.v... Chánh Kiến và Chánh Tư Duy nói chung Bát Chánh Đạo có thể giúp ta trừ được vọng tưởng. Trừ được Vọng Tưởng thì thoát khỏi Tưởng Uẩn.

Hành Uẩn: Tương Ưng Bộ Kinh III, Phật dạy : “Này các Tỳ-kheo, thế nào là hành? – Sắc
tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư. Đây gọi là Hành”.

Tư là lực xu hướng để mình hành thiện hay hành ác. Do cái làm nhân thiện hay ác nên tạo những cái quả sanh tử luân hồi trong tam giới (dục, sắc, và vô sắc). Chính cái Hành Uẩn nầy là cái mà dẫn dắt chúng sanh lên xuống ra vào trong lục đạo, luân hồi sanh tử. Cho nên nếu chấm dứt hành uẩn thì chấm dứt sanh tử luân hồi.

Muốn trừ Hành Uẩn phải tu tập Phật Pháp có nhiều cách, Thiền, Tịnh, Mật v.v... Có câu "Bồ Tát sợ Nhân" nên tuyệt đối nhân xấu chẳng làm, nên không lảnh cái quả khổ đau. Còn "chúng sanh sợ quả" thì đã muộn rồi vì tạo nhân xấu mà không sợ, khi quả đến rồi sợ khổ thì tránh làm sao kịp? Cho nên phải như Phật dạy trong Kinh Pháp Cú:

Không làm các việc ác
Vân làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó lời dạy chư Phật.

Thức Uẩn: Thức gồm có Tám: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý, Mạt Na, A Lại Da Thức.

Mắt duyên sắc trần mà sanh Mắt Thức
Tai duyên thanh trần mà sanh Tai Thức
Mũi duyên hương trần mà sanh Mũi Thức
Lưỡi duyên vị trần mà sanh Lưỡi Thức
Thân duyên xúc trần mà sanh Thân Thức
Ý duyên pháp trần mà sanh Ý Thức
Sáu thức duy về chấp ngã thành Mạt Na Thức
Bỏ chủng tử thiện ác vào A Lại Da Thức để tích chứa mà đưa đi luân hồi sanh tử

Như vậy ta thấy sáu thức (Mắt, tai v.v... ý thức) phải có nhân duyên mới sanh ra. Nếu không có duyên thì không sanh. Cho nên chúng ta phải Chánh Kiến và Tư Duy cho đúng để không lầm nhận sáu thức đó là mình, là của mình, là tôi, là của tôi. Đó chính là chuyển sáu thức thành trí vậy.

Khi đã chuyển sáu Thức thành Trí thì Mạt Na và A Lại Da Thức cũng chuyển thành Trí, và lúc nầy mới dứt sạch vô minh, chấm dứt hẳn sanh tử luân hồi, thành Chánh Giác.

Nói chung Ngũ Uẩn là do ta vô minh chấp đắm mà có. Khi ta hết chấp, hết vô minh thì Ngũ Uẩn cũng không có chổ để nương, để duyên mà sanh ra, thì nó cũng bị tiêu diệt. Cho nên gốc của khổ không phải do Ngũ Uẩn mà là do Vô Minh Chấp Ngã. Hễ chấp dính cái nầy là tôi, cái nầy của tôi thì Ngũ Uẩn liền sanh. Hết chấp dính thì ngũ uẩn liền diệt. Tất cả các Thức Vốn là Trí Phật, nhưng do nơi vô minh Chấp mà chuyển thành Thức. Hết vô minh chấp thì Thức hoàn lại Trí. Như nước đóng băng, băng lại tan thành nước vậy.

Cái nầy tuy miệng nói được mà vẫn chưa làm được. Chẳng qua kẻ ngu nầy hiểu sao nói vậy cho mọi người được hiểu đôi chút mà giúp cho sự tu hành của mình và người được thêm phần tinh tiến. Đã hiểu sơ rồi thì cứ thực hành Thiền Quán thì Thiền Quán, Niệm Phật thì Niệm Phật. Bát Chánh Đạo thì Bát Chánh Đạo... Nhưng phải thực hành chứ đừng nói suông, hiểu suông thì uổng cho cái hiểu, uổng cho lời nói.

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
trong các căn thì có ý căn, tức tâm và tâm sở
các tùy miên là các tâm sở bất thiện phiền não
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Như trong tương ưng nói rằng hành uẩn gồm: sắc tư ....pháp tư.Còn thắng pháp tập yếu luận lại nói là 52 tâm sở trừ thọ và tưởng.Phải chăng có mâu thuẫn giữa kinh và tập yếu?


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
theo bào chữa của luận thì không có mâu thuẫn vì tư (volition) là tâm sở dẫn đầu trong sự tạo nghiệp nên kinh chỉ cần nói đến tư, không cần nói đến các tâm sở khác
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Tôi đọc trong bộ tương ưng;phần phân tích về bốn như ý túc có đoạn thế này:

20.X. Phân Tích (S.v,276)
....
11) Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo với tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, quang tưởng (alokasannà) của Tỷ-kheo, được khéo nắm lấy, tưởng ban ngày được khéo an trú. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo với tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm.

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-k ... tu5-51.htm

Tôi không hiểu tại sao quang tưởng lại là Aloka nhỉ?Loka hình như là "thế giới" chứ nhỉ?


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
theo sự tra đại khái của mình thì chữ aloka và loka cùng một ngữ căn "lok có nghĩa thấy"; loka là thế gian, là cõi thấy được; aloka có một nghĩa là ánh sáng vì ánh sáng làm mình thấy?
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

whale đã viết:Có nghĩa là "sân giới" ở đây hàm ý là nơi chất chứa những nguyên liệu của sân;và nơi đó chính là hành uẩn? Ví như một người có thói quen hay nổi sân tức là đã chất chứa vào hành uẩn của mình phong phú thêm "sân giới"?Phải chăng giới ở đây cũng có nghĩa là khu vực-dhatu (dosa-dhatu?)

Còn về "dục giới" ở phía trên có phải chính là với "dục giới" (kama-dhatu) mà tính từ địa ngục A tỳ đến cõi trời tha hóa tự tại hay là khác? :D

tangbong Mình đã tra lại bản Pali_Roman;thì dục giới theo nghĩa 3 cõi là Kāmāvacara;còn dục giới nhắc trong bản kinh này là kāmadhātu;như vậy hai thuật ngữ này là khác nhau cafene


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
kāmadhātu cũng là từ chỉ cõi dục của ba cõi; ngôn ngữ thường là vậy đó, một chữ có nhiều nghĩa và một nghĩa có nhiều chữ
:D


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách