Như Lai Thọ Lượng

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Như Lai Thọ Lượng

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Kính các Đạo hữu,
Trong một diễn đàn khác, có lần một đạo hữu hỏi về nghĩa lý của phẩm Như Lai Thọ Lượng trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, và mình có tạm đóng góp vài dòng.
Nay thấy cũng có chút gì ý nghĩa nên xin được đem qua đây cùng chia sẻ.
Nếu có gì không 9úng xin các Đạo hữu từ bi khảo đính cho.
Trân trọng.

NHƯ LAI THỌ LƯỢNG
Vì sao nói chư Phật thọ số vô lượng không tính đếm kể nổi?
Vì tuy có lẽ Phật thật có tuổi thọ sự tướng như thế, thành Phật từ lâu như thế, vì xem Kinh phải hiểu lý sự viên dung. Nhưng dụng ý chính vẫn là Phật chỉ cho ta thấy cái "tuổi thọ chân chính" của Phật - tự - tâm ta vốn vô lượng.
Vì sao vô lượng? Vì "ta" tồn tại từ vô thỉ tới vô chung. Mà "ta" này lại chưa từng sanh chưa từng chết, mặc cho cảnh duyên tác động, thuận nghịch đổi đời, "ta" vẫn chưa từng tăng thêm hay giảm bớt, vì "ta" trùm khắp vậy, vì "ta" chẳng động vậy, vì "ta" vô sanh nên bất diệt vậy!
Thế thì, "ta" đó là cái gì?
Đó chính là cái đang biết ngồi nghe pháp, đánh máy, nhìn khắp, nghe khắp. Đó chính là "trong tai, trong mắt, trong mũi,..." (hình như lời Ngưỡng Sơn Thiền sư), nhưng lại chẳng hề liên quan gì đến thân ngũ uẩn cặn bã giả tạm này. Không liên quan nhưng dứt thân ngũ uẩn này há tìm đâu được "ta", nên Thiền sư mới nói:

"Vô vị Chân nhân thịt đỏ au,
Hồng hồng trắng trắng chớ lầm nhau!"


Lìa cái cục thịt đỏ au này tìm đâu thấy "vô vị chân nhân"? Nhưng chấp vào nó cho là "ta" thì khác chi hàng chúng sanh mê muội? Bởi nó không phải thể tánh mà cũng là thể tánh vậy. Như sóng chẳng là tánh trong lặng của nước mà há có thể lìa sóng tìm nước sao?

Hay như cảnh duyên trước mắt, một sắc, một thanh cũng chẳng phải ta mà thường là ta:

"Xanh xanh trúc biếc tổng thị Pháp thân
Khóm khóm hoa vàng đồng thanh Bát Nhã"


Vậy mà cũng Thiền sư lại nói: nếu chấp hoa vàng, trúc biếc là Pháp thân, Bát nhã tức nói Pháp thân, Bát Nhã là vô tri sao? Quyết không có lý ấy!

Thế thì làm sao mà hội?
Bất tức bất ly, tức vậy tức chơn mà "bổn lai vô nhất vật" vậy!

Vậy thì, sao biết "ta" vốn vô lượng thọ? Vì ta vô sanh bất diệt.
Vậy sao biết ta vô sanh bất diệt, trong khi sao Phật nói ta từng sanh tử vô số lần?
Bởi vì sanh tử là cái dụng của vô sanh, sanh tử là các tướng sai biệt của cái vô sai biệt. Ví như Vô sanh là chất liệu vàng, sanh tử là vòng, xuyến, gươm,... làm từ vàng. Nói vòng, xuyến, gươm,... là vàng cũng sai mà không là vàng cũng sai, thì vô sanh cũng là mà cũng không là sự sanh. Nói vàng không lìa vòng, xuyến,... dù không vì biến thành vòng, xuyến mà vàng cũng đổi chất, cũng như nói sanh tức là vô sanh, sanh xưa nay thường vô sanh, kỳ thật sanh tử chẳng phương hại nổi vô sanh, sanh tử chẳng tác động được vô sanh vậy.
Do đó, chư Phật thường trụ thể Vô sanh mà hóa hiện sự sanh, còn chúng sanh tự có vô sanh mà quên vô sanh để chạy đuổi theo sự sanh. Chư Phật thường biết tự có thể tánh Vô lượng thọ mà hóa hiện thành tuổi thọ 80 năm, vài ngàn năm (trời Đâu Suất) cho đến vô lượng vô số kiếp (Phật Di Đà), còn chúng sanh trọn chấp chặt nơi tướng "thọ giả" vậy! Vì các Ngài là các bậc lý thông nên sự suốt, còn ta vốn thông mà tự ngại, "không dây mà tự trói" vậy!
Lại, sanh diệt là Lục trần giả huyễn, chứ cái thấy, cái nghe này nào có chạy theo mà diệt với sanh? Mấy mươi năm trôi qua, vẫn cái thấy đó thấy núi là núi, sông là sông, hoa là hoa, rác là rác, há có chạy theo sự sanh diệt, biến động của núi sông, hoa rác mà cũng khác ư? Dẫu cho sáu cửa có đóng tạm vài cửa thì ngọn đèn linh lung bên trong vẫn không ngừng cháy rực! Vậy thì, sao có thể đo đếm thọ lượng của "cái đó"?

Ôi, vì muốn hiển rõ nghĩa vô sanh, vô lượng thọ mà kẻ hậu học này có chút lắm lời. Tất cả chỉ trọn biết là múa rìu qua mắt thợ, nay chỉ tạm mượn ngôn ngữ cùng nhắc nhau nhớ có cái thường vô sanh trong sự sanh, sanh đã chẳng ngại vô sanh thì vô sanh há lại chẳng hiện thành sanh ư?
Chỉ mong sao Đạo hữu cùng nhau thẳng bước về nhà, ngay nơi sanh tử đừng nhận sanh tử mà chìm theo luân hồi, mà ngay nơi sanh tử phải nhận rõ tự thể ta xưa nay thường vô sanh, thì ngay trong sanh tử mà thường không dính mắc nơi sanh tử, giữa bùn nhơ mà siêu xuất khỏi bùn nhơ. Nhưng cũng do tự rõ xưa nay sanh tử là huyễn mộng lập trên Đất Vô Sanh nên chẳng hề phá bỏ sự sanh để cầu vô sanh mà trầm không trệ tịch, vì xưa nay thể tánh chân chính thường hiển sự tướng, nếu thât vô sanh đâu ngại gì sanh?
Bậc chân thực ngộ đạt Vô sanh phải thường ngay nơi sự sanh mà an trụ vô sanh để không dính mắc tử sanh, ngay nơi vô sanh mà chẳng chấp vô sanh để hiển dụng tử sanh tự tại vậy. Thế thì, cảnh cảnh đều Niết Bàn, chốn chốn đều Hoa Tạng, thời thời ngồi tòa sen, khắc khắc thành Phật đạo! An nhiên tự tại mà hóa hiện cùng khắp, nương dụng Tự tánh thần diệu ban rải mưa pháp muôn nơi. Chúng sanh khắp nhuần gội, ngọc báu ngủ quên sớm thức tỉnh. Nhưng ngay nơi dụng công đó cũng chẳng lìa Chân thể Vô tác, vì Vô tác trọn vẹn mà hiện sự tác, mặc tình hóa độ chúng sanh, cứu khổ mê tình vậy!
Nhưng, nếu đã nói Sanh tử thường vô sanh, lý ra mê cũng thường giác, vì mê là mê chỗ giác, giác là giác chỗ mê. Nếu tự là giác, há còn cần chi phải giác lấy cái giác mà hóa độ chúng sanh ư? Lầm! Bởi ngọc tuy tự sáng mà vùi trong hầm phân, trong đá núi thì tánh sáng bị che lấp, sáng mà chẳng tự biết sáng nếu có biết sáng cũng là không dụng được chỗ sáng tự có. Vậy nên, người đã nắm trong tay chắc chắn viên ngọc của chính mình phải thường vì thấy chúng sanh ai cũng trọn là Phật nên chẳng hề quảng ngại mà cật lực làm hiển phát Bảo châu của người. Thế thì, đúng là độ chúng sanh mà trọn chẳng có ai được độ, vì trọn đều thấy đồng là thể giác, mà vẫn chẳng bỏ độ chúng sanh, vì thấy thương chúng sanh lầm mê mà tác cái hạnh Vô tác, mà nói cái pháp Không lời, mà dẫn chúng sanh vốn là Phật được thực sự thành Phật vậy.

Ngôn nghĩa đã bày, còn lời thật thế nào?

Dù "thật" thì không lời, nhưng nếu muốn mò trăng đáy nước mà tìm vô sanh thì hãy mau mau khéo khéo nhìn lại hòn đá dưới chân, lắng nghe tiếng vỗ của chính bàn tay mình? Linh quang chiếu khắp, lù lù bên cạnh, rõ rõ trong tay, sao còn không nhận ngay đi?
Nhưng,
Nếu nhận hòn đá, tiến vỗ là của báu tức đã xa cách muôn trùng!
Khác thế nào?
Khéo hay vụng, ngộ hay mê, cần phải trên đảnh môn có trọn 1 con mắt sáng, rất kỵ giữa ánh nắng mà nhắm mắt lầm lũi mò đường, mời khéo tham đi!
Dù đã nhận được mặt, khắp khuyên cũng phải thường giữ kho, chớ để trộm vào!

Nhiều lời, nghĩa xa.
Trân trọng!


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Như Lai Thọ Lượng

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Lại có bài kệ sau:

VÔ LƯỢNG THỌ


Ta nay vốn đã Vô lượng thọ
Không sanh, không diệt, tính kể sao?
Chỉ tại vô minh quên "tròng mắt"
Trong thể vô sanh lụy tử sanh!

Thế nên:

Nay đã biết có Vô lượng thọ
Phải cầu ly thoát khỏi tử sanh
Tử sanh, sanh tử dầu huyễn mộng
Chẳng khéo quay đầu, uổng mê lầm!

Dẫu biết tự ta Vô lượng thọ
Tâm gương hằng gội để hiển bày
Dẫu biết xưa nay chưa từng động
Mà hành vạn hạnh chẳng mảy từ.

Dẫu biết tự ta Vô lượng thọ
Tâm thành tha thiết cầu vãng sanh
Vô Lượng Thọ Phật ngay trước mắt
Mới rõ xưa nay tánh chẳng hai!

Mắt nhìn Phật quả, hiển Phật nhân
Nương Kim Cang tướng, Vô Sanh bày
Trước mắt lý sự đều gồm trọn
Đương lai rộng độ khắp chúng sanh.

Khuyên ai đã rõ Vô lượng thọ
Sớm nương sen báu thẳng về nhà
Kim Cang thân ấy Pháp thân ấy
Ánh đạo tự đủ sáng vô cùng!

thientinh82 kính lễ.


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
hibaaryan
Bài viết: 1
Ngày: 08/12/14 05:49
Giới tính: Nữ
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: alabama

Re: Như Lai Thọ Lượng

Bài viết chưa xem gửi bởi hibaaryan »

Vua và hoàng hậu đều là những người đức độ, song thường buồn lo vì không có
con nối nghiệp. Nhân một ngày lễ lớn, hoàng hậu Ma Gia trai giới trọn ngày và cùng vua
phân phát tiền vật cho dân nghèo. Ðêm ấy, trong khi an giấc, hoàng hậu mộng thấy con
voi trắng sáu ngà, vòi ngậm cành sen trắng từ cao đi xuống, tiến đến gần rồi chui vào bên
mình phía tay phải của hoàng hậu. Các nhà đoán mộng danh tiếng đoán rằng hoàng hậu
sẽ sanh thái tử xuất chúng. Hoàng gia rất đỗi vui mừng và hoàng hậu thụ thai từ đó.
Sửa lần cuối bởi hibaaryan vào ngày 24/12/14 00:44 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Như Lai Thọ Lượng

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chúc mừng đ/h Thiền Tịnh, (một trong những người từ ngày đầu sáng lập), trở lại diến đàn, đóng góp ý kiến và công sức để bảo vệ và hoằng duơng Phật pháp. tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]33 khách