GIẢI THOÁT

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

kính chào chư vị Tôn Đức
kính thưa quý Thầy cho con hỏi thêm về câu trả lời trên của Thầy Kimcang và Thầy Thánh_trí . theo như câu trả lời trên thì cõi giải thoát của chư Phật có sự phân biệt ví dụ như cõi nước của Phật A DI Da và các Phật khác mà còn có sự phân biệt thì làm sao gọi là giải thoát . Mong chư và quý Thầy giải thích cho con rỏ thêm
con xin cám ơn nhiều
Thế Giới Của Chư Phật Có Sự Khác Biệt Là Do Nghiệp Lực Phước Báo Của Chúng Sanh Cảm Ứng.

Chư Phật Thị Hiện Trong Các Thế Giới Có Sự Khác Biệt Là Do Nghiệp Lực Phước Báo Của Chúng Sanh Cảm Ứng.

Giải Thoát Của Các Bậc Thánh A La Hán, Duyên Giác Là Dứt Sanh Tử Luân Hồi Trong 3 Cõi Thì Đồng Nhau Không Khác.

Giải Thoát Của Phật Là Dứt Phần Đoạn Sanh Tử (Sanh Tử Luân Hồi Trong 3 Cõi), Dứt Biến Dịch Sanh Tử (Sanh Tử Vi Tế Của Sự Tu Chứng) Và Dứt Tất Cả Mọi Sự Chướng Ngại Của Cái Biết.

Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thị Hiện Trong Cõi Ta Bà Có Các Sự Xấu Ác Cho Nên Chúng Sanh Trong Cõi Ta Bà Không Thể Thấy Được Chân Thân Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Và Các Sự Trang Nghiêm.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Không Phải Chỉ Thị Hiện Trong Cõi Ta Bà Mà Ngà Còn Hóa Hiện Trong Vô Số Các Thế Giới Để Giáo Hóa Chúng Sanh.

Vãng Sanh Cõi Cực Lạc Chỉ Là Dứt Phần Đoạn Sanh Tử (Sanh Tử Luân Hồi Trong 3 Cõi), Như Chưa Dứt Biến Dịch Sanh Tử (Sanh Tử Vi Tế Của Sự Tu Chứng).

Vãng Sanh Cõi Cực Lạc Rồi Vẫn Phải Tiếp Tục Tu Hành Đến Thành Phật.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
thanhtuan_kdd
Bài viết: 18
Ngày: 04/10/09 07:18
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtuan_kdd »

Nam Mô A DI Da Phật con xin cám ơn thầy KimCang
Thầy cho con hỏi thêm "thế nào gọi là thường trụ "
chúc Thầy và quý Hòa Thượng pháp thể an Khang để diều dắt chúng con trên con đường Phật Pháp
kinhle kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

thanhtuan_kdd đã viết:kính chào chư vị Tôn Đức
kính thưa quý Thầy cho con hỏi thêm về câu trả lời trên của Thầy Kimcang và Thầy Thánh_trí . theo như câu trả lời trên thì cõi giải thoát của chư Phật có sự phân biệt ví dụ như cõi nước của Phật A DI Da và các Phật khác mà còn có sự phân biệt thì làm sao gọi là giải thoát . Mong chư và quý Thầy giải thích cho con rỏ thêm
con xin cám ơn nhiều

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trước hết tuy ngài muốn gọi tôi là gì cũng được, là thầy bà bạn bè cha mẹ v.v... tùy ý. Tôi không ngại và có lẽ anh Kimcang cũng không ngại bởi vì chúng tôi hiểu đó chỉ là cái giả danh, không quan trọng, việc quan trọng là có thể cống hiến chút hiểu biểt nhỏ nhoi của chúng tôi với quý ngài, hầu giúp một phần nào trong sự trường tồn của Phật Pháp, lợi khắp chúng sanh, dù chỉ là một chúng sanh. Tuy rằng biết là giả danh không màn đến, nhưng tôi vẫn phải cho ngài biết rằng tôi chẳng phải là Thầy gì cả để tránh sự tự lầm mình và lầm người về sau.

Trở về câu hỏi của ngài, và xin thêm những gì anh Kimcang đã trình bài.

Sự giải thoát đã có cấp bực thì dĩ nhiên khi nào Thành Phật thì mới gọi là Chân Giải Thoát Viên Mãn.

Hễ một ngày nào chưa chứng quả vị Vô Thượng Bồ Đề thì ngày ấy vẫn chưa phải là Viên Mãn Giải Thoát, Viên Mãn Giác Ngộ.

Khi tất cả chúng ta đồng thành Chánh Giác như tất cả chư Phật trong ba đời mười phương thì sự giải thoát và giác ngộ mới tương đồng viên mãn.

Trên mặt giác ngộ giải thoát viên mãn thì tất cả chư Phật tương đồng. Nhưng trên mặt hiện quốc độ, trên mặt hóa thân để độ chúng sanh thì chư Phật mỗi mỗi đều có lời nguyện riêng vì thế chẳng tương đồng. Và chính nhờ về việc nầy chư Phật mới có thể độ hết chúng sanh. Người thì nguyện ở cõi uế độ để thành Phật độ sanh. Người thì nguyện lập Tịnh Độ tiếp dẫn chúng sanh 10 phương về đó để độ thoát họ.

Sự sai khác còn vì chính do "nghiệp lực chúng sanh" không thể nghĩ bàn. Như cõi ta bà nầy đầy dẩy sự đau khổ và bất tịnh là do nghiệp lực của chúng sanh chiêu cảm ra, nên tự nhiên sanh vào cõi nầy, thọ quả báo khổ. Người được sanh về cõi Phật Thanh Tịnh cũng do "nghiệp lực không thể nghĩ bàn" của họ. Họ có tu pháp hạnh thanh tịnh, tức nhiên do nhờ nghiệp lực thanh tịnh ấy mà sanh vào cõi Tịnh Độ của chư Phật. Cũng là do "nguyện lực chẳng thể nghĩ bàn của chư Phật" thiết lập tịnh độ hoặc'và tiếp dẫn chứng sanh về cõi mình để hóa độ. Lại cũng là do "pháp lực chẳng thể nghĩ bàn" mà chư Phật đã khổ tâm thị hiện giảng dạy để chúng ta có thể tu hành mà được giải thoát giác ngộ sanh về cõi các ngài.

Chư Phật đã khổ công tu hành, lập nguyện thẩm sâu, lấy xương làm viết, lấy máu làm mực, lấy da làm giấy trong vô lượng kiếp chỉ vì để thị hiện thành Phật, để lập phương tiện thù thắng Tịnh Độ, khó nhọc thị hiện ra đời, khéo giáo hóa diều dắt chúng sanh cũng được giải thoát và giác ngộ như các ngài. Hỡi Ơi! Nếu là Phật Tử thì phải thường nghĩ nhớ đến ân đức sâu dầy của các ngài, nghe lời các ngài khuyên dạy mong đợi chúng ta cùng sớm được giác ngộ giải thoát. Muốn sớm giác ngộ giải thoát không gì hơn một lòng tín nguyện niệm Phật cầu sanh Cực Lạc vậy. Chư Phật mười phương hằng dùng tướng lưỡi rộng dày khuyên giảng, đức Phật A Di Đà hằng dơ tay tiếp đón. Chư Phật như cha mẹ của chúng sanh hằng thương tưởng nghĩ nhớ đến con mình. Nhưng nếu che mẹ nghĩ đến con mà con không nghĩ nhớ đến cha mẹ thì nào có ích gì? Chư Phật hằng hiện trong thân tâm của chúng ta, nhưng thân tâm của chúng ta chẳng có Phật, chẳng nhớ Phật, thì hai người dù gần như hình với bóng mà lại xa cách ngàn muôn vạn dậm. Nếu ta hằng nghĩ nhớ đến chư Phật cũng như chư Phật hằng nghĩ nhớ đến ta thì dù cõi Cực Lạc và Phật A Di Đà có cách cõi Ta bà nầy mười muôn ức cõi Phật, nhưng vẫn hằng gặp như hình với bóng, vĩnh viễn sẽ không xa cách. Vì thế Kinh Lăng Nghiêm dạy: "nếu tâm chúng sanh nhớ phật, niệm phật thì hiện tại đây hay về sau nhứt định sẽ thấy Phật, cách Phật không xa."

Nếu chúng ta là người Phật Tử, là người quy kính Phật thì thử xem trong lòng mình có thường nghĩ nhớ đến Phật hay không? Có thường tin nhận lời Phật dạy mà hành trì hay không? Nếu nhứ có thì mới mong một phần nào nhỏ nhoi đền đáp được ân sâu của Phật. Nếu không dù có đem thân mạng nầy chòng chất cao như núi Tu Di, đêm thân xác nầy lấp đầy bốn biển lớn trong vô lượng kiếp cũng khó mong đền đáp. Mong chư vị hãy lắng lòng tự xem xét.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Ra Khỏi Hai Đối Đãi Sanh Diệt Gọi Là Thường Trụ.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
thanhtuan_kdd
Bài viết: 18
Ngày: 04/10/09 07:18
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtuan_kdd »

Nam Mo A Di Da Phat Cám Ơn Thầy KimCang
vậy Thường trụ Tam Bảo là Như thế nào? thầy giải thích cho con hiểu rỏ hơn được không thầy?
con xin một lần nữa cám ơn thầy giúp con hiểu thêm một ít về Phật Pháp
kinhle kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thanhtuan_kdd: vậy Thường trụ Tam Bảo là Như thế nào?

Nếu thường trụ đã được thì thường trụ Tam Bảo cũng được.
Nếu thường trụ Tam bảo không được thì thường trụ chẳng được.
VO_HUU_BAT_KHONG606 nói vui thôi. Xin mời các chư vị.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

thanhtuan_kdd đã viết:Nam Mo A Di Da Phat Cám Ơn Thầy KimCang
vậy Thường trụ Tam Bảo là Như thế nào? thầy giải thích cho con hiểu rỏ hơn được không thầy?
con xin một lần nữa cám ơn thầy giúp con hiểu thêm một ít về Phật Pháp
kinhle kinhle kinhle kinhle
Khuyên ông nên tìm sách "Phật Học Phổ Thông" của cố HT Thiện Hoa để học về căn bản Phật Pháp, tự sẽ rỏ những gì ông muốn hỏi trong bước đầu tu học Phật Pháp. Hoặc sách: "Đức Phật và Phật Pháp" của cố HT Narada. Ông có thể "google" hai bài ấy trên web sẽ có. Hoặc vào www.thuvienhoasen.org để tìm học.

Tôi xin trích một đoạn ở sách Phật Học Phổ Thông cho ông rỏ:
B- Chánh Ðề:

I - Ðịnh Danh Và Giải Nghĩa.

1- Quy-y nghĩa là gì? Quy là trở về; Y là nương tựa, Quy-y là trở về nương tựa nơi mà mình đã vì si mê, phóng đãn lià bỏ ra đi, như đứa trẻ khờ dại đã rời bỏ cha mẹ để ra đi trong hoan phá, bây giờ biết sự dại khờ do kinh nghiệm khổ đau, quay trở về nương tựa lại dưới bóng hạnh phúc và yêu thương của cha mẹ. Chữ Quy-y nguyên dịch nghĩa là kính vâng hay phục tòng.

2- Tam bảo nghĩa là gì? Tam bảo là ba ngôi báu: PHẬT, PHÁP, TĂNG.

Ở thế gian, vàng bạc, ngọc ngà và danh vọng là quí báu. Nhưng sự thật, vàng bạc, danh vọng đâu có cứu được con người khỏi khổ, sống, già, bịnh, chết, mà lắm khi còn làm cho con người thêm khổ nữa! Còn Phật, Pháp, Tăng thì có đủ năng lực dắt dẫn con người ra khỏi những cái khổ nói trên. Bỡi thế, người đời mới tôn sùng Phật Pháp, Tăng là ba ngôi báu (Tam Bảo).

a) PHẬT: Chữ Phật do chữ Phạn Bouddha phiên âm ra. Tàu dịch là Giác Giả nghĩa là: Bực đã giác ngộ sáng suốt hoàn toàn về ba phương diện: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

b) PHÁP: Pháp là do chữ Phạn Dharma mà dịch nghĩa ra. Pháp là phuơng pháp tu hành mà Phật đã phát huy ra để diệt trừ mọi mê muội, khổ đau và chứng được quả Phật. Ba Tạng Kinh Ðiển đều gọi chung là Pháp.

c) TĂNG: Tăng hay Tăng già là do chữ Phạn Shanga mà phiên âm ra; Tàu dịch là: Hòa hợp chúng, nghĩa là một đoàn thể tu hành từ bốn người sắp lên, cùng nhau sống chung một chỗ, đồng giữ giới luật cu Phật, đồng chia sớt cho nhau một cách hòa thuận những gì đã thâu nhận được, từ vật chấc đến tinh thần.

3- Quy-y Tam-bảo là thế nào? - Quy-y Tam-bảo là trở về nương tựa ba ngôi báu: PHẬT, PHÁP, TĂNG.

Tại sao phải Quy-y Phật? - Vì Phật là đấng hoàn toàn sáng suốt, từ bi vô lượng, phước huệ vô biên, đức hạnh viên mãn; - Vì Phật là người dẫn đường vĩ đại nhất, đã có cái kinh nghiệm bản thân thoát ra ngoài vòng sanh tử để chứng Ðạo.

Tại sao quy-y Pháp? - Vì chỉ có phương pháp của Phật là đầy đủ công năng để đưa chúng ta qua khỏi bể khổ, đến bờ giải thoát.

Tại sao lại quy-y Tăng? - Vì Tăng là người đã hy sinh gia đình, tiền của, danh vọng... để tình nguyện theo Phật dắt dẫn chúng sanh trên đường Ðạo.

II- Ba Bực Tam Bảo

Tam Bảo có ba bực:
- Ðồng thể Tam bảo,
- Xuất thế gian Tam bảo,
- Thế gian trụ trì Tam bảo.

1 - Ðồng Thể Tam Bảo

a) Ðồng Thể Phật Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật dồng một thể tánh sáng suốt.

b) Ðồng Thể Pháp Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một pháp tánh từ bi bình đẳng.

c) Ðồng Thể Tăng Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chu Phật đồng một thể tánh thanh tịnh, sự, lý hòa hợp.

2 - Xuất Thế Gian Tam Bảo

a) Xuất Thế Gian Phật Bảo: là chỉ cho Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ðức Phật A-Di-Ðà, Chư Phật trong mười phương ba đời, đã tự giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của thế gian.

b) Xuất Thế Gian Pháp Bảo: là chỉ cho Chánh pháp của Phật, có công năng làm cho chúng sanh thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian, như Tứ-đế, Thập-nhị nhân-duyên, Lục -độ v.v...

c) Xuất Thế Gian Tăng Bảo: là chỉ cho các vị Thánh-Tăng đã thoát ra ngoài sự ràng buộc của thế gian như đức QuánThếÂm, Ðại Thế Chí, Văn Thù, Ca-Diếp, A-Nan v.v...

3- Thế Gian Trụ Trì Tam Bảo

a) Thế Gian Trụ Trì Phật Bảo, là chỉ cho XaLợi của Phật, tượng Phật đức bằng kim khí, chạm trổ bằng danh mộc, tô bằng đất, đắp bằng xi măng, thêu bằng vải, hay vẽ trên giấy.

b) Thế Gian Trụ Trì Pháp Bảo, là chỉ cho ba tạng Giáo điển: Kinh, Luật, Luận viết hay in trên giấy, trên vải trên lá buôn v.v...

c) Thế Gian Trụ Trì Tăng Bảo, là chỉ các vị TỳKheo, TỳKheoNi tu hành chơn chánh, đạo đức trong sạch, giới luật trang nghiêm trong hiện tại.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Vũ Khúc
Bài viết: 35
Ngày: 14/11/09 23:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Vũ Khúc »

[quote] Kính thưa quý vị đồng tu !
Xin cho phép đạo hữu tôi hỏi một câu. Tịnh độ tông thì tu để cuối cùng được vãng sanh về thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà. Còn Mật tông và Thiền Tông thì mục đích cuối cùng cũng là giải thoát nhưng có phải cũng về Tây phương không ?
Xin chân thành cảm ơn đã chỉ dạy. [quote]

Bạn ơi, chớ có lẫn lộn giữa ngón tay với mặt trăng.

Tịnh Độ Tây phương cũng chỉ là ngón tay trỏ mặt trăng, chứ không phải là mặt trăng. Dù rằng nếu vãng sanh về Cực lạc quốc độ của Phật A Di Đà là được vô sanh, bất thối chuyển, là bảo đảm sẽ dần dần đi tới giác ngộ viên mãn nhờ sự tu học dưới sự dẫn dắt của Phật A Di Đà và Thánh chúng. Tuy thế Cực Lạc quốc vẫn chưa phải là Niết Bàn nơi chấm dứt hoàn toàn vô minh, Chúng sanh nơi Cực lạc quốc vẫn chưa an trú trong thể tánh Như Lai, và vẫn còn phải trải qua một hành trình rất dài để giác ngộ thành Phật.

Chớ vì yêu quý pháp môn Tịnh Độ của mình mà lầm lẫn. Chấp pháp dù là Pháp Phật vẫn là tà kiến đó bạn.

Nam mô A Di Đà Phật!


Vũ Khúc
Bài viết: 35
Ngày: 14/11/09 23:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Vũ Khúc »

halo 2615 đã viết: Kính thưa quý vị đồng tu !
Xin cho phép đạo hữu tôi hỏi một câu. Tịnh độ tông thì tu để cuối cùng được vãng sanh về thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà. Còn Mật tông và Thiền Tông thì mục đích cuối cùng cũng là giải thoát nhưng có phải cũng về Tây phương không ?
Xin chân thành cảm ơn đã chỉ dạy.
Bạn ơi, chớ có lẫn lộn giữa ngón tay với mặt trăng.

Tịnh Độ Tây phương cũng chỉ là ngón tay trỏ mặt trăng, chứ không phải là mặt trăng. Dù rằng nếu vãng sanh về Cực lạc quốc độ của Phật A Di Đà là được vô sanh, bất thối chuyển, là bảo đảm sẽ dần dần đi tới giác ngộ nhờ sự tu học dưới sự dẫn dắt của Phật A Di Đà và Thánh chúng. Tuy thế Cực Lạc quốc vẫn chưa phải là Niết Bàn nơi chấm dứt hoàn toàn vô minh, Chúng sanh nơi Cực lạc quốc vẫn chưa an trú trong thể tánh Như Lai, và vẫn còn phải trải qua một hành trình rất dài để giác ngộ thành Phật.

Tịnh độ cực lạc chỉ là cây cầu vững chãi để ta qua sông sang bờ bên kia để giác ngộ thành Phật.

Nam mô A Di Đà Phật!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tịnh Độ Tây phương cũng chỉ là ngón tay trỏ mặt trăng, chứ không phải là mặt trăng.
Câu nầy dùng không hợp lý ở bài trả lời nầy. Vì câu dí dụ "Ngón tay chỉ mặt trăng" là ở trong Kinh Lăng Nghiêm đề cập vấn đề lầm chấp của người tu thường chạy theo trần cảnh bên ngoài, lầm chấp cho cái tâm phan duyên ấy là mình mà đánh mất chân tâm thật sự.

Phật dùng ví dụ ngón tay chỉ mặt trăng để cho chúng ta thấy tâm phân biệt cũng như mọi sắc trần đều có chỗ trả về, nhưng tính thấy thì tuyệt chẳng có chỗ nào để trả về. Đó mới thật là Chân Tâm Diệu Minh Thường Trú của chúng ta.

Kinh Lăng Nghiêm (đoạn các thứ có chổ trả về nhưng kiến tinh (cái thấy) không có chổ để trả về):

Phật bảo ông A-nan: "Bọn ông còn lấy tâm phan-duyên mà nghe pháp thì cái pháp nhận được đó cũng chỉ là sở-duyên, chứ không phải nhận được pháp-tính. Ví như có người lấy ngón tay chỉ mặt trăng cho người khác thì người kia lẽ ra phải nhân ngón tay mà thấy mặt trăng. Nếu như người kia xem ngón tay và cho đó là mặt trăng thì người ấy chẳng những bỏ mất mặt trăng mà cũng bỏ mất cả ngón tay chỉ nữa. Vì sao? Vì nhận ngón tay chỉ làm mặt trăng vậy. Đâu những bỏ mất ngón tay lại cũng không phân biệt được sáng và tối. Vì sao? Vì lấy ngón tay tối làm mặt trăng sáng thì không rõ biết được hai tính sáng tối. Ông cũng như vậy. Nếu lấy cái phân-biệt pháp-âm tôi làm tâm của ông thì cái tâm ấy phải rời cái phân-biệt tiếng nói, có tính phân-biệt."

Chúng ta nên hiểu lời Phật dạy rằng lấy tâm phan duyên mà nghe pháp thì cái hiểu biết đó cũng chỉ là hiểu xuông thôi chứ không phải là mình đã ngộ được tự tính sẵn có nơi chính mình. Khi phật phát âm thì nghe, khi phật không phát âm thinh thì không nghe tức là tâm phan duyên theo tiếng âm thinh của phật mà có sanh diệt, thì đó là tâm sanh diệt đâu phải chân tâm!

Hơn nữa, nếu dùng tâm phan duyên mà nghe pháp thì cái pháp cũng trở thành cái bị tâm ông duyên vào, không phải là pháp tính vô sanh. Giống như người lấy tay chỉ mặt trăng cho người khác, thì đáng lý người kia sẽ nương theo ngón tay mà nhận thấy mặt trăng, nhưng nếu người ấy nhận ngón tay làm mặt trăng thì chẳng những mất mặt trăng mà cũng mất luôn ngón tay nữa. Vì sao? Bởi vì nhận ngón tay làm mặt trăng vậy.

Hơn nữa, nếu lầm nhận ngón tay là mặt trăng thì ngón tay và mặ trăng đã bị mất, lại thêm không thể phân biệt được cái sáng và tối. Vì sao vậy? Vì đã cho ngón tay là mặt trăng thì mặt trăng tỏ sáng tối thế nào làm sao hay biết được!

Nếu tâm phân biệt rời các trần (như tiếng pháp âm của phật) mà còn có phân biệt thì đó mới thật là tâm ông. Còn nếu như nó rời tiếng pháp âm của tôi, mà ông không còn phân biệt gì nữa thì đó là vọng tâm vậy. Vì tâm phan duyên của ông duyên theo tiếng tôi mà có phân biệt, khi tiếng tôi không có thì tâm ấy cũng không cho nên nó không phải là chân tâm của ông.

Giống như người chủ và khách. Chủ thì ở tại một nơi, khách thì có đến di. Người khách đến đi là vọng tâm, người chủ ở tại một chổ không đến đi chính là Chân Tâm Thường Trụ vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Còn thấy mặt trăng hoặc ngón tay đều chưa ổn cả. Tuy vậy, thấy mặt trăng vẫn đở hơn là thấy ngón tay. Mặt trăng tại ngay chỗ ngón tay.

Thành Phật là chuyện hy hữu. Ai đầy đủ công hạnh,... thì tự sẽ xứng đáng thành Phật. Còn các bậc giải thoát còn lại đều sanh về một quốc độ nào đó. Muốn sanh về nơi nào thì phải thực hiện đầy đủ điều kiện đức hạnh,... về nơi ấy. Chẳng hạn, muốn sanh về Tây Phương Cực Lạc thì phải tu học pháp môn niệm Phật đúng pháp,...Muốn sanh về cõi trời người thì phải tu thiện,...., làm chuyện ác thì đọa ác đường-ác cõi. Tuy nhiên, những cõi như vậy làm hai nhóm: luân hồi và quốc độ. Trong đó, quốc độ siêu vượt luân hồi. Nếu là phàm phu thì hãy phát tâm sanh về quốc độ các chư Phật, đó là sự thăng hoa vượt bậc, là sự tiến hóa đi lên một bậc, là gần với Phật quả. Còn nếu muốn cứu độ chúng sanh thì phải ra vào giữa quốc độ và luân hồi không trở ngại.

Dù thánh hay phàm cũng đều phải về được quốc độ của chư Phật thì ở đời này mới không uổng công tu hành vậy.
Dù thánh (không nói Phật) hay phàm chỉ có hai chỗ để đi: hoặc tiếp tục luân hồi, hoặc sanh về quốc độ chư Phật. Phương tiện đi lại giữa luân hồi và quốc độ chính là các pháp môn tu hành (thực hành thành tựu kết quả cả là thước đo thánh - phàm). Nếu không tu tập hoặc tu tập sai pháp thì chỉ có luân hồi thôi, còn cách Phật rất xa. Sanh về được quốc độ thì đã khá gần Phật. Chỉ khi nào phát tâm bồ tát và bất thối chuyển thì mới gần Phật và chắc chắn sẽ thành Phật. Thời mạt pháp này có pháp môn niệm Phật sẽ giúp hành giả toại nguyện.

VO_HUU_BAT_KHONG606 là phàm phu sát đất, lời lẽ thiếu sót rất nhiều. Mong tất cả chư đạo hữu mở cõi lòng thanh tịnh dung nạp kẻ ngu muội này kinhle kinhle kinhle .

Con chuồn đây, đừng kêu con lại!

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Tu Hành Cứu Cánh Là Thành Phật.

Thành Phật Mới Đúng Nghĩa Là Không Đến Không Đi Không Sanh Không Diệt.

Bồ Tát Đầy Đủ Tất Cả Các Công Hạnh Bồ Tát Rồi Thì Mới Thành Phật.

Hễ Còn Tu Tức Là Còn Trong Phương Tiện Nhưng Có Phương Tiện Mau Phương Tiện Chậm, Phương Tiện Phổ Thông Phương Tiện Đặc Biệt.

Thiền Tịnh Mật Đều Là Phương Tiện Tu Tập Đến Thành Phật Hành Giả Tu Tập Đầy Đủ Thì Thành Phật.

Niết Bàn Nghĩa Là Diệt

Chỉ Phật Mới Chứng Cứu Cánh Niết Bàn Còn Như Bậc A La Hán, Duyên Giác Dù Chứng Niết Bàn Vẫn Chưa Phải Là Chứng Cứu Cánh Niết Bàn.

Niết Bàn A La Hán, Duyên Giác Chứng Nghĩa Là Dứt Được Phiền Não Chướng
Niết Bàn Phật Chứng Nghĩa Là Dứt Được Sở Tri Chướng (Còn Gọi Là Nhất Thiết Trí Chướng)


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.46 khách