CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

Trong Kinh:THỦ LĂNG NGHIÊM Đức Phật có giảng giải về vấn đề quan trọng đối với người Học Phật,đó là:TÍNH BIẾT,TÍNH NGHE.Vậy hôm nay Minh Thiện xin mạo muội đưa vấn đề này ra để những người Học Phật chúng ta cùng thảo luận,giúp nhau hiểu sâu hơn.Kính xin các Bậc Thiện Tri Thức góp ý và chỉ bảo.
Minh thiện xin mạnh dạn kiến trình những hiểu biết của mình qua trải nghiệm Học Phật.
Trong Kinh,Đức Phập đã truy vấn Ngài A Nan:Lúc ĐÁNH KẺNG CÓ NGHE,lúc KHÔNG ĐÁNG KẺNG KHÔNG NGHE cho ta thấy tại cả hai thời điểm Tính BIẾT vẫn hằng hữu:BIẾT CÓ ĐÁNH KẺNG(Nghe thấy tiếng kẻng) và BIẾT KHÔNG ĐÁNH KẺNG(Không nghe thấy tiếng kẻng) vậy NGHE THẤY TIẾNG KẺNG và KHÔNG NGHE THẤY TIẾNG KẺNG chỉ là một phần công năng trong TÍNH BIẾT và nó còn phụ thuộc tuỳ duyên ngoại cảnh(Có hay không có đánh kẻng).Chúng Sanh chúng ta thường sống với CÁI BIẾT KHÔNG ĐẦY ĐỦ->CHẠY THEO SỰ VẬT,SỰ VIỆC này nên Tri thức khiếm khuyết vì với CÁi BIẾT không đầy đủ khi sử lý sẽ sinh ra mâu thuẫn làm trái ý, đó là NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ
-TÍNH BIẾT này lại hằng hữu trong mọi Chúng Sanh một cách bình đẳng:Người khiếm thính vẫn BIẾT mình không nghe được vì khiếm thính,người khiếm thị vẫn BIẾT mình không nhìn được vì khiếm thị.Ở họ TÍNH BIẾT vẫn đồng hành
Vậy TÍNH BIẾT bao trùm cả không liền có(Sự vật,sự việc) và thường hằng hữu,bình đẳng trong tất cả các Chúng Sanh
Nếu ta giác nhận được TÍNH BIẾT này và hằng sống cùng nó thì ta còn thấy được nhiều công năng của nó giúp ta có TRI KIẾN đầy đủ về mình,sự vật,sự việc .Tâm sinh lý sẽ chuyển hoá theo tương ứng.

(còn tiếp)

Minh Thiện: Kính Chào và... tangbong


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

tangbong
Vì sao khi nghe tiếng kẻng thì biết có đánh kẻng, khi không nghe tiếng kẻng thì biết không có đánh kẻng? Sao lại biết?

Thay vì nói về tính BIẾT, hãy nói về tính KHÔNG BIẾT thử xem?

Tôi không biết gì nên hỏi vậy.


NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.


Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Vì sao khi nghe tiếng kẻng thì biết có đánh kẻng, khi không nghe tiếng kẻng thì biết không có đánh kẻng? Sao lại biết?
Xin bác đọc kỹ lại phần trên
VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Thay vì nói về tính BIẾT, hãy nói về tính KHÔNG BIẾT thử xem?
HÌ hì... bác khèo đùa
-Không có CÁI TÍNH KHÔNG BIẾT vì tự mình đã biết rằng mình B-) CỐ TÌNH KHÔNG BIẾT!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Minh Thiện đã viết: -TÍNH BIẾT này lại hằng hữu trong mọi Chúng Sanh một cách bình đẳng:Người khiếm thính vẫn BIẾT mình không nghe được vì khiếm thính,người khiếm thị vẫn BIẾT mình không nhìn được vì khiếm thị.Ở họ TÍNH BIẾT vẫn đồng hành
Tôi chẳng phải là bậc thiện tri thức gì để góp ý, nhưng không quảng ngu hèn bài tỏ vài lời để giúp ông và mọi người nhận thức rỏ ràng.

Khi nói về con mắt (nhãn căn) thì nên dùng "cái thấy", khi nói về lỗ tai (nhĩ căn) phải nên dùng "cái nghe". Như vậy mới không khiến người khác hiểu lầm.

Bởi vì khi viết ở trên rằng: "Người khiếm thính vẫn BIẾT mình không nghe được vì khiếm thính,người khiếm thị vẫn BIẾT mình không nhìn được vì khiếm thị" thì cái nầy không đúng lắm khi nói về căn tai nghe tiếng âm thanh.

Người không bị bệnh điết thì dĩ nhiên "nghe" được tiếng âm thinh tức "nghe động".

Người bị bệnh điết thì thông thường chúng ta cho rằng họ "không nghe". Nhưng thật ra "cái nghe" của họ vẫn hiện hữu. Họ Nghe được "cái không nghe" tức "nghe tịnh".

Cũng giống người không điết khi ở trong một phòng kính hoàn toàn không có thanh trần thì họ vẫn nghe, mà "nghe tịnh" như người điết vậy.

Cũng như người mắt sáng thì lúc sáng "thấy sáng" (vì có ánh sáng).
Người mù vẫn thấy mà "thấy tối" cũng giống như chúng ta dù đèn tắc thì vẫn thấy mà "thấy tối", chứ không thể cho rằng "tôi không thấy", nếu anh không thấy sao bảo rằng "tôi không thấy".

Chứ không thể nói rằng "người khiếm thính vẫn BIẾT mình không nghe được vì khiếm thính,người khiếm thị vẫn BIẾT mình không nhìn được vì khiếm thị."

Nếu nói theo "cái biết" đó thì nó thuộc về "Ý" chứ không phải về căn mắt và tai.

Khi nói "Họ biết họ không nghe, không thấy" thì hoàn toàn không nhận được "cái thấy, cái nghe" của họ vẫn thường hằng, mà chỉ biết rằng "à tôi là người mù nên không thấy, tôi là người điết nên không nghe" hoàn toàn sai lầm! Mù vẫn thấy, mà điết vẫn nghe mới bài tỏ được rỏ ràng!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Minh thiện thân mến, mình không biết thật đấy.
Bạn hãy trả lời rõ ràng hơn được không. Ngắn gọn thôi nhé.


Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:tangbong
Vì sao khi nghe tiếng kẻng thì biết có đánh kẻng, khi không nghe tiếng kẻng thì biết không có đánh kẻng? Sao lại biết?

Thay vì nói về tính BIẾT, hãy nói về tính KHÔNG BIẾT thử xem?

Tôi không biết gì nên hỏi vậy.


NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Thí dụ như:Bác hỏi
-Minh Thiện có biết địa chỉ của VO_HUU_BAT_KHONG606 không?
Minh Thiên:
-Không biết.
Vậy ngay cái "Không biết"chính là TÍNH BIẾT.Vì TÍNH BIẾT vẫn hiện diện nên Minh Thiện tự rõ biết là mình không biết địa chì của VO_HUU_BAT_KHONG606.Còn" Không biết địa chỉ "chỉ là "CÁI TÍNH BIẾT THEO SỰ VIỆC,SỰ VẬT"của TÍNH BIẾT.

Minh Thiện:Kính chào và... tangbong


Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

Thánh_Tri đã viết:Nếu nói theo "cái biết" đó thì nó thuộc về "Ý" chứ không phải về căn mắt và tai
Lục căn đều là những công năng của TÍNH BIẾT.Trong đó Ý CĂN là tướng tổng hợp rồi điều hành các căn kia.
Vậy bác cho bắt giặc bắt tướng lả sai ư?(Lại còn các công năng vi tế nữa...)

Minh Thiện: Kính Chào và... tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Minh Thiện đã viết: Lục căn đều là những công năng của TÍNH BIẾT.Trong đó Ý CĂN là tướng tổng hợp rồi điều hành các căn kia.
Vậy bác cho bắt giặc bắt tướng lả sai ư?(Lại còn các công năng vi tế nữa...)

Ông không nhận thấy việc sai lầm khi sử dụng ngôn từ không đúng chổ hay sao mà còn hỏi vậy. Thiệt uổng công trình bài!

Ông viết: "người khiếm thính vẫn BIẾT mình không nghe được vì khiếm thính,người khiếm thị vẫn BIẾT mình không nhìn được vì khiếm thị."

Dùng chữ "biết" một mình không nêu được ý nghĩa chân thật.

Ý của câu ông viết là "người điết biết mình không nghe được vì biết họ điết, người mù biết mình không thấy vì biết mình bị đuôi"

Ở đây không phải là vấn đề đó. Vấn đề ở đây là "mù vẫn thấy, mà điết vẫn nghe" Chứ không phải là mù thì không thấy, còn điết thì không nghe.

Cho nên ông phải nên viết là "người điết vẫn nghe được vì cái nghe của họ luôn hiện có, họ nghe được cái Tịnh hoặc cái không tiếng""người mù vẫn thấy đựoc vì cái thấy của họ luôn hiện có, họ thấy được cái tối".

Chứ biết mình điết và mù thì có ăn nhầm gì đến cái thấy, cái nghe hằng hữu?

Chứ người mù làm sao mà không biết họ mù, còn người điết làm sao mà không biết họ điết. Cần gì Phật phải chỉ họ. Chuyện quá đương nhiên. Nhưng cái đáng cho Phật chỉ dạy là ở chổ, tu họ mù mà cái thấy của họ vẫn còn đó vì họ thấy tối, người điết vẫn nghe được vì họ nghe cái không tiếng động, hoặc tịnh. Cái đó mới đáng dạy! Vì họ cứ nghĩ rằng tôi đuôi nên "không thấy", tui điết nên "không nghe". Cái nghĩ như vậy là sai lầm, đánh mất cái tính chân như của họ.

Ông muốn nghiên cứu học hỏi và cần người góp ý mà khi người khác góp ý ông thấy khó chịu, không chịu lắng nghe thì làm sao hiểu!

Đã học kinh lăng nghiêm biết trần cảnh là hư vọng, ông chớ theo thường tình mà buồn khi chê, vui khi khen! Đấy là đã chạy theo trần cảnh rồi vậy!

Nếu tôi nói những lời chướng tai gai mắt, tôi xin lỗi ông thôi, còn ông không nghe thì đó là việc của ông, việc tôi đã xong. Có lẽ theo thối quen, Tôi là một thầy giáo nên rất nghiêm ngặc trong việc học hành, trong lớp tôi ít có người được điểm A hoặc 100 điểm. Vì họ biết ý tôi rằng học hành không phải vì 100 điểm hoặc nói chung vì điểm tốt giở mà học, mà chính là vì "hiểu bài". Dù hiểu bài rỏ ràng có thể đem ra áp dụng đúng, còn hơn 100 điểm chỉ thuộc lòng, rồi khi ra đời thì quên hết, chẳng có lợi ích gì.

Nhưng nói thế không phải là tôi không cho điểm A hoặc 100 điểm, người hiểu bài rỏ ràng, viết rỏ ràng, tôi cũng cho điểm cao. Cho nên Hiểu Bài thường thường đi đôi với điểm cao.

Tôi chấm điểm ông rớt bài nầy (cả lý thuyết lẫn thực hành). Mong ông gắng công trao dồi kỳ tới, chứ đừng vì những lời tôi nói mà bỏ cuộc không học kinh lăng nghiêm nữa thì không nên.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tất cả mọi sự trong ta ngoài ta đang hoạt động theo một quy luật, nếu mọi sự không "biết" tuân theo quy luật thì làm sao có thế gian như thế này được? cơ thể ta "biết" thở nè, tim ta "biết" đập nè, cục nam châm "biết" hút kim loại bằng sắt nè, ... ; đó là mình cảm nhận cái biết cùng khắp

mình nghĩ người mù sẽ không biết mình không thấy nếu tất cả mọi người đều mù? kinh phật có nói sự thấy cần ánh sáng, cho nên cũng không nên nói thấy cái tối?
:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hlich đã viết:tangbong
tất cả mọi sự trong ta ngoài ta đang hoạt động theo một quy luật, nếu mọi sự không "biết" tuân theo quy luật thì làm sao có thế gian như thế này được? cơ thể ta "biết" thở nè, tim ta "biết" đập nè, cục nam châm "biết" hút kim loại bằng sắt nè, ... ; đó là mình cảm nhận cái biết cùng khắp

mình nghĩ người mù sẽ không biết mình không thấy nếu tất cả mọi người đều mù? kinh phật có nói sự thấy cần ánh sáng, cho nên cũng không nên nói thấy cái tối?
:)
Tôi cũng có thể lý luận rằng:

1. Hữu tình mới biết, còn vô tình làm sao biết? Nếu nam châm biết thì hóa ra nam châm là hữu tình?

2. thân nầy làm bằng đất nước gió lửa.... thì làm gì có cái biết mà cho tim biết đập, phổi biết thở.

3. cái biết cũng tùy trường hợp nói, mỗi trường hợp chữ "biết" đều có nghĩa khác nhau.

Đang góp ý về Lăng Nghiêm thì chỉ nên thuần lăng nghiêm và theo tinh thần lăng nghiêm. Không cần biết phật dạy kinh gì, không nên góp ý kinh khác vào..... chỉ nên trực nhận ngay bài kinh lăng nghiêm mà suy sét thôi! Nếu không mỗi kinh mỗi ý..... rồi đem ra cho kinh nầy đúng, kinh kia sai v.v... mệt lắm...

Theo Lăng Nghiêm:

Đúng chúng ta Thấy là do duyên nơi "ánh sáng" vào mắt kích thích các tế bào trong mắt mà đưa thần kinh vào bổ nảo phí sao ót gọi là "occipital cortex" mà phân biệt là thấy cái gì, rồi sẽ cho một cái reponse như nhái mắt nếu ánh sáng chối quá, hay lấy tay bịt mắt lại v.v... (tôi học Đại Học Sinh Học ở trường Mỹ nên biết vậy, còn tiếng việt thì tôi thua).

Theo sinh lý thì ai cũng cho rằng "con mắt" thấy nhờ duyên "ánh sáng". Còn không có ánh sáng thì gọi là "không thấy".

Lăng nghiêm chấp nhận việc "duyên ánh sáng mà thấy" nhưng không chấp nhận "con mắt thấy" (chấp nhận theo sinh học thì cũng ok).

Lăng Nghiêm Đi sâu thêm nữa.... thì bảo rằng không phải con mắt thấy, mà là "cái thấy hoặc tính thấy" thấy. Vì nếu cho rằng con mắt thấy thì tại sao "người chết con mắt còn đó" sao lại không thấy? Cho nên người mù hay không mù đều thấy. Phật bảo ông Anan, ông ra đường hỏi người mù xem họ có thấy không.... thì họ sẽ bảo ông rằng "trước mặt tôi thấy tối đen".

Lăng Nghiêm đi sâu nữa .... thì bảo "cái thấy" cũng là hư vọng.

Lăng nghiêm đi sâu nữa.... thì bảo "cái thấy tuy không phải là chơn, nhưng gần giống chơn ví như mặt trăng thứ 2 vậy, do mắt lé mà thấy 2 mặt trăng dụ cho mê, còn khi giác thì không có 2 mặt trăng)

Lăng nghiêm đi sâu nữa thì bảo rằng "cái thấy" là tính chân như nhiệm mầu của Như Lai Tạng, cho đến mọi thứ trên đời đều như thế.

Phải tu mới phá từng lớp mê nầy, đến lớp mê khác.... mới có thể trở về chân tâm thường trụ.

Mong mọi người hiểu mà thực hành.
Nam Mô A Mi Đà Phật.
Sửa lần cuối bởi Thánh_Tri vào ngày 05/01/10 08:39 với 1 lần sửa.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

Thánh_Tri đã viết:Đang góp ý về Lăng Nghiêm thì chỉ nên thuần lăng nghiêm và theo tinh thần lăng nghiêm. Không cần biết phật dạy kinh gì, không nên góp ý kinh khác vào..... chỉ nên trực nhận ngay bài kinh lăng nghiêm mà suy sét thôi! Nếu không mỗi kinh mỗi ý..... rồi đem ra cho kinh nầy đúng, kinh kia sai v.v... mệt lắm..
-Có Pháp(sự vật,sự việc) độc lập mà không có sự liên quan đến tổng thể các Pháp sao???

Minh Thiện: KÍnh Chào và... tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Minh Thiện đã viết: -Có Pháp(sự vật,sự việc) độc lập mà không có sự liên quan đến tổng thể các Pháp sao???
Ông nên hiểu vấn đề nầy không phải của ông mà là của ông hlich. Ông ta thích xen vào để lạc vấn đề khác thì đó là vấn đề của ông ta. Còn tôi cũng chỉ tùy thuận ông ấy mà trình bài sơ lược lạc đề với ông ấy. Ông ta có hỏi câu hỏi nầy không là chuyện của ông ta, không phải chuyện của ông.

Vấn đề của ông mà ông nên giải quyết là:

ông đem kinh lăng nghiêm ra trình bài, cũng như đem ví dụ mà Phật dạy trình bài về "tiếng chuông" mà giải thích cho chúng mình biết cái "tính nghe" của mình thường trụ. Đánh tiếng chuông cũng nghe, mà không đánh cũng nghe. Rất hay tôi không bác. Nhưng tôi chỉ răng ông rằng ông dùng không đúng từ ngữ, thành ra khiến người khác hiểu lầm. Tôi không nở nhìn ông và người khác hiểu nhầm mà không ngại viết vài lời bài tỏ. Chỉ thế thôi.

Nếu đánh tiêng chuông thì chúng mình gọi là "nghe", khi không đánh thì không có tiếng chuông thì bảo là "không nghe". Nếu thật không nghe thì tính nghe cũng đã diệt theo, tại làm sao khi đánh tiếng chuông trở lại chúng mình lại nghe được?

Xin trích đoạn Kinh Lăng Nghiêm:
"Vậy nên A-nan, cái tiếng ở trong cái nghe tự có sinh, có diệt, không phải vì ông nghe cái tiếng sinh diệt, mà làm cho tính-nghe của ông thành có, thành không. Ông còn lộn-lạo, lầm cái tiếng làm cái nghe, lạ gì chẳng mê mờ, lấy cái thường làm cái đoạn. Tóm lại, ông không nên nói rằng rời các thứ động tĩnh, đóng mở, thông bịt, thì cái nghe không có tính."

Vậy nên biết "tính nghe thường trụ". Nhưng do vì ta thường chấp vào tiếng âm thinh, rồi lầm nhận cái tiếng là cái nghe nên mê mờ. Khi tiếng có thì nói nghe, khi tiếng không có thì nói không nghe. Nhưng thật ra có tiếng hay không có tiếng cái tính nghe đó vẫn thường trụ.

Tôi không trách ông nói không có lý, mà tôi nói ông dùng không đúng từ, đang nói về tiếng chuông và cái nghe thì nên dùng chữ "tính nghe" hoặc "tính biết nghe" mới phù hợp để người đọc khỏi nhầm, Chỉ thế thôi! Chứ nói gì lung tung chi cho mệt.

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.52 khách