chẳng xả trí huệ...?

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Asoka
Bài viết: 44
Ngày: 25/08/09 08:13
Giới tính: Nữ

chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi Asoka »

Vừa rồi mình xem quyển '6 cửa vào động thiếu thất', thấy có ghi thế này 'Kinh nói: 'chẳng xả trí huệ gọi là ngu si' không biết lời kinh đó nằm trong bộ kinh nào? Có vị đ/h nào biết thì xin trích dẫn giùm cho 1 đoạn, sẵn tiện giải thích giùm luôn :D ? trí huệ ở đây là trí tuệ phàm phu hay trí huệ Phật? Vì sao phải xả bỏ? kinh dc đức Phật nói ra trong trường hợp nào?


một ngày đã hết
mạng cũng giảm dần
như cá cạn nước
thử hỏi vui gì?
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
có thể câu đó nói đại ý; nguyên văn trong kinh, chẳng hạn Trung Bộ Kinh Số 22, thì có đoạn như thế này,

Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy.

Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè... Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.

:)


Asoka
Bài viết: 44
Ngày: 25/08/09 08:13
Giới tính: Nữ

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi Asoka »

Cám ơn đ/h đã trả lời, nhưng mình nghĩ đã trích dẫn thì phải chính xác, đâu nói đại ý được. Chắc kg fải câu đó đâu :)


một ngày đã hết
mạng cũng giảm dần
như cá cạn nước
thử hỏi vui gì?
Vũ Khúc
Bài viết: 35
Ngày: 14/11/09 23:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi Vũ Khúc »

Câu hỏi của Asoka hóc búa thật. Hình như mình đã được đọc câu hỏi này bên Y!H&Đ, nhưng cũng chẳng thấy có ai trả lời... :-?
Toát mồ hôi! ./..,.,
Sửa lần cuối bởi Vũ Khúc vào ngày 04/12/09 21:51 với 1 lần sửa.


Vũ Khúc
Bài viết: 35
Ngày: 14/11/09 23:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi Vũ Khúc »

Asoka đã viết:Vừa rồi mình xem quyển 'SÁU CỬA VÀO ĐỘNG THIẾU THẤT', thấy có ghi thế này 'Kinh nói: 'chẳng xả trí huệ gọi là ngu si' không biết lời kinh đó nằm trong bộ kinh nào?
Theo mình đó chính là tác phẩm mà bạn đã xem 'SÁU CỬA VÀO ĐỘNG THIẾU THẤT' của Bồ-đề Đạt-ma (cũng có thể coi là một bộ Kinh - Luận của Thiền phái Thiếu Lâm tự, hoặc ít nhất cũng được coi là Kinh đối với tăng lữ phái Thiếu Lâm). Đây là bộ Kinh - Luận chứa toàn bộ những giáo lý căn bản của Thiền Ðạt Ma, phù hợp với những tài liệu được ghi chép trong bộ Thiền sử Truyền Ðăng Lục. Ở tác phẩm này mỗi khi trích dẫn lại lời dạy của Bồ Đề Đạt Ma khi xưa thì đều bắt đầu bằng hai chữ "Kinh nói". Phương pháp này là phỏng theo cách viết Kinh nhà Phật mà ta thường thấy sự bắt đầu bằng một câu "như thị ngã văn" của Ngài Anan. Bộ Kinh 'SÁU CỬA VÀO ĐỘNG THIẾU THẤT' được trình bày theo một kết cấu đặc biệt, xen kẽ giữa những đoạn luận giải và các câu tổng kết các luận giải ở cuối mỗi đoạn (toát yếu). Do đó có người còn cho rằng tác phẩm 'SÁU CỬA VÀO ĐỘNG THIẾU THẤT' giống như một bộ luận giảng Kinh nói của Tổ Bồ Đề Đạt Ma và được viết hoặc ghi chép sau này bởi các Sư chùa Thiếu Lâm (vào thời Nhà Đường) về những yếu lĩnh cơ bản nhất của Pháp môn Thiền Thiếu Lâm tự.

Xin trích dẫn lại cả đoạn luận giải cho đến câu Kinh trên:
" Chẳng thấy một pháp mới gọi là được đạo. Chẳng hiểu một pháp mới gọi là hiểu pháp. Tại sao vậy? Vì thấy cùng chẳng thấy, đều chẳng thấy. Hiểu cùng chẳng hiểu, đều chẳng hiểu. Thấy cái chẳng thấy, mới là thấy thực. Hiểu cái chẳng hiểu, mới là hiểu thực. ... Phàm có cái hiểu đều là chẳng hiểu. Không có cái hiểu mới là thực hiểu. Hiểu cùng chẳng hiểu đều chẳng phải hiểu. Kinh nói: chẳng xả trí huệ gọi là ngu si".
Theo thiển ý của mình thì ở đây chính là nhắm đến sự hiểu biết một cách liễu nghĩa, hiểu đúng như thật có. "Trí" là từ đối nghĩa với "Ngu", "Huệ" đối nghĩa với "Si". "Trí Huệ" và "Ngu Si" tạo thành một cặp nhị nguyên. Nếu bám giữ và sinh tâm cầu "Trí Huệ" tức là vẫn xem xét trong vòng đối đãi phân biệt, chưa phải là cái hiểu biết triệt để, thấu suốt bản tánh Như Lai. Như vậy chỉ có buông bỏ cả "Trí Huệ" lẫn "Ngu Si" mới có thể chứng ngộ. Một dẫn chứng khác có liên quan cũng đã được nói đến trong bài kệ nguyện hương:

"Hương giới, hương định, hương huệ, hương giải thoát, hương giải thoát tri kiến...". Tức là quá trình tu đi từ giới, đến định, có định sinh huệ, có trí huệ thì giải thoát khỏi luân hồi, nhưng phải buông bỏ cả tri kiến giải thoát thì mới có thể chứng Pháp thân Như Lai.

Hiểu biết của mình còn hạn chế, không ngại phô ra đây chỗ kém cỏi, mong được trao đổi góp ý.
Kính.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
đã trích dẫn thì phải chính xác, đâu nói đại ý được
đó là lối nghĩ thời đại bây giờ; có thể áp tải lối suy nghĩ bây giờ cho thời xưa? ngày xưa kinh sách hiếm hoi, có thể trích đại khái là người đọc "phải" biết trích ở đâu; cũng là một cách cổ nhân "thử thách" người đọc ...

mình đọc một vài bộ luận và thấy trích dẫn đại ý rất thường

hơn nữa, Bồ Đề Đạt Ma / Thiền Tông không chấp văn tự, huống hồ trích dẫn chính xác
:D


Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

đó là lối nghĩ thời đại bây giờ; có thể áp tải lối suy nghĩ bây giờ cho thời xưa? ngày xưa kinh sách hiếm hoi, có thể trích đại khái là người đọc "phải" biết trích ở đâu; cũng là một cách cổ nhân "thử thách" người đọc ..

mình đọc một vài bộ luận và thấy trích dẫn đại ý rất thường
Các Luận Của Chư Tổ Khi Trích Dẫn Kinh Thì Đều Trích Dẫn Chính Xác Từ Kinh Nào Chứ Không Bao Giờ Là Nói Đại Ý.

Còn Như Các Ngài Tự Nói Ra Thì Không Phải Là Trích Dẫn Từ Kinh Mà Là Dựa Theo Ý Kinh.
mình đọc một vài bộ luận và thấy trích dẫn đại ý rất thường
hơn nữa, Bồ Đề Đạt Ma / Thiền Tông không chấp văn tự, huống hồ trích dẫn chính xác
Không Chấp Văn Tự Nghĩa Là Không Phân Biệt Suy Luận Trên Danh Tự Mà Là Nhận Ra Nghĩa.

Bằng Chứng Là Tổ Bồ Đề Đạt Ma Truyền 4 Quyển Kinh Lăng Già Và Dạy Dùng Kinh Này Để Ấn Chứng.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Asoka đã viết:Vừa rồi mình xem quyển '6 cửa vào động thiếu thất', thấy có ghi thế này 'Kinh nói: 'chẳng xả trí huệ gọi là ngu si' không biết lời kinh đó nằm trong bộ kinh nào? Có vị đ/h nào biết thì xin trích dẫn giùm cho 1 đoạn, sẵn tiện giải thích giùm luôn :D ? trí huệ ở đây là trí tuệ phàm phu hay trí huệ Phật? Vì sao phải xả bỏ? kinh dc đức Phật nói ra trong trường hợp nào?
'Kinh nói: 'chẳng xả trí huệ gọi là ngu si'

KC Nếu Có Thì Giờ Sẽ Đọc Lại Kinh Rồi Tìm Cho Bạn Nhưng Mà Cần Phải Có Thời Gian.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Các Luận Của Chư Tổ Khi Trích Dẫn Kinh Thì Đều Trích Dẫn Chính Xác Từ Kinh Nào Chứ Không Bao Giờ Là Nói Đại Ý.
Trong Thành Duy Thức Luận việt dịch bởi HT Thích Thiện Siêu, thường thấy nhiều chỗ trích dẫn “kinh nói: ”...”, ví dụ

Lại Khế kinh nói: "Nhãn và sắc làm duyên, phát sanh nhãn thức, rộng nói cho đến ý và pháp làm duyên phát sanh ý thức".

Chỉ nói là khế kinh. Còn phần trong ngoặc thấy như là nói đại ý vì kinh thường liệt kê từng nhóm căn, trần, thức với nhau?

Thỉnh thoảng trong Thành Duy Thức Luận cũng trích kỹ hơn, nói cả tên kinh, ví dụ

Kinh Giải Thâm Mật cũng nói như vầy:
Thức A đà na rất thâm tế,
Các chủng tử như dòng nước dốc,
Ta không chỉ dạy hàng phàm phu,
Sợ chúng phân biệt chấp làm ngã.


Trong trường hợp này thì tỉ mỉ từng chữ, chắc là phần trích dẫn không nói đại ý?
:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Không Chấp Văn Tự Nghĩa Là Không Phân Biệt Suy Luận Trên Danh Tự Mà Là Nhận Ra Nghĩa.

Bằng Chứng Là Tổ Bồ Đề Đạt Ma Truyền 4 Quyển Kinh Lăng Già Và Dạy Dùng Kinh Này Để Ấn Chứng.
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn việt dịch bởi HT Thích Mãn Giác thì HT nói về hệ bát nhã của Lục Tổ và hệ Lăng Già của Ngài Thần Tú. Theo như mình học hỏi thì Lăng Già là một kinh sau thời bát nhã và không có chất bát nhã tích cực nữa? "bất chấp văn tự" hiểu theo tinh thần bát nhã là thế nào? "bất chấp" này chắc cũng tuyệt đỉnh như Tâm Kinh

thân mến,
:D


Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Lại Khế kinh nói: "Nhãn và sắc làm duyên, phát sanh nhãn thức, rộng nói cho đến ý và pháp làm duyên phát sanh ý thức".

Chỉ nói là khế kinh. Còn phần trong ngoặc thấy như là nói đại ý vì kinh thường liệt kê từng nhóm căn, trần, thức với nhau?
Trong Kinh Có Khi Đức Phật Chỉ Nêu Tên Một Loại Rồi Ngài Nói Là "Cho Đến..."

Như Là Bát Nhã Tâm Kinh Nói "không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh cho đến không có già chết, mà cũng không có hết già chết."

Khế Kinh Là Cách Nói Để Gọi Các Loại Kinh Chứ Không Phải Là Tên Của Một Bộ Kinh.

Khi Nói Khế Kinh Nói = Trong Kinh Nói

Kinh Giải Thâm Mật cũng nói như vầy:
Thức A đà na rất thâm tế,
Các chủng tử như dòng nước dốc,
Ta không chỉ dạy hàng phàm phu,
Sợ chúng phân biệt chấp làm ngã
.
Đây Là Bài kệ Trong Kinh Giải Thâm Mật


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Kinh Hệ Bát Nhã Là Để Phá Chấp Còn Kinh Lăng Già Nói Thẳng Chỉ Về Nghĩa Như Lai Tạng.

Nói Về Các Hệ Kinh Thì Kinh Hệ Bát Nhã Chưa Phải Là Nghĩa Rốt Ráo Bởi Vì Chỉ Mới Phá Chấp Mà Chưa Chỉ Thẳng Tánh.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách