thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Mình thấy đoạn này hơi phi lý so với khoa học ngày nay
- A Nan! Ngươi lại nghe trong vườn Kỳ Đà này, khi đến bữa ăn thì đánh trống, khi hợp chúng thì đánh chuông, tiếng chuông tiếng trống trước sau nối nhau. Ý ngươi thế nào? Ấy là cái tiếng đến bên nhĩ căn, hay nhĩ căn đến chỗ cái tiếng?

- A Nan! Nếu cái tiếng đến bên nhĩ căn, cũng như ta khất thực trong thành Thất La Phiệt, ở trong rừng Kỳ Đà chẳng có ta. Cái tiếng này ắt phải đến chỗ nhĩ căn của A Nan, thì Mục Liên, Ca Diếp đều chẳng thể cùng nghe, huống là trong này có 1250 vị Sa Môn, đồng nghe tiếng chuông cùng đến trai đường!

- Nếu nhĩ căn của ngươi đến bên cái tiếng, cũng như ta đã về rừng Kỳ Đà, trong thành Thất La Phiệt chẳng có ta. Vậy khi ngươi nghe tiếng trống, nhĩ căn đã đến chỗ đánh trống rồi, khi ấy tiếng chuông đồng phát ra, thì chẳng thể cùng nghe một lượt, huống là các tiếng voi, ngựa, trâu, dê v.v...Nếu nhĩ căn và cái tiếng chẳng khứ lai thì cũng chẳng thể nghe.

- Nên biết, sự nghe và âm thanh đều chẳng xứ sở, tức sự nghe và âm thanh hai xứ đều hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.
vì ngày nay khoa học đo được tốc độ âm thanh còn chậm hơn tốc độ ánh sánh đó là lý do tại sao ta thấy ánh sáng của tiếng sét trước rồi sau mới tới âm thanh của tiếng sét . Như vậy rõ ràng âm thanh có tốc độ mà thoi gian = quảng đường/vận tốc . Như vậy 1250 vị Sa Môn không thể đồng nghe tiếng chuông ngoại trừ họ đứng trên một vòng tròn có tâm là cái chuông. Mà điều này thì không thể . Cảm giác họ như đồng nghe thấy âm thanh vì tốc độ âm thanh lớn và khoản cách cũng khá gần nên cảm giác như là cùng nghe một lúc.

Như vậy với khoa học ngày nay ta thấy định đề trên đã sai thì làm sao cho kết luận đúng được.

chắc có thể Phật đang hình dung cái tiếng như một đối tương như con chim khi đã bây tới đậu ở người này thì không thể cùng lúc đó đậu ở trên người khác. Nên từ đó bát bỏ cái tiếng ko phải là một đối tượng cụ thể hay nhĩ căn cũng vậy. Có thể phải thêm một câu nữa là"Vì không phải là một đối tượng cụ thể nên ta không chỉ ra được nó nằm chổ nào nên nói sự nghe và âm thanh đều chẳng xứ sở, tức sự nghe và âm thanh hai xứ đều hư vọng".Nhưng từ đó ta thấy câu nói của Phật đôi lúc cũng sai chớ bộ có thể là thiếu chữ đúng ra là "Gần như đồng nghe".

Với khoa học ngày nay ta có thể giải thích nó như thế nào "Sự rung động của cái chuông tác động vào các phần tử không khi bên cạnh làm nó rung động theo và cứ như vậy truyền tới tai của con người làm rung màn nhĩ tại đây có các dây thần kinh làm cho ta biết được ở đằng kia có một vật bị rung lên". Rõ ràng trong lý giải trên ta thấy không có chữ âm thanh cũng không có sự nghe. Chỉ có một sự là biết . Từ đó mới kết luận là "sự nghe và âm thanh đều chẳng xứ sở, tức sự nghe và âm thanh hai xứ đều hư vọng" chỉ là một ảo giác của tâm trí tạo ra mà thôi.

Ngoài ra mình cũng có 1 thắc mắc trong kinh này là:
- Các ngươi phải biết, cái tâm thể bản giác của mười phương chúng sanh vốn viên mãn diệu minh, cùng với mười phương chư Phật chẳng hai chẳng khác, vì do vọng tưởng của các ngươi mê chấp đạo lý mới thành lỗi lầm, từ đó sanh ra si ái, si ái sanh trưởng khắp nơi, nên có tánh hư không, sự mê chấp tiến hóa không ngừng, nên sanh ra thế giới, vậy thì mười phương vô số quốc độ đều do vọng tưởng kiến lập. Phải biết: Hư không sanh khởi trong tâm các ngươi như đám mây ở giữa hư không, huống là các thế giới đều ở trong hư không. Trong các ngươi có một người kiến tánh, thì mười phương hư không đều tiêu diệt ngay, làm sao những quốc độ trong hư không chẳng bị tan nát. Các ngươi tu thiền đến nơi chánh định, cũng như mười phương Bồ Tát và Đại A La Hán, chơn tâm dung thông, ngay đó trạm nhiên. Khi ấy, tất cả ma vương và quỷ thần, thấy cung điện của mình khi không sụp đổ, đều cảm thấy kinh khủng, họ đều được năm thứ thần thông (chỉ trừ ra Lậu Tận Thông), ham thích trần lao, đâu thể để cho người tu Chánh pháp làm sụp đổ xứ sở của họ, cho nên đang lúc người tu được chánh định, những thiên ma, yêu tinh, quỷ thần đều tụ lại để quấy phá,
Mình đang đọc kinh lăng nghiêm tới đoạn này mình cũng hơi thắc mắc ở chổ là "Trong các ngươi nếu có 1 người kiến tánh thì mười phương hư không đều tiêu diệt ngay, làm sao những quốc độ trong hư không chẳng bị tan nát" . Nếu vậy thì từ trước giờ chưa có ai kiến tánh vì nếu có người kiến tánh thì hư không bị "tiêu diệt ngay" đâu còn tới bây giờ. Vậy "Hư không" này là ở đâu chẳng lẽ trong tâm mỗi chúng sinh lại có 1 hư không riêng và bên trong hư không này lại có những chúng sinh bên trong đó nữa . Và những chúng sinh bên trong này là những yêu ma có ngũ thông chứ không có những chúng sinh có căn mạng giống như con người hay súc sinh. Vì nếu có chúng sinh có căn mạng giống con người thì có khi nào chúng ta lại đang nằm trong hư không của một chúng sinh nào đó không và nếu một ngày nào đó chúng sinh chứa hư không mà ta đang ở này kiến tánh thì ta cũng tiêu tan hết sao. Hay là ta sẽ lại tái sinh trong một hư không của chúng sinh khác.Có thể là "hư không " lồng hư không. Giả sử là "hư không"(1) này nằm trong chúng sinh kiến tánh chúng sinh này nằm trong "hư không" (2) . Khi "hư không" (1) của chúng sinh này tan ra thì chúng sinh ở bên trong hư không(1) đó lấy "hư không"(2) chứa "chúng sinh đã kiến tánh(lúc này ko còn)" làm "hư không" của mình.

Sao Phật không nói rõ hơn nữa ta. Không biết có ai biết vấn đề này không giải ngộ cho đệ tử với
Sửa lần cuối bởi ho trong khanh vào ngày 21/03/10 07:37 với 1 lần sửa.


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Khanh mến !

Đoạn sau K cho rằng : Chắc chưa có ai Kiến tánh !. Dỉ nhiên là sai rồi ! Bởi vì , hư không đâu có bị tiêu diệt, nên hoặc là Phật nói sai, hoặc chưa ai kiến Tánh _đó là theo suy nghĩ cúa bạn K. Nhưng Phật chẳng sai, mà củng rất nhiều người kiến tánh, vậy là tại bạn hiểu sai ý Kinh.
- Các ngươi phải biết, cái tâm thể bản giác của mười phương chúng sanh vốn viên mãn diệu minh, cùng với mười phương chư Phật chẳng hai chẳng khác, vì do vọng tưởng của các ngươi mê chấp đạo lý mới thành lỗi lầm, từ đó sanh ra si ái, si ái sanh trưởng khắp nơi, nên có tánh hư không,
.

Hư không đây chính là chỗ chứa đựng, nó không phải ở ngoài cảnh mà ở trong vọng tâm_ Tâm thức vọng tưởng điên đảo_ nếu có thấy phân biệt sai khác mười phương thế giới thì trong tâm thức có đũ mười phương thế giới(1). Thí dụ tưởng cô nầy yêu, thằng kia ghét, thì trong tâm có đủ cô với thằng !
Và mười phương thế giới(1) này nó phải nằm trong Hư không, bởi vì không có gì tồn tại ngoài Hư không. Khi một người kiến tánh thì "hư Không" tan vở. Tức là cái "túi " trong tâm thức chứa đựng mười phương thế giới vở tung ra. Chứ không phải thế giới vở tung ra.

Tánh Hư Không ở đọan kinh trên tương đồng với thức A Lại Da (thức thứ 8) trong Duy Thức học.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thời đức Phật khoa học chưa phát triển như ngày nay, nếu có giải thích cũng không ai hiểu.
Có điều đức Phật nói về tánh nghe (năng văn) và thanh trần (sở văn), thì thí dụ đó vẫn hoàn toàn đúng.
Khi đánh một tiếng chuông, thì tiếng đến bên tai bạn hay tai đến bên cái chuông ? Nếu tiếng đến bên tai, thì bạn phải nghe tiếng nó ở cạnh tai chứ không phải ở ngoài kia, vả lại tất cả các thứ tiếng đến bên tai bạn, bạn phải nghe thấy nó ở cạnh tai như nhau, chứ không thể phân biệt cái cao cái thấp, cái xa cái gần, cái thanh, cái trầm v v...còn phân biệt được tiếng đàn ông, tiếng đàn bà, tiếng người già, tiếng trẻ nhỏ. Vật lý không phân biệt được điều đó.

Cũng thế, nếu tai (tánh nghe) đến bên tiếng , thì khi có nhiều nguồn âm thanh phát ra, sao ta lại nghe đủ ? nếu tai đến nơi này rồi thì không thể có ở nơi khác.

Cho nên nói tánh nghe ở khắp nơi. nơi nào đủ điều kiện thì ta sẽ nghe âm thanh nơi đó.


Cái hư không do cộng nghiệp của chúng sanh tạo nên. Nếu một chúng sanh thành Phật, nghiệp của họ bị diệt thì hư không mất đi một phần tạo dựng. Chúng ta không nhận thấy vì tâm ô trọc không đủ tinh tế để nhận ra. Nhưng các vị Phật, Bồ-Tát , các vị trời đều nhận thấy.

Có điều chư Phật và chư Bồ-Tát và vị Phật mới thành đạo đều chung một tánh nên không trở ngại. Còn các vị trời (ma vuơng) thì nhận thấy hư không sụp đổ, lầu đài cung điện của họ bị hư hoại, nên họ cố tìm cách ngăn cản người tu hành.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

PL mạn phép quý vị trên DĐ này hí luận trước với @ho trong khanh đôi dòng ! bởi PL là người tu học Phật bằng LN !
PL khi đó chỉ đọc có khoảng 7 dòng phần Phật sai La Hầu La đánh chuông để chỉ tâm cho Anan và xem trong mình nó ra làm sao thôi , để nhận ra , chứ không nghiên cứu như bạn ! theo PL thì nghiên cứu như thế không tốt ! bởi kinh LN Phật muốn chúng ta thoát khỏi thế giới hiện tượng , mà lâu nay con người thường bị chi phối ! từ đó nhìn ra cái gốc của mỗi người chúng ta ! không phải là không giải thích được xong nó giống như bạn giảng một bài toán cho một người mà trình độ của họ chưa có căn bản để lãnh hội thì bạn có giảng hay thế nào đi nữa , chắc chắn người ấy cũng không hiểu bạn nói gì ! ( PL không dám chê bất kì ai ! nhưng thực tế là như vậy ) ở đây cũng thế !
Về thắc mắc đầu PL gợi ý với bạn một chút như sau : bạn nói tới tốc độ âm thanh và tốc độ ánh sáng nhưng ở đây là tốc độ "tư tưởng" , PL nghỉ học đã lâu và cũng không theo dõi lãnh vực khoa học nhưng hình như khoa học chưa đo được tốc độ tư tưởng mà ở đây đạo Phật nghiên cứu cái sinh ra nó , như thế theo bạn thì thế nào !
Thắc mắc phần hai của bạn thì PL đã trình bày ở trên ! bạn đang bị thế giới hiện tượng chi phối ! nếu Phật còn tại thế cũng không trả lời bạn ! hơn nữa bạn chưa đứng ở cái gốc để xem vấn đề thì có nói sao bạn cũng không hiểu ! xin thưa với bạn , người kiến tánh còn bị "kinh chuyển" chứ đừng nói là nghiên cứu như bạn , để "hiểu" (đạo Phật thường dùng chữ "thông") kinh cần có trí tuệ , chứ không thể dùng thức !
PL góp ý với tinh thần lục hòa ! chúc bạn tinh tấn !


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

- A Nan! Ngươi lại nghe trong vườn Kỳ Đà này, khi đến bữa ăn thì đánh trống, khi hợp chúng thì đánh chuông, tiếng chuông tiếng trống trước sau nối nhau. Ý ngươi thế nào? Ấy là cái tiếng đến bên nhĩ căn, hay nhĩ căn đến chỗ cái tiếng?

- A Nan! Nếu cái tiếng đến bên nhĩ căn, cũng như ta khất thực trong thành Thất La Phiệt, ở trong rừng Kỳ Đà chẳng có ta. Cái tiếng này ắt phải đến chỗ nhĩ căn của A Nan, thì Mục Liên, Ca Diếp đều chẳng thể cùng nghe, huống là trong này có 1250 vị Sa Môn, đồng nghe tiếng chuông cùng đến trai đường!

- Nếu nhĩ căn của ngươi đến bên cái tiếng, cũng như ta đã về rừng Kỳ Đà, trong thành Thất La Phiệt chẳng có ta. Vậy khi ngươi nghe tiếng trống, nhĩ căn đã đến chỗ đánh trống rồi, khi ấy tiếng chuông đồng phát ra, thì chẳng thể cùng nghe một lượt, huống là các tiếng voi, ngựa, trâu, dê v.v...Nếu nhĩ căn và cái tiếng chẳng khứ lai thì cũng chẳng thể nghe.

- Nên biết, sự nghe và âm thanh đều chẳng xứ sở, tức sự nghe và âm thanh hai xứ đều hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.
.

Trước hết , phải tưởng ra được ngử cảnh trong câu chuyện. Khuất thực thì ở trong Thành, khuất thực xong thì đánh trống rồi cùng thọ thực. Còn về Vườn thì khi cần họp chúng thì đánh chuông. Dỉ nhiên thành cách xa vườn. Phật dùng pháp thực tế để giảng "cái nghe" và "tiếng động". Tiếng động tìm đến cái nghe, hay cái nghe tìm đến tiếng động.
Tiếng động không tìm đến cái nghe thì dể hiểu rồi. Còn cái nghe có tìm đến tiếng động không ? Ở trong thành mà nghe tiếng trống gọi là cái nghe tìm tiếng, vậy nghe tiếng chuông ở vườn là cái nghe tìm tiếng chuông sao ?

Về khoa học hiện đại, chỉ giải thích hiện tượng mà thôi. không thể so sánh đơn thuần như vậy được.


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Cái hư không do cộng nghiệp của chúng sanh tạo nên. Nếu một chúng sanh thành Phật, nghiệp của họ bị diệt thì hư không mất đi một phần tạo dựng. Chúng ta không nhận thấy vì tâm ô trọc không đủ tinh tế để nhận ra. Nhưng các vị Phật, Bồ-Tát , các vị trời đều nhận thấy.
Mình cảm thấy cách lý giải này có vẻ hợp lý nhất. tâm mỗi chúng sinh đều liên thông với nhau. khi một người thành phật thì mọi người đều có một cảm giác gì đó . Nhưng nhà cửa lâu đài của con người nương tựa vào tứ đại rất thô trọc nên không bị ảnh hưởng chỉ có tâm của họ hơi bị ảnh hưởng thôi. Còn các ma quỷ thì lâu đài thành quách của nó nương tựa vào các phần tử vi tế hơn tứ đại nên bị ảnh hưởng nên mới bị sụp đổ.

Còn phần "âm thanh và sự nghe ". Mình không nói là kinh sai . Mà là thiếu chữ thôi nên nghe có vẻ không đúng. Và thiếu câu nên lý luận hơi nhảy cốc làm khó hiểu.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Lăng Nghiêm giảng về Tánh Nghe là để chỉ Cái Nghe Thường Hằng Không hạn cuộc nơi ngoại cảnh và nơi tai.

Tánh Nghe là nghe được động, tịnh (không tiếng) người bình thường hễ có có tiếng thì nói là không nghe.

Hư không trong Kinh Lăng Nghiêm nói chỉ là do Vô Minh dấy khởi cho nên Hư Không vẫn là tướng sanh diệt đối đãi.

Kinh Lăng Nghiêm nói:
Hư Không Sanh Trong Biển Đại Giác Như Hòn Bọt Ở Giữ Đại Hải
.

Một người thành Phật thì hư không thế giới do nơi vô minh nơi tâm thức của họ thảy đều tiêu diệt nhưng hư không thế giới của các chúng sanh thì chẳng ảnh hưởng.

Vô Minh hiện thành hư không thế giớii cũng như là ngủ mộng hiện ra tất cả cảnh trong mộng. Tất cả cảnh trong mộng thảy đềy từ mộng hiện ra.

Đây là trong Kinh giảng các nghi là tại sao nói thành Phật thì hư không thế giới đều diệt mà vẫn còn có hư không thế giới.

Lấy thí dụ cho hiểu khi ngủ mơ thì có hư không thế giới trong cảnh mơ nhưng khi tỉnh giấc thì toàn bộ hư không thể giới đều diệt tuy nhiên đối với những người ngủ mơ khác thì hư không thế giới trong mơ khác vẫn còn.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Vậy nếu theo kimcang, thì những ấm ma trong thủ lăng nghiêm này đều do tâm ta biến hiện ra. không có căn tánh. chứ không phải là ma quỷ thật ở bên ngoài đến quấy nhiễu. Như vậy đọc chú trừ tà dì đó không phải tiêu diệt yêu ma quỷ quái gì bên ngoài mà là tiêu diệt những yêu ma quỷ quái ở bên trong.

Đây là những yêu ma do si mê,ái nhiễm của tâm ta từ bao đời kiếp nay sinh ra đến quấy nhiễu ta.
Vậy theo kimcang có yêu ma , quỷ quái , địa ngục ,thiên đàn, atula thật ở bên ngoài không. Hay những thứ này cũng chỉ là cảnh mộng của mỗi chúng sinh.

Chẳng hạn có người nhìn thấy chúng sinh cỏi trên những chúng sinh cõi trên này thật sự không có thân vật lý tồn tại mà cõi giới của họ đều do cái mộng chung của chúng sinh cõi đó tạo ra họ không thoát ra được cõi giới này do ái luyến nó để đi vào thế giới vật lý . Cái người thấy được chúng sinh cõi trên nầy có thể do mở được tâm nhãn nên mới thấy được cảnh mộng của chúng đó và giao tiếp được với chúng sinh đó . còn người khác nếu không mở được tâm nhãn thì không thấy.

Hay thế giới vật lý này thật ra cũng là cai mộng chung của những chúng sinh bám chặt vào nguyên lý tự nhiên tạo ra. để rồi bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên.
Sửa lần cuối bởi ho trong khanh vào ngày 21/03/10 08:41 với 2 lần sửa.


Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

ho trong khanh đã viêt:
Mình thấy đoạn này hơi phi lý so với khoa học ngày nay

- A Nan! Ngươi lại nghe trong vườn Kỳ Đà này, khi đến bữa ăn thì đánh trống, khi hợp chúng thì đánh chuông, tiếng chuông tiếng trống trước sau nối nhau. Ý ngươi thế nào? Ấy là cái tiếng đến bên nhĩ căn, hay nhĩ căn đến chỗ cái tiếng?

- A Nan! Nếu cái tiếng đến bên nhĩ căn, cũng như ta khất thực trong thành Thất La Phiệt, ở trong rừng Kỳ Đà chẳng có ta. Cái tiếng này ắt phải đến chỗ nhĩ căn của A Nan, thì Mục Liên, Ca Diếp đều chẳng thể cùng nghe, huống là trong này có 1250 vị Sa Môn, đồng nghe tiếng chuông cùng đến trai đường!

- Nếu nhĩ căn của ngươi đến bên cái tiếng, cũng như ta đã về rừng Kỳ Đà, trong thành Thất La Phiệt chẳng có ta. Vậy khi ngươi nghe tiếng trống, nhĩ căn đã đến chỗ đánh trống rồi, khi ấy tiếng chuông đồng phát ra, thì chẳng thể cùng nghe một lượt, huống là các tiếng voi, ngựa, trâu, dê v.v...Nếu nhĩ căn và cái tiếng chẳng khứ lai thì cũng chẳng thể nghe.

- Nên biết, sự nghe và âm thanh đều chẳng xứ sở, tức sự nghe và âm thanh hai xứ đều hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.



vì ngày nay khoa học đo được tốc độ âm thanh còn chậm hơn tốc độ ánh sánh đó là lý do tại sao ta thấy ánh sáng của tiếng sét trước rồi sau mới tới âm thanh của tiếng sét . Như vậy rõ ràng âm thanh có tốc độ mà thoi gian = quảng đường/vận tốc . Như vậy 1250 vị Sa Môn không thể đồng nghe tiếng chuông ngoại trừ họ đứng trên một vòng tròn có tâm là cái chuông. Mà điều này thì không thể . Cảm giác họ như đồng nghe thấy âm thanh vì tốc độ âm thanh lớn và khoản cách cũng khá gần nên cảm giác như là cùng nghe một lúc.

Như vậy với khoa học ngày nay ta thấy định đề trên đã sai thì làm sao cho kết luận đúng được.

chắc có thể Phật đang hình dung cái tiếng như một đối tương như con chim khi đã bây tới đậu ở người này thì không thể cùng lúc đó đậu ở trên người khác. Nên từ đó bát bỏ cái tiếng ko phải là một đối tượng cụ thể hay nhĩ căn cũng vậy. Nhưng từ đó ta thấy câu nói của Phật đôi lúc cũng sai chớ bộ có thể là thiếu chữ đúng ra là "Gần như đồng nghe". Nên kết luận có vẽ hơi mơ hồ không được rõ ràng. Có thể phải thêm một câu nữa là"Vì không phải là một đối tượng cụ thể nên ta không chỉ ra được nó nằm chổ nào nên nói sự nghe và âm thanh đều chẳng xứ sở, tức sự nghe và âm thanh hai xứ đều hư vọng"
- Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn chớ nên lấy kiến thức của mình mà so đo Trí Huệ Phật,Ngay như trí thức thế gian chưa chắc chúng ta đã biết hết và cập nhập kịp thời nhưng lượng thông tin mới của khoa học kỹ thuật huống là những phần"MỜ" mà khoa học kỹ thuật chưa tới được,Bạn chỉ biết được âm thanh có tốc độ truyền đi dưới dạng sóng âm thanh vật lý! Nhưng cũng âm thanh được truyền đi trên sóng vô tuyến (điện thoại...vô tuyến truyền hình...)Thì sao? có gần như là tức thì không?
-Còn cũng có cả những tài liệu nói về các"CÔNG NĂNG ĐẶC DỊ" của một số người có khả năng thấy,nghe mà khoa học chưa lý giải được:Cảm nhận về âm thanh...của họ là tức thì,không không gian,thời gian và nằm ngoài bất cứ nguyên lý gì mà tri thức chúng ta biết đến
-Vậy khi "Tính nghe" được giải thoát khỏi những tri kiến chấp thủ của tri thức thì nó có đầy đủ công năng của nó vốn có,điều này chỉ có thể thấy được bằng công phu tu tập đúng phương phap và tinh tấn.Chắc bạn chưa có thông tin về những vấn đề này vậy nên tìm hiểu trước khi có nhận định.
Chúc bạn An Lạc

Minh Thiện: Kính chào và... tangbong


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

thì những ấm ma trong thủ lăng nghiêm này đều do tâm ta biến hiện ra. không có căn tánh. chứ không phải là ma quỷ thật ở bên ngoài đến quấy nhiễu. Như vậy đọc chú trừ tà dì đó không phải tiêu diệt yêu ma quỷ quái gì bên ngoài mà là tiêu diệt những yêu ma quỷ quái ở bên trong.
Năm Ấm Ma đều là do sức tu Thiền Định phá trừ vọng tưởng khiến hiện ra các loại cảnh giới.

Chú chỉ trừ được Ngoại Ma tức là Thiên Ma, Quỷ Thần, còn Ấm Ma là từ Vọng Tưởng Dấy Khởi.
Đây là những yêu ma do si mê,ái nhiễm của tâm ta từ bao đời kiếp nay sinh ra đến quấy nhiễu ta.
Vậy theo kimcang có yêu ma , quỷ quái , địa ngục ,thiên đàn, atula thật ở bên ngoài không. Hay những thứ này cũng chỉ là cảnh mộng của mỗi chúng sinh.
Không Nói Thật Có Không Nói Thật Không.

Chưa Giác thì Thấy Có 6 Cõi Luân Hồi.

Giác Rồi Không Thấy 6 Cõi Luân Hồi.

Còn Ngủ Mộng Thì Thấy Cảnh Mộng Là Thật.

Tỉnh Ngủ Rồi Cảnh Mộng Chẳng Còn.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Chẳng hạn có người nhìn thấy chúng sinh cỏi trên những chúng sinh cõi trên này thật sự không có thân vật lý tồn tại mà cõi giới của họ đều do cái mộng chung của chúng sinh cõi đó tạo ra họ không thoát ra được cõi giới này do ái luyến nó để đi vào thế giới vật lý . Cái người thấy được chúng sinh cõi trên nầy có thể do mở được tâm nhãn nên mới thấy được cảnh mộng của chúng đó và giao tiếp được với chúng sinh đó . còn người khác nếu không mở được tâm nhãn thì không thấy.

Hay thế giới vật lý này thật ra cũng là cai mộng chung của những chúng sinh bám chặt vào nguyên lý tự nhiên tạo ra. để rồi bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Phật dạy so với Khoa Học cao sâu hơn rất nhiều.

Khoa học ngày nay chỉ mới chập chững tìm hiểu sự tương quan của tâm sắc mà từ hơn 2500 trước thì trong các Kinh Điển Đại Thừa đã nói rất rõ.

khoa học dùng tỷ năm để đo thời gian Kinh Phật dùng tiểu Kiếp, trung Kiếp, đại Kiếp.

khoa học dùng năm ánh sáng để đo không gian Kinh Phật dùng thế giới Phật để đo không gian.

Ngay như Lý Thuyết Lượng Tử, Thuyết Tương Đối đối với Tây Phương thấy là mới mẻ thì trong Kinh Đại Thừa đã nói từ rất lâu.

Kinh Hoa Nghiêm nói:
Về không gian dung thông không gian không ngăn ngại Kinh nói
Bao nhiêu vi-trần trong thế-giới
Trong mỗi vi-trần thấy các cõi
Bửu quang hiện Phật vô lượng số
Cảnh-giới tự-tại của Như-Lai
Về thời gian dung thông thời gian không ngăn ngại Kinh nói
Kiếp quá-khứ để hiện, vị-lai,
Kiếp vị-lai để quá, hiện-tại,
Ba đời nhiều kiếp là một niệm
Chẳng phải dài vắn : hạnh giải-thoát.
Về không-gian và thời-gian dung thông vô-ngại nhau, Kinh nói :
Khắp hết mười phương các cõi nước
ỗi đầu lông đủ có ba đời
Phật cùng quốc-độ số vô-lượng
Tôi khắp tu hành trải trần kiếp.
Trong một niệm tôi thấy ba đời
Tất cả các đấng Nhơn-Sư-Tử
Cũng thường vào trong cảnh-giới Phật
Như-huyễn, giải-thoát và oai-lực.
Những điều này thì khoa học thời nay mới biết được chút ít.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách