Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Trước Khi nói quy y Tam Bảo thì thế nào là Tam Bảo?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Chính xác!

Vậy thì chúng ta đi từ từ.

Như mọi người đã biết và viết Quy Y Tam Bảo là Quy Y Phật Bảo, Quy Y Pháp Bảo, và Quy Y Tăng Bảo.

Chúng ta sẽ tham khảo từng câu hỏi một:

1. Quy Y nghĩa là gì?
2. Tam Bảo nghĩa là gì?
3. Tại sao lại gọi là Tam Bảo?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nxphong
Bài viết: 11
Ngày: 06/04/10 21:03
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi nxphong »

1. Quy Y
Là chấp nhận làm theo thanh quy của đạo.
2. Tam Bảo
- Phật: Vị giáo chủ
- Pháp: là cơ sở để tu tập, là những hướng dẫn của Phật, Bồ Tát được ghi lại trong kinh sách..
- Tăng: là những thiện tri thức đồng tu. để học hỏi thêm tữ những lời hay, ý đẹp từ các vị ấy.
3. Tam Bảo
Một là Thầy, một là kinh sách, một là bạn đồng hành thì được gọi là Tam bảo.
tangbong tangbong tangbong


thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

1- Quy Y là trở về nương dựa, y theo.

2- Tam Bảo là 3 ngôi quí báu
***Phật Bảo: quí báu vì Đức Phật là vị Bồ Tát thấu đạt được chân lý khổ đau của kiếp nhân sinh, Ngài đã khám phá ra con đường Trung Đạo, tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn.
***Pháp Bảo: quí báu là vì, đây là những lời dạy, là con đường mà đức Thế Tôn đã để lại, những phương tiện này giúp chúng sinh tỉnh giấc vô minh, quay về bờ giác.
***Tăng Bảo: quí báu vì đây là những vị nguyện đi tiếp nối trên con đường Đức Phật đã đi, cũng tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn.

3- Quy Y Tam Bảo:
***Quy Y Phật Bảo: là luôn nhớ nghỉ đến Đức Bổn Sư và nhờ thế luôn cố gắng để trở về với bổn tâm thanh tịnh sẵn có.
***Quy y Pháp Bảo: là luôn trở về với chính thân tâm mình, để lấy Chánh Pháp làm đuốc soi đường trong đêm tăm tối.
***Quy Y Pháp Bảo:vì đây chính là những người giữ gìn và lưu truyền Chánh Pháp.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Quy-Y nghĩa là gì?

Quy Y là tiếng Hán dịch ra từ phiên âm tiếng Phạn là "Namo" hay chúng ta thường viết là "Nam Mô". Tiếng Anh dịch là "Homage" (tôn kính, kính trọng, pay respect).

Quy có nghĩa là Quay Về. Tiếng Anh nghĩa là Turn Around (quay đầu lại) hay Come Back (trở về).

Y có nghĩa là Nương Tựa. Tiếng Anh nghĩa là Lean On, Take Refuge, Depend on.

Nên biết Namo là dính liền nhau thì Quy-y cũng dính liền nhau, chỉ là một từ, nhưng người Trung Hoa dịch 2 từ và 2 nghĩa khác nhau.

Vậy Quy-y có nghĩa là Quay về Nương Tựa, Trở về Nương Nhờ, Hồi Đầu Nương Náo.

Namo (Nam Mô = Quy-y) means to turn around/come back and lean on/take refuge.


Namo cũng còn nghĩa là Quy-Mạng, tức là Quay trở về đem cái mạng nầy nương tựa, nương nhờ. Mạng có thể nói là Thân và Tâm, đem cả Thân Tâm hướng về nương tựa. (turn around, bring your body and mind to take refuge)

Nương tựa cái gì? Tam Bảo: Phật, Pháp, và Tăng vậy!

To take refuge on what? The Three Jewels or treasures/Triple Gem: Buddha, Dharma and Shanga.



2. Tam Bảo nghĩa là gì?

Tam dịch là số ba (3), (three).

Bảo dịch là bảo vật, đồ quý báo, quý giá (treasure)

Tam Bảo gọp lại nghĩa là ba món đồ quý báo, ba bảo vật.




3. Tại sao lại gọi là Tam Bảo?

Bởi vì cái quý giá nhất trên đời không gì hơn Phật, Pháp, Tăng.

Chúng ta thường cho cái gì quý hiếm lắm là những bảo vật, quý giá như là Kim Cương/hột xoàn, vàng, bạc, châu ngọc v.v... là hiếm, nên quý, quý hiếm nên đắc tiền, vì thế mà gọi là quý báo, bảo vật.

Ở đây tôi không muốn nói lang tràng ngoài vấn đề, mà các Phật Tử phải để ý và tự nghĩ xem mấy thứ Kim Cương, Vàng, Ngọc v.v... có phải thật là đồ quý báo nhứt trên đời hay không.

Coi chừng! Coi chừng quý vị Quy Y Kim Cương Vàng Ngọc hơn là Quy Y Tam Bảo Phật Pháp Tăng!

Chứ còn tôi thì mấy thứ đó chẳng có gì là quý báo cả, quý là do nó hiếm có rồi người ta cho nó là có cái gì có giá trị.

Nhưng người Phật Tử hiểu đạo rồi thì xem thường mấy thứ đó lắm! Cả đời tôi chẳng thích đeo vàng hột xoàn gì ráo.

Bởi vì sao xem thường? Bởi vì nó chính là Đất (Địa). Những vật gì có tính chất Cứng thì nhà Phật gọi là Địa. Mà "Địa" thì nơi nào chẳng có? Ngay cái thân xương thịt của mình đây cũng là Địa kia mà! Chẳng qua biến dạng đổi hình khi thì thành xương thịt, khi thì thành Kim Cương, Xá Lợi, Vàng Ngọc đó thôi.

Chúng ta không thấy được sự thật chân tướng của nó, nên mê mờ, qua mắt, lầm nhận, hiểu biết sai lầm về chúng, cho nên mới có đau khổ. Nếu hiểu biết đúng đắng, thấy rỏ ràng thì nó có gì mà làm mình đau khổ vui buồn sầu giận ghét thương?

Nếu mà hiểu "Nhân Duyên" thì thấy cái gì do Nhân Duyên tạo đều là quý cả, đâu phải chỉ là Hột Xoàn mới quý!

Cái thân của chúng mình cũng quý lắm đó, khó có được lắm đó!

Cây cỏ hoa lá ngoài vườn muôn hình muôn dạng, muôn màu muôn sắc cũng không phải Tự Nhiên hay Ngẫu Nhiên mà nó thành ra như vậy, cũng là do biết bao nhân duyên trùng trùng mới có được, thành ra nó quý vô cùng, chứ đâu phải là Vạng Ngọc mới quý!

Kim Cương, Vàng, Ngọc cũng do biết bao nhân duyên hòa hợp mới có được.

Mà tôi nói mọi thứ do Nhân Duyên tạo thành là Quý là ý nói cái khó được của nó vì phải có rất nhiều nhân duyên mới có được, phải đủ nhân duyên, đúng lúc, đúng thời mới được.

Chứ không phải tôi nói Quý là tôi sai mê đắm đuối những thứ hư vọng như vậy. Là bởi gì đã biết nó là do nhân duyên tạo thành, thì tức không thật, là giả, tạm có rồi mai nầy sẽ mất, biến đổi. Tôi khờ dạy gì mà sai mê đắm đuối nó!

Bây giờ trở lại vấn đề.

Rồi bây giờ cứ cho là Vàng Hột Xoàn là đồ quý báo quý giá đi!

Nhưng tôi sắp chết đây, tôi có thể mang theo nó không? nó có thể giúp tôi giải quyết vấn đề sanh tử hay không? Hay là chẳng thể được, hay còn tệ hơn là khiến tôi vì nó tạo nghiệp tranh danh đoạt lợi, cướp giết và làm biết bao nhiêu nghiệp ác cả đời, rồi bây giờ sắp chết, tôi vì nó mà phải chịu thọ quả báo của những tội ác tôi đã làm lúc còn sống?

Mà cho dù tôi không tạo nghiệp cướp giựt, nghiệp ác, vì tôi làm tiền của sức tôi rồi tôi mua nó, bây giờ tôi sắp chết, nó khiến tôi lo lắng khổ sở... đây là hột xoàn của tôi, vàng tôi, tôi để lại cho ai đây, con cháu tôi cấu xé nhau tranh dành khi tôi chết v.v... ôi chết mà cũng không yên!

Còn nhiều thứ khổ khác lắm chứ không phải những thứ kể ra như thế nầy đâu!

Như vậy người Phật Tử phải hiểu cho rỏ ràng rằng tuy Kim Cương, Vàng, Ngọc là vật quý báo mà người thế gian cho là như vậy, nhưng thật có quý báo cái gì, chẳng đáng để chúng ta tôn kính, quay về nương tựa, vì chẳng thể giúp chúng ta giải thoát giác ngộ.

Ngược lại Phật, Pháp, Tăng lại chính thật là ba vật quý báo hơn kim cương, vàng, ngọc. Là bởi vì Phật, Pháp, Tăng có thể giúp cho ta được giác ngộ và giải thoát khỏi biển khổ sanh tử luân hồi.

Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi Báo, bờ giải thoát bến giác ngộ có thể là nơi để cho chúng ta đem thân tâm quay về nương tựa, vì nếu không thì chúng ta vẫn mãi lên đên trôi giạt ở ngoài biển mê sanh tử, khổ não vô cùng vô tận.

Chỉ có khi nào chúng ta chịu hồi đầu quay về và nương tựa nơi Phật Pháp Tăng thì chúng ta mới được thanh tịnh, giải thoát, hạnh phúc, yên vui thật sự.

Vì Phật, Pháp, Tăng khó thấy, khó gặp, khó nghe, hơn là thấy gặp được kim cương, vàng, ngọc, nên quý hiếm vô cùng, vì vậy mà gọi là Tam Bảo.

Vì Phật, Pháp, Tăng có thể giúp chúng ta giác ngộ giải thoát mà không gì có thể làm được như vậy, nên quý hiếm hơn muôn vật báo trên đời, vì vậy gọi là Tam Bảo.

Vì Phật, Pháp, Tăng vững chắt như núi tu di, thường trụ ở khắp mười phương nên chúng ta có thể an tâm đem thân tâm quay về nương tựa.


Tam Bảo vốn vô giá
Khó thấy và khó nghe
Nên chẳng thể mua bán
Như vàng bạc kim cương

Tam bảo vốn thường trụ
Ở khắp cả mười phương
Không nơi nào không có
Tùy tâm mà ứng hiện

Nầy chư Thiện Nam Tử
Tam Bảo là ruộng phước
Của tất cả chúng sanh
Phải quay về nương tựa

Con xin Quy Mạng lễ
Tất cả các Phật Đà
Các Pháp, thánh hiền Tăng
Cùng khắp cả mười phương

Nguyện đời đời kiếp kiếp
Thường nương tựa Tam Bảo
Học tập pháp Vô Thượng
Ngộ nhập Tam Bảo Tánh


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Có Mấy Loại Tam Bảo?

Thế Nào Là Chân Thật Quy Y?


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đã hiểu sơ ý nghĩa Quy-y và Tam Bảo rồi và tại sao Quy-y Tam Bảo.

Vậy bây giờ còn ba chữ cần phải giải nghĩa thì mới có thể tiếp tục. Ba chữ đó là Phật, Pháp, Tăng.

1. Phật nghĩa là gì?
2. Pháp nghĩa là gì?
3. Tăng nghĩa là gì?


Đã biết lý do tại sao phải quy y tam bảo, vì quý báo, hiếm có, khó thấy khó nghe, có thể giúp mình giác ngộ giải thoát và cho mình nương tựa (chỉ là một trong những lý do vì sao quy y tam bảo thôi). Nhưng:

4. Tại sao Phật, Pháp, Tăng có thể giúp chúng ta giác ngộ, giải thoát và làm nơi/chổ để cho mình quay về nương tựa?

Không thể mơ hồ về việc nầy được.

Xin quý vị tiếp tục học hỏi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

4. Tại sao Phật, Pháp, Tăng có thể giúp chúng ta giác ngộ, giải thoát và làm nơi/chổ để cho mình quay về nương tựa?

- Phật là bậc Nhất Thiết Trí, đã khám phá ra Con Đường, đi chính trên con đường đó, đến thành tựu viên mãn. Còn đâu là nơi hơn thế nữa để chúng ta nương tựa ! Một triết gia Đan Mạch, ông Faulsball đã tán dương Đức Phật: "càng hiểu biết Ngài, tôi càng quý mến Ngài" , sau đó cố Đại đức Nãrada người Tích Lan đã phụ họa: "càng hiểu biết Ngài, tôi càng quý mến Ngài. Càng quý mến Ngài, tôi càng hiểu biết Ngài" .

- Pháp là con đường bậc Nhất Thiết Trí đã đi qua, là những phương tiện thiện xảo (cho từ Nguyên Thủy, Đại Thừa đến Kim Cang thừa) . Tùy theo căn tánh mà chọn cho mình phương pháp để áp dụng vào đời sống (bởi là Phật tử ai cũng có đủ: tâm nguyện và phương pháp hành trì), nếu sống chí thành với Pháp, tâm nguyện giải thoát không được kiếp này thì cụng còn những kiếp sau.

- Tăng, là Thiện tri thức của chúng ta trên đường chuyển hóa, là những trí tuệ hoằng truyền Chánh pháp qua Kinh điển, là những người từ ngàn xưa cho đến bây giờ và đến cả ngàn sau, đã, đang và tuy chưa giác ngộ, vẫn làm trung gian giữa Đức phật và chúng ta. Ngày nay người con Phật không đủ phước duyên để gần Đức Phật, vậy nếu muốn trở về dưới Tam Bảo cũng phải qua Tăng, Tăng là duyên để nhờ thiện căn và tâm nguyện mà người Phật tử có được thể tánh Quy Y chân thật.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Phật nghĩa là gì?

Chữ "Phật" là viết tắc và gọn, kỳ thật phải viết đủ là "Phật Đà". Từ Phật Đà là người Trung Hoa phiên âm dịch ra từ Phạn văn Buddha. Tiếng Anh cũng gọi là Buddha.

Phật Đà nghĩa là "Giác Giả" hoặc người đã giác ngộ.
Buddha means "Awkened one".

Theo Phật Giáo Bắc Tông thì Phật Đà là người phải có đủ ba phương diện Tự Giác, Giác Tha, và Giác Hạnh Viên Mãn.

Tự Giác nghĩa là chính mình phải giác tỉnh hoàn toàn.
Giác Tha nghĩa là sau khi mình đã giác tỉnh một cách viên mãn thì đem cái giác, giác cho chúng sanh.
Giác Hạnh Viên Mãn nghĩa là khi mình đã hoàn thành sự Tự Giác và Giác Tha một cách trọn vẹn mới chứng được quả Phật Toàn Giác.

Phật là một trong 10 danh hiệu của Phật theo Bắc Tông và Nam Tông như sau:

Ứng cúng - vì Phật đáng để cho trời người cúng dường, có thể thọ lảnh sự cúng dường của trời người
Chánh Biến Tri - vì Phật là người có cái hiểu biết chân chính mọi thứ khắp cả vũ trụ nhân sinh
Minh Hạnh Túc - vì Phật có đầy đủ đức hạnh và sự sáng suốt, cũng là vì Tam Minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh) Phật điều được đầy đủ
Thiện Thệ - vì Phật là người khéo vược qua ba cõi dục giới, sắc giới, và vô sắc giới
Thế Gian Giải - vì Phật là hiểu rỏ tất cả pháp thế gian và xuất thế gian
Vô Thượng Sĩ - vì Phật là một người vô thượng không ai hơn được
Đều Ngự Trượng Phu - vì Phật hay hàng hay chinh phục được mọi người, ngay cả người trí trong thế gian
Thiên Nhân Sư - vì Phật là bậc Thầy của trời và người
Phật - vì Phật nghĩa là người giác ngộ đầy đủ Tự Giác, Giác Tha và Giác Hạnh Viên Mãn
Thế Tôn - vì Phật là người được thế gian và xuất thế gian tôn kính

Riêng Bắc Tông còn gọi Phật là Như Lai.

Như Lai - vì Phật đã trở về Chân Tâm Thường Trú Thể Tánh Tịnh Minh của mình vốn sẵn có, vốn không sanh không diệt, nhưng thừa nguyện tự tại khứ lai vào ra ba cõi để giáo hóa cứu độ tất cả chúng sanh không chướng ngại. Kinh Kim Cang dạy "Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danh Như Lai" (chẳng có đến cũng chẳng có đi nên gọi là Như Lai). Như Lai là Thể của mười danh hiệu trên.



2. Pháp nghĩa là gì?

Chữ "Pháp" là tiếng Hán, dịch ra từ tiếng Phạn là Dharma. Tiếng Anh cũng gọi là Dharma.

Pháp nghĩa là giáo pháp của Phật, là phương pháp tu hành chứng quả của Phật dạy lại cho chúng ta, giúp chúng ta thoát mê khai ngộ, giải thoát mọi đau khổ và phiền não, cũng được Giác ngộ như Phật. Vì các đạo khác như Ấn Độ Giáo cũng dùng từ Dharma (Pháp) có nghĩa khác với chữ Dharma của Phật giáo nên chúng ta thường gọi là Phật Pháp hay tiếng Anh là Buddha-dharma nghĩa là Buddha's teaching.

Những gì Phật đã thuyết giảng trong 49 năm cho mọi đệ tử của ngài nghe thì gọi là Phật Pháp. Rồi sau khi ngài Nhập Niết Bàn thì các đệ tử hội tập chia ra làm ba tạng: Kinh, Luật, và Luận.

Kinh Tạng do ngài A-Nan-Đà tụng xuất trong lần kết tập Kinh Điển lần thứ nhất, vì ngài là người đã từng nghe Phật thuyết nhiều Kinh. Những gì Phật dạy về phương pháp tu hành thì gọi là Kinh.

Luật Tạng do ngài Ưu Ba Ly tụng xuất trong lần kết tập Kinh Điển đầu tiên. Những gì Phật dạy về Giới Luật đều nằm trong Luật Tạng.

Luận Tạng được thành lập vào lần Kết Tập Kinh Điển lần thứ ba do vì giáo phái ngoại đạo hoành hành bài xích Phật Pháp nên những vị thánh Tăng đem những lời Phật dạy ra mà biện luận đánh tan tà kiến của ngoại đạo. Vì có trích Kinh Phật và lời Phật dạy nên Luận Tạng cũng được xem là một trong ba Tạng của Phật Pháp.


3. Tăng nghĩa là gì?

Chữ "Tăng" là viết tắc từ chữ "Tăng-Già" dịch từ tiếng Phạn Samgha và Pali Sangha. Tiếng Anh cũng gọi là Sangha.

Tăng-già nghĩa là một đoàn thể với cùng chí hướng và mục đích sống chung với nhau.

Sangha means an assembly with same goal and purpose living together.

Tăng-già cũng có nghĩa là "hòa hợp chúng".

Hòa hợp có sáu nghĩa:

Giới Hòa Đồng Tu - Đồng tu giữ giới một cách hòa thuận
Kiến Hòa Đồng Giải - Đồng giải thích cho nhau hiểu cái thấy biết của mình một cách hòa thuận
Thân Hòa Đồng Trụ - Đồng sống chung một chỗ một cách hòa hòa thuận
Lợi Hòa Đồng Quân - Đồng chia sẽ những lợi ích cho nhau một cách hòa thuận
Khẩu Hòa Vô Tránh - Đồng không tranh đấu cải vả mà luôn nói lời hòa thuận
Ý Hòa Đồng Duyệt - Đồng vui vẻ ca ngợi những ý kiến với nhau một cách hòa thuận

Tăng già có khi chỉ cho Tăng chúng sống chung với nhau. Nhưng hiểu rộng ra thì Tăng là chỉ cho một đoàn thể tất cả các đệ Tử của Phật ai đã Quy Y Tam Bảo như bốn chúng Phật Tử: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di.

Tăng đoàn phải là từ 4 người Phật Tử hay đệ tử của Phật ở chung với nhau trở lên mới gọi là Tăng-già.


4. Tại sao Phật, Pháp, Tăng có thể giúp chúng ta giác ngộ, giải thoát và làm nơi/chổ để cho mình quay về nương tựa?

Vì Phật là bậc Toàn Giác, Đại Từ Đại Bi, từng trải kinh nghiệm tu hành thành Phật nên đáng cho chúng ta quay về nương tựa.

Vì Pháp là những lời dạy và phương pháp tu hành của Phật đã chứng nghiệm và tu chứng được dạy lại cho mình, giúp cho chúng ta giác ngộ giải thoát nên đáng cho ta quay về nương tựa tu hành.

Vì Tăng là những đoàn thể thanh tịnh hòa hợp mọi lảnh vực cùng chung chí hướng học tập Phật Pháp có hiểu biết và kinh nghiệm, có thể diều dắc chúng ta trên bước đường lành, giúp chúng ta giác ngộ giải thoát nên đáng cho chúng ta quay về nương tựa.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Admin I"]Có Mấy Loại Tam Bảo?
Xin mời mọi người tiếp tục trả lời.

Có mấy loại tam bảo? Giải thích từng loại.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

Có 3 loại Tam Bảo:

1- Đồng thể Tam Bảo: Phật, chúng sinh đồng thể tánh thanh tịnh. Tất cả các Pháp hữu vi đều do nhân duyên mà thành tựu. Tất cả những người cùng đi con đường vị Phật đã đi.

2- Thế gian tam Bảo: Đức Phật thị hiện và khai mở con đường. Pháp là những lời Phật thuyết. Tăng là những đệ tử của Phật.

3- Trụ trì Tam Bảo: Tượng Phật, Thiền môn....Pháp bảo là kinh sách, tràng hạt, chuông mõ... Tăng bảo là những vị đang thờ Phật và hành trì Chánh Pháp.

TN chỉ hiểu sơ sơ vậy thôi, xin được chỉ dạy.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại Sao Quy Y Tam Bảo?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Theo sách "Phật Học Phổ Thông" của HT Thích Thiện Hoa thì có ba bực Tam Bảo từ cao đến thấp như sau:

1. Đồng Thể Tam Bảo
2. Xuất Thế Gian Tam Bảo
3. Thế Gian Trụ Trì Tam Bảo

Hôm nay chỉ nói Đồng Thể Tam Bảo.

1. Đồng Thể Tam Bảo

a. Quy Y Đồng Thể Phật Bảo: nghĩa là trở về nương tựa nơi cái Tánh Giác của mình vốn sẵn có. Tánh Giác đó là Phật Tánh, mỗi người đều sẵn có.

Tuy Tánh Giác không hình không tướng, thường trụ khắp mười phương, nhưng muốn biết Tánh Giác ở đâu thì ngay nơi cái Thân mình mà tìm lấy để tu tập trở về nương tựa.

Ngay nơi Mắt thì Thấy
Ngay nơi Tay thì Nghe
Ngay nơi Mũi thì Ngữi
Ngay nơi Lưỡi thì Nếm
Ngay nơi Thân thì Xúc
Ngay nơi Ý thì Biết

Tánh Giác tuy khắp mười phương, nhưng do nghiệp mà có thân Ngũ Ấm nầy, che lấp Tâm Tánh, chia ra và hạng buộc nơi sáu căn. Vậy muốn trờ về bới Tánh Giác của mình thì phải từ nơi sáu căn mà tu tập trở về.

Hằng ngày thúc liễm Lục Căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý) tức là trở về nương tựa Căn Tánh của mình. Ngay nơi Sáu Căn mình tìm được Tánh Giác của mình, mình trở về với Tánh Giác của mình. Đây gọi là "Bối Trần Hiệp Giác" (quay lưng bới trần cảnh mà trở về hợp với Tánh Giác của mình).

Nếu không Chánh Niệm hay Canh Gác Sáu Căn của mình thì sẽ nhiễm Sáu Trần (sắc, thanh, hương, vị, súc, pháp). Khi Sáu Căn hiệp với Sáu Trần thì vọng niệm Sáu Thức kết thành sanh khởi dẫn đến những hành động mê mờ sai lầm để tạo nghiệp luân hồi. Đây gọi là "Hiệp Trần Bối Giác" (hiệp với trần lao mà lìa hay quay lưng với tánh giác của mình).

Nếu "Bối Trần Hiệp Giác" thì tức là Quy Y Đồng Thể Phật Bảo. Còn nếu "Hiệp Trần Bối Giác" thì vẫn Chưa Quy Y Đồng Thể Tam Bảo.



b. Quy Y Đồng Thể Pháp Bảo: nghĩa là trở về nương tựa với cái Tánh Bình ĐẳngChân Chánh của chính mình vốn sẵn có. Trong sách Phật Học Phổ Thông, HT Thiện Hoa dạy là Tánh Từ Bi Bình Đẳng. Lục Tổ Huệ Năng dạy là nương tựa cái Chân Chánh mà không Tà. Nên tôi gọp cả hai từ Bình Đẳng và Chân Chánh lại.

Trở về nương tựa với cái Tánh Từ Bi Bình Đẳng nghĩa là quay lại nơi cái Tánh mà mọi loài và mọi vật đồng nhau chẳng khác. Chúng ta thường nghe câu "Pháp Giới Nhất Chân" hay "Một là tất cả, tất cả là một". Chúng ta phải trở về với cái Pháp Giới Nhất Chân đó mình vốn sẵn có. Tuy muôn loài và muôn vật có sai khác về cái hình tướng, nhưng Đồng Một Tánh Bình Đẳng không có khác biệt gì nhau. Trên cái Lý Thể Tánh ấy, hữu tình và vô tình là một! Vì mọi loài mọi vật là một, nên bình đẳng.

Bình Đẳng cũng có nghĩa là Trung Đạo. Chúng ta phải luôn trở về nương tựa với cái con đường Trung ấy. Lìa khỏi mọi chấp có chấp không, vược khỏi các pháp "nhị nguyên đối đãi" thì tức là Trung Đạo.

Thường theo Trung Đạo tức là đi con đường chân Chánh. Không theo Trung Đạo tức đi đường .



c. Quy Y Đồng Thể Tăng Bảo: nghĩa là trở về nương tựa Tánh Thanh Tịnh của chính mình vốn sẵn có.

Thanh Tịnh có hai nghĩa:

1. Trong Sạch, không có ô nhiễm.
2. Vắng Lặng, không náo động.

Muốn trở về với cái Tánh Thanh Tịnh của chính mình vốn sẵn có cùng khắp mười phương thì phải trở về với Sau Căn, từ trên Thân, Miệng, Ý và Hạnh Động mà tu hạnh Thanh Tịnh.

Ngay nơi Huệ mà Tu:
Sáu Căn mà không bị Sáu Trần làm Ô Nhiễm thì Sáu Căn Thanh Tịnh. Sáu Căn Thanh Tịnh thì Pháp Giới mười phương đều Thanh Tịnh, tức là trở về với Tánh Thanh Tịnh của chính mình vốn sẵn có vậy.

Ngay nơi Giới mà Tu:
Thân, Miệng, Ý và Hạnh Động thường Chân Chánh, Trong Sạch, ngay nơi đó mà tu sửa thì cũng dần dần thể nhập trở về với Tánh Thanh Tịnh của chính mình vốn sẵn có vậy.


Hãy tự mình xét xem:
Ta Có Quy Y Đồng Thể Tam Bảo chưa?
Ta đã Quy Y Tam Bảo trọn vẹn chưa?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách