Hỏi về tạng Abhidhamma và các vấn đề liên quan

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong
hlich đã viết:tangbong
vâng mình có biết định nghĩa đó; tuy nhiên mình vẫn có thể coi tiếng nhạc được liệt kê như trên là cái tiếng (của nhạc), tiếng là thinh xứ, là phần phi do thủ cảnh thủ, nhạc là phần pháp xứ?
:)
Quay lại ý nghĩa của "thành do thủ";luận định nghĩa thành do thủ là các quả của nghiệp.Các sắc nội xứ như mắt tai mũi lưỡi thân đều là quả của nghiệp;nếu không có nghiệp tạo tác thì chẳng thọ thân này.Thế còn các cảnh?Tại sao cảnh sắc được bắt bởi nhãn thức thì có thể là thành do thủ;hay nói cách khác;lật lại vấn đề với các sắc xứ;hương xứ;vị xứ;xúc xứ lại có thể coi là quả của nghiệp trong khi thanh xứ thì không thể?Chẳng phải khi người ta hay nói những lời không hay thì thường nhận lại những âm thanh không vừa ý sao.Như người ta nói:"nếu không muốn nghe những điều không êm tai thì đừng nói cho sướng miệng";vậy thanh xứ không thể là quả của nghiệp mà người ta phải hứng chịu hay sao?Nếu ta xúc phạm một người;ngay lập tức có thể nhận một thanh xứ mà gây cho ta những thọ ưu tiếp theo.

Theo như mình hiểu ý trên của đạo hữu;bạn muốn tách ra âm nhạc và những cảm thọ về âm nhạc;gu âm nhạc;sở thích âm nhạc và tâm trạng etc...một cái là sắc;một cái là danh.Cái thuộc tâm sở thì thuộc về pháp xứ.Nếu như vậy khi bạn tách tương tự cảnh sắc và những cảm thọ khi ngắm nhìn cảnh sắc;thì sắc xứ cũng phải là phi do thủ cảnh thủ;tương tự đối với hương xứ;vị xứ và xúc xứ-cũng phải là phi do thủ cảnh thủ?!

Lại nữa;như Đức Đế Thích và chư Thiên cõi trời Tam Thập Tam Thiên;tại sao họ lại được nghe những âm thanh khả lạc khả ái khả hỷ mà rất ít(hoặc không) phải nghe những thanh "thô xấu";chẳng phải là y báo do quả tích lũy nghiệp thiện hay sao?Vậy rất hữu lý khi nói rằng:"thanh xứ có thể thành do thủ cảnh thủ" :D cafene


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tách tương tự cảnh sắc và những cảm thọ
không phải mình làm như vậy, mình chỉ tách những chỗ có thể tách ra thôi; nhạc, lời nói nếu chỉ là âm thanh (random noise) thì tình cảm (hay sự sáng tạo) của người soạn nhạc không có trong đó và ý nghĩ của người nói không có trong đó?
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Hiền giả Hlich;trong bộ Patthana;Abhidhamma có ghi về Cận y duyên như sau:

[10] Cận y duyên (upanissayapaccaya) như là pháp thiện sanh trước trước trợ cho pháp thiện sanh sau sau bằng cận y duyên.

Pháp thiện sanh trước trước trợ cho pháp bất thiện sanh sau sau, số nào đó, bằng cận y duyên.

Pháp thiện sanh trước trước trợ cho pháp vô ký sanh sau sau, bằng cận y duyên.


Sao lại lặp lại 2 lần trước trước;sau sau;và lại có từ số nào đó ở đây nhỉ.Diễn tả điều gì vậy? :) :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
cận y duyên là y chỉ duyên mà duyên (y chỉ) rất mạnh

mạnh là bởi vì sao? có thể mạnh vì tính chất "vô gián"; cho nên "trước trước và sau sau" chỉ cận y duyên do tính chất vô gián; đ/h hãy đối chiếu với vô gián duyên

nếu mạnh vì tính chất "cảnh" hoặc tính chất khác thì có cụm từ "số nào đó" để phân biệt với cận y duyên do tính chất "vô gián"?
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Cảm ơn hiền giả!Hôm nay tôi muốn phân tích vấn đề sau:

Tư (cetana) là nghiệp(kamma) chăng?Nghiệp là tư chăng?

Trong 6 tư: sắc tư;thanh tư;hương tư;vị tư;xúc tư;pháp tư cái nào thuộc về thân nghiệp;cái nào thuộc về khẩu nghiệp;cái nào thuộc về ý nghiệp?

Xin được trao đổi. cafene


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tư là quyết định phản ứng; khi phản ứng thì ta (phàm phu) tạo nghiệp; cho nên tư được coi là nghiệp (karma is volition) nhưng đúng hơn tư là động cơ tạo nghiệp; tùy cường độ phản ứng và tùy các tâm sở (cá tính) mà sự phản ứng ở dạng ý, hoặc khẩu, hoặc thân

mình sẽ xem lại, tuy nhiên mình nghĩ các sắc tư, ... pháp tư là sự phản ứng với đối tượng sắc xứ, ..., pháp xứ; sự phản ứng này thì tùy cơ duyên mà có thể là bất cứ loại nghiệp nào
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Có thể hỏi lại theo lối này:

Trong quy trình thân nghiệp có thể yếu hiệp(bao gồm) bao nhiêu tư(cetana);phải chăng là cả 6?
Trong quy trình khẩu nghiệp có thể yếu hiệp(bao gồm) bao nhiêu tư(cetana);phải chăng là cả 6?
Trong quy trình ý nghiệp có thể yếu hiệp(bao gồm) bao nhiêu tư...phải chăng là cả 6?

Theo lối giải thích của bạn thì mình mường tượng tư là cách giải thích quy trình nghiệp mà nhấn mạnh vào đối tượng kích thích (đầu vào);còn các nghiệp phân theo thân khẩu ý là cách phân chia theo "cửa ra"(đầu ra).Tóm lại là hai cách phân loại nghiệp theo các tiêu thức khác nhau: đối tượng và cửa(môn) :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
phải phải phải :D

nếu tư là cách giải thích quy trình nghiệp thì tư là điều được nhấn mạnh đến chứ? với đối tượng kích thích (đầu vào, tức lục trần), ba loại nghiệp (cửa ra) sẽ có chỉ khi quyết định ở giữa (tư) cho phép

còn ý của đ/h về tư và nghiệp thì như thế nào?
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Ý của tôi như trên nhờ tham khảo ý của đạo hữu.

Xin hỏi vấn đề khác:

Tôi đọc bộ phân tích;phần phân tích các đạt thông(vô ngại giải);phần vấn đáp viết như thế này:

[790] (BỐN ÐẠT THÔNG) có thể là thiện, có thể là vô ký.

(Bốn đạt thông) có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Ba đạt thông có thể là pháp dị thục nhân, có thể là pháp phi di thục quả phi dị thục nhân; nghĩa đạt thông có thể là dị thục quả, có thể là dị thục nhân, có thể là phi dị thục quả phi dị thục nhân.


(Tisso paṭisambhidā siyā vipākadhammadhammā, siyā nevavipākanavipākadhammadhammā; atthapaṭisambhidā siyā vipākā, siyā vipākadhammadhammā, siyā nevavipākanavipākadhammadhammā. (3))

Tôi ko biết vì sao nghĩa đạt thông lại có thể có 3 trường hợp với tam đề dị thục mà các vô ngại giải còn lại thì lại không thể là pháp dị thục?

Hay nói cách khác; tại sao pháp vô ngại giải;ngữ pháp vô ngại và biện tài vô ngại lại ko phải là dị thục quả? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tại sao pháp vô ngại giải;ngữ pháp vô ngại và biện tài vô ngại lại ko phải là dị thục quả?
mình tạm hiểu rằng bốn đạt thông đều có tính cách "tác động" nên khi hiệp thế thì là dị thục nhân và khi siêu thế thì là phi dị thục quả phi dị thục nhân

nghĩa đạt thông còn có tính cách "quả" vì nó cũng là cái kết luận hoặc được chuyển tải của bốn tác động trên?
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Phải chăng chỉ có tâm của vị thánh hữu học đang chứng đạo (không phải chứng quả) thì mới có đạo là cảnh?Có đạo là trưởng? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
trong phần Đế Phân Tích, Vấn Đáp thì có đoạn này

đạo đế không có đạo thành cảnh, mà có thể có đạo thành nhân, hay có thể có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng

cho nên mình nghĩ các bậc thánh hữu học không có đạo thành cảnh, có đạo thành nhân hay đạo thành trưởng; với các vị này thì niết bàn là cảnh
:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách