Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp-Tác Giã Hồ Hữu Tường

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp-Tác Giã Hồ Hữu Tường

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp-Tác Giã Hồ Hữu Tường


1.
Giữa một đường truông thăm thẳm, vắng vẻ và âm u, không một xóm nhà, ít người qua lại, có một cái am nhỏ . Am ấy mới cất, độ non ba năm thôi . Trong am, chỉ có một sư cụ già, thui thủi một mình, quanh năm chẳng được ai thăm viếng . Trước am, nơi giữa sân, chất sẵn một đống củi, vừa lớn , vừa cao ngất, củi sắp vuông vắn, thẳng thắn, dường như được săn sóc chẳng khác một vườn kiểng do một vị lão trưởng giả chăm nom .

Một hôm, trời đã tối rồi, nhà sư vừa thắp ngon. đèn dầu lac. được một chặp, thì có hai người khách đến trước ngưỡng cửa, vái mà thưa rằng :
- Bạch sư cụ , nhờ ngọn đèn dắt dẫn, chúng tôi mới dõi đến đây . Mong nhờ sư cụ cho tá túc một đêm, sáng mai chúng tôi sẽ lên đường .

Nhà sư ung dung, chắp tay đáp :
- Mô Phật, cửa thiền bao giờ cũng mở rộng cho người lỡ bước .

Rồi dừng một phút, dường như để trấn tĩnh nỗi vui đương sôi nổi trong lòng, nhà sư tiếp :

- Ngót ba năm nay, tôi mở am nơi này, không được một ai đến viếng . Ngày nay là ngày ước nguyện, may được hai ngài quá bước, ghé nghỉ chân . Âu cũng là duyên trước ....

Nói xong, nhà sư dọn cơm chay cho khách dùng, và câu chuyện không đề, vô tình dẫn khách đến câu hỏi :
- Bạch sư cụ, chẳng hay sư cụ thích tụng kinh nào ?

Vui sướng, vì như gặp bạn tri âm, nhà sư đáp :
- Tôi quy y Phật pháp từ thuở bé, rừng thiền có thể nói rằng đã viếng khắp nơi . Cách ba năm nay, lòng huệ được mở ra .... Và từ ấy, tôi chỉ tụng kinh Di Lặc .

Một người khách hỏi :
- Sư cụ có thể cho tôi biết duyên cớ vì sao chăng ?
- Mô Phật . Chỉ có lời nói mà độ được người, tôi sao dám tiếc lời ? Vậy tôi xin vui lòng nói cho hai ngài rõ . Bởi tôi đọc qua các kinh sách, thấy rằng Phật Thích Ca khi đắc đạo, có dạy : Hai ngàn năm trăm năm về sau, Phật pháp sẽ đến chỗ chi ly, pháp nầy tông kia, ấy là hồi mạt pháp. Đức Từ Thi. Di Lặc Bồ Tát sẽ xuống trần mà cứu độ chúng sanh và chỉnh đạo lại . Nay cũng đã gần đến kỳ hạn . Chắc là Phật Di Lặc đã xuống trần mà độ kẻ thành tâm tu hành . Bởi lẽ ấy tôi có nguyện tụng đủ một nghìn lần kinh Di Lặc . Nếu lời nguyện được y, ấy là tôi sẽ đắc đạo .

Người khách thứ hai hỏi :
- Sư cụ đã tụng được bao nhiêu lần rồi ?
- Đã được chín trăm chín mươi chín lần rồi . Bây giờ, chỉ còn lần thứ một nghìn, lần tụng của đêm nay . Chắc hai ngài trước có duyên lành, đêm nay đến mà chứng kiến tôi tụng lần thứ một nghìn ấy ....

Đến đây, bữa cơm chay đã mãn . Khách mệt mỏi, xin phép ngả lưng. Nhà sư dọn dẹp trong am cho thanh khiết, rồi bước tới trước bàn Phật, khêu bấc đèn dầu lac., mở kinh ra mà khởi sự tụng . Tiếng tụng kinh chậm rãi, như nện vào không gian . Thỉnh thoảng một tiếng chuông ngân lên, đánh dấu chuỗi tiếng mõ dài đăng đẳng ....


2.
Trước khi nhắm mắt ngủ, hai người khách còn trao đổi vài câu :

- Tội nghiệp thay cho sư cụ già , quá chấp vào văn tư., mất sáng suốt, mà không giác ngộ . Phật pháp lập ra đã hai nghìn năm trăm năm về trước, tránh sao cho chẳng có chỗ tam sao thất bãn. Nhận thấy chỗ tam sao thất bãn, các môn đệ ắt phải lo tài bồi, phát xiển mối đạo theo phương pháp mà mình tâm đắc. Thế là có tư tưởng này, học thuyết nọ ; rồi sanh ra môn ra phái khích bác lẫn nhau. Thât. là viêc. không nên.

- Tôi cũng đồng ý với anh về chỗ đó , và nghĩ thêm rằng: trách nhiệm của mỗi Phật tữ là hoc. hiễu đao. cho rõ đễ có thễ tiếp tay giúp đỡ chánh pháp thì lơi. mình lơi. người lơi. tất cã. Chứ mê mải "y kinh giãi nghĩa", há chẳng phải là "tam thế Phât. oan" quã phụ lòng mong mõi của Đức Phât. Thích Ca chăng?

Lời nói của hai người khách giữa cái am vắng vẻ, không dè có kẻ nghe trôm. Kẻ nghe trộm này là một con thằn lằn, đến ở am khi am vừa mới dựng lên, và đã từng nghe 999 lần kinh, nên hiễu đươc. yếu chĩ cũa kinh, biết suy nghĩ và phán đoán.

Câu phê bình của hai người khách đã giúp cho con thằn lằn giác ngộ . Nó vốn biết nguyện vọng của nhà sư: là hễ tụng xong lần thứ một nghìn, thì nhà sư sẽ lên giàn hỏa mà tự thiêu .... Rồi nó nghĩ : nhà sư lòng chưa giãi quyết đươc. kiến giãi, vốn chưa được giác ngô., phỏng có thiêu thân, thì làm sao nhập được Niết Bàn? Hay là ta tìm thế ngăn người, đừng để cho người thiêu thân, đợi chừng nào người được giác rồi sẽ hay?

Rồi con thằn lằn quyết định : Phải ngăn ngừa, đừng để nhà sư tụng xong lần thứ một nghìn . Nó nghĩ được một kế: Ấy là bò lên bàn Phật, đến dĩa đèn dầu, rán sức mà uống cạn dĩa dầu . Bấc sẽ lụn, đèn tắt, nhà sư không thấy chữ mà tụng nữa .

Một sức mầu nhiệm đã giúp cho con thằn lằn đạt được ý nguyện: chỉ trong một hơi mà dĩa dầu đã cạn : bộ kinh chỉ tụng được quá nửa mà thôi. Đèn tắt, nhà sư ngạc nhiên, nhưng nghĩ: hai người khách là kẻ phàm tục, không được duyên lành chứng giám việc đắc đạo của mình .

Âu là xếp kinh, nghỉ, chờ ngày mai khách lên đường, sẽ tụng lần thứ một nghìn ấy .

Nhưng, sau đó đêm nào cũng vậy, buổi đọc kinh chưa xong mà đèn lại tắt đi . Nhà sư có lúc tính tụng kinh lần này vào khoảng ban ngày, nhưng nhớ lại khi xưa đã có lời nguyện tụng kinh vào lúc khuya, tĩnh mịch, nên không dám đổi.

Và một đêm kia, dằn lòng không được, tuy tụng kinh mà mắt chốc chốc nhìn lên dĩa dầu để xem sự thể do đâu, nhà sư bắt gặp con thằn lằn kê mỏ mà uống dầu. Nổi giận xung lên, nhà sư dừng gõ mõ, và mắng rằng :

- Loài nghiệt súc! Té ra mi ngăn ngừa không cho ta được đắc đạo!

Rồi tay cầm dùi mõ, nhà sư nhắm ngay đầu con thằn lằn mà đập mạnh. Con thằn lằn bị đánh vỡ đầu, chết ngay. Hôm ấy, nhà sư tụng xong lần kinh, bước lên dàn hỏa, tự châm lửa mà thiêu mình.

3.
Và cũng đêm ấy, hai cái thần thức cũa nhà sư và con thằn lằn được đưa đến trước tòa sen của Đức Phật. Uy nghiêm, Đức Phât. gọi nhà sư mà dạy:

- Con theo cửa thiền từ thuở bé, mà chẳng hiểu bài học vỡ lòng của pháp ta là thế nào! Pháp ta đã dạy phải trừ hết dục vọng thì mới đắc đạo, mà con lai. dục vọng lại quá nhiều : bởi việc tham muốn đắc đạo, để được thành Phật kia cũng là một cái dục vọng. Có dục vọng ấy là Tham; bởi tham nên giận mắng con thằn lằn, ấy là Sân; bởi sân nên tưởng rằng trừ được con thằn lằn thì tha hồ tụng kinh, rồi đắc đạo, ấy là Si . Có đủ Tham Sân Si tất phải phạm tội sát sanh, thì dầu ăn chay trường trọn đời, cũng chưa bù được .

Nghiêp. con khá năng., phải ráng tu luyện thât nhiều mới mong chuộc được . Vậy ta truyền cho trưỡng lão Ananda hốt cho hết đống tro do xác con thiêu mà hóa ra, rồi đem tro ấy tung khắp bốn phương trời. Mỗi một hột tro đó sẽ biến sanh thành một người. Chừng nào những người tái sanh ấy hiễu đao. phát tâm bồ đề, đám chúng sanh ấy sẽ được quy nguyên, trở hiệp lại thành một, thì con. sẽ đươc. đến đây mà thành chánh quả.

Rồi Phật cho gọi hồn con thằn lằn mà dạy :

- Nhà sư chưa được giác mà làm tội, đó là tao. nghiêp. Còn con, được giác một phần rồi cũng lai. hấp tấp vôi. vã, gián tiếp tao. nghiêp. Đã lỡ tao. nghiêp. thì nên tái sinh đễ tiếp tay giúp đỡ chánh pháp. Con nên hiễu đó là cơ hôi. cho con giãm nghiêp.; đô. người đô. mình; đồng thành Phât. quã. Con nên cố gắng.

Con thằn lằn lạy mà thưa rằng:

- Thưa Đức Phât., lòng của đệ tử vốn là muốn độ nhà sư, dầu nát thân cũng không tiếc. Chẳng hay đệ tử tao. nghiêp. gì ?

Phật phán :
- Muốn độ người, kể thiếu chi cách, sao con lai. làm cho nhà sư no. nỗi sân hân.? Nhà sư ấy chấp vào văn tư. tuy vây. con nên dùng trí tuê. mà dẫn dắt từ từ. Cõi Phật vốn là cõi tự tại tuy vây. nếu tham sân si phiền não chưa trừ thì ho. vẫn phãi tái sinh cõi người đễ mà tu tiếp. Tuy cõi người nhiều phiền não nhưng đó lai. là chỗ tốt đễ tu., đễ phát triễn bồ đề tâm. Khi người thât. sư. hiễu đao. thấm nhuần lời day. cũa Như Lai; người đó muốn đến thì chẵng phiền não nào có thễ ngăn chăn. đươc. Nếu con luôn nghĩ nhớ tới ta, hoc., hành, sống đúng chánh pháp thì con luôn gần ta; bằng không có ỡ kế bên ta nhưng lai. chẵng gần ta. Con nên nhớ lấy.

Một lần nữa, con thằn lằn được giác, quì lạy mà xin tội :

- Xin Đức Phât. mở lòng từ bi, cho đệ tử hóa sanh một kiếp nữa , để dùng phương pháp tự do mà độ vô số chúng sanh do những hột tro, mà trưỡng lão Ananda vừa tung ra đó .

Phật đáp :
- Ta cho con được toại nguyện .

Thần thức con thằn lằn vưà muốn lạy Phật mà đi tái sinh, thì sực nhớ lại, nên bạch rằng :
- Xin Phật tổ dạy đệ tử phải tái sanh làm kiếp chi ?

Phật đáp :
- Con đã gần bến giác, phải tự mình chọn hình thể mà hóa sanh . Tự do chọn lựa mới có thể luyện mình để bước vào cõi tự tại.

4
Thần thức con thằn lằn đang suy nghĩ nên tái sinh ỡ đâu để có thể vừa dùng phương pháp tự do mà độ người, vừa có thể độ được đông người như số hột tro do một cái xác thiêu ra. Trong lúc suy nghĩ, thần thức con thằn lằn thấy bóng của hai người khách đã đến am thủơ nọ nên thằn lằn vội vã bay theo thiên. tri thức đễ hõi cho ra lẽ:

- Quý vi. đã giúp cho tôi giác ngộ được một ít. Đã trót làm ơn, xin độ cho tôi đến bờ bến .

****

Hai ông khách đáp:
- Không dám. Chúng tôi đâu dám lên mặt thầy đời mà dạy người, huống chi lại dám đèo bồng mang lại một giải pháp cho một vấn đề nan giải. Nhưng đã lỡ gieo trong trí ngươi một nan đề thì đành phải góp ý kiến để cho ngươi suy xét mà gỡ rối. Ấy tam. gọi là chuộc lỗi.

Thần thức con thằn lằn gật đầu, cảm ơn trước. Một người khách nói:
- Chúng tôi đây là bọn chơi văn giỡn chữ, quanh năm chỉ lấy việc đem ý hay lời đẹp làm văn hóa và cho đó là chút phần nhõ mon., giúp đỡ chánh pháp.....

Nghe đến đó, thì thần thức con thằn lằn ngô. thêm môt. lần nữa. Người khách thứ hai nói tiếp:
- Xưa nay, trong bọn chúng tôi cũng được một vài tay hiễu đươc. chút đĩnh, kể một câu chuyên. thiền, làm một bài thơ hay, chuyện ấy thơ này dùng làm phương tiên. được truyền ở hàng triệu miệng. Vậy, nếu ngươi có lòng muốn độ hằng hà sa số chúng sanh, thì cố gắng duy tuê. thi. nghiêp.; tam. dùng trí tuê. thế gian; trước tư. đô. mình, sau mồi lữa chánh pháp vì moi. người nói pháp và giúp đỡ chánh pháp.

Dùng văn hóa làm phương tiên. đễ có thể cảm hoá triệu triệu người ....Đô. người nhưng đừng quên đô. mình, lấy giới luât. làm thầy, dùng đao. đức làm công cu., hoc. hành sống đúng theo chánh pháp, để cho phương tiên. ngươi có thể nhen nhúm được trong lòng mỗi người ngon. lữa bồ đề. Lửa bồ đề bắt cháy, văn hóa phương tiên. của ngươi như dầu rót thêm vào, làm cho ngọn lửa bồ đề có trong moi. người sáng rưc. lên thêm ....

Thần thức con thằn lằn gật đầu ba cái để tạ ơn và nói rằng:
- Con đường ấy khó đi cho đến hết được; song hễ có đi thì có đến; hy vong. có thể đến trước toà sen mà diên. kiến Như Lai.
Vậy tôi xin cố gắng.

HL có edit chút xíu đễ convey đươc. moral cũa chuyên.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Thanh Nhi
Bài viết: 1
Ngày: 22/04/10 09:11
Giới tính: Nữ
Đến từ: netherland

Re: Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp-Tác Giã Hồ Hữu Tường

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Nhi »

:) mình "tạm mượn lời bàn cúa 1 vị thầy về câu chuyện này để gửi lên đóng góp ý kiến vậy:

"... lời bàn vào câu chuyện "con thằn lằn chọn nghiệp" :

Trước hết câu chuyện này có nhiều chỗ tạm nói là "tầm phào", như con thằn lằn nhờ nghe sư già tụng kinh mà được giác ngộ có tính linh, lại trở ngược lại cho sư già là mê tín. Hơn nữa lập luận sư già mê tín là theo 2 ông nọ nói chuyện tầm phào, thứ nhất là giáo pháp của Như Lai "lỗi thời", thứ hai là chờ đón "giáo pháp mới" sắp ra đời, thứ ba là trọng trách của Phật Di Lặc ra đời là để cất nhắc lại Phật pháp "cho kịp đà tiến hóa của nhân loại", thứ tư là sư già "mải mê gõ mõ tụng kinh" làm cô phụ lòng mong mỏi của Thích Ca...

Khoảng hơn 40 năm về trước thiền sư N H hô hào hiện đại hóa Phật giáo. Hòa thượng Trí Tịnh bấy giờ là Tổng vụ trưởng Tăng sự đã tuyên bố "đạo Phật là chân lý, và có bao giờ chân lý lỗi thời không? để phải hiện đại hóa".

Chân lý đã không bao giờ lỗi thời, tất nhiên làm gì có chân lý mới và chân lý cũ, nếu có 2 chân lý thì cả 2 đều là phi chân lý. Người viết bài này không hiểu chân lý là gì, nên mới nói pháp của Thích ca nói lâu rồi cho nên lỗi thời, lại không hiểu chân lý bất nhị và nhất thật của tất cả chư Phật mà không riêng của đức Phật Thích ca. Nếu chân lý riêng của một người thì đó là chân lý của nghiệp thức mà không phải là chân lý chung của vạn pháp và của hết thẩy chúng sinh. Thế nên Từ Phật quá khứ đến hiện tại và tới tận vị lai cũng chỉ là một chân lý, một chính pháp mà thôi, làm gì có pháp mới hay chân lý mới.

Trọng trách của Phật Di Lặc không khác gì với mọi chư Phật là độ sinh, độ cho nên chuyển hóa chúng sinh "lỗi đạo" khiến họ quay đầu về chân lý, mà không phải là vác Phật pháp chạy theo cho kịp thế gian (thực là hủy báng đạo Phật thái quá).
Người tu học đại thừa Phật pháp nên hành 1 trong 5 công đức, đó là tùy hỷ, đọc, tụng, viết kinh và diễn giải cho tha nhân. Như vậy vì sao lại cho "chỉ mải mê tụng kinh" là cô phụ Thích Ca Phật?
Và rồi Phật trong truyện này cũng đồng ý tụng kinh là mê tín????
Còn những vấn đề linh tinh như Phật chỉ đạo sự tái sinh mà không cần đến nghiệp lực...coi như đó là giả tưởng cho câu chuyện thêm gay cấn.
Cuối cùng hết để độ chúng sinh là trau giồi văn chương thay vì phát bồ đề tâm hay trau giồi trí huệ từ bi..... :-?


Đại để bấy nhiêu cũng tạm đủ để chấm dứt chuyện con thằn lằn. "[/i]


Vậy có thể cá nhân tôi thêm 1 câu kết luận để nhấn mạnh lập luận với thầy ấy : Quả là 1 câu chuyện tầm phào hết chổ nói !!! :)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp-Tác Giã Hồ Hữu Tường

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH Thanh Nhi :D

Có 3 điều người ta thường hay che dấu. Đó là 3 điều gì? Thông dâm với vơ./chồng người khác, thần chú và kinh điễn cũa ngoai. đao., và ý kiến cá nhân sai lêch.

Có 3 điều không ai có thễ che dấu đươc. hết. Đó là 3 điều gì? Măt. trời, măt. trăng, giáo pháp và giới luât. do Như Lai giãng nói.


Phât. Pháp là bất đinh. pháp.

Ngón tay dùng đễ chĩ trăng nhưng ngón tay không phãi là măt. trăng.

Xin ĐH coi lai. kinh Kalama mà tôi có post đễ hiễu ý tôi muốn nói gì.

Chắc ĐH cũng có nghe về giai thoai. giữa Luc. Tỗ Huê. Năng (bên Trung Quốc) với vi. tăng Pháp Đat., môt. vi. tăng Trung Quốc từng tung. kinh Pháp Hoa hơn 3 ngàn lần nhưng lai. không thễ giãi thích yếu chĩ cũa kinh Pháp Hoa.

Theo tôi nghĩ tác giã qua bài viết muốn nhấn manh. viêc. người hoc. Phât. nên chú trong. viêc. đoc. kinh, xem kinh ít nhưng hiễu kinh hơn là đoc. tung. nhiều lần mà không hiễu đươc. ý nghĩa trong kinh văn. Chắc ĐH cũng đồng ý rằng người ta nói Tu Hành chứ ít người nói Tu không.

Đoc. kinh mà không hiễu ý kinh thì đó chĩ là văn tư. mà thôi không có thưc. nghĩa. Hoc. Phât. mà không hiễu đễ hành thì làm sao có lơi. ích thiết thưc. đươc.

Chĩ có người không hiễu giáo pháp Như Lai tường tân. chấp chăt. vào văn tư. mà diễn giãi thì mới nói giáo pháp cũa Đức Phât. Thích Ca sắp chấm dứt vì đây là thời mat. pháp :-/

Xin đươc. nói ngoài lề môt. chút. Chữ "Karma" mà dich. nôm na là nghiêp. rất hay bi. hiễu lầm. Nghiêp. đơn giãn là "hành đông. có chũ đích hay hành đông. có tác ý". Thời kinh văn Nguyên Thũy (hê. Pali) hay tư tưỡng giáo lý A Hàm (hê. Hán Tư.) thì chữ Karma = Nghiêp. đơn giãn chĩ cho những hành đông. cá nhân ích kỹ hay thiếu suy nghĩ hoăc. những hành đông. có suy nghĩ tư duy quán chiếu mang lai. lơi. ích không những cho cá nhân người hành đông. mà còn mang lai. lơi. ích cho nhiều người khác trong xã hôi.

ĐH nên đoc. cuốn "What the Buddha taught" do HT Rahula Walpola (Tích Lan) viết và do cố Ni Sư Thích Nữ Trí Hãi dich. Viêt. thì sẽ hiễu rõ những nhân duyên dẫn đến viêc. tái sanh. Cuốn này hình như có ỡ Thư Viên. Hoa Sen. ĐH có thễ Google Thư Viên. Hoa Sen đễ đoc. thêm.

Xét cho cùng thì giống như kinh Kim Cang có nói: Bồ Tát mà còn có ý tưỡng Nhân, Ngã, Chúng Sanh, Tho. Giã thì chưa hiễu rõ ý trong kinh.

Như Lai thời Đức Phât. Nhiên Đăng đâu có chứng pháp nào. "Vô Ngã" "Vô Pháp" thì lấy gì có người tùy hĩ tung. kinh, người tùy hĩ nghe kinh, và pháp đễ tung. Theo ý chĩ kinh Kim Cang đã nói thì khi người tu là "huyễn có" thì công đức cũng chĩ là "huyễn có" mà thôi.

Tôi hoàn toàn đồng ý với ĐH là Pháp Thân Phât. tồn tai. hiên. hữu trong không gian vô tân. thời gian vô cùng thì lấy gì có chuyên. tàn với mat. :D

Nam mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Nam mô A Di Đà Phât.

Chúc an lac.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp-Tác Giã Hồ Hữu Tường

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tùy Duyên Bất Biến

Nhưng phải khéo, nếu không đi trật đường chỉ vì muốn cải hóa, hiện đại hóa Phật Pháp. Bởi vì mọi người thường có quan điểm sai lầm là Phật Pháp phải nầy phải nọ theo ý họ, nhưng không theo ý Phật.

Không ai ép buộc mình phải Quy Y Tam Bảo và tu Phật Pháp. Mà một khi đã tự nguyện quy y tam bảo và tu Phật Pháp rồi thì phải đúng theo lời Phật dạy mà tu.

Nhiều lúc tôi càng thấy những gì người xưa dạy hay hơn người bây giờ rất nhiều. Cái cổ xưa mà nó thấm thía vô cùng, ý nghĩa vô cùng, hay vô cùng, lợi ích vô cùng. Những cái hiện đại chưa chắc gì được, bởi vì người hiện đại toàn là dạy ta tham, sân, si thêm thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp-Tác Giã Hồ Hữu Tường

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Bác Thánh Tri nói phãi... :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
ptl161
Bài viết: 3
Ngày: 17/10/10 06:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp-Tác Giã Hồ Hữu Tường

Bài viết chưa xem gửi bởi ptl161 »

Truyện hay quá, cám ơn nhiều !


[url=http://unlockathome.com/unlock/HTC/]Unlock HTC mobile[/url]
[url=http://www.elektronichouse.com/cat0_2610/playstation-ps3-break/p11743-playstation-3-break.php]PS3 Break[/url]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách