Phật Giáo là gì?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Phật Giáo là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Xin mời quý vị chia sẽ "Phật giáo là gì"?, lịch sử nguồn gốc của Phật Giáo từ đâu? Phật giáo khác với tôn giáo khác như thế nào? (không nên nói tốt sấu chê bai các giáo phái khác... chỉ nên nói trung trực về những điểm phật giáo khác các tôn giáo khác ở chổ nào).


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phật Giáo là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Trước hết người Phật Tử cần phải hiểu biết cho rỏ về lịch sử và nguồn góc của Phật Giáo. Nếu không khi người ta hỏi Phật giáo là gì, ai là người phát huy Phật Pháp mà chúng ta không biết thì thật là không hay.

Trước hết xin đọc hai quyển: "Đức Phật và Phật Pháp" tiếng anh là "Buddha and His Teaching" của HT Narada Nam Truyền. Và quyển "Phật Học Phổ Thông" của HT Thiện Hoa Bắc Truyền. Ở đây chỉ nói sơ lược mà thôi.

Hai vị nầy thuộc về những vị Tôn Túc chấn hưng Phật Giáo vào những thời kỳ suy sụp trong những thế kỹ qua tức 19-20th century, thời của nhiều chiến tranh và loạn lạc, mà đất nước Việt Nam đã từng trải qua.

Tuy tôi ra đời không gặp những vị ấy, nhưng đọc hai quyển sách nầy tôi cảm nhận được lòng từ bi rộng lớn của các ngài đối với những thế thời bấy giờ và sau nầy, các ngài thật sự khổ tâm để giúp người sống trong mê loạn được tỉnh giác, có chánh tri kiến nơi phật pháp để mà chuyển tà kiến mê tín trở thành chánh kiến chánh tín. Bởi thế các ngài viết ra những bài hết sức căn bản, các ngài đem những căn bản để giảng dạy truyền bá. Các ngài xem những việc làm nầy là sự nghiệp của đời mình. Không có tài trí công sức của những người các ngài hoằng dương chấn hưng phật pháp, thì tôi nghĩ phật pháp có lẽ không được lang rộng khắp toàn cầu trong thế kỷ 21th nầy.

Vì thế đối với tôi, những người muốn tìm hiểu phật giáo, những người muốn trở thành Phật Tử chân chính không phải giả danh, hoặc đã quy y Tam Bảo rồi mà còn mờ mịt thì thật sự trước phải tìm đọc các sách quý giá nầy để mở mang kiến thức một cách đúng đắng, chính xác, và vững chắc về Phật giáo.

Hai quyển sách nầy có đăng trên mạng như sau:

Đức Phật và Phật Pháp:
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-dp&pp/dp&pp00.htm

Phật Học Phổ Thông:
http://www.thuvienhoasen.org/index-phathoc-phothong.htm

Không có căn bản thì đừng vọi bàn luận về Thiền, Mật, Tịnh, v.v... mà hãy học căn bản từ những sách đó. Bởi vì nói bậy nói bạ cũng chỉ vô ích mà còn tạo nghiệp.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Phật Giáo là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Nói rất hay. tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phật Giáo là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Muốn tìm hiểu Phật Giáo thì trước phải rỏ nguồn góc cũng như lịch sử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Xuất Thân:

Thái Tử Sĩ Đạt Đa (Siddhatha) đản sanh nhầm ngày rầm tháng năm, năm 623 trước dương lịch hay trước công nguyên (Before Century) tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) thuộc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu). Ca Tỳ La Vệ là một thành phố thuộc nước Nepal ngày nay gần biên giới với Ấn Độ giáp ranh dãy Hy Mã Lập Sơn (Mountain Everest) núi cao nhứt thế giới.

Ngài sanh vào nhà một Hoàng Tộc họ Sakya (Thích Ca) ở Ca Tỳ La Vệ. Cha là đức Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và mẹ là Hoàng Hậu Ma Da (Ma Ha Maya).

Sau khi Hoàng Hậu hạ sanh bảy ngày thì sanh về cõi Trời Đao Lợi. Dưỡng mẫu của ngài là em của Hoàng Hậu Ma Da tên là Ma Ha Ba Xà Ba Đề Kiều Đàm Di (Maha Pajapati Gotami) nuôi dưỡng cho tới khi ngài trưởng thành.

Khi đản sanh được vài ngày, vua Tịnh Phạn có mời nhiều vị hiền triết thuộc các đạo sĩ như ngài A Từ Đà (Asita) và Kiều Trần Như (Kondanna) để bói toán và đặc tên. Các vị đồng ý ngài sẽ xuất gia và sẽ chứng quả vị Phật Đà.

------------------------------
Chú Ý:
Như vậy nguồn góc xuất thân và việc đản sanh của ngài cho chúng ta hiểu biết đúng rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni không phải là một vì trời, chúa, thần, tiên, hoặc các vị trong ảo huyền, hay là nhân vật trong tiểu thuyết hoặc khoa học tưởng tượng mà ngài là một con người thật sự như chúng ta đã từng thị hiện ở trái đất nầy, ở xứ Trung Ấn Độ vẫn còn di tích. Nhưng ngài là người khác hẳng mọi người, khác hẳng chúng ta, vì ngài là người đã giác ngộ và giải thoát khỏi mọi u mê và đau khổ. Vì vậy chúng ta gọi ngài là Phật Đà (Buddha) tức là người đã hoàn toàn giác ngộ, chứ không còn gọi ngài là người, hay thái tử hay siddhatha (Sĩ Đạt Đa) nửa.

Vì ngài là Phật Đà cho nên chúng ta phải tôn kính ngài như một bậc giác ngộ, một vị thầy tôn quý theo mà học tập giáo pháp ngài đã tu chứng ngộ. Chứ không phải tôn thờ ngài như một ông trời, một vị thần tiên. Cũng không phải tôn thờ ngài như một thần tượng không có thật trong tiểu thuyết hoặc khoa học diễn tưởng.
Sửa lần cuối bởi Thánh_Tri vào ngày 17/12/09 14:08 với 1 lần sửa.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Phật Giáo là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phật Giáo là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Từ Nhỏ:

Thái tử Sĩ Đạt Đà từ nhỏ đã không biểu hiện những tính nết của những đứa trẻ khác vui đùa chơi giỡn. Ngược lại ngài rất trầm lặng, ôn hòa, bình đẳng với mọi người, thương yêu muôn loài. Ngài rất lễ độ, khiêm nhường mặt dù ngài được giáo dục rất chu đáo và xuất sắc về những môn học.

Ngài thường không thích nơi náo nhiệt, chỉ thích tìm nơi yên tĩnh, ngồi yên lặng quán sát hơi thở. Sách viết vào một mùa Lễ Hạ Điền (đại lễ ăn chơi vui mừng trước khi dân chúng bắc tay vào việc đồng ruộng), mọi người ai cũng vui mừng, nhưng ngài lại tìm góc cây ngồi xếm bằng, lặng lẻ quán sát hơi thở ra vào và đã đắc Sơ Thiền.

Lập Gia Đình:

Vua Tịnh Phạn vì muốn Thái Tử sau nầy làm vua, nên đã cấm thúc thái tử ở trong những tòa cung điện nguy nga từ nhỏ mà không cho phép ra ngoài. Hơn nữa vừa lúc đến tuổi trưởng thành, vua Tịnh Phạn truyền lịnh gả Công Chúa Yasodhara (Da Du Đà la) con vua Thiện Giác cho thái tử Sĩ Đa Tha.

Thái Tử cũng vân lời. Sau nầy có con là La Hầu La (Rahula).

Mặt dù sống trong cũng điện quy ngã đầy đủ mọi thứ lẫn có vợ đẹp nhưng ngài vẫn thường trầm ngâm về cuộc đời và không thỏa mảng với cuộc sống hiện tại vì hiểu được đây không phải là hạnh phúc chân thật, chỉ làm cho đau khổ mà không mang lại giải thoát.

Tứ Khổ:

Một hôm ngài xin phép vua cha đi dạo ngoài bốn cửa thành.

Cửa Đông, ngài gập một ông già có đủ tướng suy yếu của người già như tóc bạc, da nhăn, mắt mờ, lụm cụm.

Cửa Nam, ngài gập một người bệnh đang đau khổ vị bệnh.

Cửa Tây, ngài gập một người chết nằm bên lề đường ruồi bu kiến đậu hôi thúi ghê tởm.

Cửa Bắc, ngài gập một tu sĩ tướng mạo trang nghiêm và khoan thai đi khất thực trên đường.

Về cung ngài suy nghĩ về cảnh đời vô thường bất hạnh, và hiểu chỉ có xuất gia làm tu sĩ mới là việc làm mang lại sự giải thoát cho mình và người. Ngài quyết định cắt ái xuất gia.

-----------------------
Chú Ý:
Trên đời hiếm có ai như Thái Tử Sĩ Đạt Đa. Một thái tử cao quý đức hạnh nhân từ có vợ đẹp và được thừa hưởng một ngai vàng to lớn mà cảm nhận được đó không phải là những hạnh phúc giải thoát thật sự, ngược lại còn là những ràng buộc tai hại. Ngài cũng nhận ra cuộc đời là vô thường và đau khổ. Sanh Già Bệnh Chết là bốn thứ khổ chung của muôn loài, vạn vật đều là vô thường giả tạp chỉ đưa đến mê muội, đau khổ chứ không có giải thoát hạnh phúc. Cho nên ngài quyết định xuất gia để tìm con đường giác ngộ và giải thoát cho chính mình và muôn loài chúng sanh.

Cuộc đời sống động của ngài là một bài học cho chúng ta tỉnh mộng mà nôi theo.

Chúng ta phải nhận thức đúng đắng rằng: Cuộc Đời là Vô Thường và Đau Khổ. Vô thường là cái thay đổi liên tục từ lúc sanh ra, lớn lên, già, bịnh, và chết. Trong quá trình đó chỉ toàn là ràng buộc và đau khổ mà thôi.

Có ai mà chưa từng bị đau khổ? Vậy thì chớ có mê muội cho rằng cuộc đời là vui sướng hạnh phúc chân thật, bởi vì ta đã, đang và sẽ bị đau khổ bởi sanh già bệnh chết.

Nếu chúng ta không nhận thức đúng như vậy, cho cuộc đời dục lạc là vui sướng thì làm sao có thể nghĩ đến việc tìm đường để giải thoát? hướng về Phật Pháp mà tu hành? như thái tử Sĩ Đạt Đa đã làm.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phật Giáo là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Xuất Gia:

Một hôm giữ đêm khuya, Thái Tử Sĩ Đạt Đa lên yên ngựa cùng với người hầu là Channa (Xa Nặc) âm thầm trong đêm trăng sáng rời khỏi hoàng cung.

Khi đến dòng sông Anoma, Thái Tử tự tai mình cạo sạch râu tóc, trao long bào lại cho Xa Nặc đem về cung, còn ngài chỉ khoát lên mình một tấm y vàng của người xuất gia. Tài sản mang theo chỉ là một bình bát và một tâm y vàng, tập sống đời phạm hạnh của người tu đạo gọi là Cồ Đàm (Gotama).

Tìm Đạo và Thành Đạo:

Ngài Cồ Đàm đi khắp nơi tìm học với các tu sĩ ngoại đạo tu khổ hạnh, học chứng biết hết tất cả những gì họ dạy. Nhưng vẫn cảm thấy các đạo đó vẫn chưa phải là những gì ngài đang tìm học vì không thỏa mảng được ước nguyện giải thoát giác ngộ viên mãn cho mình và người.

Từ đó về sau ngài đi khất thực nhiều nơi, tu tập thiền định một mình đến nỏi thân kiệt sức ốm gầy đến ngục ngả và nhờ người chăn bò cho uống sửa để tỉnh lại. Và lúc đó ngài ngộ lý Trung Đạo của việc tu hành. Không nên sướng quá mà cũng không nên khổ hạnh quá.

Sau sáu năm tu hành mà ngài cũng chưa chứng được đạo quả, nên ngài quyết định ngồi tại góc cây Bồ Đề không đứng dậy nếu không thành đạo. Trải qua 49 ngày nhập định và chiến đấu với giặc phiền não cũng như sự thử thách của Ma Vương, ngài đã chứng được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Và từ đó ngài Đạo sĩ Cồ Đàm được gọi là Phật Đà (Buddha).

HT Narada trích trong Kinh Tăng Nhứt A Hàm có đoạn nói:

Ngày nọ có người theo đạo Bà La Môn tên Dona, nhân khi thấy dấu chân của Đức Phật in dưới cát có những đặc điểm lạ thường, đến gần Ngài và hỏi:

- Phải chăng Ngài là một vị Trời (Deva)?
- Không, quả thật tôi không phải là một vị Trời.
- Vậy phải chăng Ngài là một nhạc công trong cảnh Trời (Gandhabba)?
- Không, tôi không phải là một nhạc công trong cảnh Trời.
- Vậy Ngài là quỷ Yakka chăng?
- Không, quả thật tôi cũng không phải là quỷ Yakka.
- Như thế chắc Ngài là người?
- Không, quả thật tôi cũng không phải là người.
- Vậy, xin cho biết Ngài là ai?

Đức Phật trả lời rằng Ngài đã tận diệt những pháp trầm luân (hoặc lậu), vốn tạo điều kiện để tái sanh vào những cảnh Trời, Gandhabba, Yakka hay cảnh người, và thêm:

"Như hoa sen, đẹp đẽ và dễ mến,
Không ô nhiễm bùn dơ nước đục,
Giữa đám bụi trần, ta không vướng chút bợn nhơ.
Như vậy, Ta là Phật."



-------------------
Chú Ý:

Xuất Gia có bốn loại:

1. Thân Xuất Gia và Tâm Xuất Gia: là các vị Tăng Sĩ đầu cạo trọc, ra khỏi nhà thế tục vào chùa tu đạo, không phải chỉ cái thân mà còn cái tâm của các vị ấy luôn luôn mong cầu giải thoát khỏi nhà phiền não và nhà tam giới (dục, sắc, và vô sắc giới). Hạng người nầy đáng quý nhứt trong bốn loại xuất gia.

2. Thân Xuất Gia và Tâm Không Xuất Gia: là có những vị Tăng Sĩ đầu cạo trọc, ra khỏi nhà thế tục, nhưng tâm chỉ mong cầu lợi dưỡng, không nghĩ đến việc ra khỏi nhà phiền não và tam giới. Ta cũng thấy có người khổ quá nên giả tàm tăng sĩ đi khất thực để kiếm sống. Chứ thực họ không phải muốn tu hành gì cả.

3. Thân Không Xuất Gia và Tâm Xuất Gia: là có những vị Phật Tử tuy đầu không cạo trọc, không đấp cà sa, vẫn còn sống trong nhà thế tục, nhưng tâm họ luôn luôn nghĩ đến việc tu hành để ra khỏi nhà phiền não và nhà tam giới, để giải thoát và giác ngộ. Hạng nầy cũng đáng quý.

4. Thân Không Xuất và Tâm Không Xuất Gia: là nói về những ai thân và tâm đều không muốn và không tu tập gì để ra khỏi nhà thế gian, nhà phiền não và nhà tam giới.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thân và tâm của ngài đều xuất gia, là một người đáng tôn quý. Nhờ vậy mà ngài tu chứng được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Ta nên hiểu Phật đã hy sinh cuộc đời mình để xuất gia đi tìm đạo, tu khổ hạnh để giác ngộ và giải thoát cho chính ngài và muôn loài chung sanh. Do vậy ta nên biết những giáo pháp ngài tu chứng và dạy lại cho chúng ta không phải là dễ có được. Mà nay ta có được thì chớ nên bỏ qua, mà phải theo đó đúng như vậy mà tu hành để không phụ công ơn cũng như sự hi sinh vĩ đại của ngài đối với chúng ta và muôn loài chúng sanh.

Hơn nữa, Phật Đà là nghĩa Giác Ngộ. Phật là người giác ngộ. Phật không phải là trời, không phải là thần, không phải là quỷ, không phải là người tầm thường mà là một bậc Giác Ngộ. Vậy, ta không nên xem Phật là một vì trời, thần, quỷ, và người tầm thường để sợ sệt vì có tài ban phước cho những ai theo ngài, còn gián họa cho những ai không theo ngài, mà phải xem ngài như là một bậc Thầy Giác Ngộ theo mà học hành Phật Pháp để được giải thoát và giác ngộ như ngài không khác.
Sửa lần cuối bởi Thánh_Tri vào ngày 19/12/09 08:50 với 1 lần sửa.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Phật Giáo là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phật Giáo là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Sau Khi Thành Đạo:

Sau khi thành Đạo, ở dưới cây Bồ Đề (nay gọi là Bồ Đề Đạo Tràng hay Bodhgaya) bên bờ sông Ni Liên Thiền, đức Phật được chư thiên cung thỉnh để chuyển bách xe chánh pháp mà đừng vọi vào Niết Bàn. Phật chấp nhận vì lòng từ bi thương sót chung sinh còn trong mê khổ. Đức Phật đi đến Vườn Lọc Uyển (sarnath), Isipatana, ở gần Benares để chuyển pháp luân lần thứ nhứt cho 5 anh em vị Kiều Trần Như (Konadana). Tên của năm vị ấy là Kondanna, Bhaddiya, Vappa, Mahanama và Assaji.

Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhứt:


Thuyết pháp lần đầu tiên đức Phật nói Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakka). Trong bài Kinh nầy trước hết đức Phật phá hai cực đoan trong sự tu hành của ngoại đạo, mà chỉ dạy con đường Trung Đạo của Phật Pháp. Kế đó ngài dạy Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.

Kinh Chuyển Pháp Luân:
"Nầy các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà bậc xuất gia phải tránh: một là lợi dưỡng vốn hạ liệt, tục luỵ, phàm phu, không thánh thiện, không lợi lạc; hai là khổ hạnh cũng không thánh thiện, không lợi lạc lại khổ đau. Từ bỏ hai cực đoan nầy, Như Lai thực hành Trung Ðạo chứng đạt pháp nhãn, tuệ giác, tịnh trí, thắng trí, giác ngộ, niết bàn.

Nầy các Tỳ kheo, Trung Ðạo đó là gì? Chính là thánh đạo tám chi phần: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây là thánh đạo được Như Lai liễu ngộ vơí pháp nhãn, tuệ giác, tịnh trí, thắng trí, giác ngộ, niết bàn."


Sau khi Phật nói Kinh Chuyển Pháp Luân, ngài lại nói Kinh Vô Ngả Tướng. Sau khi nói Kinh Vô Ngả Tướng, 5 vị tỳ kheo đầu tiên tức là năm anh em vị Kiều Trần Như đều chứng quả A La Hán. Sau nầy giúp phật hoằng pháp lợi sinh. Và Phật cũng hoằng pháp trong 45 năm theo Nam Tông, và 49 năm theo Bắc Tông.

Cuộc Đời Hoằng Hóa Phật Pháp:

Theo Bắc Tông thì có 5 thời thuyết pháp do Ngài Trí Giả Đại Sư thuộc Tông Thiên Thai đề xướng:

Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhựt
A-Hàm thập nhị Phương Ðẳng bát
Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm
Pháp Hoa Niết Bàn cộng bát niên.

DỊCH NGHĨA
Trước nói Hoa Nghiêm hăm mốt ngày
A-Hàm mười hai, Phương Ðẳng tám
Hai mươi hai năm nói Bát Nhã
Pháp Hoa Niết Bàn cộng tám năm.

Phật nói Kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày đầu sau khi chứng Quả độ cho các vị Bồ Tát. Sau đó được chư Thiên Thỉnh chuyển pháp luân để độ cho những chúng sanh khác. Tức nói Kinh A Hàm hoặc Nikaya 12 năm để mọi người có căn bản về Phật Pháp. Sau đó 8 năm nói về Kinh Phương Đẳng, 22 năm nói về Bát Nhã Tánh Không, và cuối cùng là Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn trong 8 năm còn lại.

Nhập Niết Bàn:
Phật Thích Ca Mâu Ni biết trước ngày Nhập Niết Bàn và có báo cho các môn đồ biết. Ngài đã chọn nơi Nhập Niết Bàn ở thành thị nhỏ Kusinara (Câu Thi Na) thời bấy giờ ở trong rừng có nhiều cây Sala (song thọ).

Sau khi thị hiện bệnh và giảng dạy những gì cần thiết còn lại cho môn đồ tức Kinh Niết Bàn, ngài nhập Niết Bàn. Từ đó các đệ tử của ngài tiếp tục nôi theo gương sáng của ngài mà đi hoằng hóa độ sinh khắp nơi, kết tập Kinh Điển để truyền bá lưu truyền hậu thế, và đã trải qua hơn 2500 năm đến ngày hôm nay.

-----------------------
Chú Ý:

Đức Phật Đản Sanh tại vườn Lumbini. Chứng Đạo ở Bodhgaya, Chuyển Pháp Luân đầu tiên tại Sarnath, và Nhập Niết Bàn tại Kushinagar. Đó là bốn thánh tích của Phật Giáo hiện còn ở xứ Ấn Độ/Nepal.

Sáu năm tầm đạo, 49 ngày thiền định, gần 50 năm đi khắp đó đây để giáo hóa chung sanh, giúp chúng sanh thoát mê khai ngộ. Cuộc đời của đức Thế Tôn là một cuộc đời quên mình vì người. Những việc ngài đã làm, mỗi cử chỉ hành vi và lời nói đều thể hiện một bậc Giác Ngộ tràng đầy tâm Từ Bi. Như vậy ngài là một bậc Giác Ngộ Từ Bi đáng cho chúng ta quay về nương tựa. Giáo Pháp của ngài và đường lối tu hành của ngài vược ngoài hai cực đoan khổ hạnh quá và sung sướng quá của ngoại đạo đáng cho chúng ta học tập mà không sợ bì lầm đường lạc lối như ngoại đạo.

Hiểu được Tứ Diệu Để: Khổ, Tập, Diệt, Đạo thì có thể giúp chúng ta nhân đúng đắng rằng Cái Gì Là Những Sự Khổ? Cái Gì Là Góc Đưa Đến Khổ? Làm Sao Để Hết Khổ? Tu Đạo Như Thế Nào?

Tu Tập Bát Chánh Đạo là con đường đưa đến Giác Ngộ Và Giải Thoát mọi vô minh và đau khổ. Bởi vì Bát Chánh Đạo là Trung Đạo.

Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo không phải là thuộc riêng rẻ Nam Tông hay Bắc Tông, mà chúng là Góc Rể Nền Tảng của Phật Pháp cũng như Bao Quát Toàn Bộ Phật Pháp. Do vậy Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo cần phải được Học và Tập bởi những người tu Phật Pháp bất kể người đó tu theo hệ phái nào và pháp môn nào. Nói một cách khác những hệ phái và pháp môn mình đang tu không ngoài Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phật Giáo là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tóm Tắc:

Rốt cuộc Phật Giáo là gì?

Giáo là giáo dục.
Phật là giác ngộ.

Phật giáo là giáo dục về giác ngộ.

Phật là bậc thầy của chúng ta. Ngài dạy cho chúng ta phương pháp giác ngộ giải thoát. Chúng ta lại là học trò của Phật.

Chỉ có nghành giáo dục là có tình Thầy và Trò cũng như xưng hô Thầy và trò, và có môn học để truyền dạy.

Như vậy Phật Giáo là một nền giáo dục hoàn hảo tốt đẹp của Phật đối với tất cả chúng sanh, giúp chúng sanh giác ngộ giải thoát an vui hạnh phúc.


Trích Trong Đức Phật và Phật Pháp của HT Narada:

Phật Giáo có phải là một Triết Học không?

Được tôn trí trọn vẹn trong Tam Tang Kinh, Giáo Pháp cao siêu đề cập đến những chân lý và những sự kiện mà mọi người đều có thể trắc nghiệm và kiểm chứng xuyên qua kinh nghiệm bản thân, Phật Giáo không hề liên quan đến những lý thuyết suông hay những không luận có thể được chấp nhận ngày hôm nay là chân lý thâm diệu mà qua ngày sau thì bị loại bỏ như một lầm lẫn. Đức Phật không truyền giạy một lý thuyết triết học cách mạng, cũng không có ý định sáng tạo một nền khoa học vật lý mới. Bằng những lời lẽ rõ ràng, không thể lầm lẫn, Đức Phật giải thích những gì ở bên trong và những gì ở bên ngoài ta, có liên quan đến sự giải thoát, vượt ra khỏi mọi hình thức khổ đau của đời sống và Ngài vạch ra Con Đường.

Giáo huấn mà Đức Phật truyền dạy, dầu có tánh cách luân lý hay triết lý, là để học hỏi, thực hành, và trên tất cả, là để chứng ngộ bằng trí tuệ trực giác "Giáo Pháp như chiếc bè đưa ta qua đại dương của cuộc sống [9]".

Vậy, một cách chính xác, Phật Giáo không phải là một triết học vì Phật Giáo không phải chỉ là: "Sự yêu chuộng trí tuệ, lòng ham thích thúc đẩy đi tìm trí tuệ" (Webster's Dictionary). Phật Giáo cũng không phải là "một lối giải thích căn cứ trên lý thuyết, cái không bao giờ cũng được biết (như trong siêu hình học) hay cái được biết không rành mạch (như trong triết học, luân lý hay chính trị)" [10].

Nếu hiểu triết học là "nghiên cứu, học hỏi, không phải chỉ một vài sự kiện riêng biệt mà đặc tính căn bản của thế gian trong đó ta đang sống và cuộc sống đáng cho ta sống trong thế gian nầy" [11] thì Phật Giáo có thể gần với triết học, nhưng Phật Giáo hàm xúc hơn nhiều [12].

Triết học đại để quan tâm đến sự hiểu biết và không chú ý đến phần thực hành, trong khi đó Phật Giáo đặc biệt đặt trong tâm trên phần thực hành và chứng ngộ.



Phật Giáo có phải là một Tôn Giáo không?

Giáo sư Rhys Davids viết: "Religion (tôn giáo) là gì? Như người ta biết rõ, danh từ Religion (tôn giáo) không có trong những sinh ngữ không liên quan đến tiếng Anh và căn nguyên của chữ nầy vẫn còn bất định. Trong một đoạn, Ciceron phân tách danh từ nầy làm hai phần, dẫn xuất từ "re" và "logo" và định nghĩa religion (tôn giáo) là sự lập lại nhiều lần những câu kinh, câu chú. Một lối giải thích khác, dẫn suất từ "re" và "logo" chủ trương rằng ý nghĩa đầu tiên là liên kết, trói buộc, là sự hàn gắn, dính liền (chắc chắn đó là sự nối liền với Thần Linh). Lối giải thích thứ ba, dẫn xuất từ "lex", là sự ẩn náu trong luật pháp, là sự thận trọng đặt tâm linh vào khuôn khổ [13]".

Theo lối định nghĩa thông thường, một cách chính xác, Phật Giáo không phải là một tôn giáo (religion) bởi vì Phật Giáo không phải là "một hệ thống tín ngưỡng và tôn sùng lễ bái", trung thành với một thần linh siêu nhiên.

Theo một lối hiểu, Phật Giáo không phải là một triết lý. Theo một lối hiểu khác, Phật Giáo là triết lý của các triết lý. Theo một lối hiểu, Phật Giáo không phải là một tôn giáo. Theo một lối hiểu khác, Phật Giáo là tôn giáo của các tôn giáo.


Phật giáo là gì?

Phật Giáo không phải là một con đường siêu hình, cũng không phải là một con đường nghi thức.

Phật Giáo không phải là một chủ nghĩa hoài nghi, cũng không độc đoán.

Phật Giáo không chủ trương rằng đời sống là trường tồn vĩnh cửu, vô thủy vô chung, (thường kiến), cũng không chủ trương rằng sau kiếp sống nầy không còn gì nữa, chết là hết (đoạn kiến).

Phật Giáo không dạy lối sống khổ hạnh, cũng không giáo truyền lối sống lợi dưỡng.

Phật Giáo không bi quan, không lạc quan, nhưng thực tiễn.

Phật Giáo không tuyệt đối tại thế, cũng không hoàn toàn siêu thế.

Phật Giáo là con đường giác ngộ duy nhất.

Danh từ Phạn Ngữ gọi Phật Pháp là Dhamma. Đúng căn nguyên, Dhamma có nghĩa là nâng đỡ, hay giữ lại (nâng đỡ người hành động đúng theo quy tắc, hay giữ lại, không để cho người hành động đúng theo quy tắc phải rơi vào những trạng thái đau khổ).

Dhamma, Giáo Pháp, là cái gì thật sự là vậy, là thực tướng, Dhamma là giáo lý của thực tế. Dhamma là phương tiện để giải thoát ra khỏi mọi hình thức khổ đau. Dhamma chính là sự giải thoát.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Phật Giáo là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Thánh_Tri đã viết:Xin mời quý vị chia sẽ "Phật giáo là gì"?, lịch sử nguồn gốc của Phật Giáo từ đâu? Phật giáo khác với tôn giáo khác như thế nào? (không nên nói tốt sấu chê bai các giáo phái khác... chỉ nên nói trung trực về những điểm phật giáo khác các tôn giáo khác ở chổ nào).
Chào bạn Thánh_Tri,rất hân hạnh được tham gia vào diễn đàn này và hầu chuyện cùng các bạn.

Thắc mắc về lịch sử nguồn gốc của Phật Giáo thì bạn đã nói rõ rồi,ở đây mình chỉ muốn chia xẻ quan điểm trong câu hỏi "Phật giáo là gì" và "Phật giáo khác với tôn giáo khác như thế nào?".



_ Phật giáo là gì ?

Xin phản biện vài ý mà bạn Thánh_Tri đã định nghĩa : "Giáo là giáo dục.Phật là giác ngộ".Nói vậy thì chẳng khác gì với Ấn độ giáo,vì nó cũng tự nhận là giáo dục cho con người được giác ngộ :D Bạn nói tiếp "Phật là bậc thầy của chúng ta" thì đã có ý chủ quan rồi,vì như vậy là vô tình xem những đạo sư khác không phải là thầy mình,giáo lý của họ không đúng...Những câu còn lại thì bạn Thánh_Tri đã nói tốt,đề cao Phật Giáo quá mức,mà bạn lại quên mất lời khuyên của chính bạn là "không nên nói tốt sấu chê bai các giáo phái khác... chỉ nên nói trung trực về những điểm phật giáo khác các tôn giáo khác ở chổ nào" 8->
Tôi công nhận bạn ở điểm : Phật giáo là thế này thế nọ hay không phải là thế này thế nọ đều tùy thuộc vào cách hiểu,cách tiếp cận.Nhưng để dễ dàng cho mọi người,không tùy thuộc vào căn cơ cao thấp thì có thể tóm gọn "Phật giáo vừa là một tôn giáo vừa là một triết lý",nếu không thì không còn gì để nói năng hay bàn luận cách chi ở đây được !



_ Phật giáo khác với tôn giáo khác như thế nào?

Câu hỏi này của bạn Thánh_Tri đã mặc nhiên thừa nhận Phật giáo là một tôn giáo rồi :)) Nói đến tôn giáo và triết lý thì có thể tạm chia ra nhiều tư tưởng khác nhau :
1) Hữu thần / vô thần : Phật giáo là một tôn giáo vô thần trong khi hầu hết các tôn giáo là hữu thần.
2) Duy vật / duy tâm : Phật giáo theo "trung đạo",nhưng hay dùng tư tưởng duy tâm để đả phá duy vật vì bản tính tự nhiên của hầu hết mọi người là tin theo duy vật.
3) Nhất nguyên / nhị nguyên : Phật giáo theo nguyên lý Bất nhị,nhưng không quy về một (nhất nguyên luận) như trường phái Bất nhị của Vèdanta thuộc Ấn độ giáo.

Theo chỗ tôi được biết thì :
1) : đa số đều hiểu đúng về Phật giáo là một tôn giáo vô thần.
2) : chỉ một số ít hiểu đúng về con đường "trung đạo" của Phật giáo.Phần lớn vẫn ngả theo duy vật,không thì cũng chạy theo duy tâm.
3) : cực kỳ ít ỏi người thấu hiểu "lý Bất nhị" của Phật giáo,hầu hết phật tử đều theo quan điểm của Ấn độ giáo !

Trong các tôn giáo thì chỉ có trường phái "đạo vô vi" của Lão-Trang là tương đồng với Phật giáo,còn Ấn giáo tuy rất giống mọi thứ nhưng khác biệt ở một điểm mấu chốt : ngã >< vô ngã.Phật giáo có giáo lý dựa trên nền tảng là 4 câu tổng quát của lý duyên khởi.Theo tôi thì người muốn tìm hiểu Phật giáo không cần phải đọc thiên kinh vạn quyển cho nhức đầu mà kết cục chưa chắc là hiểu đúng,chỉ cần chuyên chú vào nguyên lý duyên khởi : tuy ngắn gọn,đơn giản nhưng rất thậm thâm,vi diệu.Xa rời nó là lạc vào đám rừng của ngoại đạo,nhất là Ấn độ giáo.Còn thấu triệt nó là thấy được bản tánh của vạn pháp,tức là thấy Phật,là đạt đạo vậy >:D<


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phật Giáo là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"langtu"]
Xin phản biện vài ý mà bạn Thánh_Tri đã định nghĩa : "Giáo là giáo dục.Phật là giác ngộ".Nói vậy thì chẳng khác gì với Ấn độ giáo,vì nó cũng tự nhận là giáo dục cho con người được giác ngộ :D Bạn nói tiếp "Phật là bậc thầy của chúng ta" thì đã có ý chủ quan rồi,vì như vậy là vô tình xem những đạo sư khác không phải là thầy mình,giáo lý của họ không đúng...Những câu còn lại thì bạn Thánh_Tri đã nói tốt,đề cao Phật Giáo quá mức,mà bạn lại quên mất lời khuyên của chính bạn là "không nên nói tốt sấu chê bai các giáo phái khác... chỉ nên nói trung trực về những điểm phật giáo khác các tôn giáo khác ở chổ nào" 8->
Tôi công nhận bạn ở điểm : Phật giáo là thế này thế nọ hay không phải là thế này thế nọ đều tùy thuộc vào cách hiểu,cách tiếp cận.Nhưng để dễ dàng cho mọi người,không tùy thuộc vào căn cơ cao thấp thì có thể tóm gọn "Phật giáo vừa là một tôn giáo vừa là một triết lý",nếu không thì không còn gì để nói năng hay bàn luận cách chi ở đây được !
Rất cám ơn lời chia sẽ của ông.

Tôi không rành Ấn Độ giáo, nhưng theo tôi biết thì không có Ấn Độ Giáo, bởi vì từng vùng, từng làng ở Ấn Độ thờ những ông thần khác nhau. Người Anh lúc cai trị không biết những tôn giáo đó phải gọi thế nào cho nên chỉ gom lại tất cả những tôn giáo (đa thần) đó mà gọi chung là Ấn Độ giáo.

Religion (Tôn Giáo) là giáo phái mà tôn thờ một đấn thần linh cao thượng, không ai có thể trở thành thần linh đó, và người theo chỉ có thể là người binh chốt tầm thường theo để ủng hộ. Tuy nhiên nhiều Từ Điển nói khác nhau, nhưng đa số là nói đến việc sùng bái thần linh.

Ngược lại, đức Phật không nhận mình là một đấn thần linh siêu nhiên có thể ban phước gián họa cho những ai tin và không tin. Ngài chỉ là một người đã hoàn toàn giác ngộ và giải thoát khỏi mọi ràng buộc của thế gian. Ngài giảng dạy cho chúng ta những con đường đi đến giác ngộ giải thoát như ngài.

Chỉ có trong Phật Giáo, người theo Phật được gọi là Đệ Tử Phật, và đức Phật là thầy. Còn Thiên Chúa, hay Ấn Độ Giáo thì không có tình thầy trò giữa người theo đạo đó và đấn thần linh mà họ tôn thờ.

Và tuy Khổng Giáo có tình thầy trò nhưng khác với tình thầy trò trong Phật giáo. Một bên là thế gian, còn một bên là xuất thế gian.

Tôi là Đệ Tử của Phật, và nơi đây là Diễn Đàn Phật Giáo. Tôi không nói về Phật Pháp, tôi không đề cao Phật Pháp thì tôi phải nói gì đây? đề cao ai đây? Chẳng lẻ tôi phải nói về Thiên Chúa, Ấn Độ giáo v.v...? Tôi không biết rành tôn giáo mà bắc tôi nói thì làm sao tôi nói được, tôi chỉ biết chút ít Phật Pháp thôi.

Tôi nói về Phật Pháp trong diễn đàn Phật Giáo và cho dù có đề cao Phật Pháp cũng còn không có sao mà, vì là lẽ đương nhiên. Nhưng không phải tìm hiểu Phật Giáo khác với tôn giáo ở chổ nào thì hạ thấp hay chê bai tôn giáo. Chỉ là để người đệ tử Phật hiểu rỏ mà đừng biến Phật giáo thành tôn giáo, đừng biến Phật thành một đấn thần linh siêu nhiên, vì không phải Phật là thế, và lời dạy của phật là thế.

Trong Phật Giáo, Phật dạy chúng ta rằng "chớ vội tin" vào một lời nói nào dù đó là lời ta nói.

Tức là nếu ta nói đúng thì nghe rồi thực hành xem coi đúng hay không. Nếu ta nói không đúng có quyền không tin, nhưng từ từ tìm hiểu tu tập thì sẽ hiểu và tin sau cũng chưa muộn.

Người học Phật phải rỏ đâu là chánh đâu là tà, đâu là đúng đâu là sai rỏ ràng minh bạch. Làm sao mà có thể mơ hồ cho chánh là tà, tà là chánh, đúng là sai, sai là đúng cho được! Cho người hát dở mà khen hay, người hát hay mà chê dở, vàng 18 mà lầm nhận cho là vàng 9999 và ngược lại thì có phải là điên đảo lắm không? Thế thì sự học phật chưa đến đâu rồi.

Ta có quyền nghe bao ông thầy thuyết giảng, giảng đúng thì nghe, giảng không đúng ta cũng có quyền không nghe. Mà không nghe không phải là chưởi ông thầy đó, mà chỉ là từ từ lui ra rời khỏi hội trường là xong.

2) Duy vật / duy tâm : Phật giáo theo "trung đạo",nhưng hay dùng tư tưởng duy tâm để đả phá duy vật vì bản tính tự nhiên của hầu hết mọi người là tin theo duy vật.

2) : chỉ một số ít hiểu đúng về con đường "trung đạo" của Phật giáo.Phần lớn vẫn ngả theo duy vật,không thì cũng chạy theo duy tâm.
Vấn đề duy tâm duy vật không thành vấn đề trong phật giáo, miễn sao nó giúp ta phá được ngã chấp và pháp chấp.

Vật có khác gì Tâm? Tâm có khác gì Vật? Vật chẳng khác Tâm, Tâm chẳng khác Vật, Vật tức là Tâm, Tâm tức là Vật.

Theo tôi thì người muốn tìm hiểu Phật giáo không cần phải đọc thiên kinh vạn quyển cho nhức đầu mà kết cục chưa chắc là hiểu đúng,chỉ cần chuyên chú vào nguyên lý duyên khởi : tuy ngắn gọn,đơn giản nhưng rất thậm thâm,vi diệu.Xa rời nó là lạc vào đám rừng của ngoại đạo,nhất là Ấn độ giáo.Còn thấu triệt nó là thấy được bản tánh của vạn pháp,tức là thấy Phật,là đạt đạo vậy
Nếu ông có thể thâm nhậm pháp duyên khởi thì theo đó mà tu.

Nhưng không phải chỉ có một pháp, mà vô lượng vô biên để tùy căn cơ và tùy loài chúng sanh. Cho nên không thể áp đặc cho mọi người phải theo mình.

Cũng có người cần đọc kinh, học kinh phật mới hiểu biết mà tu hành. Vì thế mới có "Văn Tư Tu" Huệ.

Đại Đa Số mọi người Phật Tử thường không học kinh phật cho nên tự ý mình nghĩ rồi cho đó là phật pháp, đó là lời dạy của Phật cho nên đi sai đừng, mê tín, tà kiến biết bao nhiêu. Cho nên tôi nghĩ thời nay thế kỹ 21 văn minh khoa học lắm rồi, muốn tìm hiểu Phật giáo phải chính mình tìm đọc, học và hành những lời dạy trong Kinh, đọc không hiểu thì tìm các vị Thầy thông hiểu giáo lý mà hỏi, hoặc nghe giảng. Chứ đừng từ ý mình làm tàn suy diễn viễn vong, cũng đừng nghe người ta nói rồi vọi tin.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]26 khách