Đời là Đạo, Đạo là Đời

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Đời là Đạo, Đạo là Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thông thường mọi người không chỉ riêng Phật Tử, mà gòm tất cả mọi người trong xã hội đều phân biệt Đạo khác với Đời, và Đời khác với Đạo. Cho nên nghĩ đến Tu Hành là phải vào Chùa, Tịnh Xá, Đạo Tràng, Tự Viện, Thất v.v... Còn khi bước ra khỏi chùa, đạo tràng, tự viện, tịnh xá, thất v.v... thì gọi là trở về với Đời, không còn ở Đạo nữa.

Tôi hôm nay mới tỏ ngộ rằng Đời là Đạo, Đạo là Đời hai bên chưa từng cách xa nhau một ly tất. Như bài Vô Tướng Tụng của Lục Tổ Huệ Năng trong Pháp Bảo Đàn nói:

Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế mích bồ đề
Cáp như cầu thố giác


Tạm Dịch:
Phật Pháp ở tại thế gian
Chẳng rời thế gian mà có Giác Ngộ
Lỳ thế mà tìm Bồ Đề
Cũng như tìm sừng thỏ


Mê thì sống trong đời mà chẳng thấy biết đạo. Giác thì ở ngay nơi đời mà Ngộ Nhập đạo.

Cái Chùa, Tự Viện, Tịnh Xá, Tịnh Thất v.v... cũng là ở Thế Gian, ở nơi đời chứ có lìa bao giờ mà bảo vô Chùa thì là Đạo, còn ra khỏi cổng chùa là Đời! Nhưng chẳng qua ta phải nương nhờ trở về quy y thế gian trụ trì Tăng Bảo để mà các vị Tăng Ni có thể giúp cho chúng ta, hướng dẫn chúng ta phương pháp tu hành để được giải thoát yên vui từ những lời dạy của Phật trong Kinh.

Khi đã biết phương pháp thực hành rồi thì áp dụng mọi lúc mọi nơi mọi hoàn cảnh trong đời sống hằng ngày. Chứ đâu phải vào chùa mới gọi là tu đạo, còn bước ra cổng chùa là buông tất cả những gì mình học mình hành trong chùa đâu?

Thí dụ mình học phép Quán Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Bây giờ chỉ nói đến phép Quán Vô Thường thôi, thì ở chùa mình học từ Thầy Cô, và cũng thực tập, nhưng mà trở về nhà, sống trong đời sống hằng ngày ta cũng vẫn có thể tu tập Quán Vô Thường. Không nhứt thiết là phải ngồi yên nhắm mắt mà quán, mà có thể bất cứ lúc nào nơi nào.

Thí dụ việc làm của ta là Nghề Buôn Bán.

Ngồi ngoài chợ vậy mà thấy người qua kẻ lại đó cũng là Vô Thường, lúc bán đồ cho khách quán tiền có vô có ra cũng là vô thường. Từng hơi thở cũng là vô thường, từng lời nói, từng sự rung động di chuyển thân thể tay chân, âm thánh lớn nhỏ ồn ào của chợ búa cũng là vô thường.

Như vậy cái đạo lý "Vô Thường" của Phật Pháp có rời thế gian mà có không? hay là nó ngay nơi thế gian hằng ngày trong đời sống?

Quán rỏ thân ta, tâm ta, cảnh vật xung quanh cũng đều vô thường thì chúng ta từ từ sẻ buông xã bớt mọi thứ vì chúng ta biết chúng đều là vô thường, không nắm bắt hoặc giữ lại được. Chúng ta phải tập quán như thế cho nhuần nhiễn các pháp quán đó, thì đến khi sự việc lớn nào sẩy ra như ta bị mất tiền, người thân bị bệnh nặng mất, hay chính ta đi nữa thì do nhờ tu tập quán Vô Thường, Khổ, Vô Ngã hằng ngày nên thành thối quen mà ta vẫn bình tỉnh trước những sự cố ấy và buông xã mọi thứ ra đi nhẹ nhàn không gì luyến tiết và đau khổ.

Nếu là tu Tịnh Độ thì khi hiểu rỏ buông xã rồi thì chỉ một tâm mà niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, mọi thứ đều không nghĩ đến nữa.

Nếu như ta không tập hằng ngày, không thành thối quen, thì khi việc cố gì lớn sẩy ra như người thân chết, mình bịnh sắp chết, cháy nhà, động đất thiên tai lũ lục v.v... mình sẽ kinh hải lo sợ đau khổ dữ lắm! Mà làm vậy thì có ích gì? Cái nầy là tôi nói thật!

Ngay khi người thân ta bịnh chết hay ta, ta phải quán ngay lập tức có sanh thì phải có già, có bệnh có chết, các bậc thánh từ xưa đến nay cũng không khỏi, bởi vì thân tứ đại phải hoàn trả lại cho tứ đại, nhân duyên hòa hợp thì thành thân nầy, nhân duyên biệt ly thì thân nầy tan rả. Sanh rồi diệt, diệt rồi sanh. Đó là chuyện bình thường, đương nhiên của vạn vật vũ trụ mà thôi!

Người Phật Tử, nhứt là người Phát Tâm Bồ Đề phải nên làm sao mà ngay khi thân ta bịnh, ta vẫn có thể thuyết pháp.

Tôi cũng nghĩ đến việc nầy rồi, chủng bị tinh thần rồi, dù là tôi không đến nỏi già lắm nhưng tôi nghĩ trước và chủng bị trước rồi. Tôi nguyện còn một hơi thở cuối cùng của đời mình cũng dùng thân nầy mà thuyết pháp lợi ích cho mọi người xung quanh tôi, dù tôi chỉ là một cư sĩ.

Giả sử ai đến thăm bệnh mà hỏi tôi, "ông thấy sao, khỏe không?"

Tôi sẽ mỉm cười đáp: "tôi lúc nào cũng bình an, chỉ thân nầy đau bịnh là chuyện đương nhiên, có sanh tức có diệt, thân ai từ xưa đến nay mà bất diệt bao giờ, nói diệt mà đâu thật diệt, vốn là tứ đại nay về với tứ đại mà thôi, chẳng qua do nhân duyên hòa hợp thì gọi là "sanh" có thân nầy, nay do nhân duyên biệt ly thì gọi là "diệt" thân nầy mất, chúng ta chỉ nhìn trên hình tướng mà thấy biết sai lầm cho là có sanh diệt đó thôi, kỳ thật đâu có sanh diệt cái gì, ngôn từ giả tạm để nói chuyện cho hiểu vậy thôi. Ông hãy nhìn kỹ và quán rỏ thân nầy nó là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, còn Năm Âm thì Giai Không, có chi gọi là ta, của ta, bản ngã của ta đâu? Vốn là giả chẳng thật thì ông chớ lầm nhận là thật mà sanh mọi khổ đau.

Ông há chẳng nghe Kinh Bát Đại Nhân Giác nói sao? "Thế gian vô thường, quốc độ mong manh, tứ đại khổ không, năm ấm vô ngã, sinh diệt đổi dời, hư ngụy vô chủ, tâm là nguồn ác, thân là mọi tội, quán sét như vậy, xa dần sinh tử."

Hãy lấy thân tứ đại khổ không, năm ấm vô ngã, sinh diệt đổi đời sắp hư hoại nầy để làm điển hình và sự chứng minh chân thật cho lời Kinh Phật nói trên, mà thiểu dục tri túc, an bần giữ đạo, tinh tấn tu hành, giác ngộ giải thoát. Vậy ông đừng lo cho tôi làm gì vô ích, hãy lo cho chính ông đi! Hãy gắng lên để giải thoát!

Ông hãy về lo việc nhà và làm những việc cần làm, còn nếu rảnh rổi muốn ở lại một lát nữa thì nhờ ông Niệm Phật cùng với tôi, giúp tôi chánh niệm, sớm được Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng quan lâm tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc thế giới.

Nam Mô A Mi Đà Phật... Nam Mô A Mi Đà Phật... Nam Mô A Mi Đà Phật..."


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Đời là Đạo, Đạo là Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Đời là đời mà đạo là đạo. Nhưng xét về bản thể tuyệt đối thì như nhau.
Đời và đạo nương vào nhau tồn tại.
Tuy nhiên để vào đạo thì thoát dần khỏi việc đời là con đường thẳng nhất.
Hàng A la hán vẫn phải xa lánh đời như tránh ác thú, quỹ dữ.
Chúng ta là loại nào mà dám lớn tiếng trụ ở đời để chứng đạo?
Giáo lý đại thừa xiển dương tinh thần nhập thế của bồ tát.
Nhưng đôi khi trở thành một cái cớ cho hàng "bồ nông" tham đắm việc đời bám vào để ngụy biện và trườn uốn như con lươn.


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Đời là Đạo, Đạo là Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

:-P :))
cafene


_()_
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đời là Đạo, Đạo là Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

tqh009 đã viết:Đời là đời mà đạo là đạo. Nhưng xét về bản thể tuyệt đối thì như nhau.
Đời và đạo nương vào nhau tồn tại.
Tuy nhiên để vào đạo thì thoát dần khỏi việc đời là con đường thẳng nhất.
Hàng A la hán vẫn phải xa lánh đời như tránh ác thú, quỹ dữ.
Chúng ta là loại nào mà dám lớn tiếng trụ ở đời để chứng đạo?
Giáo lý đại thừa xiển dương tinh thần nhập thế của bồ tát.
Nhưng đôi khi trở thành một cái cớ cho hàng "bồ nông" tham đắm việc đời bám vào để ngụy biện và trườn uốn như con lươn.
Cũng tất nên xa lánh việc đời, nhưng người cư sĩ tại gia vẫn phải sống ở đời mà tu, ở xã hội mà tu, bảo người ta bỏ tất cả vào rừng sống như các Tăng Ni thì không thể được.

Xa lánh việc đời phải chăng là nhìn thấu mọi sự vô thường vô ngã mà buông xuống, tức là vẫn sống và làm việc để sinh nhai ngoài đời mà khi làm việc thì đúng với tinh thần của người Phật Tử, an bần giữ đạo, thiểu dục tri túc, không phải là tranh hơn thua với người đời. Đâu phải xa lánh việc đời là buông bỏ tất cả mọi thứ không làm đâu? Làm mà không chấp trước, không đắm nhiễm biết đủ ít muốn, "vân làm các việc lành, không làm mọi điều ác, giữ tâm ý trong sạch, là lời dạy chư Phật" - Kinh Pháp Cú.

Tu hành là ở ngay đời sống hằng ngày sửa đổi ý nghĩ, lời nói, hành vi (thân, khẩu, ý) từ không bất thiện thành thiện. Chứng đạo trong đời thì còn xa, nhưng ít ra ta bắc đầu tu tập thì cũng có ngày sẽ chứng đạo, dù không phải ở đời nầy, kiếp nầy mà có thể về sau.

Người có học Phật Pháp, có hiểu Phật Pháp, có thật sự hành Phật Pháp thì không ngụy biện đắm vào việc đời để tạo ác nghiệp, vì họ hiểu rỏ, họ thật sự tu hành sửa đổi thân khẩu ý khi đối người tiếp vật ở ngay những đời sống hằng ngày. Còn người mới chưa học, chưa hiểu, chưa thật sự thực hành thì có thể họ sẽ nói "ở đời tu, cần gì tránh đời" mà thật ra chỉ là lời nói xuông vì không thực hành vì thân, khẩu, ý vẫn không sửa đổi cứ mặt tình làm khổ người khổ mình như ông nói ở trên vậy.

Như vậy mình phải biết mình, có nói xuông hay là chân thật thực hành. Còn người khác có ngụy biện ra sao thì tùy họ. Nhưng không vì họ mà không nói ra lời thật tình cho những người thật sự đem phật pháp sống thực và áp dụng vào đời sống để họ an vui hiện tại và giải thoát mai sau.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Đời là Đạo, Đạo là Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Ở trong nhà lửa thì không thể tránh khỏi nóng bỏng. Đi vào bụi rậm thì không thoát khỏi trầy xước.

Chính vì vậy, tại gia tu tập là đối mặt với mức độ chướng ngại lớn nhất. Vì thế, xuất gia là việc tạo nên môi trường thuận lợi cho việc chuyển nghiệp. Được chăm sóc tốt trong một hoàn cảnh trong lành yên tịnh, tâm sẽ gặt những kết quả lớn, lợi ích lớn.

Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, nếu không có những bậc dũng mãnh trụ thế giúp đời thì không biết số phận chúng ta ra sao!

Nhưng những người lầm tưởng rằng hạnh nguyện độ sinh lớn lao sẽ mang lại kết quả lớn, họ bị chính môi trường uế nhiễm ràng buộc bằng những sợi chỉ vô hình. Dẫn đến việc thối đọa đạo đức, định lực, tâm tham có cơ hội phát triển mạnh mẽ, mà vẫn tự an ủi mình đang hành động cho lợi ích chúng sanh. Không nhận ra mình là một tù nhân trong nhà tù đang nỗ lực giúp những tù nhân khác thoát khỏi nơi giam cầm.
Những phiền não vi tế luôn thiện xảo ẩn mình, hủy diệt bồ đề tâm trong trú xứ của chúng. Việc nhận ra và chuyển hóa chúng trở nên vô cùng khó khăn cho đến bất khả.
Nhiều người thường nói tâm tịnh thì cõi tịnh. Điều đó chỉ đúng với một tâm đã được huấn luyện thuần thục. Chỉ đúng với những tâm đã đạt được một mức định lực vừa đủ.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đời là Đạo, Đạo là Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thì ai vào chùa xuất gia thì tùy duyên và nguyện vọng của họ.

Làm cư sĩ ở nhà Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, ngoài ra làm các việc thiện lành, tránh các việc ác làm phụ hạnh. An bần giữ đạo, thiểu dục tri túc, làm tròn bổn phận của mình và chuyên tu Tịnh Độ thì rất đáng quý. Ấn Quang Đại Sư cũng từng khuyên người nên ở nhà tận phận, làm lành lánh dữ, chuyên tu Tịnh Độ cầu sanh Cực Lạc.

Nếu không biết tu thì Xuất Gia cũng khó nói lắm. Danh Văn Lợi Dưỡng vẫn dễ dàng lôi đi. Cho nên cũng phải tùy vào mỗi người thôi.

Khó nói lắm.

Cho những ai có duyen, ý chí dũng mảnh, tri thức, có tài có dức xuất gia thì mới mong đem Phật Pháp phát dương quang đại.

Nhưng từ xưa đến nay số người cư sĩ tại gia vẫn đông hơn, cho nên toi nói trên phương diện giúp cho hàng tại gia không thể xuất gia được vẫn xuất nhà phiền não, nhà tam giới được bằng cách an bần giữ đạo thiểu dục tri túc, làm lành lánh dữ, chân thật tín nguyện niệm Phật cầu sanh Cực Lạc.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Đời là Đạo, Đạo là Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Dù thánh hay phàm. Chân thật mà nói, hãy niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Thà thành Phật rồi mới độ chúng sanh.

Nhưng không phải vô duyên mà sanh ra.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đời là Đạo, Đạo là Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nói tóm lại Đạo và Đời khác nhau ở mê và ngộ không ở hình tướng

Mê thì đời và đạo cách xa một trời một vực
Ngộ thì đời và đạo chẳng lìa xa trong gan tất

Không phải bận áo nầy thì gọi là đạo, bận áo kia thì gọi là đời. Không phải Phật Tử vào chùa bận áo tràng thì gọi là vào đạo, còn khi cởi áo tràng ra về nhà thì gọi là ra đời. Khiến cho ai cũng nghĩ vào chùa thì mới gọi là tu, còn về nhà thì hết tu cho nên sự tu hành gián đoạn và chỉ hạn buộc ở chùa.

Tu hành là từ nơi thân, khẩu, ý của mình hằng ngày mà tu sửa khi đối người tiếp vật dù là ở chùa hay ở nhà, ở công ty v.v...

Nói những lời như vậy không phải phủ nhận chùa là nơi thích hợp cho người muốn yên tịnh tu hành. (Bởi vì chùa có đại chúng tu nên có một cái lực mạnh thúc đẩy ta tinh tấn tu hành, còn ở nhà thì chỉ mình ta, nếu ta yếu ý chí thì dễ giải đãi. Người mới tu hành Phật Pháp nên đi chùa để tu học và hành thực tập. Biết cách tu rồi thì áp dụng vào đời sống hằng ngày, không phải chỉ mỗi tuần đi chùa một lần tụng kinh hay ngồi thiền, hay nghe giảng, hay làm công quả là được rồi, mà phải thật sự mọi lúc mọi nơi đều đem ra áp dụng tu hành.)

Cũng không phải nói vậy để bất kính gì với ai, mà là để mọi người hiểu rằng Phật Pháp không hạng buộc nơi chùa, mà rộng khắp pháp giới, nơi nào và hoàn cảnh nào cũng có thể đem giáo lý của Phật ra áp dụng tu hành vào đời sống hằng ngày.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách