Hỏi về Di đà tam tôn

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Truonggiang2k
Bài viết: 3
Ngày: 08/03/10 18:58
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Hỏi về Di đà tam tôn

Bài viết chưa xem gửi bởi Truonggiang2k »

Em đọc thấy trên mạng, bảo rằng Di đà Tam tôn là bộ tượng gồm Phật A di đà, Đại thế chí Bồ tát và Quán thế âm Bồ tát.
Nhưng mình đi chùa, thấy trong chánh điện một số chùa thấy bộ tượng A di đà, Quán Âm, Địa Tạng Vương. Vậy, bộ tượng này gọi là gì ạ? Có được coi là Di đà Tam tôn không ạ?
Có bác nào tỏ vấn đề này, nói cho em biết với ạ. Em xin chân thành cảm ơn.

Hình đây ạ:
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về Di đà tam tôn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tượng chính giữa là tượng đức Phật Thích Ca, hai bên là tượng Bồ-Tát Quán Thế Âm (Cứu khổ, cứu nạn) và tượng Bồ-Tát Địa Tạng (Cứu độ chúng sinh dưới địa ngục).

Chùa này thờ Phật Thích Ca , đồng thời theo nhu cầu của Phật tử, người nào đến cầu an, thì lễ bên Bồ-Tát Quán Thế Âm. Người nào đến cầu siêu thì lễ bên Bồ-Tát Địa Tạng.

Không có bộ nào cả.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Hỏi về Di đà tam tôn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thường thường gọi là Tây Phương Tam Thánh (Di Đà, Quán Âm, Thế Chí). Người Phật Tử hay chùa nào Tu Theo Tịnh Độ thì thường là trưng bài như vậy.

Thường ở các chùa Trung Quốc thì đức Tỳ Lô Giá Na Phật (hoặc Thích Ca Mâu Ni Phật) ở giữa còn Văn Thù, Phổ Hiền thì tả hữu hai bên.

Còn chùa Việt thì thường để Quán Âm, Địa Tạng hai bên đức Thích Ca, vì tôi nghĩ người Việt nhu hòa hơn lấy Bi và Nguyện để cứu độ chúng sanh, và tâm hồn thích được cứu độ hơn? Cho nên Địa Tạng và Quán Âm thì người Việt nào cũng biết, cũng lễ lạy cảm mến cả.

Còn Văn Thù, Phổ Hiền thì cảm thấy xa lạ hơn, ít thấy, ít nghe nói hơn.

Theo tôi thì thờ sao cũng được nếu thấy thích và có duyên vị nào thì thờ vị đó.

Nhưng nói theo hợp lý thì Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Văn Thù, Phổ Hiền hai bên. Theo các Kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm và những kinh khác thì thường ngài Văn Thù được đề cập trước tiên, và kết thúc với ngài Phổ Hiền. Ngài Văn Thù ở trước thì tượng trưng cho Căn Bản Trí, ai cũng vốn có đầy đủ y như Phật. Ngài Phổ Hiền thì tượng trưng cho Trí Chứng được sau khi tu hành Phật Pháp, gọi là Hậu Đắc Trí.

Tức là ý nói Căn Bản Trí ai cũng có sẵn đầy đủ nhưng phải tu hành Phật Pháp thì mới ngộ nhập được, và khi tu thì sanh Trí Tuệ từng phần cho đến khi hoàn toàn giác ngộ viên giác gọi là Hậu Đắc Trí.

Còn đối với người tu Tịnh Độ thì thờ Tây Phương Tam Thánh. Quán Thế Âm tượng trưng cho Từ Bi và Đại Thế Chí tượng trưng cho Trí Tuệ và Lực Dũng. Ba vị nầy thường tiếp dẫn những chúng sanh ở 10 phương tu Tịnh Độ vãng sanh Cực Lạc thế giới.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Truonggiang2k
Bài viết: 3
Ngày: 08/03/10 18:58
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Hỏi về Di đà tam tôn

Bài viết chưa xem gửi bởi Truonggiang2k »

Cám ơn hai bác Binh và Thánh Tri đã giải đáp giúp em.
Em có thêm thắc mắc nữa, em đi chùa Vạn Thông ở Bà Rịa-Vũng Tàu, thấy trong Chánh điện có hai pho tượng lớn (hình 1), hơi khác với các chùa khác. Em thắc mắc khôgn biết hai pho tượng đó là tượng Phật gì, và tại sao lại là hai, chứ ko phải là một hoặc ba như các chùa khác?
Cũng ở chùa Vạn Thông, em thấy bên ngoài chánh điện, có đắp tượng một vị (hình 2), mà em không biết là vị nào cả.
Các bác giúp đỡ em, giải tỏa mấy thắc mắc trên được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn.

Hình 1:
Hình ảnh

Hình 2:
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về Di đà tam tôn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nếu thờ 2 vị ngồi ngang hàng với nhau , có thể là Phật Thích Ca và Phật Di Đà, có thể là 2 vị Bồ-Tát Văn Thù và Phổ Hiền.
Còn muốn chắc ăn thì hỏi trực tiếp vị trụ trì ở cùa đó.

Hình dưới là Bồ Tát Văn Thù, vì cưỡi trên con sư tử lông vàng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Hỏi về Di đà tam tôn

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Em có thêm thắc mắc nữa, em đi chùa Vạn Thông ở Bà Rịa-Vũng Tàu, thấy trong Chánh điện có hai pho tượng lớn (hình 1), hơi khác với các chùa khác. Em thắc mắc khôgn biết hai pho tượng đó là tượng Phật gì, và tại sao lại là hai, chứ ko phải là một hoặc ba như các chùa khác?
Hình này là hình Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo trong kinh Pháp Hoa, chắc chùa tu theo Kinh Pháp Hoa hay Pháp Hoa tông nên thờ Phật Đa Bảo và Thích Ca.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
thanhphuc86
Bài viết: 4
Ngày: 11/04/11 06:01
Giới tính: Nam
Đến từ: saigon

Re: Hỏi về Di đà tam tôn

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhphuc86 »

Về thuở xa xưa, khi còn hành Bồ Tát đạo, đức Đa Bảo có thâm nguyện rằng: Nếu sau khi ta thành Phật quả, ở trong mười phương pháp giới, có đức Phật nào nói kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, dù lúc đó, thân ta đã vào Niết Bàn, bao nhiêu số kiếp, ta cũng thị hiện đến Đạo Tràng để làm vị chứng minh và nghe kinh Pháp Hoa của đức Phật đó nói. Do bổn nguyện sâu rộng của đức Đa Bảo Như Lai, lúc ngài còn tu hành Bồ Tát đạo, nên Pháp hội Linh Sơn vừa khai mở, đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn nói kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, bấy giờ đức Đa Bảo Như Lai, đang ở quốc độ Bảo Tịnh, liền đến tế giới Ta Bà, với tháp bằng bảy báu, từ dưới đất vọt lên, đến núi Linh Thứu, trụ giữa hư không, rồi trong tháp vang ra tiếng, ca ngợi đức Thích Tôn nói Kinh Pháp Hoa. Đại chúng ngạc nhiên, vui mừng chấp tay hướng về bảo tháp, bạch hỏi đức Thế Tôn. Đức Phật đã trả lời, nghi vấn của Bồ Tát Đại Nhạo Thuyết và toàn thể Đại Chúng trong Pháp Hội Linh Sơn mà phẩm hiện Bảo tháp thứ 11, đức Thế Tôn đã phá tất cả nghi lầm cho toàn bộ Đại Chúng.

Hành giả nhìn thấy nhị vị Thế Tôn ngồi chung trên một pháp tòa, ở phần đầu quyển nghi thức, nhiều Phật tử và có thể nói phần đông thấy lạ mắt chưa từng gặp bao giờ, thật là điều quá ư mới mẻ với quần chúng Phật tử. Nhưng thực sự, đây không phải là điều mới mẻ, mà việc này đã xảy ra cách đây hơn 25 thế kỷ qua.

Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, lúc Ngài nói kinh Pháp Hoa tại núi Linh Thứu bên Ấn Độ, Đức Đa Bảo đã đến và nhường nửa tòa cho đức Thích Ca lên ngồi chung trên một pháp tòa, để tuyên thuyết Pháp Hoa Kinh.

Vậy hôm nay Hành Giả Pháp Hoa tôn thờ nhị vị Thế Tôn, là chúng ta hình dung lại Pháp Hội Linh Sơn, nơi đức Phật đã nói kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, không những còn vang vọng mà cả Đạo Tràng như đang hiển hiện trước mặt Hành giả. Từ đó được sự hộ niệm không thể nghĩ bàn của chư Phật. Nhờ vậy Hành Giả có một niềm tin kiên cố, trên tiến trình tu chứng thể nhập Tri kiến Như Lai.

Thờ nhị vị Thế Tôn, để tập cho Hành giả có cái nhìn bình đẳng nhất như. Không còn tâm niệm phân biệt vọng chấp có quá khứ, hiện tại hay vị lai. Phật Thích Ca nhỏ, Phật Di Đà, Phạt Đa BẢo lớn hoặc ngược lại v.v…

Hình ảnh nhị vị Thế Tôn, đang ngự chung trên một pháp tòa, làm cho Hành Giả nhìn xuyên suốt được Phật thân vốn dĩ không sanh, cũng không diệt, mà hiện hữu từ vô thỉ đến vô chung. Phật thân có hiện hữu thường còn, thì Hành Giả chúng ta mới dõng mãnh phát đại nguyện tu trì Pháp Hoa Kinh để mong cầu Phật quả, đem đến cho mình và pháp giới chúng sanh, nguồn an vui giải thoát.

( trích từ Nghi thức tụng kinh Pháp Hoa- chùa Vạn Thông)


Thường giữ tâm thanh tịnh
Luôn tu học giúp đời
Thương người không phân biệt
Lòng tưởng niệm Quán Âm
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Hỏi về Di đà tam tôn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Hình hai, nếu bên đối diện (tức núi bên kia) thờ một vị cưỡi voi trắng thì vị đó là Phổ Hiền Bồ Tát, còn vị này là Văn Thù Bồ Tát.
Nếu thờ một mình (tức bên kia không có tượng một vị Bồ Tát cưỡi Voi) thì vị cưỡi sư tử trên là Bà Chúa Ba (theo truyền thuyết của người Việt).


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách