CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
1. Hữu tình mới biết, còn vô tình làm sao biết? Nếu nam châm biết thì hóa ra nam châm là hữu tình?

2. thân nầy làm bằng đất nước gió lửa.... thì làm gì có cái biết mà cho tim biết đập, phổi biết thở.

3. cái biết cũng tùy trường hợp nói, mỗi trường hợp chữ "biết" đều có nghĩa khác nhau.
1. đạo phật phân biệt hữu tình và vô tình ở "nghiệp", không phải ở "biết"
2. cơ thể chúng ta là một hòa lẫn của tứ đại và thức, không chỉ là tứ đại
3. ở đây chúng ta đang thảo luận cái biết theo nghĩa của Kinh Lăng Nghiêm; mình đã từng đọc Kinh Lăng Nghiêm và vẫn hay suy niệm về cái "biết" mà Kinh này nói đến; cái "biết" này là một vi tế huyền diệu không hẳn chỉ trong khuôn khổ của chữ "biết", cho nên mình nói có vẻ lạc đề nhưng không lạc đề đâu, chịu khó nhẫn nại một chút

có ai nói "con mắt thấy" bao giờ? mình đang nói đến sự thấy tức sự sinh khởi của nhãn thức; nhãn thức sinh khởi khi có đủ điều kiện; con mắt là một điều kiện, ánh sáng là một điều kiện; sắc trần là một điều kiện; tác ý là một điều kiện

tác ý là điều kiện chủ quan duy nhất; tác ý lại là tâm sở; cho nên không có tâm thì không có thức; tâm là gì? có liên hệ gì đến cái "biết" của Kinh Lăng Nghiêm?
:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Minh Thiện"]Trong Kinh:THỦ LĂNG NGHIÊM Đức Phật có giảng giải về vấn đề quan trọng đối với người Học Phật,đó là:TÍNH BIẾT,TÍNH NGHE.
Được.
Vậy hôm nay Minh Thiện xin mạo muội đưa vấn đề này ra để những người Học Phật chúng ta cùng thảo luận,giúp nhau hiểu sâu hơn.Kính xin các Bậc Thiện Tri Thức góp ý và chỉ bảo.
Minh thiện xin mạnh dạn kiến trình những hiểu biết của mình qua trải nghiệm Học Phật.
Ok. Ông biết gì hay chia sẽ mọi người.
Xin góp ý à? Được, tôi biết gì sẽ góp ý giúp ông.
Trong Kinh,Đức Phập đã truy vấn Ngài A Nan:Lúc ĐÁNH KẺNG CÓ NGHE,lúc KHÔNG ĐÁNG KẺNG KHÔNG NGHE cho ta thấy tại cả hai thời điểm Tính BIẾT vẫn hằng hữu:BIẾT CÓ ĐÁNH KẺNG(Nghe thấy tiếng kẻng) và BIẾT KHÔNG ĐÁNH KẺNG(Không nghe thấy tiếng kẻng)
Tạm được ở đây. Nhưng đang nói về "nghe" và "tiếng", không nên thêm từ "thấy" vào. Chỉ nên nói (nghe tiếng kẻng) và (không nghe tiếng kẻng).
vậy NGHE THẤY TIẾNG KẺNG và KHÔNG NGHE THẤY TIẾNG KẺNG chỉ là một phần công năng trong TÍNH BIẾT và nó còn phụ thuộc tuỳ duyên ngoại cảnh(Có hay không có đánh kẻng).
Trên tạm được mà đến đưa ra kết luận nầy thì không rỏ ràng ngược lại còn sai và mâu thuẫn với câu trên.

Ở đoạn trên ông nói "cả hai thời điểm tính biết vẫn hằng hữu" (tức là lúc có tiếng và lúc không tiếng) Đúng!

Ở đoạn dưới nầy ông lại cho "nó còn phụ thuộc tùy duyên ngoại cảnh (có hay không có đánh kẻng) sai! Mâu thẫn với câu trên rằng tính biết "nghe" hằng hữu. Vì nếu hằng hữu tức đọc lập, không phụ thuộc vào cảnh thanh trần bên ngoài tức là có đánh kẻng hay không.

Phải biết rằng tiếng âm thinh thì có sanh diệt, chứ cái tính biết nghe không sanh diệt. Nếu mình cho rằng tính nghe sanh diệt tức là mình đã chạy theo cái cảnh duyên, mình đã phụ thuộc vào cảnh duyên bên ngoài như tiếng âm thinh. Đó là vì sao mình đánh mất Tính Nghe của mình, đó là vì sao mình thấy mình có sanh diệt, bởi vì chạy theo cảnh sanh diệt bên ngoài.

Không nên viết "nghe tiếng kẻng và không nghe tiếng kẻng chỉ là một phần công năng của tính biết"

Mà phải nên viết "tính biết nghe vẫn hằng hữu dù tiếng kẻng có hay không"

Chúng Sanh chúng ta thường sống với CÁI BIẾT KHÔNG ĐẦY ĐỦ->CHẠY THEO SỰ VẬT,SỰ VIỆC này nên Tri thức khiếm khuyết vì với CÁi BIẾT không đầy đủ khi sử lý sẽ sinh ra mâu thuẫn làm trái ý, đó là NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ
Tạm được nhưng cũng không được. Tính biết nghe vẫn luôn đầy đủ, chẳng qua là vì ta chạy theo cảnh thanh trần bên ngoài mà sanh diệt theo nó, cho rằng mình có sinh diệt, vì có sanh diệt nên có khổ đau.

-TÍNH BIẾT này lại hằng hữu trong mọi Chúng Sanh một cách bình đẳng:Người khiếm thính vẫn BIẾT mình không nghe được vì khiếm thính,người khiếm thị vẫn BIẾT mình không nhìn được vì khiếm thị.Ở họ TÍNH BIẾT vẫn đồng hành
Câu đầu đúng "tính biết 'nghe' này lại hằng hữu trong mọi chúng sanh một cách bình đẳng".

Đến câu sau là không hợp lý đi lạc đề "Người khiếm thính vẫn BIẾT mình không nghe được vì khiếm thính, người khiếm thị vẫn BIẾT mình không nhìn được vì khiếm thị"


ở trên đang nói về nghe, không nên xen thấy vào.

Nếu viết như sau thì rỏ hơn: "Tính biết nghe nầy lại hằng hữu trong mọi chúng sanh một cách bình đẳng: người khiếm thị hay không khiếm thị vẫn biết nghe vì tính nghe của họ hằng hữu. không phải bị điếc thì cho là không nghe, còn không bị điếc thì mới nghe cũng như không thể cho rằng có tiếng chuông mới nghe, không có tiếng chuông thì không nghe vì tiêng âm vang của chuông tan hết thì không có tiếng, chứ không phải là không có cái nghe hay tính nghe đã mất, cho nên KHÔNG THỂ NÓI lìa các tướng thanh trần động và tịnh thì không có cái nghe. mà phải nói cái nghe vẫn có dù có các tướng thanh trần động và tịnh có hay là không có"
Vậy TÍNH BIẾT bao trùm cả không liền có(Sự vật,sự việc) và thường hằng hữu,bình đẳng trong tất cả các Chúng Sanh
Nếu ta giác nhận được TÍNH BIẾT này và hằng sống cùng nó thì ta còn thấy được nhiều công năng của nó giúp ta có TRI KIẾN đầy đủ về mình,sự vật,sự việc .Tâm sinh lý sẽ chuyển hoá theo tương ứng.

Nên viết: "vậy tính biết nghe vẫn thường hằng hữu bình đẳng trong tất cả chúng sanh dù có thanh trần hay không có thanh trần"

Nên viết: "nếu ta nhận được tính biết nghe nầy hằng hữu và sống thực được với nó, thì chúng ta không dễ bị thanh trần làm giao động, không chạy theo sự quyến rủ của thanh trần, đấy là chúng ta 'bối trần hiệp giác' (quay lưng với trần cảnh mà hiệp với tánh giác của mình) vậy. Được như vậy ta sẽ bớt khổ đau sống an lạc và thanh tịnh trong từng phút giây."

Nhưng nói là nói vậy, ta phải tập rất dày lâu mới được, không phải dễ dàng, vì ta từ vô thỉ đả theo thối quen hay vướn vào cảnh trần bên ngoài và chạy theo nó. Nhưng hiểu biết được Lăng Nghiêm thì tu tập thôi... được chút nào hay chút nấy vậy.
(còn tiếp)
Mời ông tiếp tục chia sẽ tiếp cho đại chúng.

Tôi đã vì ông và mọi người trình bài... mong ông không cho lời tôi nói là rát rưởi.
Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Hỏi: tâm là gì? có liên hệ gì đến cái "biết" của Kinh Lăng Nghiêm?

Vậy năm giác quan không còn, ánh sáng không còn, âm thanh chẳng còn, tác ý không còn,...thì cái "biết" còn không?

=Nếu bảo rằng nó không còn thì chẳng khác gì nói rằng cái biết như một điều kiện, không thường trụ, lúc ấy người được giải thoát như mù. Lại nữa, người này chết, người kia vẫn "biết". Ngay khi đã chết, chưa tái sanh thì vẫn "biết".

=Nếu bảo rằng còn thì quả thật cái biết chụp lấy tất cả những thứ điều kiện, tức là không có nó thì không có bất cứ hiện tượng gì. Nó là liên hệ tất cả với nhau một cách vô tướng, vô tác. Nếu vậy, chỉ có người liễu thoát sanh tử mới có thể sử dụng được nó.Vì sao? vì người chưa liễu thoát sanh tử thì chịu sự ràng buộc của các điều kiện, không thể đồng nhất với nó, huống chi sử dụng được nó một cách tự nhiên.

Nên biết, người đồng ý dấu "=" thứ hai thì tiến xa vượt bậc so với dấu "=" thứ nhất.
Nhưng nếu cho rằng còn và gắn cho nó những tướng vi diệu nơi quốc độ thì phải biết cái "biết" vô tướng, ngay cả tướng vi diệu cũng chẳng có huống chi các hữu tướng trong luân hồi. Cho rằng nó có tướng vi diệu chính là bậc thanh văn , duyên giác.

Rốt ráo chỉ có Phật mới chứng hết sự - lý đó.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Vậy năm giác quan không còn, ánh sáng không còn, âm thanh chẳng còn, tác ý không còn,...thì cái "biết" còn không?
năm giác quan không còn, ánh sáng không còn, âm thanh chẳng còn, tác ý không còn,...thì thức không còn khởi ở một người; tuy nhiên cái "biết" vì là chân tâm thường trụ nên luôn có mặt và không thể nói còn hay không còn
tướng vi diệu cũng chẳng có
"chân, thường trụ" có là tướng của tâm chăng? "thường, lạc, ngã, tịnh"có là tướng của niết bàn chăng?
:)


Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

...Nếu ta giác nhận được TÍNH BIẾT này và hằng sống cùng nó thì ta còn thấy được nhiều công năng của nó giúp ta có TRI KIẾN đầy đủ về mình,sự vật,sự việc .Tâm sinh lý sẽ chuyển hoá theo tương ứng.
(Tiếp theo)
-Vậy theo trải nghiệm và học hỏi của Minh Thiện có thể tạm mô tả trạng thái tâm lý khi cùng TÍNH BIẾT là trạng thái tâm lý nghi nghi ngờ ngờ nhưng có sự tập trung chăm chú theo dõi và chưa có những nhận định của tri thức tham gia. Thường sống với nó một thời gian và khi đã có công phu thuần thục thì thói quen hướng TÍNH BIẾT chạy theo Căn,Trần,cảnh giảm dần cho đến khi lìa được duyên theo trần,cảnh (Ăn cùng không để ý mình ăn, thậm trí khi có việc phải lái xe tham gia giao thông cũng không để ý)thì nó phát huy công năng.Vì không chạy theo ý thức chủ quan nên năng lượng cung cấp đều khắp các ổ năng lượng tích tập dưới dạng các tế bào chuyên dụng qua thói quen hành tác( Tác nghiệp và Tích tập nghiệp) thông qua các đường dẫn(Kinh,mạch)Các bí huyệt mở ,Vì được cung cấp đầy đủ năng lượng nên"Nở xoè" vả có sự trao đổi năng lượng tương tác,Mà trong các dạng năng lượng đều chứa tập tin đã được mã hoá tác động nên hệ thần kinh đưa đến não bộ phản ảnh thành Ý thức(vì vậy Ý Thức chỉ là nô lệ bị sai sử của Tích tập nghiệp!Não bộ chỉ có tác dụng như mắt thần trong đầu máy lade,còn các ổ tích tập chính là các tế bào) và nếu thật sự thanh tịnh ta có thể đáo đạt được nguồn thông tin này của nghiệp riêng vả cộng nghiệp trong các ổ Tích tập nghiệp,Trạng thái này hình như trong KINH LĂNG GIÀ gọi lả:VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN.
Khi thấy biết được cảnh giới này ta sâu chuỗi các sự vật,sự việc với nhau và khế lý với KINH ĐIỂN ta sẽ có hiểu biết sâu về luật tắc của các Pháp vả nghĩa NHƯ HUYỄN của các Pháp mà Phật đã Thuyết
Và từ đây mơi có thể nói ta mới bắt đầu vào TU HÀNH CHÂN CHÍNH(Nhập lý hay Nhập Tri Kiến Phật) để nương theo Luật Tắc các pháp mà tự thoát khỏi tầm các ảnh hưởng của nó và hoàn thành Đại Nguyện. theo tư tưởng Đại Thừa thì còn rất nhiều việc phải làm để đi đến Toàn Giác.
(còn tiếp...)


Minh Thiện: Kính chào và... tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Xin lỗi tôi dốt tiếng Việt nên không hiểu những từ ngữ chuyên môn của ông dùng ở bài trên, nên không góp ý gì được. Đó là nói thật, tôi đọc qua như đuôi như điếc, nhưng có lẽ chỉ là do tôi mù chữ, các vị đọc giả khác có thể hiểu ông nói gì.

Nhưng xin trình bài ý riêng của tôi:

1. Khi nói "Phật Pháp rất khoa học" thì không phải cái gì mà khoa học nghiên cứu ra, có tri thức đó thì là Phật Pháp, nhưng những gì nghiên cứu ra từ khoa học cũng có thể giúp ít cho sự hiểu biết Phật Pháp phần nào. Cho nên không vì câu nói "phật pháp rất khoa học" thì cái gì cũng đem khoa học ra nói, hoặc ép cho được kinh Phật y như những gì khoa học nói. Bởi vì sao? Bởi vì:

Thứ Nhứt: Nếu ép cho được lời Phật dạy y như những gì khoa học nói, hóa ra khoa học giỏi hơn Phật Pháp, đúng hơn phật pháp hay sao? Vậy thì Phật cũng đâu cần thị hiện ra đời để thuyết pháp làm gì vì có khoa học rồi.

Thứ Hai: Khoa học chẳng qua là pháp thế gian, có thể đúng và dùng để hiểu với Phật Pháp Tục Đế. Nhưng nói về Phật Pháp Chân Đế thì làm sao khoa học có thể so sánh được, hoặc có thể dùng khoa học để suy lường biết được! Theo Chân Đế thì Khoa Học cũng chỉ là thứ hư vọng mà thôi. Đem cái hư vọng mà suy lường Chân Đế thì không thể được. Đem con mắt thịt mà thấy Như Lai có được chăng? Kinh Kim Cang dạy "Nếu dù mắt thấy ta...thì người đó hành tà đạo".


2. Có nhiều pháp tu, tu theo Tứ Niệm Xứ khác, tu theo Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật khác, tu theo Lăng Nghiêm khác, nhưng nói chung không ngoài phá chấp và đạt được Tri Kiến Phật, chứng nhập được Tánh Chân Như của mình vốn sẵn có.

Tu theo Tứ Niệm Xứ:
a. Quán hơi thở: thở ra "biết" thở ra, thở vào "biết" thở vào
b. Quán thân: tóc, long, móng, răng, da, thịt, xương, gân, tủy, thận v.v...
v.v...

Tu Tứ Niệm Xứ để chi? Lìa ngã chấp, vốn không có cái gì là ta, của ta, bản ngã của ta. Mình đã như thế, huống chi người, huống chi chúng sanh, huống chi muôn loài muôn vật ư? Cho nên dứt khổ đau vì rỏ biết các pháp vô ngã, không tự tánh, không chấp vào các thứ đó mà sanh diệt theo nó để khổ đau.



Tu Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật:


Như Huyễn Tam Ma Đề:

Nhứt thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như Lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán

Dịch:
Tất cả pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt, bóng
Như sương, cũng như điện
Nên quán đúng như thế

Cách tu Bát Nhã Ba La Mật là dùng Bát Nhã Ba La Mật mà soi thấy "vạn pháp giai không". Chữ "KHÔNG" nầy không có nghĩa là không có gì hết, mà nên hiểu là "Không có Tự Tánh" vì vậy nên gọi là "Tánh Không".

Vạn pháp vốn không có tự thể, vốn không thể tự có. Mà chúng có là do nhờ các nhân, các duyên hòa hợp mà có. Vì vậy chỉ là tạm có, giả có chứ không phải thật.

Hễ nhìn cái bàn thì soi thấy cái bàn không tự nó có, chỉ là do nhân duyên hòa hợp mà có cho nên không chấp vào nó. Không phải vì có mà sanh tâm vui thích, không phải vì nó mục nát mất đi mà sanh tâm buồn rầu, vì hiểu được chúng đã do duyên sinh thì phải do duyên diệt, lẽ đương nhiên thôi. Cái thân ta cũng thế thôi, cho nên tu tập quán chiếu nầy rỏ ràng thì không sợ chết nữa.

Vì soi thấy vạn pháp không thật thể, giả có không thật, nên ta có thể xả bỏ ngã chấp và pháp chấp, mà trở về với cái tính Chân Như của mình vốn vô sanh bất diệt.


Tu Lăng Nghiêm:

Tu Lăng Nghiêm thì soay về các Căn của mình mà tu. Từ nơi Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý mà tu, giữ cho sáu căn thanh tịnh, không nhiễm sáu trần.

Thí dụ: Mắt thấy cô gái đẹp, thì thường mọi người sanh cái tâm vui buồn giận ghét thương tức đã có cảm thọ, rồi gieo vào tâm thức, rồi tưởng ra các thứ hư vọng ham muốn như "phải chăng ta được cô ấy yêu, hay được ôm, hung cô ấy một cái" v.v... bao thứ vọng tưởng.

Nhưng người tu Lăng Nghiêm nơi "mắt căn" thì sao? Vẫn thấy cô ấy nhưng không sanh cái tâm vui buồn giận ghét thương, cũng không sanh các thứ vọng tưởng điên đảo. Vì sao có thể làm được như vậy? Bởi vì học hiểu biết cách tu và chánh niệm canh giữ căn mắt của mình, thường an định tại "cái thấy" vô sanh bất diệt của mình, cho nên không bị "sắc trần" lay động. Sắc trần tuy có màu nầy màu kia, tướng nầy tướng kia, sanh rồi lại diệt các thứ đối đãi, nhưng "cái thấy" của mình bất động thường trụ. Khi có cô gái đẹp hay không có cô gái đẹp, cái thấy ta vẫn có. Cho nên nếu an định vào cái thấy của mình, thì cô gái đẹp hiện sanh thì hiện ta vẫn thấy, rồi cô gái đệp có diệt mất ta vẫn thấy, chứ không vì mắt thấy có cô gái mà duyên vào để sanh các thứ tâm thức hư vọng, rồi cũng chẳng vì không có cô gái đó thì cái thấy cũng mất theo. Nên biết sắc trần hư vọng có sanh diệt mà cái thấy vô sanh bất diệt.

Mong là lời chia sẽ trên có thể giúp mọi người hiểu được phần nào.

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

"chân, thường trụ" có là tướng của tâm chăng? "thường, lạc, ngã, tịnh"có là tướng của niết bàn chăng?

Dạ, con nói rồi. Văn viết liền mạch không phải bị cắt khúc như vậy đâu.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hlich đã viết: 1. đạo phật phân biệt hữu tình và vô tình ở "nghiệp", không phải ở "biết"
Theo Lăng Nghiêm hữu tình vô tình bất nhị. Do mê mà có hai. Ngộ thì thì một vật cũng chẳng có huống chi một ư?

2. cơ thể chúng ta là một hòa lẫn của tứ đại và thức, không chỉ là tứ đại
Đúng, theo Lăng Nghiêm không phải chỉ bốn đại mà cả 7 đại. Nhưng không có căn, trần thì thức chẳng khởi. Căn trần thức đều bặc dứt thì Chân Tâm Thường Trú hiện rỏ ràng.

3. ở đây chúng ta đang thảo luận cái biết theo nghĩa của Kinh Lăng Nghiêm; mình đã từng đọc Kinh Lăng Nghiêm và vẫn hay suy niệm về cái "biết" mà Kinh này nói đến; cái "biết" này là một vi tế huyền diệu không hẳn chỉ trong khuôn khổ của chữ "biết", cho nên mình nói có vẻ lạc đề nhưng không lạc đề đâu, chịu khó nhẫn nại một chút
đã hiểu chữ biết không nằm trong khuôn khổ của chữ biết tức là chữ biết có nhiều nghĩa. Nói tim biết đập, nam châm biết hút theo quy tắc là khác, còn nói biết về thức là khác, nói biết về trí là khác.

Bởi thế tối mới đưa ra ba lý luận trên, cái biết tùy trường hợp, mỗi trường hợp nghĩa khác nhau. Như một từ ngữ, bên y khoa nghĩa khác, bên giáo dục nghĩa khác, bên computer nghĩa khác, bên luật sư nghĩa khác...

Cho nên ông gọp một chữ "biết" mà cho rằng cái biết đó là tim biết đập, nam châm biết hút mà cho là đồng nghĩa với cái biết của "ý thức", cái biết của trí thì tôi không đồng ý. Vì vậy mà tôi hỏi ngược lại:

Nếu hữu tình và vô tình cũng cái biết, hóa ra nam châm là hữu tình. Cái biết của nam châm biết hút là do cái tính chất vật lý của chúng, đâu phải do tâm thức.

Cũng thế cái tim biết đập, cái phổi biết căn ra vô là do vật lý sinh lý của chúng, đâu phải do tâm thức.

Chừng nào ông nói tay sờ trái tim, có cảm xúc đau, thì đó là cái biết của thân xúc, tức thuộc một phần tâm thức. Hay mắt nhìn cái bàn biết đó là cái bàn, phân biệt màu gì, kích thước ra sao v.v... thì đó thuộc tâm thức.
có ai nói "con mắt thấy" bao giờ? mình đang nói đến sự thấy tức sự sinh khởi của nhãn thức; nhãn thức sinh khởi khi có đủ điều kiện; con mắt là một điều kiện, ánh sáng là một điều kiện; sắc trần là một điều kiện; tác ý là một điều kiện
cái thấy cũng là bịnh. cái nghe cũng là bịnh, cái hay cũng là bịnh, cái biết cũng là bịnh.

tác ý là điều kiện chủ quan duy nhất; tác ý lại là tâm sở; cho nên không có tâm thì không có thức; tâm là gì? có liên hệ gì đến cái "biết" của Kinh Lăng Nghiêm?
:)
Nếu hiểu Tâm vương = Thức
thì thức và tâm chẳng có gì khác biệt. Vọng tâm tức là thức vậy.

Kinh Lăng Nghiêm dạy lìa cái vọng tâm, để trở về chân tâm.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"hlich"]
1. đạo phật phân biệt hữu tình và vô tình ở "nghiệp", không phải ở "biết"
Theo Lăng Nghiêm hữu tình vô tình bất nhị. Do mê mà có hai. Ngộ thì thì một vật cũng chẳng có huống chi một ư?

2. cơ thể chúng ta là một hòa lẫn của tứ đại và thức, không chỉ là tứ đại
Đúng, theo Lăng Nghiêm không phải chỉ bốn đại mà cả 7 đại. Nhưng không có căn, trần thì thức chẳng khởi. Căn trần thức đều bặc dứt thì Chân Tâm Thường Trú hiện rỏ ràng.

3. ở đây chúng ta đang thảo luận cái biết theo nghĩa của Kinh Lăng Nghiêm; mình đã từng đọc Kinh Lăng Nghiêm và vẫn hay suy niệm về cái "biết" mà Kinh này nói đến; cái "biết" này là một vi tế huyền diệu không hẳn chỉ trong khuôn khổ của chữ "biết", cho nên mình nói có vẻ lạc đề nhưng không lạc đề đâu, chịu khó nhẫn nại một chút
đã hiểu chữ biết không nằm trong khuôn khổ của chữ biết tức là chữ biết có nhiều nghĩa. Nói tim biết đập, nam châm biết hút theo quy tắc là khác, còn nói biết về thức là khác, nói biết về trí là khác.

Bởi thế tối mới đưa ra ba lý luận trên, cái biết tùy trường hợp, mỗi trường hợp nghĩa khác nhau. Như một từ ngữ, bên y khoa nghĩa khác, bên giáo dục nghĩa khác, bên computer nghĩa khác, bên luật sư nghĩa khác...

Cho nên ông gọp một chữ "biết" mà cho rằng cái biết đó là tim biết đập, nam châm biết hút mà cho là đồng nghĩa với cái biết của "ý thức", cái biết của trí thì tôi không đồng ý. Vì vậy mà tôi hỏi ngược lại:

Nếu hữu tình và vô tình cũng cái biết, hóa ra nam châm là hữu tình. Cái biết của nam châm biết hút là do cái tính chất vật lý của chúng, đâu phải do tâm thức.

Cũng thế cái tim biết đập, cái phổi biết căn ra vô là do vật lý sinh lý của chúng, đâu phải do tâm thức.

Chừng nào ông nói tay sờ trái tim, có cảm xúc đau, thì đó là cái biết của thân xúc, tức thuộc một phần tâm thức. Hay mắt nhìn cái bàn biết đó là cái bàn, phân biệt màu gì, kích thước ra sao v.v... thì đó thuộc tâm thức.
có ai nói "con mắt thấy" bao giờ? mình đang nói đến sự thấy tức sự sinh khởi của nhãn thức; nhãn thức sinh khởi khi có đủ điều kiện; con mắt là một điều kiện, ánh sáng là một điều kiện; sắc trần là một điều kiện; tác ý là một điều kiện
cái thấy cũng là bịnh. cái nghe cũng là bịnh, cái hay cũng là bịnh, cái biết cũng là bịnh.
tác ý là điều kiện chủ quan duy nhất; tác ý lại là tâm sở; cho nên không có tâm thì không có thức; tâm là gì? có liên hệ gì đến cái "biết" của Kinh Lăng Nghiêm?

Nếu hiểu Tâm vương = Thức
thì thức và tâm chẳng có gì khác biệt. Vọng tâm tức là thức vậy.

Kinh Lăng Nghiêm dạy lìa cái vọng tâm, để trở về chân tâm.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Đ/h Thánh Tri,

Trong đề mục này chúng ta bàn đến “chân tâm thường trụ” của Kinh Lăng Nghiêm. Tuy là Kinh Lăng Nghiêm nói nhưng điều mà Kinh này nói đến là điều phổ quát cùng khắp cho thế gian, nếu không như vậy thì không thể nào là “chân tâm thường trụ”, phải không ạ? Cho nên nếu mình muốn biện chứng sự hiện hữu của “chân tâm” này với bất kỳ ai, đạo phật hay ngoại đạo, thì mình sẽ biện chứng như đã nói, tức là
tất cả mọi sự trong ta ngoài ta đang hoạt động theo một quy luật, nếu mọi sự không "biết" tuân theo quy luật thì làm sao có thế gian như thế này được? cơ thể ta "biết" thở nè, tim ta "biết" đập nè, cục nam châm "biết" hút kim loại bằng sắt nè, ... ; đó là mình cảm nhận cái biết cùng khắp
Nếu đ/h phải biện chứng về sự hiện hữu của "chân tâm" này, với một người Mỹ ngoại đạo và có đầu óc khoa học chẳng hạn, thì đ/h sẽ nói thế nào? :D

Trở lại với “chân tâm” mà ở nhiều chỗ trong đề mục này mình gọi là “cái biết”, chữ biết trong ngoặc kép. Nếu đã chấp nhận nó là cùng khắp thì “cái biết” của phàm phu và “cái biết” của người trí là một. Thế thì do đâu mà có hư vọng và trí tuệ? Đó là tiến trình kinh nghiệm học hỏi của mỗi cá thể, là “cái thâu thập từ cái biết”, nói chung là “kiến thức”. “Cái biết” và “cái thâu thập từ cái biết” là hai điều khác nhau. Do “cái biết” mà có “kiến thức” nhưng “kiến thức” của phàm phu thì hư vọng, không như “kiến thức” của người trí, là trí tuệ, là chánh kiến.

“Chân tâm” không là “kiến thức” và cũng không là “thức”, nhưng nếu không có “chân tâm” thì không có thức. Nhiều khi có sự xử dụng chữ tâm như là tương đương với chữ thức, trong trường hợp này thì tâm không phải là “chân tâm”. Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật chất vấn Ngài Anan bảy lần về “cái biết”, về “chân tâm” mà Ngài Anan không thể trả lời vì Ngài Anan hiểu lầm ý thức là “chân tâm”.

Bây giờ bàn qua vấn đề “thực có”. Theo đạo phật thì những gì hiện hữu qua duyên khởi thì có nhưng không “thực có”. “Chân tâm thường trụ” thì tự có không qua duyên khởi nên “thực có”. Đây là chỗ mà chúng ta phải tin vậy thôi, biện chứng trên của mình không phải để chứng minh mà là để xác tín.

Have a good weekend!
:)


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Tin thôi chưa đủ. Có ăn mới có no.

Mình lại nói mớ.

kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tin, ăn được thì tin hơn
muốn ăn thì phải săn bắt, bắt được miếng mồi thì nhớ mang ra đây chúng ta cùng nhâm nhi
:D


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách