Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Đối ngại tưởng là gì?Có phải là các trần (sắc thanh hương vị....) mà gây trở ngại cho ta không?
gây trở ngại và làm ta nổi sân

ở đoạn 1 thì nói đến tịnh tướng, nghe qua tưởng là tốt mà lại là xấu vì có khuynh hướng làm ta nổi dục
và ở đoạn 6 thì nói đến bất tịnh tướng, nghe qua tưởng là xấu mà lại là tốt vì có khuynh hướng làm ta ly dục
Tâm được tịnh chỉ có phải là tâm đạt được cận định hay an chỉ định ko?
vâng mình cũng nghĩ vậy
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong XVI. Phẩm Một Pháp

1-10. Niệm Phật

1. - Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

2-10. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đế nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Pháp... niệm Tăng... niệm Giới... niệm Thí... niệm Thiên... niệm Hơi thở vô, Hơi thở ra... niệm Chết... niệm Thân... niệm An tịnh. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.


Đạo hữu;theo như đoạn kinh này.Thì các pháp môn tùy niệm cũng có thể dẫn đến đắc các đạo và quả? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
vâng, niệm là quay về và không chạy theo lục trần
nếu có thể thường trực làm như vậy thì các khuynh hướng bất thiện sẽ thanh tịnh dần
muốn thường trực thì phải khéo để ý mà quay về, tức là như lý tác ý
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Trong kinh tăng chi bộ;chương 2 pháp;phẩm người:

5. Có hai bậc Giác ngộ này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, và Ðộc Giác Phật. Những vị này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc Giác ngộ.

“Dveme, bhikkhave, buddhā. Katame dve? Tathāgato ca arahaṃ sammāsambuddho, paccekabuddho ca. Ime kho, bhikkhave, dve buddhā”ti.

http://studies.worldtipitaka.org/tipita ... /2.1/2.1.5

Vậy có phải theo như trên thì chỉ có hai bậc được coi là Buddha là Phật Chánh Đẳng Giác và Phật Độc Giác phải ko?Không có cái gọi là "Phật Thanh Văn"(Savaka-Buddha? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
mình nghĩ hai bậc giác ngộ ở đây hàm ý tự giác ngộ, không có tôn sư
bởi vậy một vị a la hán tuy cũng giác ngộ nhưng với phân biệt trên thì không gọi là phật
sự giác ngộ của vị a la hán không thể bằng Đức Như Lai nhưng có thể hơn độc giác phật, thế mới là rạng danh phật pháp
:)


huuvi
Bài viết: 1
Ngày: 27/06/10 04:26
Giới tính: Nam
Đến từ: Duc Quoc

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi huuvi »

Nam Mo Bon Su thich ca mau ni Phat

Kinh chao quy vi,
Toi dang tim tai lieu ve nhung bai giang ve nhung bai Kinh trong Kinh Tang chi bo de tham khao.
Neu co dang mp3 thi cang tot. Tren Net co cho nao co the doc duoc?

Quy Vi nao biet, xin hoan hi .
Xin cam on

huuvi


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Theo tôi được biết, ít có thấy ai viết chú giải cho các Kinh Nam Tông lắm.

Thường là đệ tử đến hỏi về câu kinh, rồi Thầy trả lời trực tiếp. Vậy ông thử đi vào chùa hỏi quý thầy xem sao?

Nếu không ở gần Thầy thì ông có gì thắc mắc cứ đặc câu hỏi, có thể mọi người ở đây biết chút nào thì chỉ giúp ông chút đó để khuyến tấn nhau tu tập.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Chào đạo hữu hlich;đạo hữu thanh_tri và các đạo hữu. Các đạo hữu có khỏe không? Lâu quá rồi không post bài... tangbong


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

rất vui khi thấy đh whale trở lại diễn đàn _ Ts nhiều khi muốn hỏi về giáo lý Nguyên Thủy , và cũng được muốn người Phật tử Nam Tông , hay một vị Đại Đức của Nam Tông trả lời mới thỏa ước _ Nay đh trở lại dđ _ xin đh hoan hỉ trả lời cho Ts một cách cụ thể , có thể dẫn chứng Kinh điển càng tốt _ Làm thế nào để một Phàm phu tu được Thánh quả Nhập Lưu trong kiếp này _ và thế nào là Thánh quả Tu Đà Hoàn _ hiện nay có Vị nào ấn chứng cho phật tử về thánh quả này không !? Ts đã có một đề mục về Vấn đề này trong trang giáo dục phật giáo.
chúc đh thân tâm thường an lạc.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Hi;cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt và tình cảm của đạo hữu.

Mình chưa chứng quả Tu đà hoàn nên những lời nói của mình không hoàn toàn xác thực. Tuy nhiên nếu bạn muốn dựa vào kinh điển và lắng nghe kinh nghiệm còn thiếu sót của mình và giải thích vấn đề một cách logic thì theo mình nó là như thế này:

Tu-đà-hoàn là một cái danh chế định ra dùng để chỉ một trạng thái tâm hoàn toàn không còn tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ. Vị tỳ kheo hay người biết khi nào các phiền não nổi lên ;khi nào phiền não chìm xuống, và tại thời điểm đắc đạo quả tu đà hoàn thì người đó cư sĩ sống trong chánh niệm tỉnh giác sẽ biết rằng những phiền não này (tà kiến,hoài nghi và giới cấm thủ) đã chấm dứt và không bao giờ khởi lên nữa;vị đó tự biết được điều này bằng chánh niệm tỉnh giác và tuệ duyệt xét (trí tuệ duyệt lại những phiền não đã bị đoạn trừ hoàn toàn). Đạo quả Tu đà hoàn được đắc khi tâm hội tụ đủ 8 yếu tố của đạo đế. Chỉ sự hội tụ đủ 8 yếu tố này trong tâm mới có thể chấm dứt được tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ;ngoài ra những mong ước thuần túy đắc quả chỉ là những tham vọng;phiền não.

Tuy chưa chấm dứt được hoàn toàn tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ;nhưng những vị tỳ kheo và cư sĩ sống trong tinh tấn chánh niệm tỉnh giác đôi lúc đạt được trạng thái hoàn toàn không hoài nghi; không tà kiến và không bị dính mắc vào các quy tắc luân lý do xã hội tôn giáo hay tự mình áp đặt (giới cấm thủ); nhưng chỉ là trong lúc đó thôi. Vào lúc khác phiền não lại nổi lên. Một trạng thái tạm thời không bị chi phối bởi tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ như vậy được một số vị luận sư gọi là “tiểu nhập lưu” hay tiểu tu đà hoàn. Vị tiểu nhập lưu giống như là một người xuống sông tắm tạm thời thôi rồi lại lên bờ;và để rồi lại bị dính bụi trên bờ;nghĩa là tâm lúc thánh lúc phàm. Còn vị thánh nhập lưu thì được coi như là đã hoàn toàn sống trong dòng thánh như loài cá luôn sống trong dòng nước vậy. Vị tiểu nhập lưu chỉ “nhập” vào dòng thánh được trong khoảnh khắc hoặc trong một thời gian rồi lại “xuất” ra. Vị thánh nhập lưu thì hoàn toàn không còn là phàm nữa. Bước chuyển biến cách mạng này là do tâm đã hợp đủ 8 yếu tố của đạo đế và đủ sức tạo ra “bước nhảy quyết định” khỏi dòng phàm.


Về vấn đề ấn chứng: Sở dĩ đức Phật ấn chứng (hay dùng từ khác là nhận ra;xác nhận) một người nào đó đã chứng quả nào đó trước hết là bản thân ngài đã chứng quả;thứ nữa là ngài có đầy đủ thần thông;mười lực;bốn vô ngại giải của một vị Phật….v…v… năng lực tâm linh của ngài “thừa” để xác nhận một người là thánh hay là phàm. Một số vị A la hán không có thần thông tuy đã chứng quả nhưng vì không có năng lực đọc được tâm người khác (tha tâm thông) nên không thể biết chắc được người khác đã chứng quả hay chưa,là thánh hay là phàm. Tuy nhiên cũng có thể ước đoán được thông qua quan sát những cử chỉ bên ngoài của người khác;nhưng không chắc chắn.

Một người chưa chứng thánh quả;thì không thể ấn chứng được người khác là thánh hay phàm;nhưng cũng có thể quan sát bề ngoài người khác từ đó có những kết luận riêng;nhưng sự quan sát này đôi khi cũng sai lầm.

Theo kinh điển ghi lại thì mình nhớ là lúc chứng quả tu đà hoàn;hai loại phiền não là xan tham (bỏn xẻn) và tật đố (ghen tị) cũng chấm dứt; có lẽ vì những loại phiền não này liên hệ mật thiết với nhau.


Về phương pháp để chứng quả thì là kinh tứ niệm xứ đã nói rõ;cuối bài kinh đức Phật có khẳng định điều này.Có chứng quả hay không tùy vào sự thực hành và mức độ sắc sảo của chánh niệm tỉnh giác;mức độ thâm sâu của tuệ giác. Có những người chỉ khai mở được 1 2 tầng tuệ đầu tiên của 16 tuệ. Chừng nào 16 tuệ được khai mở thì là lúc đạo và quả được chứng thực


Đây chỉ là những kiến thức;suy luận dựa trên lý thuyết kinh điển và kinh nghiệm hạn chế của mình. Hy vọng mua vui cũng được một vài trống canh….


vấn_đạo
Bài viết: 282
Ngày: 23/02/11 18:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Đến từ nhân quả của chính mình

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi vấn_đạo »

whale đã viết:Hi;cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt và tình cảm của đạo hữu.

Mình chưa chứng quả Tu đà hoàn nên những lời nói của mình không hoàn toàn xác thực. Tuy nhiên nếu bạn muốn dựa vào kinh điển và lắng nghe kinh nghiệm còn thiếu sót của mình và giải thích vấn đề một cách logic thì theo mình nó là như thế này:

Tu-đà-hoàn là một cái danh chế định ra dùng để chỉ một trạng thái tâm hoàn toàn không còn tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ. Vị tỳ kheo hay người biết khi nào các phiền não nổi lên ;khi nào phiền não chìm xuống, và tại thời điểm đắc đạo quả tu đà hoàn thì người đó cư sĩ sống trong chánh niệm tỉnh giác sẽ biết rằng những phiền não này (tà kiến,hoài nghi và giới cấm thủ) đã chấm dứt và không bao giờ khởi lên nữa;vị đó tự biết được điều này bằng chánh niệm tỉnh giác và tuệ duyệt xét (trí tuệ duyệt lại những phiền não đã bị đoạn trừ hoàn toàn). Đạo quả Tu đà hoàn được đắc khi tâm hội tụ đủ 8 yếu tố của đạo đế. Chỉ sự hội tụ đủ 8 yếu tố này trong tâm mới có thể chấm dứt được tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ;ngoài ra những mong ước thuần túy đắc quả chỉ là những tham vọng;phiền não.

Tuy chưa chấm dứt được hoàn toàn tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ;nhưng những vị tỳ kheo và cư sĩ sống trong tinh tấn chánh niệm tỉnh giác đôi lúc đạt được trạng thái hoàn toàn không hoài nghi; không tà kiến và không bị dính mắc vào các quy tắc luân lý do xã hội tôn giáo hay tự mình áp đặt (giới cấm thủ); nhưng chỉ là trong lúc đó thôi. Vào lúc khác phiền não lại nổi lên. Một trạng thái tạm thời không bị chi phối bởi tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ như vậy được một số vị luận sư gọi là “tiểu nhập lưu” hay tiểu tu đà hoàn. Vị tiểu nhập lưu giống như là một người xuống sông tắm tạm thời thôi rồi lại lên bờ;và để rồi lại bị dính bụi trên bờ;nghĩa là tâm lúc thánh lúc phàm. Còn vị thánh nhập lưu thì được coi như là đã hoàn toàn sống trong dòng thánh như loài cá luôn sống trong dòng nước vậy. Vị tiểu nhập lưu chỉ “nhập” vào dòng thánh được trong khoảnh khắc hoặc trong một thời gian rồi lại “xuất” ra. Vị thánh nhập lưu thì hoàn toàn không còn là phàm nữa. Bước chuyển biến cách mạng này là do tâm đã hợp đủ 8 yếu tố của đạo đế và đủ sức tạo ra “bước nhảy quyết định” khỏi dòng phàm.


Về vấn đề ấn chứng: Sở dĩ đức Phật ấn chứng (hay dùng từ khác là nhận ra;xác nhận) một người nào đó đã chứng quả nào đó trước hết là bản thân ngài đã chứng quả;thứ nữa là ngài có đầy đủ thần thông;mười lực;bốn vô ngại giải của một vị Phật….v…v… năng lực tâm linh của ngài “thừa” để xác nhận một người là thánh hay là phàm. Một số vị A la hán không có thần thông tuy đã chứng quả nhưng vì không có năng lực đọc được tâm người khác (tha tâm thông) nên không thể biết chắc được người khác đã chứng quả hay chưa,là thánh hay là phàm. Tuy nhiên cũng có thể ước đoán được thông qua quan sát những cử chỉ bên ngoài của người khác;nhưng không chắc chắn.

Một người chưa chứng thánh quả;thì không thể ấn chứng được người khác là thánh hay phàm;nhưng cũng có thể quan sát bề ngoài người khác từ đó có những kết luận riêng;nhưng sự quan sát này đôi khi cũng sai lầm.

Theo kinh điển ghi lại thì mình nhớ là lúc chứng quả tu đà hoàn;hai loại phiền não là xan tham (bỏn xẻn) và tật đố (ghen tị) cũng chấm dứt; có lẽ vì những loại phiền não này liên hệ mật thiết với nhau.


Về phương pháp để chứng quả thì là kinh tứ niệm xứ đã nói rõ;cuối bài kinh đức Phật có khẳng định điều này.Có chứng quả hay không tùy vào sự thực hành và mức độ sắc sảo của chánh niệm tỉnh giác;mức độ thâm sâu của tuệ giác. Có những người chỉ khai mở được 1 2 tầng tuệ đầu tiên của 16 tuệ. Chừng nào 16 tuệ được khai mở thì là lúc đạo và quả được chứng thực


Đây chỉ là những kiến thức;suy luận dựa trên lý thuyết kinh điển và kinh nghiệm hạn chế của mình. Hy vọng mua vui cũng được một vài trống canh….
tangbong tangbong tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle kinhle Thầy ơi thầy dạy về thánh quả hay quá nhưng con xin mạn phép hỏi thầy:"Một số vị A la hán không có thần thông tuy đã chứng quả nhưng vì không có năng lực đọc được tâm người khác (tha tâm thông) nên không thể biết chắc được người khác đã chứng quả hay chưa,là thánh hay là phàm. Tuy nhiên cũng có thể ước đoán được thông qua quan sát những cử chỉ bên ngoài của người khác;nhưng không chắc chắn." chỗ này con chưa thầu đào theo lẽ 1 vị a la hán thì phải có đủ tam ming lục thông chứ thầy ???? Nếu đã là a la hán thì chứng quả là như nhau chứ thầy ?????????? hay a la hán sau này khác a la hán 10 đại thánh t8ang ngày xưa hả thầy ???????????? nếu con nhớ không lầm có 1 admin nào đó từng nói câu này:
Không Có Vị "A La Hán Nào Mà Không Có Đầy Đủ Tam Minh Lục Thông.

Nếu Đắc Thánh Quả Mà Không Có Thần Thông Thì Có Hơn Gì Phàm Phu Ngoại Đạo.

Đạo Phật Tu Hành Có Lý Có Sự."
-> là admin kc thì phải :-?
Mong thầy từ bi , giảng cho con hiểu tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle


soclau
Bài viết: 4
Ngày: 26/02/11 19:50
Giới tính: Nam
Đến từ: Đà Lạt

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi soclau »

vấn_đạo đã viết:
Nếu Đắc Thánh Quả Mà Không Có Thần Thông Thì Có Hơn Gì Phàm Phu Ngoại Đạo.
Đắc thánh quả không phải để được hơn phàm phu ngoại đạo bạn à


[color=#0000FF][b]Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan
Ly kinh nhất tự, tức đồng Ma thuyết[/b][/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách