thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

huynhcongquoc
Bài viết: 27
Ngày: 18/03/10 11:26
Giới tính: Nam
Đến từ: tphcm

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhcongquoc »

có cách nào liên hệ được với người gởi bài mang tên..KIM CANG.
Sửa lần cuối bởi huynhcongquoc vào ngày 22/03/10 23:55 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hỏi nhiều quá! Tôi thấy cũng mệt.

Hỏi cái gì cần thiết cho việc áp dụng vào đời sống hằng ngày tu thì nên hỏi.

Càng hỏi càng xa vấn đề, vọng tưởng càng nhiều.

Ông hỏi về Lăng Nghiêm chổ không hiểu, có người đáp rồi mà ông không nhân ra, rồi đi hỏi tiếp những gì đâu đâu khác.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
phuctuong
Bài viết: 64
Ngày: 19/01/10 08:40
Giới tính: Nam
Đến từ: cõi hư vô

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi phuctuong »

"Đây là những yêu ma do si mê,ái nhiễm của tâm ta từ bao đời kiếp nay sinh ra đến quấy nhiễu ta.
Vậy theo kimcang có yêu ma , quỷ quái , địa ngục ,thiên đàn, atula thật ở bên ngoài không. Hay những thứ này cũng chỉ là cảnh mộng của mỗi chúng sinh."

Kim cang trả lời đúng rồi đó, với người mê thì thấy thật, với người trí thì không thật.
Lục đạo ta phải hiểu theo LÝ và SỰ.
Ví dụ cảnh giới A tula cho bạn nhe: trong nước là quân đội , trong các cơ quan là những người tranh giành quyền lợi, hơn thua, trong trường học cũng có nữa: mấy ngày nay ở Hà nội đang xử đó... Tóm lại nơi gần nhất là ngay trong thân mình cũng có A tula; khi ko vừa lòng với ai mặt đỏ lên, lời lẽ khó nghe là Atula đó chứ gì?
A tula trong loài súc sinh dễ thấy nhất là loài có sừng, chúng luôn dùng đôi sừng để gây chiến.
A tula trong loài biết bay như là diều hâu, đại bàng...
loài bò sát, loài dưới nước....v.v kể vài ngày cũng ko hết được.
Nếu nói thật có và thật không đều không thể ; vì khi bạn nổi nóng thì nó hiện ra, nhưng ngay đó gặp thuận duyên bạn thích thì đổi thành vui cười-ngay đó Tula biến mất. Vậy bạn nghĩ xem THẬT CÓ hay THẬT KHÔNG ?
Các cõi kia cũng tương tự vậy , tôi vụng viết văn lắm nên thôi, xin dừng lại ngay đây.
HT TUYÊN HÓA dạy : Mười pháp giới không lìa một tâm niệm .
@ kimcang ! Giác Rồi Không Thấy 6 Cõi Luân Hồi.
Theo tôi thì giác rồi không bị chi phối bởi luân hồi, còn thấy vẫn phải thấy chứ huynh?


Ta phải chiến thắng kẻ thù cuối cùng của ta ... chính là ta !
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Nói chung qua chủ đề này mình thấy có tới 3 giả thuyết có thể đặt ra.
1 là dạng "hư không" của kim cang có nói là dạng "hư không" trong trong mộng nó chỉ do tự 1 cá nhân tạo nên.

Còn dạng giả thuyết thứ 2 là "hư không" lồng "hư không" thì mình thấy dễ rơi vào thuyết không cùng.

Và loại cuối cùng là loại "hư không" do cộng nghiệp của chúng sinh ảnh hưởng lên nhau. do anh Binh gì đó nói.

Nếu nghĩ kỹ thì mình thấy loại 1 không tương xứng với lời Phật nói. Nhưng loại 3 thì tương xứng hơn nhưng sự ảnh hưởng giữa các chúng sinh lên với nhau như thế nào thì quả thật còn mơ hồ quá nên mình vẫn chưa nói được. có lẽ phải đợi tới khi giác ngộ mới biết được.

à quên còn một giả thuyết cuối cùng nữa là kinh lăng nghiêm này sạo. chắc do một ông nào đó sưu tầm được một thư viện sách của phật rồi dùng nó lắp ghép lại. Rồi mọi người thấy có vẽ cao siêu rồi cho là kinh phật rồi truyền tụng nhau. Trên đời này cái gì mà không có thể :D . Hồi trước mình nhớ cũng có dạng giống vậy có một quyển sách viết rất hay toàn là hợp với những kiến thức đạo phật rồi in ra rất nhiều bản . nhiều người cứ tin là kinh Phật đổ sô nhau mua. Cuối cùng cũng lòi ra đó là một cái ông gì đó ở Việt Nam ổng mới tự thú mọi chuyện . Người Việt Nam con viết được vậy huống hồ người Ấn độ hay Ấn độ Giáo

Cảm ơn tất cả mọi người đã cho ý kiến.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Không phải người nào nêu thắc mắc cũng là có thiện chí học hỏi !!!!


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Đúng như vậy. Một bản ngã nhỏ bé và xảo quyệt thường ần mình đằng sau những câu hỏi.
Chờ giác ngộ để biết thì coi chừng chết trước khi giác ngộ.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ông hỏi 2 câu hỏi về Lăng Nghiêm.

1. Thập Nhị Xứ ví dụ là thanh trần và nhĩ căn

Tại sao gọi là 12 xứ? Xứ là chỗ, có 12 chỗ. Là chổ gì? Sáu căn và sáu trần là mười hai chỗ.

Câu hỏi quan trọng ở đây là có thật là sáu Căn và sáu Trần giới hạng ở nơi 12 chỗ nầy hay không?

Nếu thật sự căn có giới hạng, trần có giới hạng ở một chỗ nào cố định thì làm sao Lỗ Tai của ông và Tôi lại nghe cùng một lúc? Là bởi gì nếu căn tai của ông chỉ ở nơi ông thì chỉ có ông mới nghe thôi. Nhưng mà không phải tôi cũng có căn tai, tôi cũng nghe. Cho nên căn tai không phải chỉ nơi thân ông.

Nói căn tai là như vậy thì thanh trần cũng lại như thế. Căn tai và thanh trần đã như thế thì 12 xứ cũng lại như thế.

Tức là ý nói tánh của chúng cùng khắp mười phương, không nơi nào mà không có, chỉ là "tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng, tuần nghiệp phát hiện" tức là tùy theo tâm, nghiệp duyên hay biết của chúng sanh mà có nơi chốn để nghe tạm thời đó thôi. Chứ nó làm gì có xứ sở, có xứ sở chỉ là duyên sinh hình tướng bên ngoài rồi mình cho là có vậy, chứ kỳ thực tính nó cùng khắp mọi nơi. Vì vậy mà Kinh nói: "Nên biết, sự nghe và âm thanh đều chẳng xứ sở, tức sự nghe và âm thanh hai xứ đều hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên."

12 xứ vốn chẳng có xứ sở gì cả, mà nó hiện tướng xứ sở đó thì biết tướng đó là hư vọng rồi mình chấp vào tướng đó cho là nó ở 12 nơi đó, nhưng không biết nó ở khắp mười phương. Nó chẳng phải tự nhiên hay nhân duyên mà là nó là tánh Chân Như của Như Lai Tạng!

Đấy là vì sao mà Chủ Đề nói là "Thu Bốn Khoa Bảy Đại Về Như Lai Tạng Diệu Chân Như Tánh".

Đọc Kinh là phải hiểu những cái chủ đề rộng vậy đó rồi từ từ mà xem cách lý luận của Phật trong Kinh mà hiểu vì sao là như vậy. Chứ không phải chấp vào cái nhỏ nhoi không đáng kể mà bỏ mất cả cái ý chính mà Phật muốn nói cái gì.

Chứ còn ông đi phân tách là âm thanh đi chậm hơn ánh sáng làm chi, xa chủ đề quá. Có gì liên quan đâu!

Tôi không có thì gian để viết nhiều, thôi ngưng ở đây.

À tôi quên nói là Không Phải ép buộc Phật Pháp chung với khoa học thì mới cho nó là Phật Pháp. Bởi vì giống khoa học thì đã là khoa học rồi, còn gì là Phật Pháp nữa. Cho nên đừng có mong như vậy mặc dù có nhiều khi Khoa Học chứng minh cho Phật Pháp như là Duyên Sinh, người ta phân tích rỏ ràng mọi vật là duyên sinh cả ví như nước cũng là duyên sinh chứ đâu tự nó có, mà nói là nói vậy, nhưng cái lý duyên sinh chưa phải là rốt ráo của đạo Phật. Vì vậy mà Kinh Lăng Nghiêm nầy nói "Phi nhân duyên phi tự nhiên". Phật Trí không thể so lường được đâu!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

hi mọi người.
Cuối cùng mình cũng có được một câu trả lời mà mình cảm thấy ưng ý nhất lên chia sẽ với mọi người. Câu trả lời này là do mình tự suy diễn chứ không phải nghe bậc cao tăng nào nói cả nên không được kiểm chứng và bảo đảm là đúng nha.
Như mọi người biết thì trên đời này có người giỏi người dỡ . Ngươi giỏi thì chỉ họ một cái là họ biết liền còn người dở thì dạy họ quài họ cũng không hiểu được. Cũng giống như thiên ma, quỷ thần với loài người . Những thiên ma quỷ thần có tha tâm thông nên có sự cảm ứng rất lẹ. Nên một người kiến tánh thì cái thấy của người này được cảm ứng tới những thiên ma quỷ thần liền. Cái họ thấy là gì là sự tan biến của hư không. Các thiên ma, quỷ thần cũng cảm ứng ngay được điều đó do họ có tha tâm thông Nên tự nhiên họ thấy lâu đài thành quách của họ tan biến đi. Còn chúng sinh bình thường không có tha tâm thông nên cái kiến tánh của người kia không lây cảm ứng được đến chúng sinh mê muội này nên họ vẫn còn thấy nhà cữa trơ trơ không tan biến đi. Nhưng sự khác biệt giữa thiên ma,quỷ thần với người kiến tánh này là chúng vẫn còn lậu tận thông , còn đam mê dục lạc . Nên chúng không chấp nhận điều đó nên đến phá rối người kiến tánh kia.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

:) đã tự suy diễn thì làm sao đúng. Nên tư duy quán chiếu thêm về những lời Phật dạy trong Kinh. Khi mình bậc hiểu thì đem Kinh ra đọc lại xo sánh dùng Kinh ấn chứng cho mình.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Bây giờ ngồi ngẵm lại thấy tại sao lúc trước mình nói mông lung khó hiểu suy cho cùng lại là do người dich kinh.
Ổng dịch như thế này
Trong các ngươi có một người kiến tánh, thì mười phương hư không đều tiêu diệt ngay, làm sao những quốc độ trong hư không chẳng bị tan nát
hoặc cái này.
đâu thể để cho người tu Chánh pháp làm sụp đổ xứ sở của họ
Đọc đoạn này mọi người biết trong đầu mình hình dung cái gì không . Mình hình dung là có động đất, nhà cữa sẽ sụp đổ và đè chết người.

và từ đó mình cố đưa ra các giả thuyết để lý giải điều đó mà cố làm sao để gán ghép cho nó lý giải được điều đó cuối cùng chỉ mình đọc mình hiểu.

Nên việc biết được đâu là cái gốc dẫn tới sai lầm của người nói thì mình nói đúng vào cái gốc đó thì mới mong cắt đứt được cái dòng tư duy sai lầm của họ.Nếu mình cứ giải thích thật rõ ràng cái hiểu đúng của mình để cho họ hiểu thì chắc còn khuya họ mới hiểu. Họ thì nói theo cái dòng tư duy của họ cuối cùng chẳng ai hiểu ai. Chỉ có hên xui mình nói ra đúng vào cái sai lầm gốc của họ thì may ra lúc đó họ mới nhận ra.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thôi, ông hãy ráng tu hành, tranh thủ nhân lành, gặp Đức Phật A Di Đà hay Đức Phật khác thì sẽ được nghe lại tùy chỗ ông hỏi mà tùy nghi đều được toại nguyện. Chớ nên suy diễn lung tung những chỗ chưa rõ, rất dễ sai lầm, không khéo phỉ báng pháp. Kinh Thủ Lăng Nghiêm là kinh điển cốt lũy của Đại Thừa, phỉ báng kinh này, tội lỗi không biết tính từ đâu mà nói. Hãy thử tìm nhiều bản dịch xem sao.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: thắc mắc trong kinh thủ lăng nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Trước đây tôi cũng đã có đăt. vấn đề về kinh Lăng Nghiêm, rất nhiều vi. ỡ đây vì hiễu lầm ý tôi nên cho tôi là phĩ báng kinh.....Nay nghĩ lai. thấy tức cười vì kinh chĩ là ngón tay chĩ trăng thôi :D

Đao. Phât. là đao. cũa trí tuê. nên viêc. không hiễu thì hõi không thành vấn đề. Đao. Phât. không có giáo điều như các đao. khác. :D

Sau khi tôi đoc. bãn Lăng Nghiêm Trưc. Chĩ Đề Cương cũa HT Từ Thông thì tôi có kết luân. như sau:

Kinh Lăng Nghiêm không nghi ngờ gì nữa là bô. kinh Phât. thuôc. hê. Phát Triễn cũa pháp môn Mât. Tông.

Tuy xuất xứ không rõ ràng và không tìm đươc. bãn gốc bằng tiếng Sanskrit NHƯNG tôi KHÔNG nghi ngờ bô. kinh Lăng Nghiêm không phãi là kinh Phât. và không có xuất xứ từ Ấn.

Cốt lõi kinh Lăng Nghiêm đúng là do Phât. nói vì có đề câp. đến trí tuê. Bát Nhã (tánh không) và Vô Ngã (hay trong kinh Duy Ma Cât. dùng từ Vô Tác, bác bõ thần ngã hay con người là do thương. đế tao. dưng.)

Kinh chĩ rất rõ về những hiên. tương. tâm lý gây trỡ ngai. cho người hoc. Phât. cần nên tránh lúc ngồi thiền (từ ma đươc. dùng đễ chĩ những hiên. tương. tâm lý này). Người theo pháp môn tu thiền hoăc. hay ngồi thiền nên lấy kinh này làm kim chĩ nam trong lúc tưc. thâp. hành thiền.

Kinh Lăng Nghiêm là kinh chũ lưc. cũa Mât. Tông nên nhắc nhiều tới thần chú, có nhiều đoan. diễn dich. bằng tư tưỡng Lão Giáo, và có nhiều tư tưỡng không nhất quán như các bô. kinh cũa Phât. Giáo Nguyên Thũy hoăc. bô. A Hàm trong Hán Tư. nên không tránh khõi bi. hiễu lầm là có xuất xứ từ Trung Quốc thay vì Ấn Đô.

Thêm nữa, kinh do ông Phòng Dung môt. chính khách Trung Quốc chép lai. nên tôi nghĩ người chép hoăc. có dung. ý với những cum. từ như "ăn ngũ vi. tân bi. ma quỹ liếm mép", "lâp. đao. tràng bát giác bên trong có treo gương phãn chiếu lẫn nhau-ãnh hưỡng tư tưỡng bát quái cũa Lão Giáo Trung Quốc" đễ tranh thũ thế lưc. chính tri. từ nhóm đao. sĩ Lão Giáo. Đây là chỗ thiếu sót cũa người chép.

Những nhà sớ giãi Trung Quốc cỗ điễn vì không hiễu rõ thâm ý trong kinh liền phang đai. những ý tưỡng lấy từ các bô. kinh khác rồi mỡ màn bằng câu "Phât. thuyết". Văn hóa phong tuc. Người Trung Quốc trong. măt. mũi nên ho. không thích bi. chĩ trích nên nếu có ai nói ho. sớ giãi sai liền "chup. mũ" người chĩ trích mình là "phĩ báng kinh".

Theo ý tôi thì đây là sư. khiếm khuyết cũa người sớ giãi chứ không dính dáng gì tới cốt lõi kinh Lăng Nghiêm nên hễ quý ĐH đoc. chỗ nào biên. chứng thiếu thuyết phuc. nên coi phần đó là phương tiên. hơn là cứu cánh có thễ không cần đoc. kỹ.

Ngoài ra còn có môt. phẫm gần cuối nói về 10 loai. tiên khác nhau do đó tôi nghi ngờ người chép hoăc. bi. bí phang từ "trời = devas" thành từ "tiên" hoăc. có dung. ý cố súy "Tam giáo đồng nguyên" (người chép có thễ là bi. sức ép chánh tri. từ phía Võ Tắc Thiên hoăc. có sư. đối chác về quyền lưc.-ông Phòng Dung là Tễ Tướng bi. thất sũng cũa Võ Tắc Thiên hy vong. đươc. phuc. chức, giúp Võ Tắc Thiên tuyên truyền và tranh thũ sư. ũng hô. chính tri. từ giới trí thức Khỗng Giáo, Lão Giáo, và tu sĩ Phât. Giáo cho Võ Tắc Thiên)

Hiên. nay có môt. bô. kinh Lăng Nghiêm khác (Phât. tữ Viêt. Nam ít người biết đến) có tưa. là Thũ Lăng Nghiêm Tam Ma Đề (Suramgama Samadhi) do Tam Tang. Pháp Sư La Thâp. dich. vẫn còn tìm đươc. phiên bãn tiếng Phan. nên gây nghi ngờ kinh Đai. Phât. Đãnh Thũ Lăng Nghiêm không có nguồn gốc từ Ấn.

Tóm lai. kinh Lăng Nghiêm đúng là kinh Phât. nhưng vì thiếu sót từ phía người chép (hoăc. có ý đồ chánh tri. riêng) công. thêm thiếu sót cũa những nhà sớ giãi Trung Quốc thích "siêu hình" hoăc. thích sữ dung. cách diễn giãi cỗ điễn dùng phương tiên. đễ tao. uy tín, cách giãi này có lơi. cho môt. số đai. chúng sơ cơ nhưng không còn hơp. thời trong kỹ nguyên hiên. nay cho nên lúc nghiên cứu nếu không đoc. kinh nhiều lần sẽ dễ bi. hiễu lầm không phãi kinh Phât.

Theo tôi, kinh Phât. là tầm cỡ vũ tru. chứ đâu phãi giãng cho môt. số đai. chúng ít õi ỡ Trung Quốc hay Đông Á nên chỗ nào nhắc nhiều phương tiên. quý vi. có thễ đoc. lướt hoăc. sơ qua nếu không muốn nói là không cần đoc. đễ tránh hiễu lầm thâm ý cũa kinh.
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 24/03/10 23:55 với 3 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]25 khách