A DI DA PHAT (TOI CAN SU GIUP DO)

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: A DI DA PHAT (TOI CAN SU GIUP DO)

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nếu chưa giải thoát thì chưa tìm ra được bản gốc. Vì vậy nên tu.

Phước tài lữ địa? Nó là bốn thứ trong tâm tướng. NGười tu hành không theo việc xấu, lý tưởng xấu. Nhưng do báo ứng nên phải chịu hoàn cảnh tốt - xấu, tâm tạp nhiễm nên phải nói tới phước - tài - lữ - địa. Từ chỗ đó nguyện hòa giải, giải thoát khỏi duyên xấu, cảnh ràng buộc,...rốt ráo thanh tịnh sau này.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: A DI DA PHAT (TOI CAN SU GIUP DO)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Dainadi"]1/- Phước
Phước cho ai không thấy mà tin
Phước ở đây chính là niềm tin. Niềm tin phải hiểu là nơi hành giả đăng ký tâm và xác định được tâm của căn, trần và thức.
Đã sinh làm người được thành bởi tứ đại duyên cùng ngũ uẩn, âu cũng là Phước lớn. Bởi trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới chỉ có con người với đầy đủ ngũ uẩn, thất căn thì mới đủ điều kiện ắt có và đủ để giải thoát trong Phật pháp.
Hiểu ý tốt danadi, nhưng nên cẩn thận để tránh người khác hiểu lầm.

Chánh Tín là:

Tin Tự
Tin Tha
Tin Nhân
Tin Quả
Tin Lý
Tin Sự

Nếu không thì thành ra mê tín. Phật Pháp khác với đạo khác là ở chổ Chánh Tín, và Mê Tín vậy! Bởi vì Phật Giáo là Trí Tuệ Giáo.

6 Căn
6 Trần
6 Thức

Đều là Chân Tâm Tự Tánh cả. Thật Tướng của Căn-Trần-Thức là Không, tức là không tự thể.

Được làm người đúng là có phước, được gặp phật pháp lại càng quý hiếm hơn, mà chịu tu hành Phật pháp thì là quý trong quý! hiếm trong hiếm! Vậy ta phải nên quý trọng mà dùng thân "tứ đại và ngũ uẩn" tạo thành nầy để gắng công tu hành cầu giải thoát giác ngộ ngay trong một đời.

Phật pháp có vô lượng pháp môn, nên tìm cho mình một môn thích hợp có thể giải thoát và giác ngộ ngay trong đời nầy! ngay trong đời nầy chứ không phải đời sau bởi vì thân người là khó có được, phật pháp thật khó gặp!


2. Tài: Là tài sản
Trong mỗi con người vốn đã có sẵn một bản gốc mang Phật tánh.
Cái bản gốc này ví như viên kim cương với tỷ trọng không cần hấp thụ bất cứ năng lực nào, thậm chí ánh sáng cũng phản chiếu 100%. Bản gốc này là cái có sẵn và là tài sản vô giá của mỗi con người.

Pháp Hoa Kinh nói chúng ta là gả cùng tử bỏ cha chốn đi, vốn sẵn có Viên Ngọc Bảo Châu Vô Giác bên mình mà không hay biến nên đành sống khổ sở. Thật vậy, mỗi người chúng ta đều có Chân Tâm Thanh Tịnh Nhiệm Mầu Sáng Suốt Vô Ngại, nhưng ta không biết bởi vì ta chạy theo vọng tưởng cho đó là tâm mình, cho thân nầy là mình nên vì nó tạo bao ác nghiệp, do tạo nghiệp mà luân hồi sanh tử mê muội vô minh. Do vậy chư Phật Như Lai ra đời chỉ có một việc là: "Khai Thị Tri Kiến Phật" cho chúng sanh để chúng sanh có thể "Ngộ Nhập Tri Kiến Phật" đó nơi chính mình.

Chư Phật đã "Khai Thị" còn chúng ta có "Ngộ Nhập" hay không là do chúng ta, chứ chư Phật không thể nào ngộ nhập cho chúng ta được. Phật là bậc đạo sư chỉ có thể "khai thị". Chúng ta là những học sinh cần phải "ngộ nhập" Tri Kiến Phật vậy.

3. Lữ: là bạn bè
Tu không có nghĩa là diệt tham sân si, tu không có nghĩa là đè nén tận diệt thất tình. Muốn chuẩn bị hành giả phải kết bạn với tham sân si, lấy cái biết là bản thể, lấy cái tham sân si làm bạn, lắng nghe bạn nói, biết cái sinh cái diệt cái biến tướng của bạn. Ngày đêm tâm sự với bạn, tam ma sẽ biến thành tam hộ Pháp.
Lữ là đây
Tu hành tức là sửa đỗi những gì sấu tệ trở nên hoàn thiện tốt đẹp. Tham sân si là ba thứ sấu từ thân miệng ý sanh ra, do vậy phải từ thân miệng ý mà tu để không còn tham sân si nữa. Đây chính là tu.

Tham nhiều thì tập bố thí để chuyển hóa
Sân nhiều thì tập từ bi để chuyển hóa
Si nhiều thì tập trí tuệ để chuyển hóa

Tu Nam Tông Minh Sát Tuệ thì khi tham sân si khởi lên thì biết tham sân si khởi, khi tham sân si diệt thì biết tham sân si diệt làm vậy cũng chuyển hóa được tham sân si.

Tu Bắc Tông Bát Nhã Tuệ thì phải thiền định quán chiếu "thật tướng" của tham sân si là gì? Vốn chẳng có tự thể. Kinh Kim Cang dạy:

Nhứt thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như Lộ diệc như điển
Ưng Tác Như Thị Quán

Ta phải tập tu quán chiếu các pháp đều không thật có vì không tự thể. Khi quán đến lúc chứng được Như Huyễn Tam Muội rồi thì không còn bị ràng buộc bởi tham sân si nữa bởi vì biết chúng là huyễn hoặc, không thật có.

Thế thì tham sân si còn chẳng có, huống gì để diệt ư?

Ngay nơi thấy rỏ thật tướng của tham sân si rồi thì như ở trong phòng tối mà được đèn sáng, thì cái tối tham sân si cũng mất tiêu, tìm chẳng ra được. Lấy gì để kết bạn ư?


4. Địa: là địa bàn
Địa không có nghĩa là một nơi yên tĩnh, sạch sẽ, đẹp đẽ để tu. Địa ở đây phải xác định là ‘cõi lòng là tư tưởng là trong ta” Cảnh sinh tâm, tâm tức cảnh, đưa cảnh vào lòng ta, đưa hoàn cảnh, nghịch cảnh đời ta vào sân của ta, cùng nhau quyết đấu để rồi kết bạn sinh tử. Địa chính là “Càng Tuệ Địa” nơi ta sẽ thấy sẽ biết cái sự thật cái hiện tại của ta.
-Tư Tưởng là vọng tưởng chẳng phải ta.
-Tâm chẳng ở trong, ngoài, giữa v.v.... cũng chẳng phải cùng khắp mới thật là cùng khắp.
-Căn tiếp súc trần để sanh thức tức là mê.
-Quay về với sáu căn mà tu, hoặc dùng một căn tu thì sáu căn đều thông, hoặc nhiếp cả sáu căn tu thì sáu căn cũng đoòng thời thông. Khi Sáu căn thanh tịnh thì sáu trần cũng thanh tịnh, mà sáu trần thanh tịnh thì sáu thức cũng thanh tịnh. Căn-trần-thức đều thanh tịnh thì toàn thức chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí, Như Lai Tạng hiện rỏ ràng.
-Đừng nên ở trong mộng lại làm chuyện mê. Phải nơi mộng mà giác tỉnh.


Mong rằng giúp ích được cho mọi người.
Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Dainadi
Bài viết: 27
Ngày: 10/11/09 10:08
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: A DI DA PHAT (TOI CAN SU GIUP DO)

Bài viết chưa xem gửi bởi Dainadi »

Kính Huynh Thánh Trí.
Cám ơn bài viết của Huynh. Rất hay.
Tuy nhiên đệ chỉ muốn đi sát vào chủ đề của threat này mà thôi. Đi tu là bước vào trò chơi lớn..mấy ai đã hiểu kỹ Phước Tài Lữ Địa. Nếu chỉ hiểu tướng của nó họ sẽ chuẩn bị việc Phước việc thiện xây chùa lớn đúc tượng to. Chuẩn bị tiền gởi ngân hàng để an tâm "tu". Tìm đồng môn, đồng tu và đi tìm cảnh chùa yên tĩnh đẹp đẽ nhằm trốn Trần Gian. Trong lúc như vậy họ mong muốn mau mau diệt Tham sân si..coi thường thân xác và thường lấy Hóa thành bảo sở. Cám ơn Huynh đã nhắc đến nhiếp 6 căn..chỉ tới lúc nhiếp được 6 căn nối liền tịnh niệm thì tâm tham sân si mới hiện rõ và chính lại tâm si dẫn dắt ta nhập lưu. Kiến tánh rồi thì mới bắt đầu học Phật.
Nếu không hiểu thật kỹ bước chuẩn bị Phước Tài Lữ Địa thì làm sao kiến tánh để bắt đầu học Phật giải quyết sinh tử đây???
Kính


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: A DI DA PHAT (TOI CAN SU GIUP DO)

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Quả vậy !!!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: A DI DA PHAT (TOI CAN SU GIUP DO)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Dainadi đã viết:Kính Huynh Thánh Trí.
Cám ơn bài viết của Huynh. Rất hay.
Tuy nhiên đệ chỉ muốn đi sát vào chủ đề của threat này mà thôi. Đi tu là bước vào trò chơi lớn..mấy ai đã hiểu kỹ Phước Tài Lữ Địa. Nếu chỉ hiểu tướng của nó họ sẽ chuẩn bị việc Phước việc thiện xây chùa lớn đúc tượng to. Chuẩn bị tiền gởi ngân hàng để an tâm "tu". Tìm đồng môn, đồng tu và đi tìm cảnh chùa yên tĩnh đẹp đẽ nhằm trốn Trần Gian. Trong lúc như vậy họ mong muốn mau mau diệt Tham sân si..coi thường thân xác và thường lấy Hóa thành bảo sở. Cám ơn Huynh đã nhắc đến nhiếp 6 căn..chỉ tới lúc nhiếp được 6 căn nối liền tịnh niệm thì tâm tham sân si mới hiện rõ và chính lại tâm si dẫn dắt ta nhập lưu. Kiến tánh rồi thì mới bắt đầu học Phật.
Nếu không hiểu thật kỹ bước chuẩn bị Phước Tài Lữ Địa thì làm sao kiến tánh để bắt đầu học Phật giải quyết sinh tử đây???
Kính
Người tu hành cũng nên "Phước Huệ" song tu. Xong không thể "chấp" là tôi xây chùa to, cất tượng phật lớn. Như Vua Lương Võ Đến hỏi Đạt Ma Đại Sư: "Trẩm xây chùa đúc tượng có bao nhiêu công đức?". Tổ đáp: "không có công đức". Bởi vì đó là tu phước bên ngoài mà chấp thì thành ra chẳng phải tu đức bên trong. Nếu không chấp thì vô lượng vô biên phước đức lẫn công đức vậy.

Vì thế Kinh Kim Cang dạy: "Nếu Bồ Tát chẳng trụ nơi tướng bố thí thì phước đức chẳng thể suy lường."

Người tu hành có hai việc: Giải Thoát và Giác Ngộ; hay Giác Ngộ và Giải Thoát.

Muốn giải thoát trước rồi giác ngộ sau cũng được.
Vì vậy có Tông Tịnh Độ. Nên Vĩnh Minh Thiền Sư bảo: "Vãng sanh thấy Di Đà, lo gì Không Khai Ngộ?". Vãng sanh là giải thoát ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi trầm luân về với cõi Phật, rồi tiếp tục tu hành để Ngộ và Nhập Tri Kiến Phật, vì vậy có câu: "Hoa Khai Kiến Phật Ngộ Vô Sanh". Vì vậy chư tổ đời đời đã lấy việc "vãng sanh Cực Lạc" làm mục đích chính của đời mình, còn có minh tâm kiến tánh hay không cũng không quan trọng, vì vãng sanh rồi sẽ được kiến tánh chứng vô sanh.


Muốn giác ngộ trước rồi giải thoát sau cũng được.
Vì vậy có Tông Thiền. Nên chư Tổ Tâm truyền Tâm từ ngài Ma Ha Ca Diếp đến nay lấy việc "minh tâm kiến tánh" làm mục đích tu hành. Không nguyện vãng sanh về đâu cả, bởi vì cõi Phật khắp mười phương đều là Như Lai Tạng Diệu Chân Như Tánh. Do vậy Kiến Tánh thì được về nhà, hằng ở cõi Phật mười phương, giải thoát mọi u mê khổ não ràng buộc.

Tôi tự cảm thấy mình nghiệp chướng sâu dầy, không thể kiến tánh ngay trong đời nầy được bằng tự lực của tôi. Nếu không kiến tánh thì vẫn còn sinh tử luân hồi.

Mà tôi là muốn chấp dứt sanh tử luân hồi ngay trong đời nầy, Cho nên tôi phải lấy việc Vãng Sanh Cực Lạc làm mục đích của đời mình. Vì vậy mà Tín Nguyện Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Nương vào Đại Từ Bi Nguyện của đức Phật A Di Đà đễ liễu thoát sanh tử, hầu thân cận chư Thượng Thiện Nhân toàn là Phật Bồ Tát để mong "gần đèn thì sáng", mới mong Kiến Tánh, chứng Vô Sanh.

Kính chúng đại chúng mọi sự như ý, đại nguyện tự giác giác tha, tự lợi lợi tha sớm thành tựu viên mãn.
Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Dainadi
Bài viết: 27
Ngày: 10/11/09 10:08
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: A DI DA PHAT (TOI CAN SU GIUP DO)

Bài viết chưa xem gửi bởi Dainadi »

Kính huynh nhampl!
Kính mong Huynh viết thêm nhiều nữa, đọc blog của huynh khiến người phải giật mình. Trong từng câu chữ uẩn khúc nhiều ẩn dụ, nhiều công án. Lành thay! lành thay! con đường giải thoát đã hiển ngộ.

Kính Huynh Thánh Trí,
Đệ không mong muốn lên đây để bàn luận Phật pháp theo bảo sở của mình mà thật ra chỉ do nghiệp thức dẫn đi. Đệ chỉ muốn nói những điều mình biết với một tâm chân thành. Dù cảm rất rõ ẩn ý trong lời khiêm nhường của Huynh. Cũng rất mong được học hỏi thêm các chứng đắc của mọi người.
Như đệ biết:
Phước, huệ song tu thiên về Phước vô lậu và Trí huệ nhiều hơn Phước hữu lậu và thức huệ. Chính vì vậy Phước Huệ song tu là tìm được Chánh Pháp và tu sao khi nói (huệ) sẽ là lời nói của Trí.
....Huynh nghĩ sao khi lúc làm con người đầy đủ tứ đại, ngũ uẩn, căn, trần, thức, mà không kiến tánh được, mà lúc tứ đại đã rã, ngũ uẩn đã diệt, trần thức đã mất chỉ còn lại một căn chu du nơi vô sắc thì lấy gì để hiểu để học Phật??? lấy gì để cảm , để thọ lấy đâu ra vọng để nương mà hiển chân??
Tu chỉ có một con đường là giải thoát mà giác ngộ là khởi điểm. Tổ đã dùng chữ "vãng sanh nơi cực lạc" nói rõ, chỉ là sanh ra như khách vãng lai nơi cực lạc..đến rồi đi. Tổ đã minh chứng làm người ai ai cũng đã từng vãng sanh nơi cực lạc ngay trong đời này và ngay ở cõi quốc độ này. Chẳng qua chúng ta vãng qua mà không biết. Ngay bản thân Huynh đã từng vãng qua bao sát na cõi cực lạc. Tổ nhắc ta nên "nhận biết nó là khai ngộ tức thì". Tổ nào có nói...thoát sanh tử rồi mới kiến tánh đâu..bởi thoát sanh tử thì Ta đã thành Phật.
Tông Tịnh, tông thiền, tông mật...đã dùng chữ tông thì không phải lời Phật dạy..đó chỉ là những phương tiện các Tổ hỗ trợ chúng sanh cõi Quốc Độ đạt được niềm tin tuyệt đối..khởi hành trò chơi lớn.
Thiền, mật, tịnh đó là ba giai đoạn tiếp nối thứ tự trên con đường giải thoát với điều kiện là hiểu ý rốt ráo của Thiền, mật và Tịnh.
Kính mong Huynh tìm ra con đường rốt ráo, thoát sanh tử ngay trong đời này. Cầu sẽ được...tìm sẽ thấy..
Kính


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: A DI DA PHAT (TOI CAN SU GIUP DO)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Dainadi đã viết: Như đệ biết:
Phước, huệ song tu thiên về Phước vô lậu và Trí huệ nhiều hơn Phước hữu lậu và thức huệ. Chính vì vậy Phước Huệ song tu là tìm được Chánh Pháp và tu sao khi nói (huệ) sẽ là lời nói của Trí.
Theo Kinh Kim Cang, phước huệ song tu có nghĩa là:

"bố thí mà không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng và thọ giả tướng"

Không nên cho rằng phật cho việc bố thí tu phước là sai, là không tốt rồi đâm ra không làm gì hết. Mình vừa tu bố thí, nhưng cũng vừa quán chiếu không có ta, có đối tượng để bố thí, vật và người nhận bố thí. Như vậy mới gọi là phước vô lậu.

Làm như vậy chi? Là giúp cho ta lìa cái "ngã" và "ngã sở". Nếu ta chấp cho vật của ta, ta bố thí v.v... thì chỉ sanh thêm nhiều đau khổ về sau. Như vậy cái bố thí tu phước nầy không có trí tuệ. Tu phước không có trí tuệ là "hữu lậu". Tu phước có Trí Tuệ là "vô lậu".

Nhưng bắt buộc tu Phật Pháp là phải thực hành bằng hành động. Không phải chỉ nói rồi thôi, hoặc chỉ quán cho tất cả đều không, rồi chấp mà không làm gì hết thì không được.
....Huynh nghĩ sao khi lúc làm con người đầy đủ tứ đại, ngũ uẩn, căn, trần, thức, mà không kiến tánh được, mà lúc tứ đại đã rã, ngũ uẩn đã diệt, trần thức đã mất chỉ còn lại một căn chu du nơi vô sắc thì lấy gì để hiểu để học Phật??? lấy gì để cảm , để thọ lấy đâu ra vọng để nương mà hiển chân??
Đúng làm người khó được, và chỉ có làm người mới dễ tu hơn là những chúng sanh ở cõi trời, a tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Nhưng cũng không phải thật dễ, phải có dụng công tu hành thì mới được.

Chổ nầy mới đáng chú ý. Giả như ta Kiến Tánh trong đời này không được, tức sẽ còn trầm luân trong vòng luân hồi sáu nẻo, vô thường mau đến, tứ đại phân ly, thì sao? Thì chính là uổng được làm người, được biết Phật Pháp vậy. Cho nên đức Phật sót thương đời mạt pháp, tuyên thuyết Kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ và những Kinh Tịnh Độ khác khuyên chúng sanh Tín Nguyện Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Do bởi nhờ vào Tha Lực Đại Bi Nguyện của Phật A Di Đà mà ta có thể vãng sanh Cực Lạc khi hết báo thân nầy. Ta về cõi Phật thì vĩnh viển không còn bị luân hồi đọa lạc nửa, và về cõi Phật thì gặp phật nghe pháp tu hành cũng sẽ đồng Kiến Tánh, chứng Vô Sanh, lên ngôi Bất Thối Chuyển, chống thành Vô Thượng Chánh Giác.


Tu chỉ có một con đường là giải thoát mà giác ngộ là khởi điểm. Tổ đã dùng chữ "vãng sanh nơi cực lạc" nói rõ, chỉ là sanh ra như khách vãng lai nơi cực lạc..đến rồi đi. Tổ đã minh chứng làm người ai ai cũng đã từng vãng sanh nơi cực lạc ngay trong đời này và ngay ở cõi quốc độ này. Chẳng qua chúng ta vãng qua mà không biết. Ngay bản thân Huynh đã từng vãng qua bao sát na cõi cực lạc. Tổ nhắc ta nên "nhận biết nó là khai ngộ tức thì". Tổ nào có nói...thoát sanh tử rồi mới kiến tánh đâu..bởi thoát sanh tử thì Ta đã thành Phật.
Giác ngộ như ông nói có lẽ phải có nhiều ý nghĩa và cấp bực. Nếu như ông nói Giác Ngộ tức là Ngộ Nhập Tri Kiến Phật, hay Kiến Tánh đi nữa thì tôi nghĩ trên đời nầy khó tìm được người đếm trên ngón tay! Và Phật pháp có lẽ không còn tồn tại nữa!

Vì sao? vì nếu cho rằng muốn giải thoát sinh tử, trước phải kiến tánh thì trên đời nầy hiện nay có bao nhiêu người kiến tánh rồi?

Đa số là phàm phu chưa kiến tánh còn tham sân si đầy dẫy! Vậy họ phải kiến tánh mới giải thoát thì có lẽ họ chết trước khi kiến tánh rồi, và tiếp tục luân hồi mãi.

Không biết rằng Phật Đại Từ Bi, mở bài phương tiện nhiệm mầu Tịnh Độ cho những ai muốn giải thoát sanh tử vãng sanh về cõi Tịnh Độ như Cực Lạc trong đời nầy vẫn được. Chỉ cần tu hành đúng pháp thì sẽ được.

Bồ Tát Phổ Hiền Trong Kinh Hoa Nghiêm và hoa tạng hải chúng còn nguyện sanh Cực lạc.
Tổ Mã Minh còn tán thán Tịnh Độ pháp môn
Tổ Long Thọ còn nguyện sanh Cực Lạc.
Tổ Huệ Viễn, Thiện Đạo, Vĩnh Minh, Tổ Liên Trì, Tổ Ngẫu Ích, Mộng Đông v.v...
Cho đến các vị cận đại Ấn Quang, Khánh Anh, Thiện Hoa, Thiện Hòa, Thiền Tâm, Trí Tịnh v.v...

Đều là những bậc hiểu biết Phật pháp rất sâu có lẽ đã đọc cả Đại Tạng Kinh, thâm hiểu thiền tông, có người đã Kiến Tánh, Ngộ Đạo, vậy mà các ngài vẫn nguyện vãng sanh Cực Lạc.

Tuy có Văn Tự Bát Nhã hiểu biết "đất đai đại địa núi song v.v... đều là Như Lai Tạng Diệu Chân Như Tánh" và hiểu rằng "tất cả pháp hữu vi như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển" nhưng chỉ là cái hiểu, chưa phải là cái chứng được.

Cũng như hiểu cõi Tịnh Độ mười phương chẳng ngoài Như Lai Tạng. Hiểu những gì có hình tướng đều là mộng huyễn. Nhưng cái hiểu nầy vẫn chưa có khả năng giúp ta liễu thoát sinh tử.

Cũng như hiểu núi sông ở cõi mình đang ở chẳng ngoài Như Lai Tạng, và hiểu núi sông đều là mộng huyễn mà hiện chúng ta vẫn đang sống với nó, vẫn cho nó là có thật, vẫn còn chấp lấy nó không thô cũng chấp vi tế. Vì thế khi mang tiền ra bố thí kẻ khác ta vẫn còn phân biệt đây là tiền của ta, ta bố thí cho người, ta vẫn còn ăn cơm, mặt áo, ta vẫn còn thấy cức là hôi thúi khác với thân mình nên tránh xa....

Nếu đã thật chứng nhập Như Lai Tạng thì không có phân biệt vì tất cả đều là Như Lai Tạng kia mà! Nhưng ta hiện vẫn còn phân biệt nhiều lắm!

Tông Tịnh, tông thiền, tông mật...đã dùng chữ tông thì không phải lời Phật dạy..đó chỉ là những phương tiện các Tổ hỗ trợ chúng sanh cõi Quốc Độ đạt được niềm tin tuyệt đối..khởi hành trò chơi lớn.
Thiền, mật, tịnh đó là ba giai đoạn tiếp nối thứ tự trên con đường giải thoát với điều kiện là hiểu ý rốt ráo của Thiền, mật và Tịnh.
[/quote]

Ông nói vậy không chuẩn!

Các Tôn Thiền Tịnh Mật, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Duy Thức v.v... đều là dựa vào Kinh Điển của Phật mà tu hành. Do vậy đó chính là lời Phật dạy. Chư Tổ chẳng qua đi trước sáng mắt tự chọn một phương pháp thích hợp với mình mà tu và giúp chúng ta đời sau rỏ một đường đi, đường nào thích hợp với mình thì mình đi đường đó, vì căn tánh căn cơ chúng mình có muôn vàng sai biệt. Cho nên phải có nhiều pháp để tương ứng.

Kinh A Di Đà, Kinh Lăng Già, Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm v.v... đều là Kinh do Phật dạy cả. Chư tổ thấy đại tạng rộng lớn không dễ gì học hết trong một đời, nên chọn một bộ kinh theo đó tu hành trọn đời. Vì vậy ai có duyên với bộ kinh nào thì học hành bộ kinh đó mà thôi.

Mong ông suy sét kỹ mà hành sự, kẻo đi lạc đường thì uổng được thân người khó được, phật pháp khó nghe nay đã được nghe vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Dainadi
Bài viết: 27
Ngày: 10/11/09 10:08
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: A DI DA PHAT (TOI CAN SU GIUP DO)

Bài viết chưa xem gửi bởi Dainadi »

Theo Kinh Kim Cang, phước huệ song tu có nghĩa là:
"bố thí mà không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng và thọ giả tướng"
Không nên cho rằng phật cho việc bố thí tu phước là sai, là không tốt rồi đâm ra không làm gì hết. Mình vừa tu bố thí, nhưng cũng vừa quán chiếu không có ta, có đối tượng để bố thí, vật và người nhận bố thí. Như vậy mới gọi là phước vô lậu.


Kính Huynh!
Huynh viết hay quá, đọc thật là sướng cám ơn Huynh. Nhưng cái biết lại không vui nên vài lời cùng Huynh.
Theo đệ chẳng có gì sai, chẳng có gì đúng cả mà chỉ có sự Thật và không Thật mà thôi.
Bố thí vô tướng chính là bố thí ba la mật. Chỉ trong trạng thái Chánh Định thì huệ (nói) mới thật. Muốn chánh định thì phải Kiến Tánh. Mọi kinh Phật thì rốt cuộc cũng dắt tới một đường mà thôi. Phước hữu lậu là còn cầu mà còn cầu thì còn sanh tử con đường này chỉ là một phương tiện dẫn dắt ta về con đường Tu chứ chưa phải là đường tu. Mục đích của mọi Pháp môn là tìm ra bản gốc của mình (kiến tánh), biết ta là ai đã rồi hãy học Phật. Chính vì vậy mà Đức Bổn Sư miệt mài sáu năm rồi phải quay về "gốc" Bồ Đề ..từ đó Ngài đã tìm ra Chân Lý.

..Bố thí và quán chiếu không có ta..vậy xin hỏi Huynh ai quán "không có ta"??? Ai biết không có đối tượng, không có vật và không có người nhận bố thí?? Cái gì nó biết ta đang quán chiếu "không có ta"?? Tài sản này có ai không có không? (Phước, Tài, Lữ, Địa là đây)

Bắt buộc tu Phật Pháp là phải thực hành và hành động. Không chỉ là đúng mà là quá đúng! đó là sự thật. Nhưng thực hành cái gì? và thực hành như thế nào? thì lại hoàn toàn khác.

Vì sao? vì nếu cho rằng muốn giải thoát sinh tử, trước phải kiến tánh thì trên đời nầy hiện nay có bao nhiêu người kiến tánh rồi?

Vậy mới là cái vi diệu của Phật Pháp, nếu không thì Đức Phật đã chẳng phải "bị" các Chư Thiên cầu xin mãi Ngài mới ở lại cõi quốc độ này 49 năm. Kiến tánh rồi mới bắt đầu học Phật, chính vì vậy các Tổ đã kiến Tánh chỉ nguyện "sanh" Cực Lạc chứ không "vãng sanh " Cực lạc.

Nhưng không phải không có..Nhân duyên là đây..Đệ không hiểu tại sao? nhưng Đệ biết ngay trong diễn đàn này..ngay trong topic này đã xuât hiện người kiến tánh. Ngài “này” nói (viết) rất ít, nghe (đọc) thì nhiều. Mỗi lời viết chắc như đinh đóng cột..đọc vào thấy một lực phi phàm. Một cái rốt ráo của Sinh Tử. Mong Huynh tìm ra còn Đệ cũng bắt đầu hành trình đi tìm vị này mà thôi.

Như vậy “kiến tánh” là làm được là có thật trong cõi quốc độ này. Niềm tin là chắc chắn.


Các Tôn Thiền Tịnh Mật, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Duy Thức v.v... đều là dựa vào Kinh Điển của Phật mà tu hành. Do vậy đó chính là lời Phật dạy.

Vấn đề này khó nói lắm, văn tự không thể diễn tả nổi. Nhưng là đề tài tuyệt hay, nói và nghe được quả thật là Phước vô lậu to lớn. Đệ chân thành cám ơn Huynh.

Huynh có kiến thức rất lớn đệ ngưỡng mộ, chỉ cầu mong rằng mỗi ngày mỗi sát sự thật hơn.
Kính


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: A DI DA PHAT (TOI CAN SU GIUP DO)

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: A DI DA PHAT (TOI CAN SU GIUP DO)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Dainadi"]chẳng có gì đúng cả mà chỉ có sự Thật và không Thật mà thôi.


Nếu nói vậy thì cũng chẳng có gì thật và không thật.

Bố thí vô tướng chính là bố thí ba la mật. Chỉ trong trạng thái Chánh Định thì huệ (nói) mới thật. Muốn chánh định thì phải Kiến Tánh. Mọi kinh Phật thì rốt cuộc cũng dắt tới một đường mà thôi. Phước hữu lậu là còn cầu mà còn cầu thì còn sanh tử con đường này chỉ là một phương tiện dẫn dắt ta về con đường Tu chứ chưa phải là đường tu. Mục đích của mọi Pháp môn là tìm ra bản gốc của mình (kiến tánh), biết ta là ai đã rồi hãy học Phật. Chính vì vậy mà Đức Bổn Sư miệt mài sáu năm rồi phải quay về "gốc" Bồ Đề ..từ đó Ngài đã tìm ra Chân Lý.


Theo như ông nói thì Kiến Tánh đã bị hạ thắp, chẳng qua chỉ là cái kiến tánh trên mặt hiểu biết Kinh Lăng Nghiêm gọi là "Kiến Tinh chứ chưa phải Kiến Tánh".

Tất cả Thừa, tất cả tông đều đồng một vị là vị "giải thoát" Kinh Pháp Hoa. Tu pháp nào cũng được không chỉ bắc buộc vào một pháp nào. Bởi vì dù là quyền, thiệt, hạ, thượng, tiệm đốn cũng cùng một mục đích giác ngộ giải thoát.

Nếu không học thì chẳng thể biết ta là ai, và làm cách nào để biết ta là ai. Do vậy Phật giáng thế làm Đạo Sư. Nếu không có Phật dạy học thì chúng sanh khó mong được giác ngộ giải thoát. Cho nên không hẳng kiến tánh rồi mới học hành phật pháp. Mà ngay khi học hiểu rồi theo pháp tu hành mới mong như nguyện.


..Bố thí và quán chiếu không có ta..vậy xin hỏi Huynh ai quán "không có ta"??? Ai biết không có đối tượng, không có vật và không có người nhận bố thí?? Cái gì nó biết ta đang quán chiếu "không có ta"?? Tài sản này có ai không có không? (Phước, Tài, Lữ, Địa là đây)


Không Ta (vô ngã) có nghĩa là cái thân giả hợp tứ đại ngũ uẩn nầy là "Chúng duyên nhi sanh". Cho nên không thật có. Nhưng chớ bảo không có! Có mà không thật có. Sanh không thật sanh, diệt không thật diệt. Còn Như Lai Tạng Diệu Chân Như Tánh thì vẫn thường hằng bất biến không động dù các hiện tượng sự vật có hiện tướng sanh trụ dị diệt, thành trụ hoại không v.v... Bởi vì Như Lai Tạng là bản thể của muôn pháp. Như Lai Tạng là muôn pháp, muôn pháp là Như Lai Tạng.

Cho nên nói "vô ngã" tức là nói về "chúng duyên nhi sanh" tức là không thật có, không phải nói rằng ta không có Như Lai Tạng, Chân Tâm v.v... Chớ nên hiểu lầm!


Bắt buộc tu Phật Pháp là phải thực hành và hành động. Không chỉ là đúng mà là quá đúng! đó là sự thật. Nhưng thực hành cái gì? và thực hành như thế nào? thì lại hoàn toàn khác.


Có nhiều phương pháp để tu, Phật là Vô Thượng Y Vương có thể có nhiều thuốc linh dược để trị nhiều chứng bịnh. Không phải chỉ có một linh dược trị cho một loại người bịnh. Như người ta bị cao máu uống thuốc trị cao máu liền hết. Ta bị tiểu đường mà uống thuốc cao máu thì bịnh không giảm mà còn tăng!


Vậy mới là cái vi diệu của Phật Pháp, nếu không thì Đức Phật đã chẳng phải "bị" các Chư Thiên cầu xin mãi Ngài mới ở lại cõi quốc độ này 49 năm. Kiến tánh rồi mới bắt đầu học Phật, chính vì vậy các Tổ đã kiến Tánh chỉ nguyện "sanh" Cực Lạc chứ không "vãng sanh " Cực lạc.


Vãng mà không vãng mới thật vãng. Sanh mà không sanh mới thật sanh. Vì rằng Như Lai Tạng không sanh không diệt. Tự Tánh Di Đà, không sanh không diệt. Nhưng sanh diệt theo "chúng duyên nhi sanh". Nói tướng thì có sanh, nói tánh thì vô sanh. Như hồi nãi có nói "có nhưng không thật có vì vậy chớ nói rằng hoàn toàn không có". Nhưng hiện nay ta chưa Hoàn Toàn Giác Ngộ như Phật thì không thể nói Vô Sanh, vì ta chưa chứng biết giai đoạn đó. Có nói cũng chẳng qua lời phật tổ hiểu đại khái vậy mà thôi.

Chúc an lạc.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: A DI DA PHAT (TOI CAN SU GIUP DO)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

A Di Đà Phật.

Hồi sáng tôi hơi gắp đi làm nên viết nhanh đại. Bây giờ xin nói tiếp đôi lời.

Trước hết xin cám ơn hợp tác để cùng học hỏi đề tài nầy.

1. Nhứt Tâm Tam Quán của Tông Thiên Thai: Giả, Không, Trung:

Giả: Trước khi tu phải Quán vạn vật là giả là huyễn. Bởi vì người đời ai cũng cho vạn vật là thật sanh chấp mê.
Không: Khi đã quán giả rồi thì sợ người chấp có nên dạy Quán vạn pháp giai không.
Trung: Vì sợ chấp vào không thành Nhị Thừa nên phải dạy quán trở lại Trung (tức trung đạo quán) rằng tuy là "vạn pháp giai không" nhưng không phải hoàn toàn không như Long Rùa Sừng Thỏ. Mà là "Có mà không thật có" vì là "giả chúng duyên nhi sanh". Vì vậy tuy có mà không, tuy không mà có.

2. Chân Không Diệu Hữu:

Có mà không thật có mới là Diệu Hữu.
Có mà không thật có mới là Chân Không.
Không mà không thật không mới là Diệu Hữu.
Không mà không thật không mới là Chân Không.

3. Tổ và Đệ Tử Đàm về ăn rau:

Tôi quên tên vị tổ nầy nhưng đại khái như vầy. Một hôm ngài đi dạo sau vườn chùa thấy mọi người đệ tử trồng rau cải. Ngài cầm bó cải lên nói: "cải nầy ăn tốt lắm, bổ dưỡng".

Người đệ tử kế bên trả lời: "Nó vốn chẳng có ăn".

Tổ bảo: "Tuy vậy nhưng vẫn phải ăn".

Thế thì chúng ta biết ông đệ tử bảo "nó vốn chẳng có ăn" là nói cái Chân Tâm của mình vốn không sanh không diệt, không ăn không uống, không đến không đi, không vãng không sanh v.v... Hiểu vậy tốt, nhưng tổ đáp: "tuy vậy nhưng vẫn phải ăn" là bởi vì ta còn mang cái thân người, vẫn chưa chứng được cái chân tâm đó. Cho dù có hiểu có nói "nó chẳng ăn" nhưng "cũng phải ăn" vì chưa chứng được cái đó.

Đang Tu thì:

Tuy nói không ăn nhưng vẫn phải ăn
Tuy nói không sanh nhưng vẫn sanh
Tuy nói không có vẫn có

Đã Chứng thì:

Tuy nói không ăn nhưng vẫn thị hiện ăn
Tuy nói không sanh nhưng vẫn thị hiện sanh
Tuy nói không có nhưng vẫn thị hiện có

Chúng ta là người đang tu, vẫn chưa tu chứng cho nên hiểu rằng "Chân Tâm vốn không ăn, không sanh, không diệt" nhưng thân nầy vẫn phải "ăn, vẫn phải sanh, vẫn phải diệt" theo định luận vô thường. Vì vậy có sanh vào thế giới ta bà, có sanh sang cõi Cực Lạc. Hằng ngày ta thấy nhiều trẻ em được sanh ra tại bệnh viện đó là sanh đó! Cũng thế, hằng ngày cõi Cực Lạc cũng có những hoa sen nở rộ, chúng sanh được sanh ra từ bông sen đó ở cõi Phật đó. Chớ bảo rằng chẳng có! chẳng sanh!

Khi chúng ta tu Chứng thành Phật Bồ Tát rồi thì sao? Thì ta vẫn "thị hiện ăn, thị hiện sanh, thị hiện có". Như Phật Thích Ca đã thành Phật từ vô lượng kiếp mà vẫn thị hiện sanh vào cõi ta bà nước ấn độ, rồi thị hiện cưới vợ sanh con, rồi xuất gia, cầu đạo, hành đạo, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn v.v....

Kinh Kim Cang lúc mở đầu cũng nói phật đi kinh hành, thọ trai, rửa bác, trải toà ngồi dưới góc cây. Đấy chớ bảo rằng không có! Có mà là thị hiện có như vậy để độ sanh. Nếu không thì làm sao độ sanh? Cho nên Chứng thành Phật Bồ Tát mà vẫn "thị hiện có" "hóa thân".

Ví như tôi hiện ở nhà tôi, vậy mà đã hiện ra ở nhà quý vị rồi qua internet, mạng v.v...

4. Ta Bà Cực Lạc Tướng Tánh:

Ta hiện đang ở cõi Ta Bà, có núi sông, tv, mái vi tính, cơm cháo, thân mạng áo quần vv.... đó là có chớ bảo rằng không. Cõi Cực Lạc cũng đang hiện có như cõi Ta Bà nầy, vậy cũng chớ bảo rằng không.

Ta Bà Cực Lạc cũng đều là Như Lai Tạng Diệu Chân Như Tánh biến hiện ra.

Chớ bảo rằng không có Phật Thích Ca thị hiện, bởi vì lịch sử ở ấn độ còn rỏ ràng như thế.
Chớ bảo rằng cõi ta bà không có vì rằng ta hiện đang sinh sống nơi nầy.

Vậy thì:
Chớ bảo rằng Phật A Di Đà không có, vì nếu không có thì Phật Thích Ca cũng không có, ai dạy ta Phật Pháp?
Chớ bảo rằng cõi Cực Lạc không có, vì nếu không thì cõi ta bà cũng không, vậy ta hiện đang sống nơi nào?

Và cũng chớ bảo rằng cõi Ta Bà là Cực Lạc, nơi đây là Tịnh Độ, nếu Ta Bà là Tịnh Độ thì sao chẳng bảo cức thúi tức là chiên đàn, đất cát là vàng ngọc?

Do vậy hiểu ngược lại:

Chớ chấp rằng Như Lai có 32 tướng, đức Như Lai Thích Ca là thân gì hình dạng ra sao, rồi cho Như Lai có sanh diệt bởi vì Như Lai vốn vô tướng, Như Lai vốn vô sanh vô diệt.

Chớ chấp cõi Ta Bà, cõi Cực Lạc ngoài Như Lai Tạng Diệu Chân Như Tánh, vì rằng Thể Tánh Chân Như thì Ta Bà Cực Lạc bất nhị, và không ngoài Như Lai Tạng của chính mình.

Cho nên có là có theo Tướng. Vốn không một vật là nói theo Tánh.

Đại Sư Thần Tú: Bụi dính kiến phải lao
Đại Sư Huệ Năng: Bổn Lai vô nhất vật.

Tuy hiểu bổn lai vô nhất vật đó, mà hằng ngày vẫn phải lao chuồi bụi mới mong chứng được bổn lai. Nếu không thì khi cận tử nghiệp đến theo đó mà tiếp tục sanh tử luân hồi.


5. Vua A Dục Đọa Làm Rắn Thần:


Vua A Dục nổi tiếng là vị vua rất hâm mộ Phật Pháp, cả đời ông giúp đở truyền bá phật pháp. Ông chính là Phật Tử Tại Gia, ông cũng nghe giảng pháp từ các bậc thánh tăng thời xưa, cũng có tu tập đó chứ, cũng biết ông vốn sẵn có chân tâm tự tánh đó chứ!

Vậy mà khi cận tử nghiệp đến lúc lâm chung, người hầu sơ ý làm rót cây quạt trên đầu ông, khiến ông nỏi giận mà qua đời, vì qua đời trong cơn giận mà ông đọa làm rắn thần.

Sau nầy nhờ có con ông là thái tử xuất gia, tu chứng thánh quả mà nhập định thuyết pháp cho rắn thần mà rắn siêu thoát.

Thế thì bài học đó dạy ta cái gì?

Giứt sạch Ngũ triền: tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến không phải dễ! Bởi vì ta có tham sân si v.v... đã từ vô thỉ lịch kiếp, nói dẹp sạch thì không phải dễ dàng.

Hiểu biết đạo và tu như vua A Dục mà còn nỏi sân lúc lâm chung.

Nếu không sạch tham sân si mạn nghi tà kiến thì ta không liễu thoát sanh tử được trong hiện đời. Nếu được thì cũng chỉ thành A La Hán mà thôi.

Mà căn tánh người thời xưa như thời vua A Dục rất lanh lẹ sáng hơn ta hiện đời nhiều, vậy mà ông lúc lâm chung vẫn còn sân bị đọa.

Bởi thế Phật dạy cho chúng ta con đường tắc Tây Phương, bảo có cõi Cực Lạc, có Phật A Di Đà, khuyên chúng ta muốn thoát sanh tử trong một đời phải tín nguyện niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Nhờ vào bi nguyện của Phật A Di Đà để lên bờ giải thoát, giác ngộ.

Cho nên "các ngươi nếu có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi cực lạc, vì sao? Vì đặng cùng với các bậc thượng thiện nhân câu hội một chổ" - Kinh A Di Đà.

Còn nếu không thì ai muốn chọn pháp nào tu cũng được tùy căn duyên thích hợp, nhưng có bảo đảm một đời nầy chứng A La Hán không thì tự mình chiêm nghiệm lấy.

Sau cùng xin nói rằng:

Những gì tôi viết đúng là đúng theo tri kiến phàm phu học hiểu được. Nhưng đối với bậc đã giác ngộ thì bài viết tôi rất đáng thương sót!

Ví như người mù sờ tai voi cho là cái quạt mo. Sờ đuôi voi như là cái chổi chà. Cho nên chưa chứng thì nói gì cũng không trúng.

Tôi hiểu sao viết vậy là trên chữ nghĩa kinh sách Phật và Tổ. Nhưng cũng chưa thật chứng được cảnh giới như Phật như Tổ nên không biết gì về cảnh giới đó để nói thêm.

Chư Phật Tu 3 đại A Tăng Kỳ Kiếp mới thành Phật, mới thị hiện ngồi dưới cây Bồ Đề Thành Phật dễ dàng. Ta cũng vậy, không thể ngồi xuống là thành Phật ngay mà phải tu và tiếp tục tu.

Kính mong đại chúng "văn, Tư, Tu" và tiếp tục "Tu" chứ đừng dừng lại nơi cái học hiểu cho đó là được gì thì may mắn lắm.

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Dainadi
Bài viết: 27
Ngày: 10/11/09 10:08
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: A DI DA PHAT (TOI CAN SU GIUP DO)

Bài viết chưa xem gửi bởi Dainadi »

Kính Huynh!
Trao đổi với Huynh thật thú vị! Đệ vội gởi huynh vài dòng trước khi ra sân bay kẻo mất một huynh đệ.
Lhasa đã thực sự trở lạnh, đệ chịu không nổi. Ở đây rất nhiều vị đã mở Kundalini họ thoải mái lắm. Đệ quay về bắc kinh rồi mới tạm trú vài tuần ở Darhashamla Ấnđộ, rồi mới trở về VN. Hy vọng ở đó có thể liên lạc với huynh.
Kính chúc Huynh vui an lạc, hẹn ngày tái ngộ ở forum này.
Kính


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách