xin cho biết ý nghĩa của hai từ thiền sư.

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: xin cho biết ý nghĩa của hai từ thiền sư.

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Mới tích hợp thành công từ điển và diễn đàn bà con cô bác thử xem thế nào?

Mã: Chọn hết

[tudien]Thiền sư[/tudien] 
sẽ hiện ra [tudien]Thiền sư[/tudien]

Mã: Chọn hết

[tudien]Lão sư[/tudien]


sẽ hiện ra như [tudien]Lão sư[/tudien] (Nhật Bản gọi thiền sư là lão sư ;;) )

Từ nay mỗi khi muốn sử dụng hay tra từ điển ở bên wiki Phật giáo chỉ cần"

Mã: Chọn hết

[tudien]gõ từ cần tìm vào đây[/tudien]


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: xin cho biết ý nghĩa của hai từ thiền sư.

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Thiền là thiền
Sư là thầy
Thiền sư là thầy dạy thiền

nhưng ở Nhật bản khi nói đến
Thiền sư: phải là những vị thầy có tầm cở, nếu không nói là vĩ đại, như VN là Nhất Hạnh, Thanh Từ; Nhật là Suzuki chẳng hạn.
Lão sư: là những thầy dạy tu thiền thông thường cở medium size, hay small size,...


nếu không lầm thì ở Đài loan hiện nay chữ (nếu có sai thì xin đính chính giùm)
Lão sư : được dùng như giáo sư, giáo viên hay tiên sinh.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: xin cho biết ý nghĩa của hai từ thiền sư.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

cái này chỉ để học hỏi mà thôi. Thật tình không biết thành không dám có ý kiến.


Pháp Hỷ
Bài viết: 13
Ngày: 26/01/10 03:45
Giới tính: Nữ

Re: xin cho biết ý nghĩa của hai từ thiền sư.

Bài viết chưa xem gửi bởi Pháp Hỷ »

Về 2 chữ thiền sư thì có cách hiểu mà mình cực lực phản đối, đó là ''thầy dạy thiền''. cách dịch nghĩa này không có gì là sai (vì thiền là thiền, sư là thầy=>thiền sư là thầy dạy thiền, nói vậy thì ai cãi được). Không cãi được nhưng hiểu như vậy thì cực kỳ nguy hiểm. Vì như vậy sẽ loạn. Thử nghĩ coi, một số người có biết qua và thực hành một vài pp thiền nào đó, chẳng hạn như thiền Yoga, thiền xuất hồn, Thiền luyện khí hóa tinh, luyện tinh hóa thần, khí công...gì gì đó đủ thứ tạp bí lù như vậy, rồi có biết chút ít và mở lớp dạy ''thiền'' (ai cấm?) và có học trò gọi mình là thầy, thế là nghiễm nhiên trở thành ''thiền sư'' rồi sao. Nghe ai mà chẳng mê nhất là mấy người ham danh. Vốn trước đây danh từ thiền sư chỉ dành cho những vị chí ít là đạ xuất gia, (còn thiền tông hay kg thì tính sau nhưng tối thiểu phải là người xuất gia đã), sau này bỗng dưng thấy xuất hiện hơi nhiều vị thiền sư kiểu mới, với cách gọi này dễ gây nhầm lẫn lập lờ đánh lận con đen. Theo thiểy ý, một từ nào đã được dùng
lâu năm với ý nghĩa nào thì nên giữ y theo nghĩa cũ, kg nên thêm nghĩa mới vào làm gì nhất là trong trường hợp này vì lý do như sau:
Giữa Thiền sư (thứ thiệt) và ông thầy dạy thiền có rất nhiều khác biệt:
Thiền sư là người xuất gia, đệ tử nhà Phật, nuôi lý tưởng giải thoát và đó cũng là mục đích duy nhất trong đời.
Ông thầy dạy thiền thì có nhiều mục đích đi dạy, vì kiếm tiền hoặc vì muốn giúp đỡ người khác, mục đích thiền ngoại đạo là kg chân chánh, vì mong cầu thần thông, chữa bệnh, vì lợi dưỡng, để cho thân thể khỏe mạnh, để biết chuyện quá khứ vị lai của người, để nói chuyện với ma quỷ...chứ họ kg lấy mục tiêu Giác Ngộ giải thoát làm chính.
Bi nhiêu cũng thấy là khác nhau rất xa. không thể nhập nhằng lẫn lộn được. Vì vậy, để bảo vệ sự trong sáng cho Thiền Tông cũng như hoằng dương Chánh pháp, mong các bạn chỉ chấp nhận danh xưng thiền sư là những người đã xuất gia, trên mình đắp y vàng cao quý mà Đức Như Lai Phật Tổ đã truyền cho.
Ai nói mình bảo thủ chấp văn tự chữ nghĩa thì nói, mình vẫn không thay đổi ý kiến về vấn đề này. THiền Tông cái gì cần phóng khoáng thì phónh khoáng nhưng có những việc phải qui củ để nêu gương cho đời sau. Nhớ Lục Tổ Huệ năng ngày xưa, mặc dù đã được truyền y bát khi còn là thân cư sĩ, đến chùa vẫn phải nhờ vị Tăng thọ giới cho xuất gia mới đầy đủ oai nghi đang đàn thuyết pháp,thử hòi Huệ Năng khi chưa xuất gia và sau khi đã xuất gia có gì khác nhau? Vì Lục Tổ khi đó đã ngộ rồi, việc xuất gia hay kg chỉ là Hình Tướng nhưng kg thể không làm. Vì Sao? hãy thử nghĩ xem...
thế mà ngày nay thấy nhữnh cảnh tăng , ni phải ngồi dưới xin học thiền nơi những vị cư sĩ tự nhận là ''thiền sư'' thì thật là đau lòng...


Tâm bình thường là đạo
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: xin cho biết ý nghĩa của hai từ thiền sư.

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
trong Kinh Duy Ma Cật, Ngài Duy Ma Cật là cư sĩ nhưng có thể thuyết pháp cho tăng chúng đó

hiểu theo tiếng Anh thì,

thiền sư: zen priest/master (tức đã quy y xuất gia và thuộc phái thiền nào đó)

thày dạy thiền: meditation instructor/teacher; chữ "lão sư" là tiếng Hoa, có nghĩa thày (dạy bất cứ môn học gì)

mình cũng hiểu sự đau lòng của đ/h, vì cư sĩ mà tự nhận là thiền sư thì quả là lộn xộn
:)


Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: xin cho biết ý nghĩa của hai từ thiền sư.

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Ngài Duy Ma Cật Là Đại Bồ Tát Thị Hiện Thân Cư Sĩ Nên Không Thể Lấy Đó Làm Thông Lệ Được.

Thiền Sư Là Danh Từ Dùng Trong Thiền Tông Để Nói Các Vị Tổ Trong Thiền Tông.

Chỉ Có Ai Chứng Ngộ Thiền Và Dạy Người Khác Chứng Ngộ Thiền Thì Mới Được Gọi Là Thiền Sư.

Không Phải Dạy Thiền Là Thiền Sư.

Thiền Nhân Điện, Thiền Xuất Hồn, Thiền Tu Sanh Các Cõi Trời Sắc Giới, Vô Sắc Giới Thì Trong Đạo Phật Đó Là Thiền Phàm Phu Không Đưa Đến Giải Thoát.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: xin cho biết ý nghĩa của hai từ thiền sư.

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Ngài Duy Ma Cật Là Đại Bồ Tát Thị Hiện Thân Cư Sĩ Nên Không Thể Lấy Đó Làm Thông Lệ Được.
vâng, sự thị hiện thân cư sĩ thì có ý nghĩa gì?
cám ơn đ/h
:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: xin cho biết ý nghĩa của hai từ thiền sư.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Trên đời thiên hình vạng tượng muôn ngàn sai biệt khó mà nói hết lo hết cho được.

1. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ theo thời gian cũng thay đổi như Tiếng việt của mình cũng thay đổi nhiều cả mấy ngàn năm nay. Vậy thời xưa người ta dùng chữ "Thiền Sư" chỉ cho người tham thiền ngộ đạo và dạy lại cho người, có lẽ thời nay cũng dùng như xưa, nhưng biết đâu trăm năm sau ngàn năm sau thì chữ "Thiền Sư" không còn là từ dùng cho nghĩa như trên nữa, mà là khác. Cho nên chuyện thay đổi ngôn từ thì không có gì đáng bực tức cũng không có gì đáng vui mừng. Chuyện bình thường của sự vô thường của vạn pháp thôi.

Có người tự xưng mình là "thiền sư" vì danh văn lợi dưỡng một cách cố tình.
Có người tự xưng mình là "thiền sư" vì không hiểu rỏ thiền sư nghĩa là gì, vì có lẽ chỉ nghĩ thầy thiền.
Có người thấy nghe người khác xưng họ là "thiền sư" liền cho họ là kẻ không tốt vì danh văn lợi dưỡng.
Có người thấy nghe người khác xưng họ là "thiền sư" cũng cho họ như một ông thầy bình thường vì hiểu họ là vị thầy dạy môn thiền, chứ không phải thánh thần gì.
V.v... trên đời nầy có nhiều trường hợp không nói hết được.


2. Tăng và Cư Sĩ.

Tăng dạy cư sĩ nhiều, cư sĩ dạy tăng cũng có.

Có người thấy tăng dạy cư sĩ mới hợp lý đẹp mắt vui lòng vì nghĩ và theo thối quen phong tục thường thấy từ ngàn xưa tăng học rộng biết nhiều cũng như thực hành phật pháp nhiều hơn cư sĩ nên chỉ có họ mới xứng đáng làm thầy. (nhưng có người thấy vậy liền cho là chấp hình tướng, bảo thủ, không khoáng, không rộng mở rồi chê bai ngạo mạng rồi tạo ra tâm khinh nhờn tạo nghiệp.... cũng có người lại nghĩ và làm như Thiện Tài Đồng Tử đi khắp mọi nơi tham học với người tăng kẻ tục mà luôn giữ lòng tôn kính học hỏi, cho nên có thể chấp nhận tuy mình là tăng sĩ mà nếu kẻ khác thâm hiểu phật pháp hơn mình đáng để mình theo học dù là cư sĩ mình cũng làm không gì ngại)

Có người thấy cư sĩ dạy tăng không hợp lý, không hài lòng vì nghĩ từ ngàn xưa hiếm có, và nghĩ cư sĩ thấp hèn, không giới luật nhiều bằng tăng, còn lo việc ngoài đời, không mang hình tướng tăng sĩ cho nên không xứng đáng làm thầy. (Như Thượng tọa Minh rược theo Tổ Huệ Năng đồi y bát vì nghĩ tổ có tài đức gì chỉ là thân cư sĩ mà được thọ y bát, Tổ hỏi "không nghĩ thiện, không nghĩ ác cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa minh?" Thượng tọa ngộ đạo, đảnh lễ Tổ bái làm thầy..... nhưng có người cư sĩ dạy tăng lại cống cao ngã mạng tạo tội cho chính mình... nhưng cũng có người thành tâm cung kính tăng ni mặt dù dạy họ học phật pháp như ngài Tâm Minh Lê Đình Thám, ngài Tuệ Nhuận, ngài Hạ Liên Cư)

Ôi muôn hình vạn tượng nói sao cho hết việc thế gian! Mình chỉ cố gắng làm tròn bổn phận của mình mà thôi!

Mỗi việc nhiễm nhiên chẳng có gì đáng nói, đáng bàn, đáng buồn, đáng vui! Người nầy phải làm thế nầy người kia phải làm thế kia v.v...

Ôi làm sao ta có thể lo liệu cho hết những việc đời như thế, và làm sao những việc như thế theo ý ta được, mà nếu không lo liệu được, không theo ý ta được thì đâm ra ta lại khổ đau vô cùng vì nó!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: xin cho biết ý nghĩa của hai từ thiền sư.

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< bài viết của TNT là chính xác nhất không cần thêm , còn ai chưa hiểu cứ hỏi tiếp.


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: xin cho biết ý nghĩa của hai từ thiền sư.

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< còn Lão nhà Binh ,P/h cũng mong lão đặng Kiến Tánh để lão được biết Kiến Tánh và Chứng đạo là không hai, Đạo do Tâm Ngộ chớ có cầu ngoài, lời Lục Tổ PBĐK, Ngộ Tánh tức Kiến Tánh Không hai, còn Lão Binh đã Ngộ Nhận giặc làm con rồi,


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: xin cho biết ý nghĩa của hai từ thiền sư.

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< Trực Chỉ Minh Tâm Kiến Tánh Thành Phật, Bất lập Văn Tự. Tổ Sư Thiền ,Như laiThiền không Hai , ai mà khởi Tâm nói :Kiến Tánh Khởi Tu là Phỉ Bán Phật là Tự Đánh mất Bổn Tâm,Bổn Tánh của chính mình , uổng công Tu Học cho một kiếp Làm người, tiếc thay,tiếc thay...


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: xin cho biết ý nghĩa của hai từ thiền sư.

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< vì 10 Đại đệ tử Phật mỗi người chỉ giỏi có một môn không còn tinh tấn Tu học ,chấp trước sự thấy hiểu của mình là đệ nhất ỷ lại sự thân cận Phật nên Đức Phật thị hiện Cư sĩ Duy MaCật để truy vấn các đệ tử tin tấn trên con đường giải thoát giác Ngộ, có gì không hiểu xin hỏi tiếp.


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.44 khách