Thiếu Thất Lục Môn

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phật trong tâm như trầm trong cây.
Vỏ mục hết thì trầm hiện ra.
Phiền não hết thì Phật hiện ra
Nếu ngoài cây có trầm, trầm ấy tức của cây khác.
Nếu ngoài tâm có Phật, ấy tức Phật của ai khác.

Trong tâm có ba độc, gọi đó là quốc độ dơ xấu.
Trong tâm không có ba độc, gọi đó là quốc độ thanh tịnh.
Kinh nói : Nếu khiến cho quốc độ vẩn đục, dơ xấu cứ đầy dẫy lên, rồi Phật sẽ từ trong đó xuất hiện, điều đó không đâu có được.
Cái vẩn đục dơ xấu ấy tức là ba độc vô minh vậy.
Chư Phật tức là tâm thanh tịnh giác ngộ vậy.

Tất cả sự nói năng, không gì chẳng là Phật pháp.
Nếu tự mình không có lời nói thì nói suốt ngày vẫn là đạo
Nếu tự mình có lời nói thì im suốt ngày vẫn chẳng là đạo.
Cho nên ở Như Lai, lời nói không nương theo im lặng, im lặng không nương theo lời nói, lời nói không lìa im lặng. Nói và im đều ở nơi tam muội cả.
Nếu biết mà nói thì lời nói cũng giải thoát.
Nếu không biết mà im lặng thì im lặng cũng trói buộc.
Cho nên nói mà lìa tướng thì lời nói cũng gọi là giải thoát.
Còn im lặng mà dính tướng thì in lặng cũng là trói buộc.

Nếu tự mình không có lời nói, tức nhiên chẳng phải mình tạo tác, hay nói cách khác là chẳng có tự ngã vậy. Hai câu này sẽ đổi thành:
Nếu vô ngã thì nói suốt ngày vẫn là đạo
Nếu chấp ngã thì im suốt ngày vẫn chẳng là đạo.
Cho nên chư Phật dù im hay nói, vẫn diễn tả được ý đạo, vì ý không ở trong lời nói vậy. Vì vậy nói và im đều ở nơi tam muội cả
.
(trang 96)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lìa tâm không Phật,
Lìa Phật không tâm.
Cũng như lìa nước không băng,
Cũng như lìa băng không nước.

Nói “Lìa tâm không Phật” chẳng phải xa lìa cái tâm, mà chỉ khiến đừng chấp vào hình tướng của tâm.
Kinh nói: “không thấy tướng gọi là thấy Phật”, tức là lìa hình tướng của tâm vậy.
“Lìa Phật không tâm” là nói Phật từ tâm ra . Tâm có thể sanh Phật , nên Phật theo tâm mà sanh, nhưng Phật chưa hề sanh tâm bao giờ.

Vì tâm tức Phật, nên “lìa tâm không Phật “.
Tâm vốn không có hình tướng. Thể của nó trống rỗng như hư không, mà hư không thì không có hình tướng. Tùy theo vật mà có hình. (Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài) Cũng thế, tâm không có hình tướng, theo vật mà hiển. cho nên kinh nói “không thấy tướng gọi là thấy Phật”.
Vì tâm tức là Phật nên nói “lìa Phật không tâm”. Chỉ có điều tâm này là cái chân tâm vô tướng, chứ không phải cái vọng tâm mà ta hằng tưởng. Chơn tâm thì thường hằng, bất biến cho nên chưa từng sanh diệt bao giờ, Bởi thế cho nên Phật chưa từng sanh tâm (khởi vọng tưởng)


Cũng như cá ở trong nước, nhưng nước không thể sanh cá.
Cho nên muốn xem cá, cá chưa thấy mà trước hết đã thấy nước.
Cũng vậy, muốn xem Phật, Phật chưa thấy mà trước hết đã thấy tâm.
Mới biết cá thấy rồi cần quên nước.
Phật thấy rồi cần quên tâm.
Nếu không quên được tâm thì sẽ vì tâm mà lầm nữa.
Nếu không quên được nước thì vì nước mà mê nữa.

Chơn tâm tức Phật, Ví đã biết chơn tâm rồi mà còn chưa quên tâm, tức là chấp tâm. Có chấp bèn có mê , có mê bèn có sinh tử luân hồi. Cho nên kinh nói “được cá quên nơm”. Hay “không xả trí huệ là người ngu” vì trí huệ thường nhận ra chơn tâm.
Qua cửa ấy rồi thì cứ thỏng tay mà đi. Lúc đó ta tức là tâm, tâm tức là ta. Vừa khởi ý nghĩ “ta đã đạt chơn tâm”, bèn sinh hai, trở về sinh tử
.
(trang 97)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chúng sanh với Bồ - Đề cũng như nước với băng
Vì ba độc nung đốt nên gọi là chúng sanh
Vì ba giải thoát gột sạch nên gọi là Bồ - Đề
Vì đóng lạnh trong tiết đông nên gọi là băng
Vì tan chảy trong lửa hè nên gọi là nước.
Nếu bỏ băng đi , tức không có nước nào khác
Nếu bỏ chúng sanh đi , ắt không có Bồ - Đề nào khác.
Đủ rõ tánh của băng tức là tánh của nước.
Tánh của nước tức là tánh của băng.
Cũng vậy, tánh của chúng sanh tức là tánh của Bồ - Đề vậy.
Chúng sanh cùng với Bồ - Đề đều chung nhau một tánh.
Cũng như hai vị thuốc Ô đầu và phụ tử đều cung một gốc, chỉ vì thời tiết mà khác nhau.
Cũng vậy, vì mê ngộ hai cảnh khác nhau nên có hai tên gọi : chúng sanh và Bồ - Đề.

Rắn hóa thành rồng vẫn không đổi vảy
Phàm biến thành thánh vẫn không đổi mặt.
Mới hay tâm ấy, trong trí huệ chiếu, thân ấy ngoài giới luật vững.

Chúng sanh độ Phật
Phật độ chúng sanh
Vậy gọi là bình đẳng.
Chúng sanh độ Phật ấy : trong phiền não nảy sanh tỏ ngộ.
Phật độ chúng sanh : Tỏ ngộ phá trừ phiền não.

Khi mê thì Phật độ chúng sanh
Khi ngộ thì chúng sanh độ Phật.
Tại sao vậy ?
Vì Phật không thể tự thành mà đều do chúng sanh độ nên vậy.

Chư Phật lấy vô minh làm cha, lấy tham ái làm mẹ
Vô minh và tham ái là tên gọi khác của chúng sanh vậy.
Chúng sanh với vô minh cũng như tay trái với tay mặt, rốt cuộc chẳng khác nhau.

Trong Phiền não nảy sanh tỏ ngộ, mà phiền não là vô minh, tham ái, cho nên nói “chư Phật lấy vô minh làm cha, tham ái làm mẹ”.
“Chúng sanh với vô minh cũng như tay trái với tay mặt, rốt cuộc chẳng khác nhau” chẳng khác nhau cũng chẳng giống nhau. Cũng như tay mặt với tay trái, chồng khít với nhau được, nhưng rốt cuộc lại chẳng phải một. Bởi vì nếu chúng sinh là một với tham ái thì làm sao thành Phật được
.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi mê thì ở bờ bên này
Khi ngộ thì ở bờ bên kia.
Ví biết tâm vốn là không thì chẳng thấy tướng, ắt lìa cả mê và ngộ.
Mê ngộ đã lìa, ắt không ở bờ bên kia.
Như Lai không ở bờ bên này cũng không ở bờ bên kia , không ở giữa giòng.
Ở giữa giòng :hàng tiểu thừa vậy
Ở bờ bên này: Phàm phu vậy
Ở bờ bên kia : Bồ-Tát vậy.

Như Lai ở ngoài cả mê lẫn ngộ. Mê – ngộ. Mê ngộ đều là việc trong mộng. Người chưa ngủ đâu nói mới thức, người chưa từng mê, đâu nói chuyện ngộ.

Phật có ba thân: hóa thân, báo thân và pháp thân.
Nếu chúng sinh luôn luôn làm theo căn lành : tức hóa thân hiện.
Tu trí huệ : tức báo thân hiện.
Giác vô vi : tức pháp thân hiện.

Thế nào là căn lành?
Là tín, tấn, niệm, định, huệ. Nếu ta thường tin tưởng nơi Phật pháp, ra sức tu hành, giữ gìn chính niệm, không khởi vọng tưởng, sáng suốt phân minh tức là đã có các đức tính của Phật nên gọi là hóa thân Phật hiện
Tu trí huệ, nhận rõ các pháp vốn không, tâm không, nhân không, ngã không đó là do tác dụng của tự tánh nên gọi là báo thân Phật hiện.
Khi đã giác ngộ pháp vô vi, tâm không tạo tác, không vọng tưởng, như như bất động, đó chính là Pháp thân Phật hiện.


Bay lướt mười phương, tùy nghi mà cứu độ: là Phật hóa thân vậy.
Dứt mê hoặc, tu thiện pháp, thành đạo trên núi tuyết :Phật báo thân vậy.
Không lời, không nói, vắng lặng, thường trụ: Phật pháp thân vậy.

Bằng luận cho cùng thì một Phật còn chẳng có nữa là ba.
Nói ba thân là dựa theo căn trí con người có thượng, trung, hạ
Người hạ trí bôn chôn, vọng cầu phước, vọng thấy hóa thân Phật.
Người trung trí vọng dứt phiền não, vọng thấy báo thân Phật .
Người thượng trí vọng chừng Bồ- Đề, vọng thấy pháp thân Phật.
Người thượng thượng trí vắng lặng tròn đầy, soi chiếu bên trong, sáng tâm tức là Phật , chẳng đợi mà được Phật.
Thế mới biết ba thân cùng muôn pháp đều không giữ được, không nói được, đó tức là : tâm tự nhiên giải thoát, thành tựu đạo lớn.
Kinh nói “Phật chẳng nói pháp, chẳng độ chúng sanh, chẳng chứng Bồ-Đề “ là như vậy.

Thí dụ có người được vãng sanh, thấy Phật đến rước, đó là Hóa thân của Phật đến độ sinh.
Phật Thích Ca Mâu Ni Khổ nhọc tu hành, thành đạo trên núi tuyết, đó là báo thân Phật ở cõi Sa Bà này vậy.
Pháp giới mênh mông, không lời, không nói, thường vận hành, thường độ sinh, mà vẫn vắng lặng, thường trụ, đó là Pháp thân Phật vậy.

Tam thân Phật suy cho cùng từ một chơn như mà ra. Mà nơi chơn như thì pháp giới, tam thế cũng còn là trong vọng, thì một còn chẳng có, do đâu mà có ba ?

(trang 101)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chúng sanh tạo nghiệp
Nghiệp tạo chúng sanh
Đời nay tạo nghiệp
Đời sau chịu báo, thuở nào thoát khỏi ?
Chỉ bậc chí nhân, ở trong thân này, không tạo các nghiệp nên chẳng chịu báo.
Kinh nói:”các nghiệp chẳng tạo, tự nhiên được đạo” há lời nói suông ru ?
Người tạo ra nghiệp
Nghiệp không thể tạo ra người.
Nếu người tạo ra nghiệp thì nghiệp với người cùng sanh.
Nếu người không tạo nghiệp thì nghiệp với người cùng diệt.
Mới biết nghiệp do người tạo, người do nghiệp sanh.
Nếu người không tạo nghiệp, tức nghiệp chẳng do người sanh vậy.
Cũng như người có thể nâng đạo, đạo không thể nâng người.
Kẻ phàm phu ngày nay luôn luôn tạo nghiệp, lại nói bừa là không có quả báo, há chẳng khó nghe sao ?
Luận cho cùng lẽ: tâm trước tạo, tâm sau báo, đời nào thoát được.
Nếu tâm trước không tạo, tức tâm sau không báo, vậy còn vọng thấy nghiệp báo được sao ?
Kinh nói : Tuy tin có Phật, lại nói Phật khổ hạnh, đó là tà kiến.
Kinh nói : Tuy tin có Phật lại nói Phật bị quả báo, đói ăn lúa ngựa, gươm vàng đâm chân, đó gọi là lòng tin chưa trọn đủ, là nhất xiển đề.

Con người chúng ta tạo đủ các nghiệp nên phải chịu báo là chuyện đương nhiên. Nhưng có một người ở trong ta, giúp đỡ ta đủ thứ, trong mọi việc mà ta làm, ta quyết định, một cách vô tư. Ta không thể nói người đó đã tạo nghiệp.
Do cái tâm vọng tưởng của ta tạo đủ mọi nghiệp, nên cũng cái tâm vọng tưởng đó sẽ phải chịu báo. Vì thế nó lưu chuyển từ kiếp này sang kiếp khác để thọ nghiệp. Nếu tâm trước không tạo nghiệp thì không phải chịu báo, thì làm gì có thân sau, cho nên nói người tạo ra nghiệp, nghiệp tạo ra người.
Mỗi người có một vị Phật thường ở chung với ta, vô tư giúp đỡ ta. Dù ta có vào địa ngục, vị Phật đó cũng theo vào. Cùng vào nhưng không cùng chịu báo, vì chưa từng tạo nghiệp. Cho nên đừng thấy hình tướng Phật xưa đói ăn lúa ngựa, gươm vàng đâm chân mà nói rằng Phật bị quả báo. Nói vậy là chưa biết Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Người hiểu pháp thánh gọi là thánh nhân
Người hiểu pháp phàm gọi là phàm phu
Chỉ cần xả pháp phàm là thành pháp thánh, tức phàm phu thành thánh nhân vậy.
Kẻ ngu trong đời mong cầu thánh viễn vông, chẳng tin rằng chính cái tâm huệ giải là thánh nhân vậy.
Kinh nói : đối với người vô trí đừng nói kinh này.
Kinh này là tâm vậy. là pháp vậy.
Người vô trí không tin chính cái tâm sáng tỏ được pháp này làm thành bậc thánh. Họ chỉ mảng cầu xa, học ngoài , mến chuộng hình tượng Phật ngoài trời cùng ánh sáng, hương sắc đủ thứ . Toàn là việc làm đọa tà kiến, mất tâm, cùn chí.
Kinh nói : Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai.
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy do một tâm mà mống dạy.
Nếu trong lắng hết tâm tướng, giống như hư không, tức tự trong thân tâm xa lìa hết tám vạn, bốn ngàn căn bênh phiền não vậy.

Phàm phu đang sống sợ chết, vừa no lo đói, thật quá đỗi mê hoặc . Cho nên bậc chí nhân chẳng tính việc đã qua, chẳng lo việc chưa đến, không xáo động việc bây giờ, niệm niệm trở về đạo.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nhất canh đoan tọa kết gìa phu
Di thần tịch chiếu , chung đồng hư
Khóang kiếp do lai bất sanh diệt
Hà tu sanh diệt, diệt sanh cừ?
Nhất thiết chư pháp giai như huyễn.
Bổn tánh tự không na dụng trừ!
Nhược thức tâm tánh phi hình tượng
Trạm nhiên bất động tự như như.

nghĩa
Đoan trang canh một tịnh ngồi tu
Tịch chiếu tinh thần tợ thái hư
Muôn kiếp vốn không sanh với diệt
Học đòi sanh diệt, diệt gì ư ?
Gẫm xem các pháp trò ma ảo
Tánh vốn là không uổng sức trừ!
Ví biết tâm mình không tướng mạo
Lặng im chẳng động tự như như .

Tâm vốn không sanh diệt, không hình tướng, lặng im, rộng lớn như thái hư. Các pháp biến đổi, sanh diệt chỉ là trò hư ảo. Không cần phải ra sức trừ, chỉ cần lặng im, chẳng động là phù hợp với chân như


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nhị canh ngưng thần chuyển minh tịnh
Bất khởi ức tưởng chân như tính.
Sum la vạn tượng tịnh qui không
Cánh chấp hữu không hoàn thị bệnh
Chư pháp bổn tự phi không hữu
Phàm phu vọng tưởng luận tà chánh
Nhược năng bất nhị kỳ cư hoài
Thùy đạo tức phàm phi thị thánh.

Nghĩa
Canh hai ngưng thần cho sáng sạch.
Chẳng khởi nhớ tưởng tính chân như .
Muôn ngàn hình tượng trở về không
Chấp có, chấp không lại vẫn bệnh
Các pháp vốn tự chẳng có, không
Phàm phu khởi vọng, bàn tà chánh
Nếu hay giữ được lẽ “chẳng hai”
Ai bảo rằng phàm chẳng phải thánh ?

Tâm không một niệm, sạch trong, sáng láng
Chẳng nhớ nghĩ về chân như
Thì hết thảy đều không .
Cũng chẳng chấp có, chấp không
Thì phàm, thánh chẳng khác nhau
.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tam canh tâm tịnh đẳng hư không
Biến mãn thập phương vô bất thông
Sơn hà, thạch bích vô năng chướng
Hằng sa thế giới tại kỳ trung.
Thế giới bổn tánh, chân như tánh
Diệt vô bổn tánh tức hàm dung
Phi đản chư Phật năng như thử
Hữu tình chi loại phổ giai đồng.

Nghĩa
Canh ba tâm tịnh sánh hư không
Rộng khắp mười phương đâu chẳng thông
Tường vách, núi sông không ngăn ngại
Bao la vũ trụ ở nơi lòng.
Tánh của đất trời là Phật tánh
Cũng không bổn tánh tức hàm dung
Phải đâu chư Phật hay như thế.
Hữu tình muôn loại vẫn chung đồng.

Chân như Phật tánh tức pháp giới tánh. Tánh đó rỗng không nên dung chứa muôn loài. Mỗi mỗi chúng hữu tình đều có tánh đó, không riêng gì Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Canh tư vô diệt, diệt vô sinh
Lượng dữ hư không, pháp giới bình
Vô lai, vô khứ, vô khởi diệt
Phi hữu, phi vô, phi ám minh
Vô khởi chư kiến, Như Lai kiến
Vô danh khả danh, chân Phật danh
Duy hữu ngộ giả ưng năng thức
Vị hội chúng sanh do nhược manh.

Nghĩa
Canh tư không diệt, cũng không sinh
Rộng ví hư không, pháp giới bình
Không qua không lại, không còn mất.
Chẳng có, chẳng không, chẳng ám minh.
Không khởi mọi thấy, Như Lai thấy.
Không tên để gọi, là Phật danh.
Ai có ngộ qua rồi mới hiểu.
Chúng sanh chưa rõ bởi thong manh.

Ngồi thiền đến canh tư, tâm không sanh diệt.
Rộng lớn như hư không. Toàn thể bình lặng, (không khởi một niệm)
Không xao động, không khởi, không diệt.
Chẳng còn chấp “hữu, vô” nữa, cũng chắng sáng tối nữa.
Không khởi mọi thứ “kiến hoặc”, là cái thấy của Như Lai
Trạng thái lúc đó, không có tên nào để gọi, đó mới chính là Phật danh.
Ai trải qua rồi mới hiểu
Chúng sanh chưa hiểu được bởi mắt bịnh. (thong manh)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ngũ canh bát nhã chiếu vô biên
Bất khởi nhất niệm lịch tam thiên
Dục kiến chân như bình đẳng tánh
Thận vật sanh tâm tức mục tiền
Diệu lý ảo huyền phi tâm trắc
Bất dụng tâm trục linh bì cực
Nhược năng vô niệm tức chân cầu
Cánh nhược hữu cầu hoàn bất thức.

Canh năm bát nhã chiếu vô biên.
Chẳng khởi một niệm trải tam thiên
Muốn thấy chân như bình đẳng tánh
Khéo chớ sanh tâm, trước mắt liền.
Lẽ ấy diệu huyền không lường được
Dụng tâm đuổi bắt thêm nhọc sức
Nếu không một niệm tức chân cầu
Còn có tâm cầu, chưa tỉnh thức.

Chỉ cần trong tâm không một niệm liền thấy chân như bình đẳng tánh. Nếu còn ý mong cầu thì còn mê, chưa thấy tánh


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiếu Thất Lục Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

HUYẾT MẠCH LUẬN


Chứng được bổn tâm là mục đích, mạng mạch của đạo Phật. Cho nên luận này chỉ nói về bổn tâm.

Ba cõi dấy lên, cùng về một tâm.
Phật trước, Phật sau đều lấy tâm truyền qua tâm, chẳng lập văn tự.

Hỏi: Nếu chẳng lập văn tự thì lấy gì làm tâm ?
Đáp : Ngươi hỏi ta , tức đó là tâm ngươi
Ta đáp ngươi tức đó là tâm ta.
Nếu ta không tâm, nhân đâu mà giải đáp cho ngươi .
Nếu ngươi không tâm, nhân đâu mà thưa hỏi ta.
Hỏi ta, tức là tâm ngươi đó.

Từ vô số kiếp thâm u đến nay, tất cả hành vi, động tác nào, bất cứ thời nào, bất cứ nơi nào, đều do nơi bổn tâm của ngươi, đều do nơi bổn Phật của ngươi. Nói tâm là Phật thì cũng như vậy đó.
Trừ tâm ấy ra , quyết không có Phật nào khác chứng được.
Lìa tâm ấy ra mà tìm Bồ - Đề, Niết – Bàn, không đâu có được .
Cái chân thật của tự tánh chẳng phải nhân, chẳng phải quả.
(Tâm là thể, tánh là dụng , không phải do nhân quả mà có, giống như ướt là tánh của nước, không phải do nhân quả mà có)
Pháp tức là ý nghĩa của tâm.
(Pháp do tánh nhận biết mà có. Mà tánh nhận biết là dụng của tâm, nên nói Pháp là ý nghĩa của tâm ).
Tự tâm là Bồ - Đề.
Tự tâm là Niết – Bàn.
Nếu nói ngoài tâm chứng được Phật cùng Bồ - Đề, Niết – Bàn, điều ấy không đâu có được.

Phật và Bồ - Đề ở tại đâu chứ ?
Ví như có người dang tay đón bắt hư không, có thể nắm được không ? Hư không chỉ là một tên gọi, tuyệt không tướng mạo nên nắm chẳng được, buông chẳng được. Không thể bắt cái không vậy.
Cũng vậy, trừ tâm ấy ra mà tìm Phật, rốt chẳng tìm được vậy.
Phật là tự tâm tạo nên. Sao lại lìa tâm ấy mà tìm Phật ? Cho nên Phật trước, Phật sau chỉ nói đến tâm.
Tâm tức là Phật.
Phật tức là tâm.
Ngoài tâm không Phật.
Ngoài Phật không tâm.

Tại sao nói ngoài tâm không Phật, ngoài Phật không tâm ?
Bởi vì trong tâm ta, ngoài phần chân như Phật tánh còn có vô số vọng tâm khác nữa, nên nói ngoài tâm không Phật.
Tuy nhiên nếu không có Phần chân như Phật tánh đó thì lấy gì mà khởi vọng được, cho nên nói ngoài Phật không tâm.

(trang 113)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách