Vô Minh

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn" (thấy biết mà giữ sự thấy biết tức là góc của vô minh) - Kinh Lăng Nghiêm

Vì vậy cho nên:
"Tùng vô thỉ lai lưu chuyển sinh tử, giai do bất tri thường trụ chân tâm, tánh tịnh minh thể" (Từ vô thỉ kiếp đến nay ta cứ mãi sanh tử luân hồi chỉ vì không biết chân tâm thường trụ thể tánh tịnh minh của mình sẵn có) - Kinh Lăng Nghiêm

Vậy muốn hết vô minh thì:

"Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn" (thấy biết mà không giữ sự thấy biết đó là Niết Bàn) - Kinh Lăng Nghiêm

Mà muốn được vậy thì có nhiều cách phải tập, như là:

1. "Quán Tự Tại Bồ Tát Chiếu Kiến Ngũ Uẩn Giai Không Độ Nhứt Thiết Khổ Ách... Vô Vô Minh, Diệt Vô Vô Minh Tận..." (Bồ Tát Quán Tự Tại, quán chiểu một cách tường tận tự tại rằng ngũ uẩn đều là không thật có, cho nên qua hết thẩy khổ ách ..... vì vô minh không có tự thể, nên cũng không có cái hết vô minh) - Tâm Kinh

2. "Thâu Nhiếp Lục Căn, Tịnh Niệm Tương Kế" (nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tương tục câu Phật hiệu) "Phản Văn Văn Tự Tánh" (soay về nghe cái tánh nghe của mình) - Kinh Lăng Nghiêm Chương Niệm Phật Viên Thông và Nhĩ Căn Viên Thông

Nói chung một chữ một câu: "Chấp thành mê, Xã liền Ngộ"!

Như Tâm Kinh nói: Vốn chẳng có vô minh, tức là vô minh tự không thể tánh, vì vậy cũng chẳng có cái hết vô minh.

Kinh Lăng Nghiêm dạy: Vô minh cũng từ Chân Tâm sanh ra, mà chân tâm thì lìa tứ cú, tuyệt bách phi. Ta vốn sáng suốt mà từ trong sáng suốt lại chấp sáng suốt thành có vô minh (Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn). Khi không còn chấp khởi nữa thì vô minh cũng chẳng còn. Vì thế nếu sáng suốt mà không chấp sáng suốt tức sáng suốt mãi mãi vĩnh hằng tạm gọi đó là Niết Bàn (Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn).


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
chẳng có cái hết vô minh
thì làm sao mà
Vậy muốn hết vô minh ...
cho nên ngôn ngữ bát nhã nghe thì như lên mây nhưng nghĩ vào thì như một mê hồn trận
:D


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hlich đã viết:tangbong
chẳng có cái hết vô minh
thì làm sao mà
Vậy muốn hết vô minh ...
cho nên ngôn ngữ bát nhã nghe thì như lên mây nhưng nghĩ vào thì như một mê hồn trận
:D
Đúng:) nhưng là vì ta chưa chứng ngộ được, hiện giờ chỉ là học được văn tự bát nhã mà thôi. Chưa có quán chiếu bát nhã, và cũng chưa có thật tướng bát nhã nên vẫn còn bị lòng vòng.

Một thiền sư khi xưa giác tỉnh nói rằng:

Khi chưa tu ta thấy núi sông là núi sông.
Khi đang tu ta thấy núi sông không phải là núi sông
Khi đã giác tỉnh rồi thì ta thấy núi sông vẫn là núi sông.

Đó là giải đáp thắc mắt vì sao có khi nghe như là lẩn uẩn. Bởi gì người chưa tu khác, người đang tu khác, và người ngộ rồi lại nói khác. :)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Pháp Hành:

-Minh Sát Tam Muội (vật sanh biết sanh, diệt biết diệt)
-Bát Nhã Tam Muội (Chiếu kiến các vật giai không)
-Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Xoay về Sáu Căn, Giác Tỉnh vạn vật là Như Lai Tạng)
-Pháp Hoa Tam Muội (Nhứt Tâm Tam Quán: vật Giả, vật Không, Trung)
-Niệm Phật Tam Muội (Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối)

v.v...


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

hlich đã viết:tangbong

chẳng có cái hết vô minh

thì làm sao mà

Vậy muốn hết vô minh ...


cho nên ngôn ngữ bát nhã nghe thì như lên mây nhưng nghĩ vào thì như một mê hồn trận

Hlich là người tu bên Nam Tông...cho nên không có căn bản Đại Thừa, không hiểu cũng chẳng gì lạ. Mà nếu đã giải thích cho tường tận dễ gì ... "hồi Tiểu hướng Đại" mà chịu nghe ???

Chẳng có vô minh: vì nếu vô minh mà thực có thì chẳng ai thành Phật.

Ý của Hlich là ...nếu không có vô minh thì cần gì phải muốn hết Vô minh...???

Người không hiểu pháp Đại Thừa nghe bật ngửa liền....

Nhưng nếu đọc qua câu "tri kiến lập tri, tức vô minh bổn" là hiểu rõ ngay ....

:)

Chúc vui vẻ


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

cho nên ngôn ngữ bát nhã nghe thì như lên mây nhưng nghĩ vào thì như một mê hồn trận
Nói vậy là người không hiểu VĂN TỰ BÁT NHÃ.

Bất cứ văn tự nào cũng có thể là Bát Nhã, văn tự nói ra đó có phải từ Thực Tướng Bát Nhã phát ra không...???

Ví như đức Phật dạy câu "chư ác mạt tác, chúng thiện phụng hành" <--- văn tự này do Trí Tuệ Bát Nhã của Phật nói ra. cho nên nó là Văn Tự Bát Nhã.

Phàm phu cũng nói " chư ác mạt tác, chúng thiện phụng hành" <---- cái này là lập lại lời của Phật, là bắt chước, không phải do Bát Nhã tự mát phát ra...

Cho nên nếu phàm phu tự mình nói câu đó thì không phải do Thực Tướng Bát Nhã ... phát ra, cho nên cũng không thể gọi là Văn Tự Bát Nhã.

Nhưng vì đó là câu nói của Phật cho nên nó là Văn Tự Bát Nhã.

.....................


Hình ảnh
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Hlich là người tu bên Nam Tông...cho nên không có căn bản Đại Thừa, không hiểu cũng chẳng gì lạ. Mà nếu đã giải thích cho tường tận dễ gì ... "hồi Tiểu hướng Đại" mà chịu nghe ???
mình chẳng thuộc tông nào cho nên đọc kinh luận nào cũng thích cả, không bị dị ứng tông này tông kia :D
Chẳng có vô minh: vì nếu vô minh mà thực có thì chẳng ai thành Phật.
cái này dễ hiểu, theo Trung Luận thì mọi pháp vô thực tính trừ niết bàn thì bất khả tư nghì
Ý của Hlich là ...nếu không có vô minh thì cần gì phải muốn hết Vô minh...???
không phải ý mình mà là Tâm Kinh nói đấy, "vô vô minh diệc vô vô minh tận"; dct87 rành bát nhã tại sao lại không biết?

mình chỉ đặt câu hỏi là với "vô vô minh tận" thì thế nào là hết vô minh; dct87 rành bát nhã thì chỉ cho, cám ơn
:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
nhưng nghĩ vào thì như một mê hồn trận
tại mình dùng trí phân biệt mà nghĩ vào đó; cám ơn đã giải thích nhưng chỉ là một mê hồn trận khác thôi
:D


Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Dấy Niệm Phân Biệt Là Vô Minh.

Đây Gọi Là Nhất Niệm Vô Minh.

Vô Thủy Vô Minh Thì Chỉ Có Bồ Tát Trong 10 Địa Phá Được Từng Phần Đến Phật Thì Mới Dứt Sạch.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong

Tông nào cũng đươc. thừa nào cũng tốt không di. ứng tông này tông kia, thừa này thừa no. thì không là "hoc. và hành kinh vô ngai. tư. tai." là gì. =)) Cái này có thì cái kia có; cái này sanh thì cái kia sanh, cái này còn thì cái kia còn, cái này diêt. thì cái kia diêt

ĐH Hlich hiễu rõ Bát Nhã Tâm Kinh-thât. đáng khâm phuc. tangbong

Không có vô minh; cũng không có cái hết vô minh. Không có lão tữ, cũng không có hết lão tữ. Không khỗ tâp. diêt. đao. không có người tu mà cũng không có người chứng quã hay sỡ đắc gì ráo

Vì không mong sỡ đắc nên tâm người hoc. đao. và hành đao. không bi. chướng ngai. Thưc. hành Bát Nhã Ba La Mât. Đa hàng ngày thì người hoc. đao. xa lìa đươc. "Mông." "Tưỡng" "Điên điên khùng khùng-bênh. chấp mình là Bồ Tát (nhân) người khác là chúng sanh (ngã)-Kinh Kim Cang nói người hoc. đao. và hành đao. ky. nhất cái thứ này", đat. đươc. Niết Bàn ngay tai. chỗ (còn nói theo Tinh. Đô. thì Quốc danh Cưc. Lac. tich. quang chân cãnh cá trung huyền)

Ba đời chư Phât. nhờ "đường phèn kết tinh" Bát Nhã Ba La Mât. Đa mà đươc. Vô Thương. Chánh Đẵng Chánh Giác kinhle

Kinh Trung Đao. Nhân Duyên có nói: Người đời thường hay vướng mắc chấp có và không. Thêm nữa người đời hay mắc ket. vào chấp và thũ Không chấp có chấp không; không ket. vào chấp và thũ thì không có "điên đão vong. tưỡng" về ngã. Người này hiễu khi có điều kiên. thì cái khỗ phát sanh; khi hết điều kiền. tồn tai. thì cái khỗ diêt. Người này không nghi ngờ gì nữa cã. Cái hiễu này do người ấy qua kinh nghiêm. thưc. chứng đat. đươc., không qua do người khác nói cho nghe; không qua do văn tư. lý thuyết suông mà đươc. Cái thấy này goi. là chánh kiến.
Chấp có là môt. biên kiến. Chấp không là môt. biên kiến. Như Lai xa lìa hai biên kiến có và không mà thuyết pháp Trung Đao.

Nếu đươc. xin ĐH HLICH và các ĐH khác giãi thêm về kinh Bát Nhã Ba La Mât. Đa Tâm Kinh và Kinh Trung Đao. Nhân Duyên cho moi. người đươ.c ké với.

Thx in advance

cafene


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Không Thấy Thật Có Thật Sanh Thật Diệt Đây Mới Là Tu Tập Quán Chiếu Bát Nhã.

Tại Vì Tất Cả Các Hiện Tượng Đều Từ Duyên Khởi Mà Duyên Cũng Là Không Thật Có Cho Nên Sanh Mà Không Có Thật, Diệt Mà Không Có Thật Diệt.

Kinh Đại Bát Nhã Hay Dùng Thí Dụ Giấc Mộng Để Giảng Nghĩa Không Sanh Không Diệt.

Trong Mộng Thấy Cảnh Sanh Thấy Diệt Mà Cảnh Sanh Diệt Đó Không Có Thật Sanh Vì Không Từ Đâu Đến, Không Thật Có Diệt Vì Không Mất Về Đâu.

Lại Như Nhân Duyên Sanh Diệt Trong Mộng Cũng Không Có Thật.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Chẳng có vô minh: vì nếu vô minh mà thực có thì chẳng ai thành Phật.


cái này dễ hiểu, theo Trung Luận thì mọi pháp vô thực tính trừ niết bàn thì bất khả tư nghì

Trời đất ơi !!!

Trung Quán Luận nào dạy " mọi pháp vô thực tính trừ Niết Bàn vậy " ???

Nói vậy không sợ cô Chân Hiền Tâm (người viết chú giải cho Trung Quán Luận) quở cho 1 chập sao ???

Mọi pháp vô thực tính (không có tự tánh) thì Niết Bàn cũng là 1 pháp vậy ???
không phải ý mình mà là Tâm Kinh nói đấy, "vô vô minh diệc vô vô minh tận"; dct87 rành bát nhã tại sao lại không biết?

mình chỉ đặt câu hỏi là với "vô vô minh tận" thì thế nào là hết vô minh; dct87 rành bát nhã thì chỉ cho, cám ơn
À, nếu nhắc về Trung Luận thì dct xin trình bài "vô vô minh, diệc vô vô minh" dựa trên tinh thần Trung Luận theo hiểu biết của dct vậy ....

A Di Đà Phật !

Vô Vô Minh <---- phủ nhận vô minh. Cái này Hlich đã hiểu vì không có tự tánh nên nó là hư ảo... vào hướng Không của Nhị Thừa.
Cho nên phải dùng thêm 1 câu nữa:
Diệc Vô Vô Minh tận (cũng không hết (tận) cái Vô Minh) <---- Lôi Nhị Thừa ra khỏi cái hầm hố Không.

....
"vô vô minh diệc vô vô minh tận"; dct87 rành bát nhã tại sao lại không biết?
Như dct đã nói ở bài trước, nếu thực có Vô Minh thì Vô Minh Bất Biến...
Nhưng nếu ngoài cái Vô Minh mà có BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA cũng chẳng có được...


Lấy một VD cụ thể...

Như ta thường nghe nói ... 6 căn tiếp xúc 6 trần sanh ra 6 thức... Vậy căn bản vô minh là do 6 nào ???
- Dĩ nhiên là 6 căn !

Ở đây nói về Bát Nhã cho nên để dễ hiểu dct xin liệt ra 1 căn để nói thôi...là Ý Căn. 5 căn còn mọi người có thể tìm hiểu chỗ 6 cái thắt nút trong kinh Lăng Nghiêm.

Vậy thì.... Ý Căn là căn bản VÔ MINH như trên đã nói ....
Vậy nếu lìa Ý Căn thì có phải hết Vô Minh không ??? ....Dĩ nhiên không thể....!!!

Nó đã là căn thì sao mà lìa ??? Cho nên cần phải dụng căn.... chuyển Ý Căn Vô Minh đó thành DIỆU QUAN SÁT TRÍ. Diệu Quan Sát Trí là tướng của Thực Tướng Bát Nhã

Cho nên chuyển cái Vô Minh đó thành Bát Nhã, chứ không thể nói là hết (mất tiêu) Vô Minh. Bát Nhã mà còn có sự đối đãi của Vô Minh đó thì cái đó không gọi là Bát Nhã.

Ví như người thường xuyên tu niệm Phật cầu vãng sanh, họ 6 căn + 6 trần -> 6 thức,
Nay dụng các căn chuyển 6 thức động quay về 6 căn thanh tịnh, 6 căn quay về Bát Nhã, sau đó khởi sự Quán Chiếu Bát Nhã. Đây chính là chỗ "tự đắc tâm khai" nơi kinh Lăng Nghiêm. Ở đây không tiện đề cập đến người có nguyện vãng sanh thù thắng sanh về Cực Lạc.

Để thêm 1 ví dụ:

Ví dụ: Nước = H2 + O, Thể

Nước đá (đông lạnh) = tịnh = đứng im
Nước đã tan đá = động = chuyển động

Nước đá và nước là 2 tướng khác nhau, dù nó động (rã), dù nó tịnh (đông) nhưng bản thể của nó là (H2 + 0)

"Không có Vô Minh": không có trong động = Tính chất của nước (H2+0) không có chuyển động.
"Cũng không hết Vô Minh": Tính chất của nước (H2+0) cũng không hết động <---- mà là ngay trong động đã có ..... (H2 + 0)

Phần trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa... nói "không có Vô Minh" là nói tướng không thực của Vô Minh, nói "cũng không hết Vô Minh" là không bỏ Vô Minh mà có cái Niết Bàn... Nơi này hiển bày ra Trung Đạo ...

Hlich đã nói :
"theo Trung Luận thì mọi pháp vô thực tính trừ niết bàn thì bất khả tư nghì"
Chỗ hiểu của Hlich ngay chỗ này rất chung chung, nhưng vì Hlich không rõ chỗ "Vô Vô Minh, Diệc Vô Vô Minh Tận", cho là mê hồn trận, cho nên dct nghĩ rằng "chỗ hiểu chung chung" của Hlich chỗ này là sai theo tình thần Trung Luận.

Trung Luận là luận nói về Trung Đạo, Niết Bàn chẳng phải vô vi, chẳng phải hữu vi mới thực sự là Chân Thực Niết Bàn. Chẳng phải do lìa động (Sinh Tử) mà có tịnh (Niết Bàn).

Cho nên đã hiểu phần này nơi Trung Luận thì có gì gọi là "mê hồn trận" ngay nơi câu "Vô Vô Minh, Diệc Vô Vô Minh Tận" ???? :)

Vậy thì dct nói :
Hlich là người tu bên Nam Tông...cho nên không có căn bản Đại Thừa, không hiểu cũng chẳng gì lạ.
Có oan ức, có sai đâu ???
dct87 rành bát nhã thì chỉ cho, cám ơn
Đọc Bát Nhã Tâm kinh nếu có căn tánh Đại Thừa thì sẽ thông, (dĩ nhiên dct cũng không thông Bát Nhã Tâm Kinh, nhưng hiểu chút chỉ là không bị "mê hốn trận" như Hlich bị thôi). Nếu không có căn Tánh Đại Thừa thì sẽ dễ té vào hố Không, hoặc bị "mê hoặc" hổng hiểu gì ráo như Hlich.

Mà có điều lạ như dct đã thắc mắc:

Có người tự xưng:
cái này dễ hiểu, theo Trung Luận thì mọi pháp vô thực tính trừ niết bàn thì bất khả tư nghì
Chỗ dễ hiểu đó thì đúng, nhưng dễ hiểu đó dựa trên Trung Luận thì ....quả thực chỗ "dễ hiểu" đó là chỗ hiểu "mê hồn trận". :)

Chúc Hlich vui vẻ.

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách