Sự Tương Quan Chặt Chẽ Giữa Nghiệp Và Đời Sống

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Sự Tương Quan Chặt Chẽ Giữa Nghiệp Và Đời Sống

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Nay xin đúc kết những kinh nghiệm bản thân và kiến thức được biết!

Về chữ Nghiệp hiểu một cách đơn giản nhất chính là những hành động có dụng ý từ Việc Làm, Lời Nói và Suy Nghĩ. Nói một cách bao quát là tất cả những gì được xuất phát từ ba hành vi trên trong mỗi giây phút hằng ngày đều có Nghiệp cả, gồm có nghiệp tốt, nghiệp xấu hay nghiệp không tốt không xấu. Và chúng ta phải biết rằng khi Nghiệp đã được tạo ra thì chúng ta phải trả cho những nghiệp đó, nó không hề mất đi.

Một ví dụ dễ hiểu và rất rõ ràng để ta thấy rõ chữ Nghiệp: Khi ta ném một viên đá vào cửa kiếng, Nhân là hòn đá được nén, Quả là cửa kiếng bể. Trên đây chưa thực sự là kết thúc; vì 1 nghiệp được tạo ra thì sẽ dẫn đến nhiều quả. Không phải chỉ có cửa kiếng bể thôi, mà chúng ta sẽ mất thêm một khoảng tiền để thay kính khác, nhưng có thể số tiền đó ta đang cần dùng cho một việc quan trọng khác nữa. (Thế Nào Là Nghiệp - Hòa Thượng U. Thittila).

Nếu bạn suy nghĩ thật kỹ thì bạn sẽ thấy nó đúng như thế trong mọi sự việc. Cho nên chúng ta càng phải cẩn trọng trong từng hành vi của đời sống. Vì thế chúng ta nên sống một lối sống mà tình thương lan tỏa, lúc nào cũng phải nghĩ đến người khác và điều hòa trong cuộc sống, ta phải càng làm nhiều việc thiện.

Một điều chúng ta phải biết: Ta phải gặt cho hết những gì chúng ta tạo, trong đó bao gồm có nghiệp lớn và nhỏ (nghiệp nặng và nhẹ). Trong quan điểm này đối với những người vô minh thì đúng; nhưng đối với người có tri kiến thì không hoàn toàn là bế tắt. Bởi cuộc đời được mắc xích và logic với nhau một cách chặt chẽ, phải nói rằng nó không bao giờ có được kẻ hở. Phật Giáo không bao giờ chấp nhận về học thuyết “Định Mệnh” (do một thần linh nào đó sắp đặt) và học thuyết “Ngẫu Nhiên”. Nhưng ta có thể dùng tạm hai chữ vận mệnh để giải thích cho Luật Nhân Quả này. Nay xin nói rằng cuộc đời của chúng ta được sắp đặt sẳn nó không hoàn toàn là sai, Ví như một đứa bé mới sinh ra đã mắc phải căn bệnh quái ác hay vào một gia đình nghèo, khổ cực nào đó; là ta nhận thấy con người đó phải trả cho nghiệp quả đời sống trước đây. Ta thấy rõ ràng đây chính là sự sắp đặt trước (có thể gọi là vận mệnh, nhưng phải hiểu do chính bản thân ta quyết định điều này).

Như một đường cong biểu hiện cho cuộc đời đầy bất trắc, không êm ấm; đó là vì do nghiệp ta gieo trước đây nay ta phải chịu. Nhưng đường cong này sẽ được ta bẻ lại cho ngay thẳng bằng cách tích lũy thiện phước trong đời sống hằng ngày. vì tính tình của chúng ta sẽ xứng đáng với đời sống của chúng ta.

Cái quan trọng khác chính là sự liên kết với nhau mà tồn tại, một ví dụ: một gia đình gồm có ba, mẹ, 2 con. Nếu như người cha và mẹ sống không lương thiện, với lối sống lừa gạt, vay tạo nhiều mà không tích thiện phước thì chắc rằng dẫn đến hai đứa con cũng phải chịu cảnh không hạnh phúc và sẽ khó khăn cho đời đứa con, có thể ảnh hưởng đến đời cháu. Nhưng bổn phận người con không có quyền than trách mà phải lo sống tốt đẹp và khuyên bảo cha mẹ, vì khi sinh vào một gia đình khổ đau như vậy là do nợ duyên với người cha mẹ đó, ta đã vay tạo thì nay ta phải trả. Nhưng khi cha mẹ sống tốt đẹp thì đứa con cũng sẽ được hưởng sự thoải mái về đời sống và đứa con sẽ được thụ hưởng những phẩm hạnh tốt và khi có phẩm hạnh tốt thì điều tốt đẹp sẽ đến. Phải nói rằng đứa con chịu ảnh hưởng của ba mẹ là hoàn toàn, từ hình dáng, tính cách, hành vi cư xử… (Đối với các bậc cha mẹ nên đọc tác phẩm Giáo Dục Trong Gia Đình của HT Dhammananda). Tức là vậy khi mà một điềm đầu tốt đẹp thì có thể kéo theo sau những điều tốt đẹp, ngược lại thì ta đã hiểu. Vì cuộc đời là một chuỗi mắc xích lẫn nhau, lý thuyết này rất phù hợp với tự nhiên.

Chúng ta không cần phải hiểu hết tất cả kết quả của nghiệp, như làm điều này sẽ sinh ra điều kia. Vì nếu là như vậy thì chúng ta không bao giờ thật sự có tình thương (tấm lòng) và chúng ta chỉ được sự mong cầu nhiều hơn mà thôi, chúng ta phải biết rằng ta sống trong cuộc đời này vì mọi người chứ không phải vì mình nhiều quá. Lấy một ví dụ Có một người B đến xin ăn một người A, nhưng trong lòng người A này vô cùng ghét cay đắng, sân hận người B này lắm, chỉ mong muốn xua đuổi người B này đi mà thôi, nhưng không thể từ chối không cho người A vì có nhiều người xung quanh lúc đó (tức người A nay mang lớp vỏ của người nhân nghĩa), nếu bạn đóng vai là một người C thì bạn nhận thấy người A là người xấu hay tốt ? và bạn có thường đem những đều tốt đẹp chia sẽ cho người A (xấu xa) đó không?. Nhân quả cũng vậy, nó sẽ xét trên chiếc cân công lý rằng bạn có thực sự xứng đáng với điều mà bạn mong muốn hay không? Vậy thì những điều tốt đẹp có thật sự xứng đáng với loại người có tấm lòng ích kỷ, xấu xa hay không? Nhân quả chỉ xét đoán tấm lòng chân thật của bạn mà thôi.

Người xưa có nói một câu: Đời xưa trả quả thì vay, Đời nay trả quả một giây nhãn tiền

Vào thời Đức Phật có một đạo giáo Ni Liên Kiền Tử, Đạo này chủ trương học thuyết rằng những gì ta thụ lãnh hôm nay là do nghiệp trong đời quá khứ ta đã tạo gây. Trong quan điểm này Đức Phật không hoàn toàn chấp nhận, Vì Ngài biết rằng con người không nhất thiết là gieo tạo hôm nay thì sau nay mới gặt hái mà chúng ta có thể sẽ gặt hái ngay khi ta gây tạo nghiệp tốt xấu, khi mà duyên đã đủ. Lời dạy của Ngài phù hợp hoàn toàn với những trãi nghiệm của người xưa.

Vì Đức Phật dạy rằng tất cả mọi vạn vật không thể tự nhiên mà sinh khởi mà là do duyên mà chúng mới xuất hiện, với khoa học đòi thực tế cũng bác bỏ về thuyết ngẫu nhiên. Giống như một đứa bé ra đời cần phải hội đủ 3 yếu tố mới có một sự sống. Ngài dạy: “ Khi cha mẹ đến với nhau, mà không đúng thời kỳ mang thai của người mẹ, không có một thức tái sinh đi vào thì sẽ không có một chủng tử hình thành. Khi cha mẹ đến với nhau, ngay thời kỳ mang thai, mà không có một thức tái sinh thì một chủng tử cũng không được hình thành. Khi cha mẹ đến với nhau, đúng thời kỳ người mẹ mang thai, khi có một thức tái sinh đi vào thì một đứa bé mới được hình thành.”

Bởi vì luật của Nhân Quả nó tự sắp xếp cho chúng ta mà không cần ta phải biết hay bận tâm đến, ta không thể hiểu được hoàn toàn ngoại trừ các vị Phật Chánh Đẳng, Chánh Giác. Con người thường nói danh từ “xui khiến”, phải nói rằng “duyên đã đến” mới hợp lý. Đồng thời rằng hai danh từ “May Mắn và Xui Rủi” thật không thích hợp đối với những người có cái nhìn tri kiến. Mọi chuyện đến với chúng ta đều có một cái nguyên nhân rõ ràng mà chúng ta không để ý đến điều mà mình đã làm trước đó, khi chuyện toại nguyện đến là chúng ta biết chúng ta đã làm những hành động đúng, khi điều đau khổ, bất toại nguyện đến là chúng ta biết chúng ta đã làm sai.

Kết luận: Chúng ta là người quyết định cho số phận của chính mình, cho dù là người thân đến đâu đi nữa thì nghiệp ta gieo thì chính ta là người phải gánh trách nhiệm đó, nhưng ta sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh nữa. Vì thế việc tốt do ta làm càng làm cho thế giới trở nên tốt đẹp.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Sự Tương Quan Chặt Chẽ Giữa Nghiệp Và Đời Sống

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Khi ta ném một viên đá vào cửa kiếng, Nhân là hòn đá được nén, Quả là cửa kiếng bể.
nhân là ý muốn ném viên đá vào cửa kiếng, quả là cánh tay di động để ném, quả sinh theo nữa là sự di động của hòn đá từ lòng bàn tay đến kiếng, quả sinh theo nữa là sự bể của kiếng, quả có thể sinh theo nữa là có người bị thương vì mảnh kiếng, và có thể có thêm quả xấu sinh theo nữa ... cho nên quả của sân, của tham có thể thành ra khó lường, tốt nhất ta luôn tự cảnh niệm đừng để tham sân làm ta mất khôn
:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Sự Tương Quan Chặt Chẽ Giữa Nghiệp Và Đời Sống

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay tạo nghiệp vô số chỉ vì những thứ "không thật có". Và do nghiệp đã tạo phải luân hồi sanh tử cũng chỉ vì những thứ "không thật có".

Hiện tại ta cũng sống trong thế giới "không thật có", và tiếp tục làm những thứ "không thật có".

Nghe mà rùng mình, đáng hổ thẹn, thật dạy khờ!
Nhưng nếu biết những thứ "không thật có" mà giác tỉnh thì ngay nơi đó được giải thoát.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Sự Tương Quan Chặt Chẽ Giữa Nghiệp Và Đời Sống

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Có lý thật. Thế giới này thực sự chỉ là một giấc mộng mà thôi. Với con người nào còn bám chấp vào điều gì nơi cuộc sống này thì không khác gì họ đang cố gắng giữ mãi một viên nước đá trong tay của mình. Họ chỉ sống trong ảo mộng. Chúng ta giống như một đứa trẻ cười khóc trong tuồng kịch; sau khi màn kịch đã hạ thì nhìn lại chỉ thấy thẩn thơ lủi thủi trong dòng người xa lạ. Không có chút lợi ích chi mà chỉ hoang phí thời gian vô ích.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách