Hỏi về tạng Abhidhamma và các vấn đề liên quan

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Thanks!

IV. THÍCH NGHĨA.

- Karumà (bi) là lòng thương xót trước sự đau khổ của người khác; và Mudità (hỷ) là sự hoan hỷ đối với sự hưng thịnh của người khác. Chúng được gọi là vô lượng vì chúng bao trùm vô lượng chúng sanh trên thế giới. Chúng khởi lên tùy lúc và riêng biệt, vì cả hai không thể đồng khởi một lần. Các tâm Mahaggata (Ðại hành) có tất cả là 27 (Sắc giới 15 và Vô sắc giới 12). Trừ 15 Ðệ ngũ thiền tâm, nên chỉ còn 12 tâm.


Như vậy Bi và Hỷ ko thể khởi lên trong đệ ngũ thiền(theo thiền 5 bậc) và các thiền vô sắc giới?Còn Từ và Xả thì có thể? :)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Xin được giải thích về Tadàlambana (Ðồng sở duyên) trong lộ trình tâm.Về chức năng và ý nghĩa. tangbong


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Câu thứ 3 là:

Vì sao javana lại có thể kéo dài những 7 sát na? :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Như vậy Bi và Hỷ ko thể khởi lên trong đệ ngũ thiền(theo thiền 5 bậc) và các thiền vô sắc giới?Còn Từ và Xả thì có thể?
vâng, như vậy đó
Xin được giải thích về Tadàlambana (Ðồng sở duyên) trong lộ trình tâm.Về chức năng và ý nghĩa.
ở chương năm có nói rằng Tâm đồng sở duyên (Tadàlambana), có công tác ghi giữ hay ghi nhận trong hai sát-na, đối tượng được nhận thức

như vậy ý nghĩa của tâm đồng sở duyên là sự tồn trữ ấn tượng của đối tượng được nhận thức
Vì sao javana lại có thể kéo dài những 7 sát na?
vì ở cõi dục javana là lúc trần gây ấn tượng vào thức hoặc javana là lúc thức tạo nghiệp; những lúc này liên quan đến các loại sắc và sắc thì sinh diệt không nhanh như danh
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Rất cảm ơn
tangbong Xin hỏi tại sao tám tâm trong chương tâm sinh của bộ pháp tụ lại được gọi là đại thiện dục giới?Chẳng lẽ ko bao tâm "tiểu thiện dục giới" ko được bao hàm sao?
TÁM TÂM ÐẠI THIỆN DỤC GIỚI (Aṭṭha kāmāvacaramakākusalacitta)

(xin lỗi nếu câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn :D )


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Lại nữa;sau khi liệt kê các tâm sở trong tâm đại thiện dục giới thứ nhất;có phần điều pháp như sau:

PHẦN ÐIỀU PHÁP (KOṬṬHĀSAVĀRA)

[74] Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có năm chi thiền, có năm chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc, có một thọ, có một tưởng, có một tư, có một tâm, có một thọ uẩn, có một tưởng uẩn, có một hành uẩn, có một thức uẩn, có một ý xứ, có một ý quyền, có một ý thức giới, có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.


Tại sao lại phải có phần điều pháp này.Thứ tự của xếp loại của nó có vẻ ko được trật tự lắm: uẩn, xứ, giới, thực, quyền, chi thiền, chi đạo rồi lại nhân;xúc thọ tưởng tư tâm; rồi lại quay lại thọ uẩn tưởng uẩn hành uẩn thức uẩn? Nếu là nêu các uẩn ra để chi tiết hóa bốn uẩn thì đáng lẽ phải nêu ra ba thực là gì chứ.Và tại sao đếm có 8 quyền mà lại chỉ nêu có 1 quyền?Xin được giải nghi.Nếu ko thì người không hiểu biết sẽ nói rằng: "các bậc trưởng lão luận giải không có trật tự;tạo luận ko có mục đích;lộn xộn." thậm chí "Đấng Pháp Vương sắp xếp pháp thật tùy tiện". Mong các bậc cao minh mở bày. :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
gọi là đại thiện dục giới
có 24 tâm thiện dục giới, 15 tâm thiện sắc giới, và 12 tâm thiện vô sắc giới; số tâm thiện của dục giới nhiều hơn hết nên nhóm này gọi là đại :D
Tại sao lại phải có phần điều pháp này
mình nghĩ phần điều pháp nói tóm lược lại cho dễ nhớ bằng cách giới thiệu các từ chỉ nhóm, đồng thời nói đến các từ đồng chỉ một thứ; chẳng hạn thọ tưởng tư cũng là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, tâm là thức uẩn là ý xứ là ý quyền là ý thức giới, pháp xứ là pháp giới (là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn)
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Vậy thì phần "không tánh";muốn diễn tả điều chi;phải chăng là muốn diễn tả không có ngã ở bất kỳ chỗ nào?

PHẦN KHÔNG TÁNH (SUÑÑATĀVĀRA) (1)

[99] Lại nữa, trong khi ấy có pháp, có uẩn có xứ, có giới, có thực, có quyền có thiền, có đạo, có lực, có nhân, có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm có thọ uẩn có tưởng uẩn, có hành uẩn, có thức uẩn có ý xứ có ý quyền, có ý thức giới, có pháp xứ, có pháp giới, hoặc là có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Ngoài ra;trong mỗi tâm thiện;lại có phần xác định "hành uẩn" trong đó;ví dụ:

[137] - Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, mạng quyền, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô tham ác, vô sân ác, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy...(trùng)...


Vậy chỗ bôi đậm;tại sao hành uẩn lại bao hàm cả "thuần tâm;thích tâm";mà tâm ở đây được định nghĩa là thức;thức uẩn...? cafene


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Tám tâm đại thiện dục giới được xác định theo 3 tiêu chí:
+Đi kèm thọ nào? (xuất hiện ở mẫu đề 2) => có hai loại :câu hành thọ hỷ và câu hành thọ xả.
+Có tương ưng trí không? (không thấy xuất hiện ở mẫu đề nào?):=> có hai loại: tương ưng trí và bất tương ưng trí
+Hữu dẫn hay vô dẫn(cũng ko thấy xuất hiện trong mẫu đề nào?)=> có hai loại

Kết hợp cả ba tiêu chí ta có 8 loại tâm phân theo 3 tiêu chí trên.Vấn đề là tại sao 3 tiêu chí trên lại được chọn.tại sao vô dẫn và hữu dẫn lại được nhấn mạnh trong các tâm dục giới.Tâm sắc giới và vô sắc giới có thể là vô dẫn không?Có thể là bất tương ưng trí không?


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
phải chăng là muốn diễn tả không có ngã ở bất kỳ chỗ nào?
vâng đúng vậy
tại sao hành uẩn lại bao hàm cả "thuần tâm;thích tâm";mà tâm ở đây được định nghĩa là thức;thức uẩn...?
khinh tâm là sự nhẹ nhàng của tâm chứ không phải tâm
nhu tâm là sự nhu nhuyễn của tâm
thích tâm là sự thích ứng của tâm
thuần tâm là sự thuần thục của tâm
Vấn đề là tại sao 3 tiêu chí trên lại được chọn.tại sao vô dẫn và hữu dẫn lại được nhấn mạnh trong các tâm dục giới.Tâm sắc giới và vô sắc giới có thể là vô dẫn không?Có thể là bất tương ưng trí không?
trong sự định đoạt thưởng phạt nặng nhẹ nhiều ít thì ta thường thấy ba tiêu chí này, các luận sư dùng nó rất là hợp lý; chẳng hạn khi xử một tội nhân, người đó khi phạm tội,
1. có sự thích thú hay không
2. có rõ biết việc mình đang làm không
3. có bị ai xúi dục đe dọa không

tâm sắc giới và vô sắc giới là các thiền xứ, cho nên vô dẫn và có trí
:)
Sửa lần cuối bởi hlich vào ngày 26/02/10 15:10 với 1 lần sửa.


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Hay quá.Đạo hữu trả lời ngắn gọn;súc tích mà lại dễ hiểu.

Xin hỏi về câu này trong bộ Dhatukatha(chất ngữ):

[172] - Những pháp nào yếu hiệp với pháp vô kiến hữu đối chiếu bằng cách uẩn yếu hiệp nhưng bất yếu hiệp bằng cách xứ yếu hiệp và bất yếu hiệp theo giới yếu hiệp thì những pháp ấy bất yếu hiệp được bốn uẩn, mười xứ, mười sáu giới.

Tôi nghĩ mãi ko tìm ra "những pháp ấy" ví dụ cụ thể là những pháp nào (vừa yếu hiệp với pháp vô kiến hữu đối bằng uẩn yếu hiệp mà lại bất yếu hiệp bằng xứ yếu hiệp và giới yếu hiệp).


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách