Tam Muội là gì?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

daotubi
Bài viết: 29
Ngày: 18/10/09 07:31
Giới tính: Nam
Đến từ: tpHCM

Tam Muội là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi daotubi »

Hằng ngày, daotubi thường nghe câu Niệm Phật Tam Muội, Niệm Phật chứng tam muội, vậy xin hỏi cùng quý đạo hữu: Tam Muội là gì, và để làm sao có nó?
Xin cảm ơn!


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Tam Muội là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

daotubi đã viết:Hằng ngày, daotubi thường nghe câu Niệm Phật Tam Muội, Niệm Phật chứng tam muội, vậy xin hỏi cùng quý đạo hữu: Tam Muội là gì, và để làm sao có nó?
Xin cảm ơn!
tangbong Tam Muội là âm tiếng Hán dịch của Samadhi tức là Định.Niệm Phật là một trong các tùy niệm;có thể dẫn đến Định vì niệm sinh định.Thông qua niệm Phật đạt được nhất tâm(và các thiền chi) gọi là niệm phật chứng tam muội? :)


daotubi
Bài viết: 29
Ngày: 18/10/09 07:31
Giới tính: Nam
Đến từ: tpHCM

Re: Tam Muội là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi daotubi »

Xin cảm ơn đạo hữu whale đã giải đáp thắc mắc.
A Di Đà Phật!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tam Muội là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Chứng Niệm Phật Tam Muội thì không những được đại định mà tâm tự khai ngộ


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Tam Muội là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://niemphat.net/Luan/anquangvs/anquang17.htm
2. Ghi lại lời sờ voi (nói mò) về Niệm Phật Tam Muội

(nguyên cảo của sư Liễu Dư đã bị lược bớt do Phật Học Tùng Báo bỏ lầm mấy câu, vì thế sao lục nguyên văn)



Năm Bính Ngọ tôi yểm quan tại chùa Bảo Khánh ở Từ Khê[39], tạ tuyệt duyên đời, tu tập Tịnh nghiệp. Gặp đúng dịp vị chủ giảng trong chùa là pháp sư Đế Nhàn giảng Di Đà Sớ Sao gần chỗ bế quan. Tôi bèn bắt chước chuyện Khuông Xung khoét vách[40] khi xưa, đục một lỗ nhỏ nơi vách phòng bế quan, chẳng lìa đương xứ thường dự giảng tòa. Từ đấy niệm Phật càng cảm thấy thân thiết. Phật hiệu vừa khởi lên vọng niệm hoàn toàn tiêu, khắp thân mát mẻ, trong lòng cảm thấy vui sướng, khác nào cam lộ rưới đảnh, đề hồ thấm tâm. Sự vui sướng ấy không gì sánh ví được! Một ngày nọ có khách đến quan phòng hỏi:

- Tôi đã tu trì pháp Niệm Phật hơn hai mươi năm, đối với việc sanh lòng tin phát nguyện tu trì, không gì không chân thành, thiết tha, nhưng nghiệp sâu chướng nặng, rốt cuộc vẫn chưa thể đạt đến cảnh giới nhất tâm bất loạn. Trộm xét căn tánh tôi chỉ đáng đới nghiệp vãng sanh, tuy trong đời này pháp Niệm Phật Tam Muội tôi không dám mong mỏi, nhưng pháp nào có thể đạt được, tướng nào sẽ đạt được [nơi tam-muội ấy] xin thầy hãy vì tôi mà dạy cho!

Tôi nói:

- Cảnh tướng của tam-muội chỉ có chứng mới hiểu rốt ráo được, như người uống nước, nóng - lạnh tự biết. Tôi đã chưa chứng làm sao tuyên nói được?

Khách cố kèo nài chẳng thôi, tôi nói:

- Nếu luận về pháp thì phải trong lúc đang niệm Phật, liền xoay trở lại quán niệm ấy, chuyên chú một cảnh, đừng để rong ruổi theo bên ngoài. Niệm niệm chiếu soi nguồn tâm, tâm tâm khế hợp Phật thể. Quay trở lại niệm nơi cái niệm của chính mình, quay trở lại quán chính sự quán của mình. Hễ niệm liền quán, hễ quán liền niệm, sao cho toàn bộ Niệm chính là Quán, ngoài Niệm không có Quán; toàn bộ Quán chính là Niệm, ngoài Quán không có Niệm. Quán và Niệm tuy giống như nước với sữa, vẫn chưa đạt đến cội nguồn. Phải hướng về một niệm “nam mô A Di Đà Phật” mà thể cứu (suy xét cho thấu hiểu) từng tầng một, khăng khắng chăm chú hướng đến. Càng thể cứu càng tha thiết, càng hướng đến càng thân thiết, cho đến khi lực cực công thuần, đột nhiên niệm rớt mất, chứng nhập cảnh giới “không niệm - không chẳng niệm”. Như câu nói: “Linh quang riêng chiếu, thoát khỏi căn trần, thể lộ chân thường, chẳng chấp vào văn tự. Tâm tánh vô nhiễm, vốn tự viên thành, chỉ lìa vọng niệm chính là Như Như Phật” chính là nói về ý này vậy!

Công phu đến mức này là đắc pháp Niệm Phật, cảm ứng đạo giao rất dễ đắc lực. Tướng ấy giống như mây tan giữa hư không, bầu trời xanh lộ ra hoàn toàn, đích thân thấy được bản lai vốn không có gì để thấy được. Vô kiến chính là chân kiến, hữu kiến là đọa vào trần. Đến mức độ này thì sắc núi, tiếng suối đều là Đệ Nhất Nghĩa Đế, quạ kêu sẻ hót không gì chẳng phải tối thượng chân thừa, sống động hoạt bát nơi các pháp, chẳng trụ một pháp nào. Ánh sáng rực rỡ chiếu ngời các cảnh, nhưng trọn chẳng có một vật nào. Nói đến Dụng của nó thì như mặt trời buổi mai mọc lên từ phía Đông, tròn trịa chiếu sáng ngời. Nói đến Thể thì như vầng trăng rạng rỡ lặn bên phía Tây, thanh tịnh tịch diệt, vừa chiếu vừa tịch, vừa tịch vừa chiếu, cùng tồn tại, cùng biến mất, dứt bặt đối đãi một cách viên dung. Ví như tuyết phủ ngàn quả núi, biển dung nạp muôn mạch nước, chỉ là một sắc, trọn chẳng có vị gì khác. Không vướng mắc, tự tại, tự như. Luận về lợi ích thì hiện tại tuy chưa lìa Sa Bà, đã thường dự hải hội; lâm chung lên ngay thượng phẩm, đốn chứng Phật thừa. Chỉ có người trong nhà mới biết được chuyện trong nhà, [đem ra] nói với kẻ ở ngoài cửa chắc chắn sẽ bị báng bổ, đó là điều không còn nghi ngờ gì nữa.

Lại hỏi:

- Con người trong sanh hoạt thường nhật thường gặp đủ mọi duyên, làm sao có thể “lọt vào mắt là Bồ Đề, chuyện gì cũng là đạo được?”

Đáp:

- Tâm sanh thì đủ mọi pháp sanh. Tâm diệt thì mọi thứ pháp diệt. Vạn cảnh chẳng ngoài một tâm, một tâm dung thông vạn cảnh. Nếu hiểu rõ tâm thể vốn không, nào ngại bao trùm vạn tượng? Phải biết vạn tượng như huyễn, sanh diệt chỉ là một tâm; các duyên không trói buộc, vốn tự giải thoát. Sáu trần không ác, vẫn đồng Chánh Giác. Tâm và cảnh như một, nào có vướng mắc? Chẳng thấy Sự Sự vô ngại pháp giới trong kinh Hoa Nghiêm đó sao? Nói: “Hết thảy các cõi nước trong mỗi một trần, hết thảy tâm trong mỗi một tâm. Trong mỗi một tâm, một trần, lại lần lượt có đủ lẫn nhau, trùng trùng vô tận không chướng ngại. Vì vậy, khí giới[41], sợi lông, hạt bụi, đài mây, lưới báu đều tuyên biển tánh, đều diễn chân thừa. Theo chiều dọc cùng tột ba đời, theo chiều ngang trọn khắp mười phương. Tìm một chỗ chừng bằng đầu sợi lông không phải là đạo cũng không thể được! Vì vậy, pháp gì, chuyện gì không gì không phải là đại tịch diệt trường. Tâm tâm niệm niệm đều khế hợp biển Tát Bà Nhã (Nhất Thiết Trí). Duy tâm diệu cảnh, duy cảnh diệu tâm, lìa tứ cú, tuyệt bách phi, dứt bặt đối đãi một cách viên dung, làm sao có thể nghĩ bàn cho được?” Những điều vừa nói trên đây như người mù sờ voi, tuy chẳng lìa voi, chỉ sợ chẳng phải là toàn thể con voi! Ghi lại để dâng cho các vị xem xét.


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách