Lý nhân - quả nơi nao?

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Vũ Khúc
Bài viết: 35
Ngày: 14/11/09 23:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Lý nhân - quả nơi nao?

Bài viết chưa xem gửi bởi Vũ Khúc »

Nghiệp quả con người tạo ra cao như núi Tu Di. Theo Kinh sách thì Phật Thích Ca đã trải qua hằng muôn ức kiếp tu hành mới lần lần tiêu trừ nghiệp chướng, thân tâm thanh tịnh, giác ngộ thành đạo. Đó là sự thể hiện rõ ràng lý nhân - quả.

Phép thiền tiệm ngộ mà từ Thần Tú, Ngũ Tổ trở về trước cũng lấy sự hành trì bền bỉ dần dần theo thứ lớp mà tiến lên. Điều đó cũng dễ lý giải bằng lý nhân - quả.

Nhưng còn phép tu thiền đốn ngộ chủ trương "trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật" thì không cần phải qua quá trình lâu dài tiêu trừ nghiệp chướng hay thanh tịnh thân tâm. Pháp tu đốn ngộ giống như một tấm gương phản chiếu để ngay tức khắc, bất thình lình, không cần có trước một sự chuẩn bị có ý thức nào mà khiến chân tâm hé lộ và bừng sáng. Điều đó quả là thần kỳ! Như vậy đó có phải là một "siêu quá trình hay siêu tốc quá trình" với sự vượt thoát khỏi nhân - quả bình thường?

Có người cho rằng thiền đốn ngộ là phép tu chỉ những người đã có căn tính thanh tịnh mới có thể thành tựu. Thực tế chứng tỏ ý kiến này không phải hoàn toàn vô lý. Bởi lẽ như Kinh sách ghi lại thì trong số rất nhiều hành giả thiền tông có rất ít người có thể kiến tánh, hơn thế nữa chưa có ai nhờ phép tu đốn ngộ mà thành Phật. Như vậy có phải chăng "đốn ngộ" là căn cứ vào cách thức của phép tu mà nói, chứ bản chất vẫn là quá trình thông qua tiệm mà thành. Nói như thế tức là Tổ Huệ Năng có thể đốn ngộ kiến tánh ngay trong đời là nhờ căn tính thanh tịnh sâu dày đã trải từ vô số kiếp, chứ người căn cơ ngu muội, nghiệp chướng chất chồng như tôi liệu có đốn ngộ mà thành Phật ngay trong đời sống này được chăng?

Mong các Thầy và các Đạo hữu chỉ bày cho tôi được sáng rõ. A Di Đà Phật!


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lý nhân - quả nơi nao?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Pháp tu thiền của ngài Thần Tú và ngài Huệ năng cũng giống nhau, chỉ khác một một chút. Ngài thần Tú chủ trương tu dưỡng sửa đổi tâm tính, dần dần tâm sáng ra, và ta sẽ biết, sẽ thể nhập thế giới viên thông của chư Phật.

Thân thị Bồ Đề thụ
Tâm như minh cảnh đài
Thời thời thường phất thức
Vật sử nhạ trần ai.

Còn ngài Huệ năng chủ truơng cần phải kiến tánh trước, phải biết tánh là cái gì, ở chỗ nào, Nhưng sau đó vẫn phải tiệm tu, vẫn phải cần cù sửa đổi, tu dưỡng tâm tánh, phuơng pháp này gọi là "đốn ngộ, tiệm tu".
Bài kệ của ngài họa lại bài kệ của ngài Thần Tú rõ ràng là của một người đã kiến tánh.

Bồ-Đề bổn vô thụ
Minh cảnh diệt phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai

Phuơng pháp đốn ngộ, dĩ nhiên tâm ý thanh tịnh thì dễ thành tựu nhưng không phải chỉ dành cho những hạng người thượng căn, bởi vì trong quá trình tìm lại bản tâm ta đã tự thanh lọc tâm ý mình rồi. người ta đã tu dưỡng, sửa đổi bản tâm rồi, hay nói cách khác : đã tự làm cho mình thanh tịnh rồi vậy.

Thiền đốn ngộ, do đã biết hướng đi, đã biết mục đích cũng như phuơng pháp hành trì nên cho kết quả chắc chắn hơn và số lượng thành tựu nhiều hơn phuơng pháp tiệm ngộ của ngài Thần Tú.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Vũ Khúc
Bài viết: 35
Ngày: 14/11/09 23:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Lý nhân - quả nơi nao?

Bài viết chưa xem gửi bởi Vũ Khúc »

Đ/h binh thân mến, cảm ơn đã cho ý kiến. Bạn nói đúng cả, duy có mấy ý kiến dưới làm tôi rất băn khoăn:
binh đã viết:Pháp tu thiền của ngài Thần Tú và ngài Huệ năng cũng giống nhau, chỉ khác một một chút.
...
Còn ngài Huệ năng chủ truơng cần phải kiến tánh trước, phải biết tánh là cái gì, ở chỗ nào, Nhưng sau đó vẫn phải tiệm tu, vẫn phải cần cù sửa đổi, tu dưỡng tâm tánh, phuơng pháp này gọi là "đốn ngộ, tiệm tu".
Pháp tu thiền của hai Ngài Thần Tú và Huệ Năng nếu chỉ khác nhau một chút thì đâu có sự tranh luận đến mức kẻ bỏ lên Bắc, người trở về Nam? Đường lối của Ngài Thần Tú thì như bạn đã nói rồi, tôi cũng tán thành như thế. Nhưng về Pháp tu của Ngài Huệ Năng thì không hẳn như bạn nói đâu.

Trước hết, Nếu đã "kiến tánh trước, biết tánh là cái gì, ở chỗ nào" thì tức là đã ngộ rồi, còn cần tiệm gì nữa? Bạn nói "kiến tánh" thì đó mới chỉ là "bắt gặp". Có thể cái bắt gặp đó chỉ lóe sáng trong một niệm, cũng là "kiến". Nhưng nếu đã nói "biết tánh là cái gì, ở chỗ nào" tức là đã cao hơn nhiều so với "kiến". Khi ấy chẳng khác thường trú trong sự chân ngộ, hay nói cách khác đó chính là giác ngộ. Có lẽ chỉ có Phật mới thực sự biết "tánh là cái gì" thôi.

Thứ hai, là bạn nói phương pháp của Huệ Năng là "đốn ngộ, tiệm tu" sợ rằng đã bị lẫn lộn với đường lối thiền của Việt Nam mất rồi. Nói về Thiền Việt Nam, mặc dù chịu ảnh hưởng rất nhiều của Phật giáo Trung Hoa, nhưng người Việt đã tiếp nhận đạo Thiền theo phong cách riêng, nghĩa là trong khi đề cao đốn ngộ, vẫn không gạt bỏ tiệm ngộ ra khỏi phương pháp tu hành. Quan điểm này thể hiện rất rõ từ thời Lý. Theo Thiền Uyển Tập Anh, sư Bản Tịch (? - 1140), thuộc thế hệ 13 của phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đã hiểu thấu các phép đốn giáo và tiệm giáo. Đây không chỉ là lập trường riêng của phái này, ngay trên văn bia Sùng Nghiêm Diên Thành, dựng năm 1118 cũng viết: “Tuy giác phân ư đốn tiệm, tuỳ cơ ngộ hữu thiển thâm” nghĩa là: “Tuy phân ra đốn giác và tiệm giác, nhưng đó chỉ là tuỳ cái cơ giác ngộ của mỗi người nông hay sâu”. Đối với những người không có đốn căn hay đốn cơ thì phải dẫn dắt bằng cách khác. Theo các thiền sư thời Lý, “việc dẫn dắt bằng cách khác” có thể thông qua học tập truyền bá tri thức ...
Dung hoà giữa đốn ngộ và tiệm ngộ trên con đường giác ngộ và giải thoát không chỉ diễn ra ở thời Lý, mà còn phát triển mạnh mẽ ở thời Trần. Trần Thái Tông – người đặt nền móng tư tưởng cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tin rằng “Bồ Đề giác tính, kẻ kẻ viên thành, bát nhã thiện căn, người người cụ túc”. Và ông cho rằng, con đường trở về với bản tính đó (giác ngộ) có thể thực hiện bằng nhiều cách, tuỳ theo trình độ khác nhau. Ông nói: “Mở cửa phương tiện, tuỳ lối chỉ đường về, theo bệnh cho thang thuốc” .

Còn chủ trương của Thiền Tông đốn ngộ của Ngài Huệ Năng thì thể hiện rõ trong kinh Pháp Bảo Đàn. Kinh này nói về pháp Ma-ha Bát-nhã và phát triển thành Đốn giáo Nhất siêu trực nhập. Đem lý luận Vô niệm, Vô tướng và Vô trụ trong Kinh Kim Cang kết hợp lại, rồi đề xướng Vô niệm là tông, Vô tướng là thể, và Vô trụ là bản, làm phương pháp thực tu của Thiền tông. Lại có cách giải thích mới về thiền định: Ngoài lìa các tướng là thiền, trong không loạn là định, tức là chỉ cần đạt đến vô niệm thì chính đó là thiền định (tức là từ Tổ Huệ Năng thì không nhất thiết phải tọa thiền mới là thiền, điểm này cũng khác Ngài Thần Tú rồi). Tiếp sau Lục tổ Huệ Năng các đệ tử đi theo đường lối đốn ngộ đã phát triển rất nhiều tư tưởng đặc sắc, như: "Tự tính cụ túc", "Kiến tính thành Phật", "Tự tâm đốn ngộ", "Trực chỉ nhân tâm"... Những đường lối này đêu ánh ở trong Đàn Kinh.

Nhưng thôi, quay trở về vấn đề tôi muốn được làm rõ tức là nếu đúng chỉ cần "Ðối với tất cả các pháp, dùng trí huệ của chân như tự tánh chiếu soi, chẳng chấp, chẳng bỏ, tức là Kiến tánh thành Phật” như Ngài Huệ Năng đã tuyên, thì Phật Thích Ca xưa đâu cần trải nhiều kiếp tu hành như vậy? Vậy là nhân duyên gì đây?

Kính.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Lý nhân - quả nơi nao?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
có lẽ Ngài Thần Tú chú trọng đến thiền mà quên trí tuệ bát nhã; bài thơ của Lục Tổ là để nhắc nhở cái gì quan trọng nhất

thiền là hành, luôn trong phạm vi thời gian nên gọi là tiệm; nhanh hay chậm vẫn là một hiện tượng thuộc thời gian
trí tuệ bát nhã thì vượt thời gian nên gọi là đốn

các phái Thiền Tông nào cũng đều tập trung vào sự hành thiền cả; thêm công án để mở mang trí tuệ bát nhã (?)
:)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lý nhân - quả nơi nao?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ngộ có 2 loại là giải ngộ và chứng ngộ.
Giải ngộ là mới chỉ biết tâm tánh mình như thế nào, ở đâu. Do đó giải ngộ có sâu, có cạn.
Chứng ngộ là một bước nhảy thẳng vào đất Phật, chứng nhập vào tự tánh.

Lục tổ từ khi rời Hoàng Mai ra đi, cũng còn phải ẩn tu mười năm nơi sơn lâm cùng cốc với những người thợ săn, để gọt dũa, lau chùi cái "Minh kính" đó. Đến khi chứng nhập hoàn toàn, ngài mới xuất thế, khai pháp.

Tuy nhiên cũng có những người trong khi tìm Phật tánh, do phuơng pháp dạy dỗ của bổn sư, tâm thể họ đã đóng thành khối cứng chắc, thanh tịnh vô vi, không gì làm nhiễm ô, không gì làm lay động. Do đó khi vừa ngộ ra chơn tâm, họ liền chứng nhập. Trường hợp này gọi là chứng ngộ, và xảy ra rất ít. Thực tế là việc tiệm tu đã hoàn tất trong thời gian đi tìm Chơn Tâm, chứ không có một pháp nào khiến cho người đang ô nhiễm nhảy thẳng vào địa vị Phật được.

Thiền tông VN và thiền tông TQ là một, cách hành trì cũng như vậy, không khác. Có điều được diễn giải bằng lời Việt nên nghe có vẻ khác.


Chẳng có nhân duyên gì cả. Nói nhân duyên là rơi vào nhị nguyên đối đãi rồi. Còn chúng sinh vốn là Phật, vì mê nên lạc, nay trở về với bổn tính của mình là chuyện đuơng nhiên, và chẳng có gì thay đổi.


Trong kinh Pháp Hoa, phẩm "Như Lai thọ lượng" , đức Phật nói "Ta thành Phật đã từ vô lượng kiếp cho đến ngày nay và thọ lượng của ta còn nhiều hơn số kiếp quá khứ vô lượng lần" Như vậy ai bảo đức Phật phải trải qua 3 A tăng kỳ kiếp tu hành ? Khi ngài nói như vậy chỉ là phuơng tiện để khuyến dẫn chúng sinh bền chí tu hành mà thôi.

dùng trí huệ của chân như tự tánh chiếu soi
Nếu biết dùng thì đã là Phật rồi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Lý nhân - quả nơi nao?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm "Như Lai thọ lượng" , đức Phật nói "Ta thành Phật đã từ vô lượng kiếp cho đến ngày nay và thọ lượng của ta còn nhiều hơn số kiếp quá khứ vô lượng lần" Như vậy ai bảo đức Phật phải trải qua 3 A tăng kỳ kiếp tu hành ? Khi ngài nói như vậy chỉ là phuơng tiện để khuyến dẫn chúng sinh bền chí tu hành mà thôi.

-Cả hai câu nói đều là phương tiện cả, nhân duyên là đó. Đem câu này, giải thích cho câu kia thì chẳng được đâu.

-Tiệm và đốn không thể tách rời. Bên phép biện chứng người ta vẫn nói được, hai mặt của một vấn đề. Là hai mặt của một bàn tay.
-Giải ngộ có cạn sâu. Chứng ngộ cũng có cạn sâu. Chứng ngộ hoàn toàn tức là Phật.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Lý nhân - quả nơi nao?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Xin đươc. góp ý như vầy:

Thiền sư Hoàng Nhẫn là môt. người thưc. tế. Thiền sư không chú trong. vào hình thức hoăc. nghi lễ truyền thống (Y pháp bất y nhân) nên thay vì chon. thiền sư Thần Tú làm người thay thế mình đã chon. thiền sư Huê. Năng do những lý do sau:

Đào tao. nhân tài trẽ đễ chấn hưng và phát triễn Phât. Giáo (thiền sư Huê. Năng day. đao. cho giới cư sĩ tai. gia, đai. đễ lời ít nhưng số bán nhiều hơn thay vì như thiền sư Thần Tú, day. cho môt. thiễu số hoc. giã và quan lai. trong triều đình đương thời, lời nhiều nhưng số bán ít)

Lý do sức khõe (thiền sư Thần Tú đã trên 60 tuỗi nên viêc. nay đây, mai đó đễ phát triễn PG sẽ không tiên. lơi. bằng thiền sư Huê. Năng)

Thiền sư Hoàng Nhẫn và thiền sư Huê. Năng cùng tâm đắc kinh Kim Cang trong khi thiền sư Thần Tú lai. thích kinh Lăng Già.

Đồng ý với ý kiến cũa ĐH Hlich. Thiền sư Thần Tú có lẽ chuyên về hành thiền (đai. đễ giống thiền phái Tào Đông. Nhât. Bãn lấy hành thiền làm chũ yếu) trong khi thiền sư Huê. Năng theo Trung Đao. kết hơp. cã hai (hành thiền và giãng pháp). Đây cũng có lơi. vì nói theo thiền sư Nam Nhac. Hoài Nhương lúc hõi thiền sư Mã Tỗ:

Ngươi học ngồi thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền, thiền không phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật không tướng nhất định, đối pháp không trụ, chẳng nên thủ xả. Ngươi nếu ngồi Phật tức là giết Phật, nếu chấp tướng ngồi chẳng đạt ý kia.

Theo ý tôi, nếu chĩ có lúc ngồi thiền thì mới an trú trong thiền đinh. thì cũng không phãi vì Như Lai 24/7 không lúc nào là không an trú trong thiền đinh. ngay trong lúc đi kinh hành, khất thưc., day. đao....etc

Goi. là thiền đốn ngô. nhưng đó cũng là phương tiên. đối tri. tất đàn, phá chấp đối tri. cách cũa thiền sư Thần Tú chuyên về diên. bích hành thiền thôi.

Bãn thân hôt. xoàn tuy sáng nhưng cũng phãi qua nhiều công đoan., cắt, got., mài, giũa rồi mới nhân. vô võ nhẫn thì mới có chiếc nhẫn chứ làm sao có cái nhẫn liền đươc. Võ nhẫn cũng vây. cũng phãi đốt vàng rồi đỗ khuôn mài giũa mới có cái võ nhẫn chớ.

Chứng ngô. thì thưc. sư. chẵng có chứng gì cã. Kinh Kim Cang nói: Như Lai thời ỡ Đức Phât. Nhiên Đăng chẵng có chứng đắc gì hết.

Tâm hiên. tai, tâm qua khứ, tâm vi. lai không phân biêt. tâm nào là tâm nào hết thì lấy gì mà có nhanh có châm.

Giống như ý cũa thiền sư Nam Nhac. Hoài Nhương. lúc trã lời thiền sư Huê. Năng lúc ngài hiễu đươc. đao.

Thiền sư Huê. Năng: Lai. có thễ chứng đắc chăng?
Thiền sư Nam Nhac.: Tu chứng tức chẵng không; nhiễm ô tức chẵng đươc.

Lý Trung Đao. trong kinh Tương Ưng Bô. Kinh Phẫm Bôc. Lưu cũng có nói:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

-- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

(Vị Thiên):

Từ lâu, tôi mới thấy
Bà-la-môn tịch tịnh.
Không đứng, không bước tới,
Vượt chấp trước ở đời.

Vị Thiên ấy nói như vậy và bậc Ðạo Sư chấp nhận. Vị Thiên ấy biết được: "Thế Tôn đã chấp nhận ta". Vị ấy đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ.
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 14/12/09 21:26 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Lý nhân - quả nơi nao?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Mong mau chứng đắc thì là viễn vông (hoăc. kêu bằng mong nấu cát đươc. thành cơm) nhưng không hoc. đao. và hành đao. đễ thời giờ trôi qua môt. cách phí pham. thì cũng không đúng phép Trung Đao.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Lý nhân - quả nơi nao?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Không than việc đã qua,
Không mong việc sắp tới,
Sống ngay với hiện tại,
Tuê. quán chính ỡ đây.

Bõ tiền nhiều đi du lich, lúc đi du lich. thì lai. không chiu. enjoy mấy lúc đầu óc ta đươc. thư giãn, lúc nào cũng mong chừng nào mới tới (Are we there yet???) hễ nếu tới thì phãi làm gì, ỡ chỗ nào, ăn ỡ đâu, sắm cái gì, thì đâu khác gì tâp. lính (bootcamp).


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Lý nhân - quả nơi nao?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Kiến tánh chưa có nghĩa là xong rồi (chỉ là tự giác mà chưa tròn giác tha, hạnh quả chưa viên mãn nên chưa gọi là Phật Đà, chỉ theo nghĩa thì kiến tánh thành phật thôi), mà phải trải hằng xa kiếp tu muôn hạnh của Bồ Tát mới mong được quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.

Nếu Kiến Tánh rồi thì xong có khác nào các vị Nhị Thừa vội nhập vào Niết Bàn Hóa Thành đâu?

Hãy Xem Kinh Hoa Nghiêm Phổ Hiền Bồ Tát 10 hạnh nguyện.

Mà Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, cũng khuyên nguyện sinh Cực Lạc của Phật A Di Đà. Vì vậy mà ta cần phải nguyện cầu sinh Cực Lạc thì mới hợp pháp tu của Bồ Tát, không vội vào Niết Bàn, mà tiếp tục "thường theo phật tu học", tiếp tục "hằng thuận chúng sanh". Đó mới thật là con đường tiến đến Bảo Sở vậy!

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: Lý nhân - quả nơi nao?

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »


Nếu rõ việc đã qua ,
Xẽ hay việc xắp tới.
Thấy Tất cả: Huyễn dối
Chẳng dại gì mọc đầu
Cho Diêm Vương sai sử
-Một tiếng Gầm Sư Tử !???
Vang ngàn vách núi sâu ???!

Thưa các Bác: Tiểu Long Nữ trong Kinh PHÁP HOA thành Chánh Giác trong bao lâu ?
Colombo tìm ra Châu Mỹ gian nan vất vả bao lâu ? mà những người kế thừa theo bản đồ hướng dẫn của Ông sau đó đến Chậu Mỹ mất bao lâu?!
-Phật Pháp Bất Tư Nghì...Xin cẩn trọng

Minh Thiện: Kính Chào và... tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Lý nhân - quả nơi nao?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Minh Thiện đã viết:
Nếu rõ việc đã qua ,
Xẽ hay việc xắp tới.
Thấy Tất cả: Huyễn dối
Chẳng dại gì mọc đầu
Cho Diêm Vương sai sử
-Một tiếng Gầm Sư Tử !???
Vang ngàn vách núi sâu ???!

Thưa các Bác: Tiểu Long Nữ trong Kinh PHÁP HOA thành Chánh Giác trong bao lâu ?
Colombo tìm ra Châu Mỹ gian nan vất vả bao lâu ? mà những người kế thừa theo bản đồ hướng dẫn của Ông sau đó đến Chậu Mỹ mất bao lâu?!
-Phật Pháp Bất Tư Nghì...Xin cẩn trọng

Minh Thiện: Kính Chào và... tangbong
Vậy ông cho rằng bao lâu nữa ông sẽ thành Phật? Ngay tức thì như Long Nữ ư? Làm thử cho tôi xem đi!

Há chẳng nghe Kinh Pháp Hoa nói đức Thích Ca từ vô thỉ trải qua không biết bao nhiêu kiếp tu hành, cho đến chỉ cần đụng một hạt cát thì không có khổ nào không phải là thân của ngài đã bỏ để tu hành Phật Pháp.

Ngay cái thân đất cát của ta cũng có chất của thân đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng trải bao kiếp tu hành.

Ông nên biết Kinh chỉ là ngụ ý:

1. thứ nhứt phá chấp trước rằng tu hành phải bao lâu, thành phật phải bao lâu. Phá không gian và thời gian (kinh hoa nghiêm cũng thế).

2. Hiển bài cái lý ai cũng có Phật Tánh, ai cũng có khả năng thành Phật dù là người nữ, loài rồng thú, cô bé tuổi nhỏ. Cho nên chúng ta biết già trẻ lớn bé, nam nữ, trời người súc sanh v.v... ai ai cũng có khả năng để thành phật, ai ai cũng có Phật Tánh cả.

Nếu ai cũng nghĩ lâu lắm mới thành phật, thì phật dạy đâu có lâu để khuyến khích.
Nếu ai cũng nghĩ làm thân người nam mới thành phật, thì phật dạy người nữ cũng thành phật
Nếu ai cũng nghĩ chỉ có loài người mới thành phật, thì phật dạy loài rồng thú cũng thành phật.
Nếu ai cũng nghĩ già lớn rồi mới thành phật, thì phật dạy em bé cũng thành phật.

Vậy ông hãy nhận hiểu mà gắng sức để tu hành, vui mừng lên vì ông rồi đây cũng sẽ thành Phật như chư Phật không khác! Khi thành phật thì như tỉnh giấc mơ, không có không gian và thời gian là bao lâu cả.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách