Năng Sở

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
TRUNG ĐẠO NGHĨA
Bài viết: 22
Ngày: 17/03/10 11:42
Giới tính: Nam

Năng Sở

Bài viết chưa xem gửi bởi TRUNG ĐẠO NGHĨA »

Vì lần đầu tiên xử dụng Diễn Đàn, bài này tôi đã bỏ lộn vào mục Hướng Dẫn.
Các vị Thiên Trí thức thân mến
Tôi là thành viên mới của Diễn Đàn Phật Giáo, rất mừng khi tìm được Diễn Đàn này. Là nơi có cơ hội thảo luận Phật Học trực tiếp bất cứ lúc nào ! đặc câu hỏi hay là trã lời câu hỏi hết sức tiện lợi cho việc trau giồi học hỏi kiến thức Phật Học. Chân thành cảm ơn các vị Thiện Trí Thức đã sáng lập diễn đàn này.
Tôi muốn xin vài ý kiến trong công việc dịch thuật các thuật ngữ về Phật Học từ tiếng Trung Hoa sang tiếng Việt Nam như:
1, Chân Không Diệu Hữu真 空 妙 有
2, Giả Hữu 假 有
3 Năng能 , Sở 所
Dịch một cách trực tiếp bằng tiếng Hán-Việt dĩ nhiên không thành vấn đề, nhưng người đọc nếu không rành Hán-Viêt thì khó hiểu hay không hiểu gì hết. Dịch làm sao ít dùng Hán-Việt, bình dân hơn, Việt Nam hơn, tôi cảm thấy rất khó , có khi rấn Việt hóa quá, thì người đọc cũng không hiểu.
Mong quí đạo hữu cho ý kiến hữu ít.


autumnbabyc
Bài viết: 21
Ngày: 29/03/09 23:39
Giới tính: Nữ

Re: Năng Sở

Bài viết chưa xem gửi bởi autumnbabyc »

Ý kiến của bạn rất thực tế ....thời gian đầu mình nghiên cứu Phật pháp đọc thấy rất khó hiểu...đây cũng là một trong những lý do thế hệ trẻ thấy khó tiếp cận Phật pháp vì khó nghe, khó tiếp cận.

Mong mọi người nếu có thể viết bằng nghĩa Tiếng Việt thì hãy viết ...cũng là cách tốt để giúp Phật pháp phát triển không bị mai một.

Trân trọng tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Năng Sở

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

1) chân không diệu hữu : Nói về chân như, Phật tánh, rất khó giải thích. Tạm thời hiểu như vầy :
Tâm tánh, bản thể của nó vốn là không, Nhưng nó có tánh nhận biết, nhờ tánh nhận biết đó mà nó thấy biết mọi thứ trong cái tâm không kia. Cho nên gọi là " chân không mà diệu hữu ", là trong cái tánh không chân thực, có cả pháp giới, có đủ các đức tánh, các tiện ích, một cách kỳ diệu

2) Giả hữu là giả có. nghia là những cái do tâm thấy là có đó đều không thật, chỉ do tánh nhận biết mà có.

3) năng chỉ cái khả năng, cái có thể
Sở chỉ đối tượng của năng.

Thí dụ:
năng kiến là tánh thấy, hay con mắt, vì nó có khả năng thấy
Sở kiến là cái bị thấy.

Năng văn (văn là nghe) là tánh nghe, hay là căn tai
Sở văn là cái bị nghe, hay âm thanh


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Năng Sở

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi thấy dùng chữ Hán-việt đó cũng hay. Nếu dịch ra thì dày dòng mà mất ý nghĩa, và nếu dày dòng thì khó nhớ. Còn chữ hán-việt thí dụ "Năng-Sở" chỉ hai từ mà nếu nghiên cứu hiểu biết thì nằm lòng không cần phải dịch ra cũng hiểu. Bởi vì nếu dịch ra thì cả ba bốn chữ mỗi từ và hai từ thì sáu bảy chữ, nhiều quá khó nhớ và đôi khi cũng mất đi hương vị văn chương.

Những từ Hán-Việt nào nếu có thể dịch ra tiếng việt rỏ nghĩa đầy đủ mà không mất nhiều chữ thì được, nếu không thì để nguyên âm và ghi phụ chú phía sau.

Tôi nghĩ mấy từ Hán-việt "chân không diệu hữu" người giỏi tiếng Hán mà không hiểu Phật pháp thì đọc câu đó cũng như đôi như điếc mà thôi!

Ngược lại người việt không biết rành chữ hán, có học Phật, nghe qua câu đó đã hiểu rỏ ràng còn hơn người kia nữa.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
NamMoADiDaPhat.Org
Bài viết: 21
Ngày: 19/03/10 15:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Atlanta - USA

Re: Năng Sở

Bài viết chưa xem gửi bởi NamMoADiDaPhat.Org »

Trong việc lễ bái ở các chùa, các thi, kệ, thường được viết dưới dạng Hán văn hay Phạn văn. Trong thập niên 1980 gần đây, Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng đoàn Làng Mai lần đầu tiên đã cho xuất bản "Thiền Môn Nhật Dụng" toàn bằng Việt ngữ để giới Phật tử xữ dụng. Thiền sư Nhất Hạnh cũng đã nỗi tiếng do các thi kệ do Ông sáng tác hay chuyển ngữ.

Có rất ít bậc trí thức được biết là 40 năm về trước, Ông Huỳnh Phú Sổ đã dịch nhiều thi kệ từ tiếng Hán ra Việt ngữ cho tín đồ của Ông.

Xin được nhân dịp này, thử đọc lại các câu Chú thường được niệm, trích ra từ tập Sấm Giảng Thi Văn của Ông Huỳnh Phú Sổ.

Các buổi lễ Phật giáo thường được khởi sự bằng bài Quán Tưởng, tóm gọn tinh hoa Phật giáo của bộ kinh Hoa Nghiêm danh tiếng:

"Năng lễ, sở lễ, tánh Không tịch
Cảm ứng tương giao nan tư nghị
Ngã thử đạo tràng như đế châu
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền
Đầu diện tiếp túc qui mang lễ."


Dịch nghĩa là: Con, người đang lạy Phật, và Phật, người đang được lạy, cả hai cùng một bản tánh Không, nghĩa là không có tự thể bất biến, nghĩa là cùng do nhân duyên trùng trùng tác động lẩn nhau mà có. Vì cùng một bản tánh nên sự cảm ứng giữa Ngài và con không thể nghĩ bàn. Con ở trong đạo tràng rực rỡ, đẹp đẻ, sáng lạn như viên ngọc quý vô giá vô cùng. Trong đạo tràng này có sự hiện diện của chư Phật mười phương. Cũng trong đạo tràng này thân con hiện ra trước mười phương chư Phật.

Bài thi kệ này nay được một danh tăng dịch ra Việt ngữ và được đưa vào Nghi Thức Tụng Niệm của PGVN:

"Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y"


Ông Huỳnh Phú Sổ đã dịch thành thơ như sau, một cách rất sát nghĩa:

"Sự lạy Phật vốn Không, yên tỉnh
Đạo cảm giao khó tính khôn bàn
Nay tôi ở trong đạo tràng
Cũng như kết chặt vào đoàn ngọc châu
Mười phương Phật hiện bầu hình ảnh
Có bóng tôi cũng sánh cùng Ngài
Từ chơn cho chí mặt mày
Cúi đầu làm lễ nguyện rày quy y"


Xin thú thật là riêng người viết bài, từ ngày biết được bài của Ông Huỳnh Phú Sổ, mỗi bận đọc kệ Quán Tưởng, sự cảm thông với lời kinh đã được thấy trọn vẹn hơn.

Nay thử xét thêm về các thi kệ của Thiền sư Nhất Hạnh và của Ông Huỳnh Phú Sổ, cùng đề cập đến chung một số vấn đề.

Về bài "Rửa tay" Hán văn:

Dĩ thủy quán chưởng
Đương nguyện chúng sanh
Đắc thanh tịnh thủ
Thọ trì Phật pháp


Ông Huỳnh Phú Sổ viết:

Lấy nước tôi rửa sạch tay
Nguyện cầu sanh chúng được tay thơm lành
Ngỏ hầu nắm pháp vô sanh
Giữ gìn lời Phật ban hành từ xưa

Về bài "Thỉnh chuông" Hán văn:

Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới
Thiết vi u ám tất giai văn
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông
Nhất thiết chúng sanh thành chánh giác


Ông Huỳnh Phú Sổ :

Nguyện tiếng chuông lành thông các cõi
Thiết vi địa ngục cũng nghe rành
Nghe rồi thân tịnh, tâm tròn sáng
Tất cả chúng sanh Phật đạo thành.


Vài thí dụ kể trên tưởng cũng đã đủ để chứng minh nếu thi kệ nỗi tiếng của Thiền sư Nhất Hạnh nay được quý trọng trong giới Phật giáo, thì thi kệ của Ông Huỳnh Phú Sổ sáng tác cách đây hơn 40 năm cũng nên được coi như một đóng góp quan trọng vào gia tài văn học Việt Nam.

Nguồn


[size=110][color=#0000BF][b]B[/b]iết làm sao gieo Đạo khắp đại đồng,[/color]
[color=#800000][b]Đ[/b]ưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc.[/color][/size]
TRUNG ĐẠO NGHĨA
Bài viết: 22
Ngày: 17/03/10 11:42
Giới tính: Nam

Re: Năng Sở

Bài viết chưa xem gửi bởi TRUNG ĐẠO NGHĨA »

Cảm ơn thật nhiều các đh Whale ; Hlich; Hieule; autumnbabyc; binh; Thanh-Tri v.v… đã nhiệt tình cho ý kiến quý báu. đh whale đã “link” tôi đến độc được nhiều bài viết đã thảo luận nhiều về vấn đề này rất hữu ích.
Thật ra, tôi cũng không chấp trước nên dùng Hán-Việt hay Việt, miễn là dịch làm sao mà người độc hiểu là được rồi. Phật học thâm sâu, như Thanh-tri nói, nếu người không có kiến thức cân bản về Phật Học, thì dù dịch cách nào đi chăng nữa độc cũng không hiểu, nhưng mục đích của tôi lại là mong những người này khi có cơ duyên độc được cuốn sach về Phật Học, khi độc, mà cảm thấy nản lòng vì những từ ngữ có vẽ sâu xa khó hiểu rồi bỏ xuống không thèm ném xĩa tới nũa, đoạn tuyệt cái duyên lành này đi. Trái lại, nếu bản dịch có phong cách bình dân, thông dụng, thoải mái, dù độc không hiểu cho lấm, họ cũng tự nhiên độc tiếp, có lể gây được sự hứng thú và lòng tìm tòi học hỏi của họ, từng bước dần dần tiếp xúc và hiểu nhiều hơn về Phạt Pháp.
Nói thật, ba thí dụ tôi nêu ra như “chân không diệu hữu’; “ giả hữu” “ năng/sở”… có thể nói là những điểm “bí” của tôi, không biết nên dịch thuật thế nào cho gọn gàng một tí. Mong quý vị đh tiếp tục cho ý kiến.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Năng Sở

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Về "chân không diệu hữu", xin trích đoạn này trong tác phẩm Tìm hiểu Trung Luận, Nhận Thức Luận Phật Giáo của tác giả Hồng Dương Nguyễn Văn Hai,

Theo Bồ tát Long Thọ, chân không có nghĩa là hết thảy hiện tượng chỉ là hiện hữu tương quan, do đó không có tự tính. Tuy vô tự tính nhưng vạn pháp vẫn tồn tại hiện hữu. Ðó là diệu hữu. Chân không và diệu hữu không bao giờ xa lìa nhau. Bởi vậy, cái không của Bát nhã không phải là cái không trống rỗng tiêu cực, mà là cái chân không diệu hữu. Liền với cái chân không phủ định luôn luôn có cái diệu hữu khẳng định theo sau.

Hết thảy hiện tượng chỉ là hiện hữu tương quan, tức là do nhân duyên lẫn nhau mà sinh khởi. Sự hiện hữu tương quan này gọi là giả hữu, có khi còn nhân duyên và không có khi hết nhân duyên. Cho nên cái có này chỉ là tạm có, không thực có, giả hữu.

Trong khía cạnh nhận thức thì năng là cái biết, sở là cái được biết. Trong khía cạnh 12 xứ thì năng là sáu căn và sở là sáu trần. Hoặc nói nôm na thì năng là chủ và sở là khách.
:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.6 khách