CHỨNG ĐẠO CA

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bài này dành cho thiền tông chứ không phải Tịnh Độ.

Người tu thiền, lúc lâm chung mà thấy Phật đến rước mà theo thì mất chính niệm, lạc vào luân hồi. Vì không có nguyện vãng sinh.

Còn ai tu Tịnh Độ mà lúc lâm chung thấy có Phật đến rước thì đó là điềm lành. Theo Phật về Tây Phuơng gấp.

Bởi vậy các Tổ thiền thường khiêm tu Tịnh Độ, song tu.

Tổ Vĩnh Minh nói

Có Thiền tông, không Tịnh Độ, mười người tu chín người đổ
Có Thiền tông, có Tịnh Độ, như cọp thêm cánh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Có Thiền tông, không Tịnh Độ, mười người tu chín người đổ

Vậy người còn lại sao không đỗ luôn?


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thầy ta được thấy Nhiên Đăng Phật,
Bao kiếp từng làm tiên nhẫn nhục.
Mấy hồi tử ? mấy hồi sanh ?
Sanh tử mơ màng không định dứt !

Từ thời thoắt ngộ pháp vô sanh
Cơn vinh nhục mừng lo gì tá ?
Vào rừng sâu, ở lan nhã,
Núi dựng tùng già ôm bóng cả,
Thong dong ngồi tịnh mái chùa tranh,
Cảnh lặng lòng yên thanh thoát lạ !

Biết là xong tất chẳng cần công,
Thảy thảy hữu vi pháp chẳng đồng.
Của cho trụ tướng phước trời hưởng,
Ví như tên nhắm bắn hư không.
Đà bắn hết, mũi tên rơi,
Kiếp sau hận cũ lại bời bời,
Sao bằng tự cửa vô vi ấy,
Một nhảy liền vào đất Như Lai
.

Đức Phật Thích Ca trong kiếp quá khứ từng làm vị tiên tu hạnh nhẫn nhục, gặp một đại vương thử thách ngài, chém đút cả hai tay, nhưng tiên vẫn giữ được hạnh nhẫn nhục, không oán hận. Vị đại vương hối hận, làm lễ sám hối ngài. Trải qua bao kiếp tinh tấn tu hành, ngài được Phật Nhiên Đăng thụ ký cho sau này sẽ thành Phật ở cõi Ta Bà. Sau khi thành Phật, ngài truyền dạy pháp Thiền cốt chứng ngộ chân tâm, một đời thành Phật. Ngài có bài kệ rằng.

Ngã hữu :
Chánh pháp nhãn tạng
Niết bàn diệu tâm,
Thực tướng vô tướng
Vi diệu pháp môn,
Bất lập văn tự,
Giáo ngoại biệt truyền
.

Người nào chứng ngộ được pháp môn vi diệu này tức thì được vô sanh pháp nhẫn, khỏi đọa luân hồi. Sao gọi là “ Vô sanh pháp nhẫn “ ? Là bởi vì lúc khởi tu, hành giả thường đối cảnh sanh tâm, nên phải hết sức nhẫn nhịn, sao cho đối cảnh tâm không khởi, không sanh một niệm, như như bất động thì mới đặng vô sanh. Giữ được như vậy liền hiệp với chơn như, pháp tánh, bản thể của muôn vật. Hiện hữu ngoài trời đất, cùng không gian, thời gian vô tận. Ngộ được là xong tất, chẳng còn việc gì phải làm cả. Thong dong ngồi tịnh mái chùa tranh, cảnh lặng lòng yên thanh thoát lạ. Còn như chưa ngộ thì sao ? thì lúc đó chạy đông chạy tây, cầu nam cầu bắc. Làm mọi công đức như bố thí, trì giới v v… để cầu pháp. Tuy nhiên tất cả những việc đó đều là hữu vi, chỉ tạo được công đức hữu vi , kết quả là được quả báo cõi trời. Hưởng hết phước rồi lại rơi xuống địa vị cũ, ví như mũi tên, nhờ lực đẩy của cây cung đạt đến vị trí cao, rồi cũng rơi trở lại. Kiếp sau lại nhọc nhằn, quằn quại trong bể khổ sinh tử luân hồi.
Muốn thoát khỏi cái mối hận bời bời từ vô thỉ ấy, sao chẳng nương theo pháp Phật, chỉ cần buông bỏ hết cả. Một hành động vô vi. Từ xưa đến nay ta trót nắm giữ nhiều quá, nào tiền tài, nhà cửa, nào vợ con, cha mẹ, anh em, người thân kẻ thuộc, nào công danh, địa vị, nào kẻ ơn, người oán v v,,,Vì vậy ta tự ràng buộc mình, không thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn ấy. Nó trói buộc ta trong sinh tử luân hồi. Bây giờ chỉ cần buông bỏ hết, bỏ niềm vui, mối hận, bỏ ham muốn dục lạc, bỏ cái ta, bản ngã, bỏ tất cả tình cảm khởi lên trong tâm, bỏ tất cả ý nghĩ hiện lên trong tiềm thức. Bỏ hoàn toàn, triệt để ! cho đến khi trong tâm không một niệm, chỉ còn lại cái biết rỗng không và sáng suốt. Là lúc một nhảy liền vào đất Như Lai.
Ngài Bàn Sơn nói “ Linh căn riêng chiếu, vượt khỏi căn trần, chẳng mượn văn tự, vốn tự viên thành, chỉ lìa vọng duyên tức như như Phật “. Là lúc này.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cốt ở gốc lo chi cành,
Như ngọc lưu ly ngậm ánh trăng.
Đã hay thấu được châu như ý ,
Lợi ta lợi người không biết mấy.
Trăng sông tỏ, bóng tùng lay
Đêm trường thanh vắng để - chi đây ?

Ngọc giới hạnh, tâm in, tánh tỏ,
Trên mình mây ráng khoác làm y,
Bát thâu rồng, gậy giải cọp,
Hai dãy khoen vàng khua lảnh lót
Phải đâu hư sự giữ làm vì,
Gậy báu Như Lai dấu tự ghi
.

Tâm là gốc, tất cả những lý thuyết, kinh sách, phương tiện đều là cành, là ngọn. Nếu sáng được gốc thì lo gì những nhánh nhóc, cành ngọn không tỏ rõ. Khi nào tâm trong suốt, tĩnh lặng và sáng rỡ như ngọc lưu ly ngậm ánh trăng thì lúc đó mới thấy rằng đó là hạt châu như ý. Đầy đủ, tròn sáng, thanh tịnh, ước gi hiện nấy. Từ trong đó khởi vô lượng, vô số pháp môn để độ cho hằng sa chúng sinh. Làm lợi mình lợi người không thể tính đếm.

Trăng tâm tròn sáng, nhưng không thể nắm bắt cũng như nguyệt ảnh dưới sông vậy. Sum la vạn tượng, hằng hà, trùng điệp nhưng không có thật, như bóng tùng quét qua vậy. bóng tùng quét qua, quét lại, nhưng không một hạt bụi nào lay động. Cũng như thế, sum la vạn tượng đến đến, đi đi, nhưng tâm thể không hề xao động, vì ở ngoài mọi hình tướng, mọi tác động.

Giữ gìn giới hạnh trong như tuyết, sáng như ngọc, rồi cũng có ngày nhận ra bổn tánh. Lúc đó mới thấy thế giới này, vũ trụ này từ pháp tánh biểu hiện, là pháp thân của mình. Bây giờ thì ráng trời, mây ngũ sắc, nhật nguyệt, tinh tú cũng chỉ để trang điểm cho pháp thân này mà thôi. Phật pháp chân thực còn ghi lại dấu tích trong sử sách, chứ đâu phải chỉ là chuyện huyễn hoặc. Khi xưa ở một cái đầm rộng lớn, có một con bạo long thường nổi lên quấy phá, tạo ra nhiều tai hoa cho dân. Không ai trừ khử được. Một ngày kia có vị thiền sư đầu đà, khất thực đi qua vùng đó. Biết chuyện, ngài đến bên đầm nước chờ đợi. Giao long nổi lên định tàn phá, bị ngài dùng thần thông khuất phục, thu vào bình bát đem đi. Từ đó vùng này an ổn. Lại có chuyện, một thiền sư ẩn tu trong rừng, Một hôm ngài đang ngồi thiền định, có hai con cọp tranh nhau miếng mồi, đánh nhau, cắn xé vang động khu rừng. Thiền sư xuất định, cầm tích trượng tách hai con cọp ra, mỗi con chạy mỗi nơi. Chấm dứt tranh đấu, tàn sát lẫn nhau. Những chuyện như vậy được thuật lại trong bộ “ Cao tăng truyện “, là những chuyện có thực, được nhiều người đương thời chứng kiến ghi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Không cầu chân, chẳng dứt vọng,
Mới hay chân vọng không, chẳng tướng.
Chẳng tướng, chẳng không, không chẳng không,
Ấy mới Như Lai chân thực tướng.

Gương tâm sáng, soi chẳng ngại,
Suốt thông chiếu khắp hằng sa giới.
Muôn tượng um tùm ảnh hiện trong
Một điểm viên quang không nội ngoại.

Đắm ngoan không, phá nhân quả,
Bừa bãi rối ren càng thêm họa.
Bỏ có, níu không bịnh vẫn nguyên,
Khác nào trốn nước sa vào lửa.

Buông vọng tâm, giữ chân lý,
Bông giữ tâm, hoàn tâm xảo ngụy.
Đạo nhân chẳng rõ dốc lòng tu,
Chân thành nhận giặc làm con quí.

Tốn pháp tài, dứt công đức,
Chỉ vì điên đảo theo vọng thức
Cho nên thiền pháp dạy thông tâm,
Thoắt chứng vô sanh, sáng trí Phật.


Để dạy chúng sinh bỏ vọng, mới đặt ra chân để chỉ chỗ trở về. Một khi vọng đã chẳng còn thì chân cũng chẳng để làm gì. Một khi đã giác rồi thì không còn vọng cũng chẳng có chân. Cho nên mới nói “ không cầu chân, chẳng dứt vọng “, vì đã chân rồi còn cầu gì nữa. Vọng vốn chẳng có thì dứt cái gì ? Cả hai đều chẳng thực, nương nhau mà có. Nhưng cũng không thể nói nó không có. Vì nếu vọng không có thì tại sao phải tu ? tại sao phải dứt ? mà vọng đã có thì chân cũng có. Cho nên chúng đều chẳng phải là có, cũng chẳng phải là không. Ngược lại, chúng ta cũng không thể nói nó vừa có vừa không, vì hai thứ đó không thể hiện diện cùng lúc.

Nếu ta chấp rằng mọi sự, mọi vật đều là không thì không có việc gì mà không dám làm. Và sẽ dẫn đến coi thường nhân quả, làm đủ mọi tội ác, xem nhân quả như không có. Do đó tạo tội càng nhiều mà không có sự hối hận, kết quả là đọa địa ngục đến cùng tận đời vị lai. Như vậy bỏ có chấp không lại còn nguy hiểm hơn người chấp có, như người sợ chết đuối lại sa vào hầm lửa dữ.

Người tu nhận rõ những vọng niệm khi khởi, khi diệt ở trong tâm. Bèn buông xả những vọng niệm, vọng tưởng ấy, quyết giữ cho được chính niệm phân minh. Nhưng đâu biết rằng khi đã có những động thái như buông xả hay nắm giữ tức là đã tác động lên tâm. Mà một khi tâm động niệm tức không còn Như nữa, và như vậy lại rơi vào thế nhị nguyên đối đãi. Bởi vậy buông xả hay chấp giữ đều sai. Vọng tâm và chân lý đều là những phạm trù đối đãi, nương nhau mà có, và đều không có thật. Nếu người tu chạy theo chân lý, buông xả vọng tưởng cũng đều là nhận giặc làm con. Không thể thoát khỏi luân hồi. Chi bằng đừng khởi vọng niệm, liền được là Như, không cần buông xả, cũng khỏi cần nắm giữ.

Thiền tông không dạy chúng ta phải tu như thế nọ, hành như thế kia. Tất cả những việc làm đó chỉ làm hao công, tổn sức chỉ làm tổn giảm công đức của pháp thân, nói thế nghĩa là ngày càng xa Phật, vì ngày càng chấp trước. Vậy thiền tông dạy chúng ta cái gì ?
Phương pháp của nhà thiền dạy chúng ta là “ làm thế nào để tâm mình thông với tâm Phật “. Nhưng làm thế nào để tâm mình thông với tâm Phật ? Thiền tông dạy rằng “giữ cho tâm tĩnh lặng, một khi tâm thủy đã lóng trong, tĩnh lặng, thì trăng tâm trí tuệ tròn sáng xuất hiện “ Chính lúc đó là giải thoát, là thông tâm với chư Phật mười phương.
Cũng có những thiền sư dạy khán thoại đầu, khán công án. Để làm chi vậy ? Những việc như vậy cốt để nghi tình phát khởi, Một khi nghi tình đã lớn lên thì trong tâm chỉ còn một khối nghi, không một tạp niệm nào xen vào được. Và như vậy là tiền đề để cho mặt trăng trí tuệ xuất hiện. Đó cũng là một trong nhiều phương tiện thiện xảo của các vị thiền sư.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại trượng phu, cầm kiếm huệ,
Ánh bát nhã hề, kim cương lóe
Đã hay ngoại đạo bạt tâm mê,
Lại khiến thiên ma lùi khiếp vía.

Nổi pháp lôi, đánh pháp cổ,
Bủa mây từ hề, rưới cam lộ.
Voi rồng dẫm bước nhuận ân sâu
Năm tánh ba thừa đều tỉnh ngộ


Đã chứng vô sanh, đã sáng trí Phật, thì phải tỏ lòng biết ơn Phật bằng cách cứu độ chúng sinh. Muốn cứu chúng sinh ra khỏi bể khổ luân hồi thì tốt nhất là chỉ cho chúng con đường để chúng tự đi ra khỏi căn nhà cháy như chư Phật đã thường làm. Tuy nhiên khi làm việc này sẽ động chạm đến Thiên ma, và các môn phái khác. Thiên ma thì coi chúng sinh như tạo vật do họ tạo ra nên không muốn chúng sinh thoat khỏi quyền khống chế của mình. Còn các môn phái khác thì cũng muốn có nhiều môn đồ để đạo của mình hưng thịnh. Để chiến đấu với Thiên ma và các môn phái khác, đệ tử Phật lấy trí tuệ làm kiếm báu. Gươm trí tuệ có khả năng phá tan những tà thuyết, ngụy luận của tà đạo, cũng như phép thuật của thiên ma. Các ngài thuyết giáo những pháp báu của chư Phật, khiến cho chúng sinh được con mắt sáng, nhìn rõ chân tướng sự vật, và con đường chân chính để đi đến giải thoát. Những người tin theo , thực hành theo giáo pháp của đức Phật sẽ dần đến giải thoát, đều là những bậc long , tượng trong loài người. Những vị ấy tùy theo căn tánh có năm loại, tu hành trong ba thừa, tất cả đều nhận được ân điển của Phật pháp.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Hành diệc thiền, tọa diệc thiền
Ngữ mặc động tĩnh thể an nhiên.....

Liễu liễu kiến vô nhất vât.
Diêc. vô nhân diêc. vô Phât.
Đai. thiên sa giới hãi trung âu
Nhất thiết thánh hiền như điên. phất.

Hay....


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cỏ phì nhị đơm ròng đỉnh tuyết
Vị đề hồ ta từng nếm biết
Một tánh viên thông muôn tánh hệt,
Một pháp bao gồm muôn pháp hết.

Một trăng hiện khắp tất cả nước
Tất cả trăng nước một trăng nhiếp
Chư pháp thân Phật vào tánh ta
Tánh ta cùng với Như Lai hiệp.

Một địa gồm đủ tất cả địa
Chẳng sắc, chẳng tâm, chẳng hạnh nghiệp.
Búng tay tám vạn pháp môn thành,
Nháy mắt, rũ xong ba kỳ kiếp.

Tất cả văn tự, chẳng văn tự,
Cùng linh giác ấy nào can dự
Không thể chê, không thể khen
Như hư không ấy vốn vô biên.
Tìm kiếm đã hay không thấy được
Mà luôn trước mắt vẫn thường nhiên.

Lấy chẳng được, bỏ chẳng được,
Trong cái chẳng được là cái được,
Im thời nói, nói thời im
Cửa đại thí mở thông thông suốt.

Có người hỏi ta giải tông nào ?
Xin thưa: Ma ha Bát Nhã lực.
Làm ngược làm xuôi trời biết đâu,
Rằng phải, rằng trái ai rõ được.


Trên đỉnh núi Tuyết sơn vắng lặng, cô quạnh có một loại cỏ tên là cỏ Phì Nhị. Con trâu tâm ăn cỏ ấy sẽ sản sinh ra nhũ lạc, đề hồ còn gọi là pháp nhũ. Ai được uống thứ sữa ầy thì sẽ thành Phật. Người tu phải dùng tự tánh của mình mới ăn được thứ pháp nhũ đó. Thí dụ dùng tánh nghe để ăn. Khi tánh nghe đã được viên thông rồi thì các căn tánh khác cũng đều được viên thông. Cho nên nói “ một tánh viên thông muôn tánh hệt “ Khi mọi căn tánh đã viên thông rồi thì mơi biết rằng : chẳng căn cũng chẳng tánh, chẳng một pháp nào có thể có, trong một thể hoàn toàn bình đẳng. do đó nói “ một pháp bao gồm muôn pháp hết “.

Một mặt trăng chiếu khắp pháp giới. Trên mặt đất, chỗ nào có nước thì trong đó có mặt trăng. Cũng thế, Chân như pháp tánh dung nhiếp tất cả vạn vật. Chỗ nào có loài hữu tình thì chỗ đó có Phật tánh. Một khi đã thông tâm rồi thì tâm mình tức là tâm Phật. Tâm chư Phật mười phương gọi là Pháp thân, cũng tức là bổn tánh của mình vậy. Do đó nói “ Chư pháp thân Phật vào tánh ta. Tánh ta cùng với Như Lai hiệp “.

Phật địa gồm đủ cả thập địa của Bồ-Tát và các địa của hàng nhị thừa. Vào Phật địa thì chẳng còn sắc, chẳng còn tâm, vì sắc tức là tâm (mà tâm thì vốn không, nên sắc cũng là không ), chẳng nhân, chẳng quả ( vì chỉ có một Phật tánh, lại chẳng động nữa, lấy gì tạo nhân, tạo quả) do đó nói “ Chẳng sắc, chẳng tâm, chẳng hạnh nghiệp “. Vào đến Phật địa rồi tức đã vượt qua Bồ-Tát hạnh, thanh văn hạnh, duyên giác hạnh. Mọi pháp môn đều đầy đủ, không còn sinh tử nữa, không còn phải trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp tu hành nữa Vì vậy nên nói “ Búng tay tám vạn pháp môn thành. Nháy mắt rũ xong ba kỳ kiếp “.

Tất cả mọi lời nói, chỉ bảo, những điều viết chép trong sách vở nhằm chỉ rõ cái linh giác ấy đều chẳng thể được. Mọi lời khen đều không thể cùng tận. Mọi lời chê đều không thể nhằm chỉ trích vào cái gì. Cái linh giác ấy ở mọi chỗ, mọi nơi, rộng lớn như hư không, mà cũng rất gần gũi, ở ngay trước mắt. Nhưng cũng như hư không, người ta chẳng thể thấy được hư không, mà chỉ biết nhờ nhận ra những vật ở xa. Tánh linh này cũng thế, không thể nắm bắt được nó. Nó như bàn tay ta. Bàn tay không thể nắm bắt được chính mình, cũng không thể buông bỏ được chính mình. Chỉ cần tự biết mình chính là bàn tay thì mọi việc đều ổn, nắm bắt, buông xả tự do. Cũng thế, không thể dùng lời nói mà diễn tả được tánh linh này, bởi vì khi diễn tả, nó đã thành ra cái khác. Chỉ cần đừng nói thì nói chính là tánh. Do đó mới nói “ Im thời nói, nói thời im “ Cứ như vậy mà chỉ rõ tánh linh cho mọi người cùng biết. Làm việc đại pháp thí cho mọi người đều lên bến giác.

Lăng xăng làm đủ thứ chuyện không giống ai để mở mắt cho người ta. Thế mà khi người hỏi ta thuộc tông phái nào, thì cũng chẳng thấy giống một tông nào trong đạo Phật (Khi mới mở, chưa ai biết đến thiền tông). Đành nói Tông này do trí huệ mà vào. Do trí tuệ, mà mọi động dụng được vô ngại, tự tại. Tùy ý làm ngược làm xuôi, nói phải, nói trái chỉ cốt để mở mắt cho người, mà vẫn không ra ngoài Phật pháp, không trái luật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ta sớm từng qua bao kiếp tu
Nào dám sai ngoa lời dối mị
Dựng đạo tràng, lập tông chỉ,
Rỡ ràng tâm Phật ứng Tào Khê

Thoạt tiên Ca Diếp đèn tâm truyền
Hăm tám đời tổ sử Tây Thiên
Pháp sang đông, vào Trung thổ
Bồ Đề Đạt Ma là sơ tổ
Sáu đời y bát thiên hạ theo,
Đời sau được đạo nhiều vô số.

Chân chẳng lập, vọng vốn không
Hữu, vô dứt trọn chẳng không không
Hai chục cửa không nguyên chẳng chấp
Một tánh Như Lai vốn thể đồng.

Tâm là căn, pháp là trần,
Thảy đều ngấn bụi ám gương trong
Bao giờ ngấn hết, gương trong lại,
Tâm, pháp cùng quên rõ tánh chân.


Lịch sử thiền tông. Từ khi Phật tổ truyền y bát cho ngài Ca Diếp, đến khi thiền được truyền vào Trung Quốc, có tất cả 28 đời tổ ở Tây Thiên. Khi đến Trung Quốc, Bồ - Đề Đạt - Ma là vị tổ đầu tiên, truyền thừa đến ngài Huệ Năng là 6 đời tổ. Tổng cộng là 28 + 6 = 34 vị tổ. Nhưng tại sao trong sử chỉ ghi có 33 vị ? là vì Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma được tính hai lần. nên thực ra chỉ có 33 vị thôi. Kể từ ngài Huệ Năng, y bát không được truyền lại nữa, vì từ đây thiên hạ đã biết đến và ngưỡng mộ thiền tông rồi, không cần phải lấy y bát của Phật làm tin nữa.

Khi còn trong vọng tưởng, người ta mới đặt ra chân để hướng tới. Nay vọng tưởng đã chẳng còn, thì cũng chẳng cần đến chân nữa.
Thực tướng nằm ngoài mọi thấy nghe, hay biết . Tất cả mọi hình tướng đều là huyễn, ảo, chẳng phải có, mà cũng chẳng phải không. Chẳng phải vừa có vừa không, cũng chẳng phải không phải có, không phải không. v.v…trăm điều phủ định đều chẳng phải. Ngay cả hư không cũng chẳng phải nên gọi là chẳng không không. Thực tướng đó là “Một tánh Như Lai vốn thể đồng “.
Vạn pháp là trần cảnh, được nhận biết bởi sáu căn. Nhờ sáu căn có năng lực nhận biết mới rõ ra hình tướng, âm thanh, mùi, vị của từng vật, giúp ta phân biệt được vật này với vật khác, pháp này với pháp khác. Chính vì sự phân biệt này, thấy biết này mà ta nhận thức được pháp giới và rồi đi lạc luôn vào trong pháp giới, nhận cái thức thấy biết làm bản ngã của mình, đánh mất chân tánh thanh tịnh của mình, đọa lạc trong luân hồi, chịu vô vàn đau khổ. Đâu chẳng biết rằng cái thức thấy biết đó là cái biết ô nhiễm, cái biết sai lầm. Nó làm cho ta xa rời chân tánh. Sự thật nằm ở chỗ Vạn pháp và căn tánh của ta đều không thật, nó là pháp đối đãi, nương nhau mà có. Nó cùng từ chơn tành mà ra. Cho nên thực ra thì không có căn và trần, không có tâm và pháp. Nó che khuất chơn tánh sáng suốt của ta cũng như vết bẩn trên gương làm cho gương hoen ố, không phát sáng được. Nếu bỏ được cả hai thì chơn tánh tự nhiên hiển hiện. Cho nên nói “ Tâm là căn, pháp là trần - Thảy đều ngấn bụi ám gương trong - Bao giờ ngấn hết gương trong lại - Tâm, pháp cùng quên rõ tánh chơn


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ôi mạt pháp, ác thời thế !
Chúng sanh phước mỏng khôn cầm chế
Hiền thánh xa rồi tà vạy sâu
Ma mạnh pháp yếu nhiều ác tệ,
Nghe nói Như Lai phép đốn tu
Hận chẳng nghiền tan như ngói bể.

Tại tâm làm, tại thân chịu,
Đừng có kêu oan chớ trách người.
Muốn khỏi nghiệp vương muôn kiếp lụy,
Vành xe chánh pháp chớ chê cười


Thời mạt pháp, cái ác lộng hành, Hiền thánh không xuất hiện. Chúng sinh phước mỏng nghiệp dày, ma chúng xuất thế lôi cuốn chúng sinh, lôi cuốn người tu vào con đường tội lỗi. Chúng giả dạng người tu, xuyên tạc chánh pháp, làm cho người tu lầm lạc mà đi vào đường tà. Ngài Đức Sơn, một tăng sĩ, am hiểu Phật pháp, lầu thông kinh sách, thâm kính Tam Bảo. Ngài noi gương đức Thế Tôn quyết theo chân Phật, tu hành ba đại kiếp để liễu thoát sinh tử, hầu độ thoát chúng sinh. Nay bỗng nhiên nghe nói “ phương nam có pháp Thiền, tu một đời thành Phật “. Thật là một lũ ma, lừa dối chúng sinh. Bèn quyết xuống phương nam để nghiền nát lũ yêu ma này tan tành như ngói bể. Nói là làm. Trường hợp của ngài Đức Sơn, chúng ta đã biết. Ngài được một bà lão bán bánh bao khai thị, và trở thành đệ tử của thiền sư Long Đàm Sùng Tín.

Thiền tông là một tông phái chánh của đạo Phật. Chớ vì chưa biết mà buông lời chê bai, dè bỉu. Như vậy sẽ phạm tội hủy báng chánh pháp, đọa địa ngục không biết ngày nào ra.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Rừng chiên đàn không tạp thụ
Sâu kín um tùm sư tử trú.
Cảnh vắng rừng im một mình chơi,
Cao chạy xa bay chim cùng thú.

Sư tử con chúng theo mẹ,
Tuổi mới lên ba đà rống khỏe.
Chó rừng dầu bén gót Pháp vương,
Trăm năm yêu quái há mồm xuông
!

Nơi đây là chỗ trú ẩn của Thiền tông. Nhiều nhánh nhóc, nhiều tông phái, nhiều hệ, nhiều chi, nhiều phương tiện độ chúng sinh. Mặc dầu vậy, hành giả đi trong rừng tư tưởng của Thiền tông cũng vẫn là đi một mình. Trong pháp môn này, tự mình đi, tự mình đến. Tuy cùng chư tổ sư nắm tay chung bước, nhưng vẫn là chẳng có một ai. Chỉ những hàng khí tượng Đại thừa mới dám đến chốn này. Các hạng khác thì chẳng dám ghé mắt nhìn qua. Vì ngó vào hoàn toàn không hiểu chi cả.

Hành giả theo Thiền tông, đã kiến tánh là các chú sư tử con. Mặc sức tung hoành, nói dọc nói ngang, làm ngược làm xuôi đề đúng chánh pháp, đều không ra ngoài khuôn phép của đạo Phật. Các tông phái khác muốn đăng đàn, diễn thuyết, dù nói những pháp màu nhiệm sâu xa của đạo Phật nhưng cũng không thể tột được ý nghĩa, vì chưa nắm được cái tinh hoa, cái tâm yếu của pháp. Chưa tột được tánh, chưa sáng được tâm nên không thể so sánh với các bậc thiền sư ngộ đạo. Nếu các ngài vặn hỏi một câu là câm họng ngay.

Pháp viên đốn vượt tình thường,
Mọi niềm ngờ vực quyết không vương.
Sãi tôi đâu sính bàn nhân, ngã
Sợ lạc đường tu hố đoạn - thường.

Thị chẳng thị, phi chẳng phi,
Sai lạc đường tơ ngàn dặm đi
Thị: đấy Long Nữ thoắt thành Phật,
Phi: đấy Thiện Tinh rơi địa ngục


Phật pháp là pháp viên đốn. Vì sao ? Vì các tin theo tôn giáo khác không thể vượt thoát ra ngoài luân hồi, không đến chỗ giải quyết rốt ráo. Chỉ có Phật pháp mới làm được điều đó cho nên gọi là viên (tức viên mãn). Sao gọi là đốn ? Đốn tức là nhanh. Tu theo đạo Phật nhanh thấy kết quả. Nội trong đời này ai tin nhân quả, tức khắc sẽ trở nên tử tế hơn, công bằng hơn, vị tha hơn. Nội trong đời này, ai tin Phật, niệm Phật sẽ được vãng sanh, nhanh chóng thoát khỏi luân hồi. Trong đạo Phật, pháp môn Thiền tông lại còn viên đốn hơn nữa. Chỉ bằng cách tham thiền, quán chiếu vào nội tâm, hành giả có thể đạt thẳng đến địa vị Phật ngay khi còn sống. Vừa nhanh chóng, vừa rốt ráo.
Chính vì pháp môn này quá siêu tuyệt, quá cao nên mọi lời nói không thể diễn tả. Hễ dùng ngôn ngữ diễn tả, tranh luận đều rơi vào nhân ngã, mà như vậy là đã vi phạm, đã trái với điều cốt tủy của đạo Phật là chủ trương “vô ngã”, sẽ rơi vào đối đãi, rơi vào thường kiến, đoạn kiến.
Đạo Phật chủ trương nhìn thẳng vào bản chất của sự vật. Mà bản chất đó chẳng phải ai cũng nhìn thấy. Mọi tôn giáo đều nói rằng “Thế giới này, các tạo vật này là có thật, và do một Thượng đế sinh ra”. Đạo Phật nói rằng “ thế giới này, sự vật này không phải thực có, nó do nhân duyên sanh ra, và nó luôn luôn biến đổi, nên nó không còn là nó nữa, nó vốn vô ngã, nhưng nó cũng không phải là không vì nó hiện hữu. Các pháp cũng như thế”.
Các vị A La Hán, Thanh văn, Duyên giác nói rằng “ Loài vật không thể thành Phật, phụ nữ có năm điều chướng ngại, không thể thành Phật “ Nhưng Đức Phật nói rằng “mọi chúng sinh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật”. Và để chứng minh lời Phật nói, nàng Long Nữ từ dưới long cung, do Bồ-Tát Văn Thù giáo hóa, hiện lên, dâng cúng Phật một viên bảo châu, rồi đi về phương nam, thành Phật ởcõi nước Vô Cấu, diễn nói chính pháp, rộng độ chúng sinh.
Lại có Tỳ kheo tên là Thiện Tinh, chủ trương mọi cái đều là không nên phạm đủ mọi giới cấm của Phật, kết quả là sa xuống địa ngục.
Cho nên trong Phật pháp mọi lời nói, hành động đều phải hết sức giữ gìn, không để vi phạm giới luật của Phật, không để diễn tả sai lầm ý kinh. Hậu quả sẽ khôn lường.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ta sớm bao năm chuyên học vấn,
Từng viết sớ sao tìm kinh luận,
Phân biệt danh tướng mãi không thôi,
Vào biển đếm cát tự chuốc hận.

Quả đáng bị Như Lai quở trách
Châu báu của người có gì ích ?
Lâu nay đắng đót rõ công suông
Uổng bấy làm thân phong trần khách !

Tánh tà vạy giải lạc lầm
Chẳng được pháp Như Lai đốn chế
Nhị thừa tinh tiến thiếu đạo tâm,
Ngoại đạo thông minh không trí tuệ,
Như trẻ dại, như ngu si,
Thấy nắm tay không quyền tưởng thật,
Chấp lấy ngón tay làm mặt nguyệt,
Bóng ma căn, cảnh uổng công ghì.

Chẳng thấy một pháp tức Như Lai
Nên cũng kêu là Quán Tự Tại.
Tỏ rồi nghiệp chướng hóa thành không,
Chưa tỏ nợ xưa đành trang trải.

Đói gặp tiệc vua không thể ăn,
Bệnh tránh Y Vương sao mạnh được ?
Thiền trong biển dục rõ kiến lực
Sen trong lửa đỏ muôn đời rực.
Dõng Thi phạm giới chứng vô sanh,
Sớm vẫn viên thành trong cõi tục.


Đã nhiều năm tìm đọc kinh sách, viết các sớ sao để giải nghĩa kinh, nghiên cứu tông Pháp Tướng, phân biệt danh tướng v v…Nhưng tất cả những thứ đó đều không đưa ta đến giải thoát, mà chỉ cho ta biết các bậc tiền nhân, các hiền thánh tăng đã nhìn nhận, phân biệt sự vật ra sao. Học như thế cũng như đếm tiền dùm cho người ta, không trở thành tiền của mình. Học như vậy đáng bị Như Lai quở trách.

Hàng nhị thừa công phu thì có, đinh lực thì thừa, nhưng chưa nhận ra chơn tánh, cho nên còn thiếu đạo tâm. Hàng ngoại đạo thì chấp hữu, chấp vô, chỉ thấy bề ngoài mà chẳng thấy thực tướng các pháp, giống như con nít bị người lớn dơ nắm tay ra xí gạt rằng có đồ chơi trong đó. Chẳng biết rằng căn tâm và trần cảnh là hai cái đối đãi nhau mà cùng tồn tại.

Vọng tâm này do bóng dáng của trần cảnh mà có. Chúng ta cứ ngỡ mình có một cái tâm bên trong, và bên ngoài là trần cảnh, mà không biết rằng chúng không có thật. Nếu tâm không bị bóng dáng trần cảnh che phủ thì sẽ chẳng thấy một pháp. Lúc đó mới chính là chơn tâm của mình, vì vậy nên nói “ Chẳng thấy một pháp tức Như Lai ”
Chẳng thấy một pháp, nhưng không phải là không thấy biết. Cái thấy biết vẫn hiện hữu, nhưng nó không lệ thuộc vào trần cảnh, nó hoàn toàn tự do, tự tại.
Nên gọi là “Quán tự tại”. Còn gọi là “ Độc chiếu “.

Đã tỏ ngộ rồi thì thân chẳng có, tâm chẳng có, ta chẳng có, nhẫn đến tam thiên thế giới cũng chẳng còn, nói chi là nghiệp chướng. Cho nên nói “ Tỏ rồi nghiệp chướng hóa thành không.
Còn chưa tỏ ngộ thì dĩ nhiên nghiệp báo vẫn còn, và vẫn phải trả nghiệp, cho nên nói “ Chưa tỏ nghiệp xưa đành trang trải ”.

Chúng sinh nghiệp chướng tràn đầy, hư không còn không đủ chứa, thế mà nay gặp pháp giải thoát lại không chịu tin theo, như người đói, gặp tiệc vua mà không chịu ăn, như người bệnh gặp y vương mà lại tránh thì làm sao mà khỏi bệnh ? làm sao mà giải thoát ?
Nên mới thấy Thiền pháp trong cõi dục này mà vẫn làm ra giải thoát, Như hoa sen báu, bỏ vào lò lửa lại càng sáng rực.
Ngài Dõng Thi Phạm giới dâm mà nhờ ngộ được thiền pháp nên vẫn chứng được pháp vô sanh. Thoát khỏi vòng trần lao, tục lụy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách