Hỏi về tạng Abhidhamma và các vấn đề liên quan

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Có phải tất cả các tâm và tâm sở đều có cảnh tương ứng phải không?Vậy xin hỏi dòng tâm hữu phần (bhavanga) có cảnh gì và tại sao lại như vậy? :)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Câu hỏi tiếp theo về bốn Thánh đế:

1.Có pháp nào vừa thuộc về khổ(đế) lại vừa thuộc về khổ tập không? Có pháp nào vừa thuộc về khổ vừa thuộc về khổ diệt đạo không?Hay nói cách khác;bốn đế này khổ tập diệt đạo -có phần giao nhau không hay là tách biệt nhau? :)

2.Trong Khổ Đế có nói gọn: tóm lại "ngũ thủ uẩn" là khổ. Ở đây muốn ám chỉ gì? Đối tượng của sự chấp thủ (5 uẩn) là khổ hay chính sự chấp thủ vào năm uẩn là khổ?Hay là cả hai?

Xin được giải nghi.Sadhu


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Có phải tất cả các tâm và tâm sở đều có cảnh tương ứng phải không?
tâm và tâm sở tương ưng đều cùng một cảnh
Vậy xin hỏi dòng tâm hữu phần (bhavanga) có cảnh gì và tại sao lại như vậy?
nghiệp thức cuối cùng của kiếp trước có cảnh như thế nào thì nghiệp quả tái sinh sẽ có cảnh đó và cảnh đó cũng là cảnh của tâm hữu phần kiếp này; giòng tâm thức thì liên tục và tâm luôn có cảnh - lúc ta ngủ không mơ thì không có sự sinh khởi của lục thức và không có cảnh xúc với lục thức, khi đó tâm hữu phần tiếp tục với cảnh của kiếp trước
1.Có pháp nào vừa thuộc về khổ(đế) lại vừa thuộc về khổ tập không? Có pháp nào vừa thuộc về khổ vừa thuộc về khổ diệt đạo không?Hay nói cách khác;bốn đế này khổ tập diệt đạo -có phần giao nhau không hay là tách biệt nhau?
chỗ này đ/h phải đọc Bộ Chất Ngữ; mình nghĩ tập đế và đạo đế yếu hiệp cùng một uẩn là hành uẩn; khổ đế yếu hiệp năm uẩn nên yếu hiệp cả hành uẩn của tập đế và đạo đế; diệt đế là niết bàn tách biệt với ba đế kia
2.Trong Khổ Đế có nói gọn: tóm lại "ngũ thủ uẩn" là khổ. Ở đây muốn ám chỉ gì? Đối tượng của sự chấp thủ (5 uẩn) là khổ hay chính sự chấp thủ vào năm uẩn là khổ?Hay là cả hai?
như vậy ngũ uẩn là khổ nhưng ngũ uẩn không là tập, chỉ phần hành uẩn là tập; sự chấp thủ vừa là khổ vừa là tập
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Cảm ơn đạo hữu nha;đạo hữu khỏe không;tứ đại điều hòa chứ?

Mình hỏi một câu nữa về 5 triền cái nha.

Theo như mình đã biết 5 triền cái này như một cái lưới đan bằng 5 loại chỉ sẵn sàn che phủ khiến tâm vô minh cuồng si theo ái bất cứ lúc nào;nhưng 5 triền cái này không thể đồng khởi;chẳng hạn như tham dục triền cái và sân hận triền cái;hai cái này không bao giờ ở chung một khoảnh khắc...

Nhưng ngoài hai thằng trên thì các cặp triền cái khác có thể cùng khởi lên không? Ví dụ hôn trầm thụy miên và sân hận? hôn trầm thụy miên và tham dục? tham dục và nghi? tham dục và trạo cử hối quá; sân hận và trạo cử hối quá? nghi và sân...? hay có thể cặp 3 triền;4 triền nào cùng khởi lên không?

Xin được biết ý kiến? :)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Từ một tài liệu:

2- Danh nghe thanh trần: Đó là 2 nhĩ thức tâm phát sanh do nhờ nhân duyên: thanh trần (âm thanh) tiếp xúc với nhĩ tịnh sắc (tai). Khi hội đủ nhân duyên ấy phát sanh nhĩ thức tâm, là tâm phát sanh do nhờ nhĩ tịnh sắc làm phận sự nghe thanh trần. Gọi là danh nghe thanh trần.

Tại sao lại là 2 nhĩ thức? :)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Cũng trong cuốn sách này (tìm hiểu pháp hành thiền tuệ-tỳ kheo Hộ Pháp)

Theo bộ Vi Diệu Pháp Yếu Nghĩa dạy:

Hai thiệt thức tâm phát sanh lên được do bởi 4 nhân duyên là:

1- Thiệt tịnh sắc tốt (lưỡi tốt).

2- Vị trần (các loại vị) tiếp xúc với thiệt tịnh sắc.

3- Chất nước miếng.

4- Ngũ môn hướng tâm tiếp nhận vị trần.


Mình tưởng không có nước miếng tươm ra vẫn có thể nếm vị chứ?Trong trường hợp ăn đồ rất khô mà khi mới để vào lưỡi chẳng hạn? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
để mình liệt kê 5 cái trong các tâm bất thiện, xin nhớ là các tâm bất thiện luôn có si

tâm bất thiện có trạo
tâm bất thiện có trạo và nghi
tâm bất thiện có trạo và tham
tâm bất thiện có trạo và sân
tâm bất thiện có trạo, tham và tùy miên, cái tùy miên là đặc tính của hữu dẫn
tâm bất thiện có trạo, sân và tùy miên, cái tùy miên là đặc tính của hữu dẫn

như vậy các tâm bất thiện cũng luôn có trạo
:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Tại sao lại là 2 nhĩ thức?
ngũ thức là các tâm quả và mỗi tâm quả đều có hai trường hợp: quả của nghiệp thiện và quả của nghiệp bất thiện
Mình tưởng không có nước miếng tươm ra vẫn có thể nếm vị chứ?
theo kiến thức khoa học thì nước miếng giúp cho sự nhận ra vị, cho nên nếu không là duyên chính thì cũng là duyên phụ; kinh luận chỉ nói đến các duyên chính thôi

cám ơn đ/h hỏi thăm sức khỏe :D


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Nhị đề kinh Bộ Pháp tụ:

- Chỉ tịnh và quán minh.

- Chỉ tịnh ấn chứng và chiếu cố ấn chứng.

- Chiếu cố và bất phóng dật.


---------------------

Chiếu cố là gì và chiếu cố ấn chứng là gì? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
đạo hữu coi đoạn [71] định nghĩa chiếu cố; định nghĩa chiếu cố giống y như định nghĩa của tinh tấn ở đoạn [37]

đoạn [868] và [869] lại định nghĩa chiếu cố và chiếu cố ấn chứng; hai định nghĩa giống nhau; ấn chứng ở đây là tướng; danh và tướng giống nhau vậy
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Đạo hữu tôi muốn hỏi một chút về sự khác biệt giữa danh chế định và nghĩa chế định

Ví dụ "Vietnam" là một danh chế định;vậy hình lá cờ đỏ sao vàng có phải là danh chế định không hay là nghĩa chế định? :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
mình nghĩ hình lá cờ đỏ sao vàng là nghĩa chế định (attha-paññatti), được nói đến bởi danh chế định "lá cờ đỏ sao vàng" (nāma-paññatti)
:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách